Vấn
đề lao động trẻ em đang ngày càng nhức nhối, nhất là ở các quốc gia còn khó
khăn kinh tế và có xu hướng gia tăng sau đại dịch Covid-19. Trên toàn thế giới,
có 160 triệu trẻ em đang tham gia lao động trẻ em - nhiều hơn tổng dân số của
Vương quốc Anh và Đức. Phần lớn những trẻ em này - 70% - làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, do
đói nghèo mà một bộ phận trẻ em buộc phải ly hương đi tìm kiếm việc làm và lâm
vào tình trạng bị lạm dụng sức lao động. Do áp lực về dân số và nguồn lao động
khá mạnh và do thiếu tư liệu sản xuất, trước hết là đất canh tác, nên dòng người
từ nông thôn đi tìm việc làm ở đô thị, ở các khu công nghiệp, các cửa khẩu với
số lượng ngày càng lớn, trong đó có nhiều lao động trẻ em. Do sùng bái, ngộ nhận
về “sức mạnh đồng tiền” nên người ta kiếm tiền bằng mọi cách, trong đó có việc
bán non sức lao động. Do có nhiều biến cố lớn của một số gia đình (cha mẹ bất
hòa, ly hôn hoặc do mải miết làm giàu, bị hút theo những ma lực khác... ) nên bỏ
mặc con cái và đến lượt các em phải tự lo lấy cho mình, “bụng đói, đầu gối phải
bò”, phải đi làm kiếm sống... Song nguyên nhân sâu sa hơn cả, đó là do một bộ
phận không nhỏ các chủ doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất
đã sử dụng nhiều lao động vị thành niên với tiền công rẻ mạt.
Đây
là vấn đề chung, cần có sự nỗ lực mỗi quốc gia và quyết tâm toàn cầu. Tuy
nhiên, ở Mỹ, vấn nạn này không hề thua kém, và không hoàn toàn đẹp đẽ như tuyên
bố của ông Bộ trưởng Bộ Lao động Mỹ
Ước
tính của Hiệp hội các chương trình cơ hội nông dân, dựa trên các số liệu được
thu thập bởi Bộ Lao động Mỹ, cho thấy có khoảng 500.000 trẻ làm nông nghiệp ở
Hoa Kỳ. Nhiều đứa trẻ này bắt đầu làm việc trẻ 8 tuổi và 72 giờ làm việc (hơn
10 giờ mỗi ngày) không phải là hiếm.
Công
việc nông nghiệp là đòi hỏi và nguy hiểm. Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với thuốc
trừ sâu, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cơ quan bảo vệ môi trường
đã kết luận rằng trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu hơn ba lần so với người
lớn. Điều kiện môi trường (đặc biệt là nhiệt độ cực cao) và các công cụ canh
tác nguy hiểm thậm chí còn là những mối đe dọa ngay lập tức hơn. Một báo cáo của
Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ cho thấy 100.000 nông dân trẻ em bị thương
trong công việc mỗi năm và trẻ em chiếm 20 phần trăm các trường hợp tử vong
nông nghiệp.
Mời
đọc bài gốc https://www.aft.org/community/child-labor-united-states
Ấy
vậy, tờ Việt Nam Thời báo, nơi tự xưng là tờ truyền thông của Hội Nhà báo độc lập
Việt Nam đaqng bài công kích Việt Nam với giọng điệu “Thắng giặc Mỹ,
chúng cưỡng bức lao động trẻ em!” với lời ca tụng nước Mỹ như vầng hào quang
công lý, đạo đức và rè bỉu, bôi nhọ Việt Nam như thể đánh đuổi đi nền văn minh “Ở
Mỹ, chấm dứt trẻ em bị cưỡng bức lao động là mệnh lệnh đạo đức, kinh tế và an
sinh xã hội. Việt cộng sẽ phải trả giá rất đắt cho hành vi đốn mạt, tục tĩu và
dối trá của chúng trước những qui luật của nền kinh tế toàn cầu”. Không hiểu những
kẻ này còn nghĩ thế giới đang ở thời đại “ngăn sông cấm chợ” hay sao? Ở thười đại
này chỉ cần cú nick chuột đã biết được tường tận tình hình nước Mỹ, nhưng họ giả
điếu, giả mù để lòe bịp ai vậy?
Còn
việc chính phủ Hoa Kỳ được quyền áp đặt cấm nhập khẩu hàng hay áp thuế cao đối
với hàng hóa mà họ cho rằng có dấu hiệu cưỡng bức lao động hay sử dụng lao động
trẻ em như Việt Nam, vậy Việt Nam và các nước khác hành xử tương tự như Hoa Kỳ
thì sao? Có tiêu chuẩn kép hay sự áp đặt, bất bình đẳng ở đây?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét