Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2023

Không thể lợi dụng vụ Việt Á để phủ nhận chủ trương, chính sách nhân đạo trong đại dịch!


 Khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, thực hiện chính sách, chủ trương nhân đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan nhà nước đã tổ chức trên 1.000 chuyến bay đưa hơn 200.000 công dân từ 62 vùng lãnh thổ về nước. Tuy nhiên, chủ trương tốt đẹp đã bị một số cán bộ biến chất gây hoen ố, làm mất uy tín với nhân dân và bạn bè quốc tế.

Hành vi phạm tội của 54 bị cáo trong vụ án là đặc biệt nguy hiểm. Các bị cáo phạm tội với số tiền đặc biệt lớn, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, bị dư luận xã hội lên án gay gắt nên việc đưa vụ án ra xét xử thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước một vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng như gây mất niềm tin của nhân dân. Trong đó, bị cáo Phạm Trung Kiên (42 tuổi, cựu thư ký Thứ trưởng Y tế), đang bị đề nghị mức án tử hình về tội Nhận hối lộ. Bị cáo Kiên được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là thư ký, trực tiếp giúp việc cho Thứ trưởng. Khi có chủ trương đưa công dân hồi hương trong đại dịch, Kiên đã lợi dụng việc trình Thứ trưởng Y tế ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao về việc cấp phép chuyến bay, gây khó khăn cho đại diện các doanh nghiệp.

Khi họ xin tổ chức chuyến bay đưa công nhân, người lao động về nước, Kiên yêu cầu phải chi cho anh ta để được Bộ Y tế đồng ý xét duyệt các chuyến bay. Một số bị cáo là đại diện doanh nghiệp khai do bị Kiên o ép và quát tháo, họ đành chi phí tiền cho Kiên. “Bị cáo nhận hối lộ số lần nhiều nhất, với tổng số tiền nhiều nhất và thủ đoạn cũng trắng trợn nhất trong các bị cáo, với 253 lần nhận hối lộ tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng”, Viện Kiểm sát nêu khi luận tội các bị cáo. Cũng theo VKS, trong 54 bị cáo thì Phạm Trung Kiên, Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam (hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao) và 18 bị cáo khác bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên, lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh để phạm tội. Người bị đề nghị mức án cao thứ hai (sau Phạm Trung Kiên) là Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) với 19-20 năm tù. Theo VKS, ông Tuấn nhận hối lộ hơn 27,3 tỷ đồng, hưởng lợi 22,8 tỷ đồng. Qua đó, bị cáo chiếm hưởng 19,6 tỷ đồng và nộp khắc phục 20 tỷ đồng, được VKS ghi nhận là đã khắc phục toàn bộ hậu quả để làm căn cứ áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) cũng bị VKS truy tố ở mức 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình do bà Lan nhận hối lộ trên 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi luận tội, VKS đề nghị phạt nữ bị cáo này mức án 18-19 năm tù (dưới khung truy tố)… Tổng kết lại, một án tử hình, trên 350 năm tù được đề nghị chia lần lượt cho 53 bị cáo còn lại là mức đề nghị nghiêm khắc của VKS TP Hà Nội khi công bố bản luận tội. Phiên tòa còn tiếp tục trong nhiều ngày tới trước khi chính thức đưa ra bản án với các bị cáo, những người phải chịu sự trừng phạt của pháp luật với các tội danh khác nhau liên quan đến đại án “chuyến bay giải cứu”.

Phiên tòa xét xử đại án “Chuyến bay giải cứu” sau chưa đầy một tuần diễn ra với các phiên xét hỏi, bào chữa, tranh luận… đã cho thấy khối lượng thông tin đồ sộ, sự móc ngoặc chia lợi ích của “nhóm lợi ích” và cả đường dây chạy án triệu USD trong chính lực lượng công an.

Những lời khai của các bị cáo trong phiên xét xử khiến nhiều người ngậm ngùi, đằng sau chính sách nhân đạo vì dân của Nhà nước lại có một bộ phận những người đương chức trục lợi. Có những lời cảm thán tại phiên xét xử được thốt lên, người Việt Nam mình sang nước ngoài chủ yếu là lao động, chủ yếu là du học sinh thì thu nhập không thể bằng nước sở tại được. Nước sở tại khi dịch bùng ra đương nhiên họ ưu tiên công dân của họ, còn công dân của mình thì làm sao có tiền để chi phí theo như mức thu nhập ở nước đó. Đó là lý do tại sao Nhà nước có những chuyến bay như vậy. Nhưng, cái khó, cái khổ vẫn đổ lên đầu đồng bào khi phải cõng trên lưng cả lợi nhuận doanh nghiệp, phí hối lộ quan chức.

Sự nghiêm minh cũng như tính nhân văn của luật pháp Việt Nam thể hiện rõ trong phiên tòa xét xử vụ đại án “chuyến bay giải cứu”. Những thông tin minh bạch, trực tiếp và đa chiều của nó cũng là một cách để xóa đi các luận điệu rác rưởi kiểu như kẻ cuồng ngôn Thái Hạo nêu ra trong bài viết “Đây là câu chuyện thể chế” tung trên mạng xã hội.

Tay này láo xược khi đưa ra những luận điểm với cái nhìn đầy cực đoan: “một là bộ máy nhà nước có quá nhiều kẻ “biến chất”, bên cạnh những kẻ trực tiếp ra tay là những kẻ im lặng quay lưng ngoảnh mặt. Nghĩa là đều xấu xa. Nhưng dù thế nào, nếu một bộ máy mà đa phần là kẻ xấu thì không cách gì để có thể nói rằng bộ máy ấy là tốt đẹp được. Hai là bản thân bộ máy ấy hỏng. Vì hỏng nên làm hư con người, hoặc không thể ngăn chặn sự sa đọa của con người” hoặc “Không thẳng thắn nhìn nhận gốc rễ của vấn đề mà chỉ loanh quanh đổ lỗi cho cá nhân thì việc chống tham nhũng và tội phạm nhà nước nói chung vẫn chỉ là đập ruồi trên bãi rác. Khi nào còn nói “cán bộ biến chất” mà không trung thực thừa nhận “bộ máy hư hỏng” thì khi đó những phiên tòa như đang diễn ra chỉ an ủi được những tâm hồn nông nổi, và quốc nạn tham nhũng thì vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.”.

Lạ kỳ thay những kẻ như Thái Hạo, tất tần tật, bất cứ điều gì không như ý hoặc sự cố nào đó xảy ra đều đổ lỗi hết cho thể chế, và không bao giờ đưa ra được biện pháp, đóng góp nào tích cực cho xã hội. Theo nhận xét của các chuyên gia tâm lý, đó là biểu hiện của những người đi thụt lùi, không có tinh thần xây dựng, luôn tư duy và suy nghĩ với quan điểm méo mó và cái đầu cực đoan đầy thiên kiến.

Một phiên tòa minh bạch, công khai thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật mà hắn còn xiên xẹo, bẻ lái được. Thật thương hại cho cái tư duy hèn mạt của Thái Hạo. Một kẻ chống đối luôn hậm hực với chính quyền và sẵn sàng đổ lỗi một cách vôi lối với tất cả những gì mà ông ta không thích…

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét