Từ ngày 4 đến ngày 6/4/2023, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền
Nghị viện Châu Âu do Chủ tịch Tiểu ban Udo Bullmann dẫn đầu đến thăm và làm việc
tại nước ta. Chiều 4.4.2023, tại nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
Đôn Tuấn Phong đã hội đàm cùng Đoàn. Tại đây ông đã thông báo với Đoàn Tiểu ban
Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu về tình hình kinh tế – xã hội và công tác đối
ngoại của Việt Nam. Ông đánh giá cao sự phát triển tích cực trong quan hệ hai
bên và nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi trong quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện
Việt Nam – EU. Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, triển
khai hiệu quả các cơ chế hợp tác trên tất cả lĩnh vực chính trị, quốc phòng –
an ninh, thương mại – đầu tư… Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Việt
Nam dành cho Đoàn, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu Udo
Bullmann đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam,
đặc biệt là việc giữ vững ổn định kinh tế, phục hồi và phát triển vững vàng
trong và sau đại dịch Covid-19. Vui mừng nhận thấy việc trao đổi đoàn các cấp từng
bước được nối lại sau đại dịch Covid-19, nhất là trên kênh hợp tác nghị viện
hai bên vẫn duy trì thường xuyên tiếp xúc ở cấp cao, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền
của Nghị viện Châu Âu Udo Bullmann đánh giá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam,
trong đó có Ủy ban Đối ngoại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế –
xã hội của Việt Nam trong thời gian qua; thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề
nhân quyền trong một số lĩnh vực liên quan đến quyền tự do tôn giáo, quyền bình
đẳng giới… Chủ tịch Udo Bullmann cho rằng, nhân quyền ở Việt Nam đã và đang
ngày càng được chú trọng quan tâm và tin tưởng đây sẽ là những tiền đề quan trọng
để Việt Nam tiếp tục hoàn hiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền
con người, quyền công dân.
Thế nhưng, RFA lại có bài viết “Đoàn Dân biểu Quốc hội
Châu Âu thăm Việt Nam, chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ” đăng tải trên
các trang mạng xã hội để đưa ra nhận định rất sai sự thật khi cho rằng: “Mục
tiêu chuyến thăm là điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và đánh giá tác
động đến nhân quyền của Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam (EVFTA), đã
có hiệu lực gần ba năm qua, từ ngày 1 tháng 8 năm 2020” và cho đăng “phỏng vấn”
của chính kẻ này với ông Sanchez Amor, thành viên của Đoàn. Không biết cuộc “phỏng
vấn” này có thật hay không nhưng theo trả lời “phỏng vấn” của Ỷ Lan này thì: “Nhiệm
vụ của chúng tôi không liên quan trực tiếp đến các vấn đề chính trị, mà liên
quan rất nhiều đến thương mại” mà sau đó Ỷ Lan vẫn cho rằng: “Cảm tưởng của
chúng tôi là Việt Nam đang có những tiến bộ kinh tế rất đáng kể. Nhưng xét về
khía cạnh nhân quyền, tình hình trước và sau khi EVFTA được ký kết hoàn toàn giống
nhau không có tiến bộ, không có cải thiện về nhân quyền, không có tự do ngôn luận.
Các tổ chức phi chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành các hoạt
động của họ…Chúng tôi không thấy bất kỳ sự cởi mở hay thiện chí nào của chính
quyền Việt Nam trong việc tôn trọng những điều họ cam kết khi ký kết EVFTA”. Có
thể nói toàn bộ nội dung bài viết cũng như “phỏng vấn” của Ỷ Lan với vị thành
viên trong Đoàn thì hoàn toàn không có ai kiểm chứng tính xác thực của nó. Tuy
nhiên cũng cần nói rõ, lá bài “nhân quyền” luôn được các thế lực thù địch, thiếu
thiện chí, những con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền dùng để công
kích thể chế của chúng ta. Có lẽ đây cũng là dịp để chúng tung ra lá bài này.
Thực tế đã khẳng định, những năm qua, một trong các yếu tố tạo
nên uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là việc Đảng, Nhà nước Việt Nam
luôn khẳng định quan điểm tiến bộ, tích cực về nhân quyền, đồng thời cố gắng tạo
điều kiện để mọi người dân được hưởng các quyền của mình và trên thực tế, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên
không phải khi nào hoạt động này cũng nhận được sự hợp tác thiện chí từ một số
quốc gia. Nhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế
nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi
chính phủ được sự giúp đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện
những động cơ xấu để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nhất là các quốc
gia có thể chế chính trị XHCN nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, các thế lực thù địch, phản động
luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt
hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang
trong dư luận xã hội. Chúng đã triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học
công nghệ trong thời đại số nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông
đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất
băng, đĩa hình chuyển về trong nước. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước
ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW…) để
tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ thần tượng, gây nghi kỵ, chia
rẽ nội bộ, triệt để khai thác các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở
các chiến dịch tuyên truyền chống Việt Nam. Đồng thời các hội, nhóm, tổ chức
phi chính phủ nước ngoài không có thiện chí với Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điều
trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu
cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam; gắn viện trợ nhân đạo với những
đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận….
Hậu thuẫn tổ chức phi chính phủ thông qua việc triển khai các dự án với những mỹ
từ như “thúc đẩy”, “cải thiện nhân quyền”, khích lệ các đối tượng phản động người
Việt lưu vong ở nước ngoài và số đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động.
Nhiều tổ chức như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL),
Freedom House (FH)… trong báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển
biến tích cực nhưng vẫn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt
Nam.
Vừa qua, lợi dụng chuyện một số đối tượng như: Nguyễn Thúy Hạnh,
Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương,
Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Tường Thụy, Dũng Vova… bị khởi tố về tội “làm,
tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm tuyên truyền chống Nhà nước Việt
Nam”. Từ đó các tổ chức, đối tượng phản động chống phá đã rêu rao cho rằng Việt
Nam đang vi phạm dân chủ, nhân quyền và đưa ra các báo cáo định kỳ xếp hạng
chúng ta nằm trong các quốc gia không có dân chủ, nhân quyền. Không chỉ dừng lại
ở đó, chúng liên tục đòi yêu sách, trả tự do cho các đối tượng chống đối dưới
cái tên “tù nhân lương tâm”; ngoài ra còn trao các giải thưởng “Phụ nữ dũng cảm
quốc tế” cho đối tượng đã bị kết án vì tuyên truyền chống nhà nước. Đặc biệt
các đối tượng chống đối tại nước ngoài còn liên tục tiếp xúc, phỏng vấn, làm
các chương trình cổ suý cho các hoạt động tiêu cực, chống phá Đảng, Nhà nước.
Thực tế cho thấy rằng, ở bất cứ một quốc gia nào, thể chế
chính trị nào mà đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao
và quyền con người, quyền công dân ngày càng được đảm bảo thì nơi đó là hạnh
phúc. Việc phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu đến thăm, làm việc tại
Việt Nam nhằm thúc đẩy, nâng cao quan hệ Việt Nam – EU là rất đáng hoan nghênh
và được chúng ta tiếp đón trọng thị. Nhưng như Ỷ Lan nói để “điều tra tình trạng
nhân quyền tại Việt Nam” là hoàn toàn sai, cố ý đơm đặt, xuyên tạc và không thể
chấp nhận. Chắc chắn đây chính là ý đồ cá nhân cơ hội chính trị của chính Ỷ Lan
và RFA nhằm bôi nhọ, công kích, gây rối, chống phá Việt Nam. Tất cả những luận
điệu bôi đen, bịa đặt, xuyên tạc, thậm chí vu khống về tình hình thực thi nhân
quyền ở Việt Nam của Ỷ Lan cũng như các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân
thiếu thiện chí cần phải được loại bỏ, nhất là trên không gian mạng để cư dân mạng
không bị đánh lừa, bị dụ dẫn theo mưu đồ chính trị của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét