Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

Phản bác luận điệu về việc Việt Nam cưỡng bức lao động trẻ em của các thế lực phản động

 


Sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo và xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi về lao động trẻ em, cưỡng bức, các trung tâm phá hoại tư tưởng, các đối tượng, tổ chức phản động ở bên ngoài (VOA, BBC Tiếng Việt, Phạm Đình Bá tại Mỹ, “Việt Tân”…) ngay lập tức tát nước theo mưa, xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam về quyền của người lao động. 



Chúng cho rằng, Nhà nước Việt Nam “ưu tiên ngân sách cho Công an và Quốc phòng, quân đội, sử dụng lực lượng lao động có tay nghề thấp phục vụ cho chiến lược định hướng xuất khẩu hàng giá rẻ”. Điều này là đánh giá vô cùng phiến diện, bởi lẽ, theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước cho thấy: Ngân sách Nhà nước được quy định rõ ràng trong các Luật, bộ Luật của Nhà nước, được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, rõ ràng, minh bạch, công bằng; có sự phân công, phân cấp quản lý chặt chẽ, gắn với quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Theo đó, để bảo đảm tính pháp lý, sử dụng ngân sách Nhà nước có hiệu quả, Nhà nước đã quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính… cũng như các bộ, ban, ngành trong thực hiện công tác chi ngân sách Nhà nước, mức chi ngân sách Nhà nước; lộ trình, quy định, thời gian quyết toán ngân sách Nhà nước… rất công khai, minh bạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải theo quy định của luật pháp.

Ngoài ra khi nhìn vào số liệu cho thấy ngành Công an và Quốc phòng chỉ có một đơn vị (một đầu mối) hưởng ngân sách nhà nước duy nhất, còn ngành giáo dục và y tế thì có nhiều đầu mối hưởng ngân sách nhà nước. Ngành Giáo dục và ngành Y tế có hai nguồn ngân sách: từ ngân sách trung ương và từ ngân sách địa phương, mỗi nguồn lại chia làm hai hạng mục: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Dữ liệu mà Phạm Đình Bá trích dẫn chỉ là dữ liệu từ nguồn ngân sách trung ương hạng mục chi thường xuyên, thiếu hạng mục ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và thiếu toàn bộ nguồn ngân sách địa phương. Hơn nữa, giáo dục, đào tạo và y tế còn có nguồn thu từ xã hội hoá (các trường quốc tế, trường tư thục, dân lập, bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư). Chưa hết, ngành giáo dục còn có 2 Đại học Quốc gia: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 tổ chức trực thuộc Chính phủ, không trực thuộc Bộ GDĐT, nên có hạng mục ngân sách riêng. Do đó, việc trích dẫn các số liệu rồi suy luận một cách rất “vu vơ” cho thấy sự ngu dốt của vị tự xưng là tiến sĩ và mưu đồ rõ ràng của các phần tử phá hoại, họ cố tình bịa đặt các số liệu “vu vơ” để hướng lái dư luận tấn công vào lực lượng Công an, kích động sự chia rẽ giữa các cơ quan Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an... 

 Bên cạnh đó, đối với định hướng xuất khẩu của Việt Nam chúng ta xác định mục tiêu đến năm 2023 sẽ phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vậy ưu thế của Việt Nam là gì, là ngành nông nghiệp, ngành dệt may, ngành chế biến… vậy cứ thế ta làm, ta phát triển. Không thể xem đó là định hướng xuất khẩu giá rẻ để coi thường được. Chúng ta không thể đọ tay nghề kĩ thuật với cac quốc gia khác thì ta phải tận dụng những ngành yêu cầu tay nghề lao động thấp, đảm bảo phát triển hiệu quả nguồn lực sẵn có chứ không thể chạy đua rồi nhận cái kết thua thê thảm được. 

 Ông “tiến sỉ” còn cho rằng “dưới chế độ Cộng sản tỉ lệ lao động trẻ em cao, khoảng 85% trẻ em lao động sống ở khu vực nông thôn và thường bắt đầu làm việc từ lúc 12 tuổi. Khoảng 67% lao động trẻ em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp…”.

Xin thưa với ông, người Việt (mà ông không còn là người Việt nữa, vì ông chả có quê hương nữa mà về) với truyền thống coi trọng lao động, luôn coi “lao động là vinh quang”, trọng tình trọng nghĩa, chịu thương chịu khó, cần cù chăm chỉ… nên từ lúc bé xíu trẻ em đã biết giúp đỡ bố mẹ việc nhà, lớn hơn thì bố mẹ làm gì thì trẻ em đều theo phụ ví như cào lúa, bóc nhãn, bóc vải, nhặt hạt điều…., nhiều trẻ em vùng làng nghề đã trở thành những cao thủ trong lĩnh vực mà bố mẹ các em làm việc. Đây có lẽ là nét đẹp văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt Nam. Việc lao động này không tính là khó nhọc cũng không tính là cưỡng bức lao động.

Còn nữa, bản chất của việc Việt Nam bị đưa vào danh sách sách theo dõi về lao động trẻ em, cưỡng bức là do từ năm 2022 Mỹ thông qua đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, cấm nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Tân Cương do phía Mỹ cho rằng lao động vùng này bị cưỡng lao động và lao động trẻ em rất phổ biến. Đây cũng coi là bước tiến trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung khi Mỹ muốn cô lập nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và nhà tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Theo đó, mặc dù từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù ngành dệt may Việt Nam đang vươn lên tóp đầu trong những quốc gia  xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới là đang dẫn đầu thị trường Mỹ về xuất khẩu hàng may phải đối diện nhiều thách thức khi Mỹ đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế,...  Mặt khác, nguồn cung từ các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam hơn 70% là từ Trung Quốc. Đây là nhà cung cấp nguyên liệu như bông, vải… chất lượng tốt, giá rẻ những sau khi Mỹ áp dụng đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ thì ngay lập tức Việt Nam bị đưa vào danh sách theo dõi. Có thể thấy, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chính sách đối ngoại và sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Là một quốc gia luôn coi trọng quyền con người, Việt Nam cũng xây dựng các bộ luật để bảo vệ người lao động như Bộ Luật lao động năm 2019, tham gia 7/8 công ước quốc tế về quyền con người của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức… Việt Nam luôn quan tâm và tìm mọi cách đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động, bảo vệ trẻ em không bị lợi dụng, cưỡng ép làm việc. Các đối tượng chống đối cực đoan, các phần tử phá hoại cố tình bịa đặt lợi dụng những báo cáo, biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ để hướng lái dư luận hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chống phá ta về dân chủ, nhân quyền cần đáng bị lên án, phản bác để đảm bảo người dân có thể có những thông tin trung thực và khách quan nhất về những nỗ lực và thành tựu của Nhà nước ta trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét