Những năm gần đây, trong Báo cáo thường niên về tình hình tự
do tôn giáo quốc tế của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) bên cạnh ghi
nhận một số điểm tích cực về chính sách và thực hiện chính sách tôn giáo của Việt
Nam, nhất là sau khi Việt Nam triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo,
tuy nhiên tổ chức này tiếp tục đưa ra các nhận định thiếu khách quan, sai lệch
về tình hình tôn giáo Việt Nam.
USCIRF là cơ quan tham vấn độc lập do Quốc hội Mỹ thành lập
và là cánh tay nối dài của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm phục vụ cho việc “cải thiện
nhân quyền” ở các nước mà Mỹ cho là “cần quan tâm đặc biệt”. Từ năm 2012 đến
nay, Việt Nam liên tục bị USCIRF đề nghị đưa vào danh sách “Các nước cần quan
tâm đặc biệt-CPC” bất chấp những thành tựu về đảm bảo các các quyền tự do tôn
giáo, tín ngưỡng mà Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo đó Việt
Nam sẽ phải chịu một số chế tài do Mỹ đặt ra về kinh tế, chính trị, giáo dục.
Trong các báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo tại Việt Nam,
USCIRF cho rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo trong nước”; chỉ trích chính quyền và
công an Việt Nam; USCIRF đặc biệt quan tâm đến số “tù nhân lương tâm” là các đối
tượng vi phạm pháp luật Việt Nam như Nguyễn Bắc Truyển, Y Yich. Các thông tin
USCIRF sử dụng trong báo cáo không có nguồn gốc chính thống mà chủ yếu là những
thông tin xuyên tạc, sai sự thật, được thu thập từ các tổ chức, cá nhân người
Việt Nam ở nước ngoài có tư tưởng thù hận, nuối tiếc chế độ cũ, ra sức chống
phá Nhà nước Việt Nam như tổ chức “Ủy ban Cứu người vượt biển - BPSOS”, tổ chức
“Người Thượng đứng lên vì công lý –MSFJ”… Việc USCIRF quan tâm tới các đối tượng
chống đối là nhằm gây sức ép với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Việc
làm của USCIRF có thể coi là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam.
Thực tế chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng
và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được thực hiện quyền tự do tôn
giáo, tín ngưỡng, coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm
bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ
hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Việc bắt giam các đối tượng
nêu trên là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật
nhân quyền quốc tế, việc làm này không phải là giam giữ người tùy tiện; hành vi
phạm tội của các đối tượng này là rõ ràng, việc bắt giữ họ để điều tra là minh
bạch, công khai, đúng luật.
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân không những được quy định rõ ràng
trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam mà còn được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã cụ thể hóa quy định
của Hiến pháp năm 2013 theo hướng đảm bảo tốt hơn quyền con người và tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Hiện nay, ước tính 95%
dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có trên 25 triệu tín
đồ thuộc các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số, riêng Công giáo có
trên 7 triệu tín đồ, Tin Lành có trên 1 triệu tín đồ). Thực tiễn đời sống tôn
giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hết sức phong phú và sinh động. Hàng năm có khoảng
8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức,
Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tôn
giáo tiến hành giao lưu hợp tác quốc tế. Những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam đăng ký tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc tại Việt Nam, một sự kiện
tôn giáo quốc tế lớn thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật
giáo trên thế giới. Do đó có thể khẳng định rằng những cáo buộc sai sự thật của
USCIRF và các tổ chức lưu vong người Việt sẽ không thể thay đổi được sự thật về
những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc đảm bảo các quyền tự do tín
ngưỡng cho người dân mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận.
Cũng như các nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam cũng có
những quy định cấm các nước lợi dụng thực hành tôn giáo để phá hoại độc lập và
đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân. Điều
này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Do vậy, USCIRF cần phải
tôn trọng sự thật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng pháp luật Việt Nam.
Hành động cổ xúy, a dua, phụ họa, cung cấp thông tin sai sự thật cho USCIRF cần
được lên án và ngăn chặn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét