Vừa qua, Văn phòng quốc tế (ILAB) của Bộ Lao động Mỹ đưa ra
báo cáo về danh sách hàng hóa do lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức sản xuất
và công bố vào ngày 28/9 đề cập đến một số quốc gia bị cáo buộc sử dụng lao động
trẻ em, lao động cưỡng bức trong các lĩnh vực, trong đó có Việt Nam. Báo cáo của
ILAB liệt kê các ngành nghề của Việt Nam có liên quan đến lao động trẻ em bao gồm
sản xuất gạch, hạt điều, cà phê, đánh bắt cá, giày dép, đồ nội thất, da, hạt
tiêu, gạo, cao su, mía, chè, dệt may, gỗ,
thuốc lá; trong đó riêng ngành dệt may thì báo cáo này cáo buộc Việt Nam nhập
khẩu bông có nguồn gốc từ sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương, Trung Quốc.
Ngay khi thông tin này đưa ra, các trung tâm phá hoại tư tưởng, nổi lên là VOA
Tiếng Việt đã đăng tải bài viết “Bộ Lao động Mỹ nêu tên Việt Nam trong báo cáo
về cưỡng bức lao động, lao động trẻ em”, phỏng vấn kẻ chống phá Việt Nam là
Nguyễn Đình Thắng đưa ra những nhận định, đánh giá mang nặng tính xuyên tạc, vu
khống về tình trạng lao động tại Việt Nam, cụ thể:
Bài viết dãn lời của
Nguyễn Đình Thắng cho rằng luật pháp Việt Nam không đảm bảo quyền lợi cho người
lao động, sử dụng lao động trẻ em (Việt Nam định nghĩa trẻ em là dưới 16 tuổi,
trong khi các quốc gia khác ngưỡng vị thành niên là dưới 18), cưỡng bức trẻ em
trong các trại cải tạo, đưa phụ nữ, công nhân đi lao động ngoài các “chương
trình xuất khẩu lao động”… Những thông tin trên là vô căn cứ và mang tính chất
phá hoại, bởi lẽ Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực vì quyền của người lao động.
Thứ nhất, Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý tại Hiến pháp và pháp
luật về đảm bảo quyền của người lao động... Hiến pháp năm 2013 quy định quyền
lao động và việc làm bao gồm: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp,
việc làm và nơi làm việc; người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện
làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; nghiêm cấm
phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối
thiểu. Căn cứ Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm cụ thể
hóa quy định của Hiến pháp về quyền lao động và việc làm như: Luật Việc làm năm
2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật
An toàn, vệ sinh lao động năm 2014, Bộ luật Lao động năm 2019...
Quốc hội Việt Nam còn ban hành các văn bản luật tạo cơ sở
pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và minh bạch cho tổ chức và hoạt động của
các tổ chức, đơn vị kinh tế, nhưcác văn bản luật quy định về các biện pháp giải
quyết tranh chấp về lao động, các biện pháp chế tài về hành chính, hình sự đối
với những hành vi vi phạm quyền lao động và việc làm của công dân. Những văn bản
pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm quyền lao động
và việc làm của công dân trên thực tiễn.
Thứ hai, Việt Nam tham gia đầy đủ các công ước quốc tế nhằm
đảm bảo quyền người lao động; tham gia công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Đến
nay, Việt Nam đã tham gia 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm
7 trong số 8 công ước cơ bản, trong đó có các công ước liên quan đến các lĩnh vực:
thương lượng tập thể; phòng, chống phân biệt đối xử; lao động trẻ em và lao động
cưỡng bức… Việt Nam còn tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và
kèm theo đó là việc cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chung, trong đó có vấn đề
quyền của người lao động.
Đặc biệt, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước
105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020 và đã được Corrine
Vargha, Trưởng ban Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO đánh giá đây là cam kết
mạnh mẽ của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng trong bối cảnh
vấn đề lao động cưỡng bức trên thế giới được ILO cảnh báo là "khẩn cấp".
Ngoài ra, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam thì khẳng định: "Đây là
minh chứng cho thấy Chính phủ và các đối tác xã hội của Việt Nam đã và đang nỗ
lực hết sức mình để có một khung khổ pháp lý tốt hơn nhằm mở đường cho Việt Nam
trở thành nước có thu nhập trung bình cao một cách bền vững". Những nỗ lực
chủ động và tích cực của Việt Nam vì người lao động đã củng cố uy tín của đất
nước trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tham
gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, góp phần thúc đẩy kinh tế phát
triển và hướng đến một xã hội công bằng, nơi các lợi ích của quá trình hội nhập
và phát triển được chia sẻ một cách công bằng cho người lao động, những người
trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Thứ ba, Nhà nước Việt Nam luôn có các chính sách thúc đẩy và
đảm bảo các quyền lợi cho người lao động. Thời gian qua, nhà nước đã đề ra các
chương trình kinh tế - xã hội như: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm
với những hoạt động: thực hiện quỹ quốc gia tạo việc làm; thành lập các ngân
hàng người nghèo; giao quyền sử dụng ruộng đất để khuyến khích trồng rừng,
chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ... Đáng chú ý, Nhà nước Việt Nam còn khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động
thông qua việc ban hành một hệ thống chủ trương, chính sách thông thoáng thu
hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm tạo ngày
càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho những người trong độ
tuổi lao động đều có thể thực hiện quyền lao động của mình.
Tổ chức công đoàn Việt Nam đã triển khai rộng khắp chương
trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn" ở nhiều tỉnh, thành phố từ năm
2018. Đến năm 2023, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp
xã hội hằng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói
được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói, trên 90% người
khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, được chăm sóc và phục hồi
chức năng kịp thời; trên 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp
xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời. Chúng ta cũng đang phấn đấu mở rộng diện
bao phủ tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2025 khoảng 45% người lao động tham
gia, năm 2030 đạt 60%; bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; đến năm 2030, Việt Nam sẽ
trở thành quốc gia tiên phong về an sinh xã hội và việc làm thỏa đáng.
Thứ tư, các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa được thực hiện một cách tích cực trong các chương trình, chính sách
quốc gia, như: Bảo đảm quyền thoát nghèo; quyền về việc làm, thu nhập; quyền sở
hữu; quyền được chăm sóc y tế, sức khỏe; quyền được học tập, giáo dục; quyền được
tham gia vào đời sống văn hóa. So với trước đổi mới, đặc biệt trong khoảng 20
năm trở lại đây, đời sống của nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả các vùng đặc biệt
khó khăn, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện rõ rệt; nhiều quyền đã được bảo đảm
với các chi phí phù hợp. Quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như phụ nữ,
trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,
người có HIV/AIDS... đã đạt nhiều kết quả tích cực xét theo các tiêu chí như:
tăng cường mức độ sẵn có của các dịch vụ; khả năng tiếp cận bình đẳng.
Việc Văn phòng quốc tế (ILAB) của Bộ Lao động Mỹ đưa Việt
Nam thuộc về danh sách quốc gia có hàng hóa do lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng
bức là cáo buộc thiếu khách quan, đánh giá chưa phù hợp với những nỗ lực đảm bảo
quyền người lao động của Việt Nam. VOA Tiếng Việt cũng là kênh thông tin phiến
diện, cực đoan, có những đánh giá sai lệch và thiếu thiện cảm với Nhà nước ta
trong lĩnh vực này. Những nỗ lực của Việt Nam từ pháp luật cho đến thực tiễn về
bảo vệ và đảm bảo quyền người lao động đã minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận
điệu vu cáo, xuyên tạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét