Xưa nay, “món ăn” khoái khẩu nhất của các đám kền kền chống phá cách mạng Việt Nam là các bản báo cáo, đánh giá sai lệch về tình hình nhân quyền, tôn giáo, dân tộc… của Việt Nam. Bởi Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất toàn cầu, các bản báo cáo đó không chỉ là công cụ để Hoa Kỳ thực hiện các chính sách đối ngoại của mình mà còn tác động đến các chính sách đối ngoại của các quốc gia và các tổ chức toàn cầu khác. Nên việc sử dụng các báo cáo này để làm nội dung tuyên truyền chống chính quyền có sức nặng hơn cả.
Nhưng cũng chính việc xuất phát từ các động cơ lợi ích địa chính trị nên khi đạt được mục đích thì những báo cáo về nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, buôn người… cũng chỉ là thứ để trang trí cho vị thế “lãnh đạo quốc tế” của Hoa Kỳ. Điều này khiến cho đám kền kền mất đi miếng ăn, “giảm âm lượng” và bị bỏ rơi bởi chính quốc gia đang “nuôi nấng” chúng.
Chẳng hạn như báo cáo về tình hình buôn người toàn cầu của Hoa Kỳ trong hai năm qua đều xếp Việt Nam ở nhóm 2, trong khi đó những năm trước kia chỉ xếp Việt Nam ở nhóm 3, là nhóm thấp nhất. Việc này đã khiến cho cả làng chống chính quyền dậy sóng, chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đánh giá tình hình buôn người ở Việt Nam là một chiều và không khách quan.
Sau khi bản báo cáo buôn người 2024 được ban hành, dân biểu Chris Smith, “người bạn thân” của các tổ chức chống cộng hải ngoại đã lập tức lên tiếng trên VOA, RFA, chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và chất vấn Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện vì cho rằng cơ quan này đã không tiếp cận các tài liệu trung thực, khách quan. Thậm chí, dân biểu Smith còn “vạch áo cho người xem lưng” khi nói “Tôi lo ngại rằng những cân nhắc về địa chính trị đang lấn át quan ngại về quyền con người”, ngầm tố cáo Hoa Kỳ luôn đánh giá dựa trên lợi ích địa chính trị thay vì những nỗ lực chung vì toàn cầu như cách mà Hoa Kỳ luôn quảng bá.
Trong khi đó, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 12/7 vừa rồi đã lên tiếng trước cáo buộc của dân biểu Smith rằng Bộ này khẳng định rằng đã xem xét nhiều nguồn khác nhau để đánh giá tình hình buôn người ở Việt Nam. “Dựa trên việc xem xét toàn diện dữ liệu được cung cấp từ tất cả các nguồn, chúng tôi tin tưởng vào tính chính xác của báo cáo trong phần viết về Việt Nam” - người này cho biết thêm. Đây như một cái tát vào mặt dân biểu Smith và giới chống chính quyền Việt Nam trước những nỗ lực điều trần để thay đổi tình hình.
Các kênh truyền thông như VOA, RFA, BBC… cũng đồng loạt tập trung khai thác phát biểu của ông Chris Smith. Đồng thời tìm kiếm thêm các tiếng nói phản đối bản báo cáo này và lên án Việt Nam với những cái tít rất oách như “Chính phủ Việt Nam bị tố cáo giấu thông tin về nạn buôn người để che đậy cho quan chức”, “Việt Nam bị cáo buộc đưa thông tin sai lệch về nạn buôn người cho Mỹ”...
Đọc qua cái tít tưởng chừng như Việt Nam đang đứng trước các cáo buộc từ tổ chức quốc tế nào uy tín lắm hoá ra chỉ là cái dự án cỏn con không danh phận có tên là Project88. Nói qua về dự án này thì đây là một tổ chức được lập tại Trường Luật Chicago, Mỹ - lấy Điều 88 trong Bộ Luật hình sự Việt Nam làm tên của dự án để chống phá chính quyền Việt Nam. Nó cho thấy các tổ chức, đài báo chống chính quyền thực sự bí lối và bất lực khi không tìm được tiếng nói đồng điều từ các tổ chức quốc tế khác mà phải sử dụng đến những tổ chức chống chính quyền bé tí tẹo như vậy.
Cũng giống như Chris Smith, Project88 cho rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá tình hình buôn người tại Việt Nam là không khách quan. Để minh chứng cho cáo buộc của mình, Project88 dùng chiêu bài cũ rích rằng tổ chức này được tiếp cận tài liệu mật của Việt Nam, cong bo trong tài liệu đó co noi dung nhu “đề xuất Việt Nam nên che giấu sự tham gia của các quan chức Chính phủ vào nạn buôn người, cố tình đưa tin sai lệch cho Bộ Ngoại giao Mỹ về những nỗ lực giải quyết vấn đề này”.
Dĩ nhiên, những cáo buộc của Project88 không có một chứng cứ cụ thể nào, thậm chí tổ chức này có gửi các “tài liệu mật đó” cho hãng tin Reuters, nhưng hãng tin này cho biết “đã xem các tài liệu này nhưng chưa thể xác nhận một cách độc lập tính xác thực của chúng”. Bởi vậy, nếu có bằng chứng thì các tổ chức, đài báo chống phá chính quyền đã bù lu, bù loa lên rồi, dễ gì bỏ qua.
Rõ ràng, qua những diễn biến vừa rồi của các tổ chức, đài báo chống phá chính quyền cho thấy đám này cũng chỉ giống như thú cưng trong nhà, cho ăn ngon thì lăn lộn, quỳ đứng kiểu gì cũng làm, khi không được ăn và bị xích lại thì cũng chỉ có thể ngồi một chỗ mà sủa, phóng uế tại chỗ rồi tự ngửi, một sự bất lực cùng cực và tuyệt vọng khi bị bỏ rơi từ chính chủ nhân của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét