Vừa qua trên trang Facebook Việt Tân tiếp tục đăng “Trong chế
độ độc tài không có báo chí tự do” xuyên tạc về tình hình tự do báo chí tại Việt
Nam bằng những luận cứ cũ rích: “Chính phủ đã tìm mọi cách để bịt miệng bằng
các việc bắt bớ, giam cầm, đe dọa không chỉ những người trong nước mà ngay cả
người Việt Nam ở nước ngoài…”, bóp méo tình hình báo chí thực tế tại Việt
Nam khi cho rằng: “Chính quyền Việt Nam liên tục thực hiện các chính sách
gia tăng hạn chế và ngăn chặn thực thi quyền tự do biểu đạt trên mạng xã hội
như livestream, Youtube, Facebook…”.
Thực tiễn trong những năm vừa qua, Nhà nước Việt Nam đặc biệt
chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý bảo
đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin. Điều này được thể hiện
trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan như Luật
Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và hàng loạt các nghị định,
thông tư khác. Cụ thể như, Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”; hay khoản 1, Điều 3,
Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng,
không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”.
Nhắc đến quyền tự do báo chí ở Việt Nam ngày nay thì không
thể không kể đến quyền tự do sử dụng Internet, mạng xã hội. Theo Bộ Thông tin
và Truyền thông, sau 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có tỉ lệ người sử dụng
Internet đạt trên 78% dân số, vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023. Số thuê bao
Internet băng thông rộng di động đạt 85,7 triệu thuê bao (tương ứng với tỉ lệ
86,17 thuê bao/100 dân). Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao
thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ
khu vực châu Á. Có thế thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam được thể hiện
trong các chính sách phát triển Internet là không thể phủ nhận. Người dân được
tự do bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, được bảo đảm quyền tự do thông
tin miễn là chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Những cá nhân mà Việt Tân đề cập trong bài viết cho rằng Nhà
nước “đàn áp, cầm tù, bịt miệng” chính là những đối tượng tuyên truyền,
phát tán những tài liệu, các bài viết có nội dung xấu độc, phá hoại an ninh quốc
gia, kích động bạo lực, gây mất trậ tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo
đức, lối sống, truyền thống, văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam, cản
trở sự phát triển của đất nước. Việc một vài đối tượng từng là nhà báo bị bắt,
phạt tù như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng,… là rất hãn hữu.
Hơn thế nữa, thời điểm bị lý theo pháp luật thì những đối tượng đó cũng không
còn là nhà báo nữa. Những kẻ bị bắt không phải vì thực thi quyền biểu đạt, nêu
quan điểm ý kiến của mình mà là xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Đó là chưa kể, tổ chức Việt Tân thường xuyên cổ vũ, ca ngợi, hà hơi, tiếp
sức cho các đối tượng chống phá núp bóng “nhà báo” tiến hành các hoạt động chống
đối chính quyền. Có chăng, một số đối tượng bị đi tù chính là do Việt Tân xúi
giục mà làm bừa!
Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin được xem là
nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ. Tuy nhiên không vì thế mà không có những
giới hạn nhất định. Không chỉ ở Việt Nam, mà hầu hết các nước trên thế giới hiện
nay đều có chế tài xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tự do báo chí để vi phạm
pháp luật, kể cả là những nơi vẫn được Việt Tân ca ngợi là “thế giới tự do”. Ví
dụ như ở Mỹ, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt
các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn,
mà không bị xem là vi hiến. Luật Tự do báo chí của Pháp cũng đưa ra các giới hạn,
chế tài nghiêm khắc, xử phạt hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng
tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con
người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo;
chống kích động bạo lực, gây hận thù. Ở CHLB Ðức, theo quy định của Ðiều 5 Ðạo
luật cơ bản (tức Hiến pháp) thì mọi người có quyền thể hiện quan điểm của mình
qua hình ảnh, lời phát biểu, bài viết trên sách báo, hay phát tán qua phát
thanh, truyền hình. Các quy định cụ thể về tự do báo chí thuộc về thẩm quyền của
các tiểu bang. Do đó, mỗi tiểu bang đều có Luật Báo chí riêng và Hiến pháp tiểu
bang chính là cơ sở pháp lý trực tiếp nhất của Luật Báo chí. Vì thế, Luật Báo
chí của CHLB Ðức không chỉ ghi cụ thể các quyền lợi, trách nhiệm mà cả giới hạn
của báo chí phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của khu vực mình.
Quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam luôn được bảo đảm,
vậy mưu đồ thâm hiểm của Việt Tân là gì? Rõ ràng “tự do báo chí”, “tự do ngôn
luận” đang trở thành một thứ “vũ khí” để những đối tượng như Việt Tân lợi dụng
nhằm gieo rắc hoài nghi trong nhân dân, tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu thiện
cảm về Việt Nam, gây ra sự tác động, tổn thất lớn cho hình ảnh của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Tự do báo chí không đồng nghĩa với việc xuyên tạc, bôi nhọ,
chống phá Đảng, Nhà nước, tự cho mình quyền phán xử, gây tổn hại cho xã hội mà
cần phải gắn liền, bảo vệ, không xâm hại đến các quyền, lợi ích của các tổ chức,
cá nhân, phát triển môi trường báo chí một cách đúng hướng, lành mạnh.
Nhân danh “tự do báo chí” để lồng ghép, đưa các thông tin
thuộc về ý chí chủ quan của một nhóm người nhằm phủ nhận sạch trơn thành quả của
nền báo chí Việt Nam, nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một đất nước có nền
báo chí tự do là điều hoàn toàn sai trái và đáng lên án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét