Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí, chống
cộng cực đoan, thậm chí mang nặng tư tưởng thù địch lại cho rằng, ở Việt Nam
không có tự do báo chí? Hằng năm, chẳng biết căn cứ vào đâu, họ đưa ra những
cái gọi là “bản tổng kết”, “bản báo cáo”, tổ chức cái gọi là “Bàn tròn”, “Hội
thảo”,… để phán xét về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Họ lấy lý do ở
Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, internet bị ngăn cấm, bị hạn chế, nên không
có tự do ngôn luận, tự do báo chí(!)
Cần khẳng định ngay rằng, không phải không có báo chí tư
nhân là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí! Điều căn bản là báo chí có thực
sự là diễn đàn phản ánh chân thực, đầy đủ tiếng nói của mọi người dân, trên mọi
phương diện của đời sống hay không. Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
(1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong
khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định
nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền
tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự
công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy, quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của
người khác, đến lợi ích của dân tộc.
Báo chí chỉ có được tự do khi chấp hành đúng và đầy đủ pháp
luật, hoạt động vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Về internet, Việt Nam đã và đang khai thác, sử dụng internet
một cách có hiệu quả và lành mạnh. Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ
“về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet”, quy định rõ: “Không ai được
ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet…”. Hiện nay, Việt Nam đã
trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực phát triển về internet, với hệ thống
hạ tầng ngày càng hiện đại, phát triển đến mọi vùng đất nước, với gần gần 50
triệu thuê bao (chiếm khoảng hơn 50% dân số). Hệ thống truyền dẫn có dây (cáp),
không dây (3G, 4G) có tốc độ tốt, đảm bảo cho người dùng, trong đó có hệ thống
báo điện tử, trang thông tin điện tử (đã nêu trên) cùng hàng vạn blog và triệu
triệu người dùng Facebook, Zalo, telegram,… của cá nhân, cập nhật mọi thông tin
mọi vấn đề về cuộc sống của người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước
ngoài, cũng như những vấn đề nóng hổi trong khu vực và trên thế giới. Bất cứ
người dân Việt Nam nào cũng có thể sử dụng các trang mạng xã hội để học tập,
tìm hiểu, nâng cao nhận thức, giao lưu với bè bạn khắp năm châu. Điều đặc biệt
là, thông qua intenetr, mạng xã hội, mọi người dân Việt Nam đều có thể trở
thành người làm báo, nhà báo, mà thường gọi là nhà báo nhân dân! Đó là câu trả
lời khách quan Việt Nam không ngăn cấm internet. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam sẽ
ngăn cấm những tổ chức và cá nhân lợi dụng internet để chống phá nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối
loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ
tục và các vi phạm pháp luật khác. Đó cũng là thông lệ quốc tế, mà quốc gia nào
ở mọi châu lục trên thế giới cũng thực hiện, kể cả Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức –những
quốc gia tự xưng là có nền dân chủ, người dân được tự do ngôn luân, tự do báo
chí nhất thế giới (!?).
Những ý kiến đánh giá sai lệch, thiên kiến về tự do ngôn luận,
tự do báo chí ở Việt Nam là xuất phát từ những mưu đồ xấu. Họ ra sức tung hô
cho rằng báo chí là “quyền lực thứ tư”, internet là “quyền lực thứ năm”, về cái
gọi là sự tuyệt đối về tự do báo chí, đặt báo chí trên pháp luật,… nhưng họ cố
tình lờ đi trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng mà bất cứ nhà báo, tờ báo,
bloger nào cũng phải thực hiện. Thực ra, họ mượn cớ tự do ngôn luận, tự do báo
chí để tuyên truyền, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc! Họ ra sức cổ xuý cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu
phương Tây, kích động hằn thù dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền văn hoá xấu độc,…
nhằm tiến tới xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – Nền dân chủ gấp
triệu triệu lần nền dân chủ tư sản, nền dân chủ theo kiểu Phương Tây. Những âm
mưu, thủ đoạn chống phá của họ đã, đang bị nhân loại tiến bộ lên án, và bị luật
pháp nghiêm trị.
Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được đảm
bảo bằng pháp luật và trên thực tiễn. Đội ngũ người làm báo Việt Nam luôn đồng
hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là điều
không thể bác bỏ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét