Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Việt Nam nhập khẩu bông 70% sản lượng từ Tân Cương, Bộ Lao động Mỹ lấy căn cứ ở đâu?


Ngày 5/9/2024, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã đưa ra cáo buộc rằng Việt Nam sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức trong 17 ngành hàng, trong đó có ngành bông và chuỗi cung ứng dệt may liên quan đến nguồn cung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các cáo buộc này, nhất là nguồn cung bông từ Trung Quốc có vẻ như dựa trên số liệu cũ kỹ, thiếu cơ sở.

Ngay lập tức thông tin trên được các trang thiếu thiện chí, hoặc hay chống phá Nhà nước Việt Nam như Việt tân khai thác, giật tít rất "phấn chấn" như thể Bộ Lao động Mỹ đã "bắt thóp" và chuẩn bị đưa Việt Nam vào danh sách trừng phạt kinh tế là một thành công của họ vậy.



Trên thực tế, việc Bộ Lao động Hoa Kỳ trong cáo buộc đã đề cập đến việc Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, khẳng định 70% sản lượng hàng dệt có chứa bông từ Tân Cương, Trung Quốc không biết dựa trên cơ sở nào. Có lẽ là dựa trên con số 70% lượng nguyên liệu ngành may mặc Việt Nam nhập từ Trung Quốc từ nhiều năm trước chăng? 

Theo thống kê mới nhất, lượng bông Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp so với các thị trường khác, lượng chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Mỹ, Úc, Ấn Độ.

Cụ thể, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (GSO), tháng 6/2024 Việt Nam nhập khẩu 110.000 tấn bông từ thế giới với kim ngạch 225 triệu USD. Brazil là thị trường có lượng bông nhập khẩu lớn nhất với 216.767 tấn, tăng tới 158% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Mỹ với 190.765 tấn, giảm 12% YoY; Australia với 94.017 tấn, giảm 12% YoY; Ấn Độ với 50.988 tấn, tăng 123% YoY... Lượng nhập khẩu bông từ Hàn Quốc giảm sâu 72% YoY, từ 1.168 tấn xuống còn 324 tấn; Đài Loan giảm 64%, còn 15 tấn... Lượng bông nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm 29% YoY, còn 76 tấn.

Tham khảo https://mekongasean.vn/luong-giam-nhung-gia-nhap-khau-bong-tu-trung-quoc-van-cao-nhat-30921.html

 Đó là số liệu phản ánh về mặt nguồn nguyên liệu nhập từ thị trường Trung Quốc, chưa nói đến bông nhập khẩu từ Trung Quốc có phải từ Tân Cương hay không lại là chuyện khác.

Đó là chưa kể, báo cáo v à quy kết của Bộ Lao động Mỹ không cung cấp đủ bằng chứng cụ thể về việc Việt Nam trực tiếp vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Cần phải hiểu rằng chuỗi cung ứng dệt may là một hệ thống phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên toàn cầu. Các sản phẩm nguyên liệu như bông có thể qua nhiều khâu sản xuất và trung gian trước khi đến Việt Nam, điều này làm cho việc xác định nguồn gốc lao động cưỡng bức trở nên khó khăn hơn.

Dệt may Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của đất nước, không chỉ đóng góp lớn vào nền kinh tế mà còn là ngành thu hút nhiều lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của ngành này không liên quan đến lao động trẻ em hoặc cưỡng bức, Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến và chính sách nhằm tăng cường giám sát và kiểm soát.

Theo báo cáo của ILO, Việt Nam đã thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và công nhân về quyền lao động và điều kiện làm việc an toàn. Các doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam thường xuyên phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm việc kiểm tra về điều kiện lao động thông qua các cơ chế như kiểm toán xã hội và kiểm tra không báo trước.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã hợp tác với các tổ chức quốc tế và quốc gia để cải thiện điều kiện làm việc trong các nhà máy. Điều này bao gồm việc xây dựng các chương trình đào tạo cho người lao động về quyền lao động, quyền được bảo vệ khỏi lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.

Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy trình kiểm soát nguồn cung để ngăn chặn việc sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng sử dụng các công nghệ hiện đại để theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng các sản phẩm của họ tuân thủ các quy định quốc tế về lao động.

Khó biết nói gì hơn về đánh giá này của Bộ Lao động Mỹ. Có vẻ như mọi phán quyết của họ đều dựa trên cảm tính, bất chấp nó có thể gây nhiều thiệt hại đến người lao động, doanh nghiệp Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét