Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

Những luận điệu sai lệch của Nguễn Đình Thắng và tổ chức tài trợ khủng bố BPSOS về nạn buôn người ở Việt Nam

 

Ngày 24/6/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình buôn người 2024 của Việt Nam dài 21 trang, theo đó Việt Nam chỉ còn bị xếp hạng Cấp độ 2 (Tier 2) và không còn nằm trong danh sách bị ‘theo dõi’ nữa. Điều này thể hiện sự công nhận của Mỹ đối với những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống buôn bán người. Tuy nhiên, nhiều đối tượng phản động, cực đoan vẫn không ngừng tuyên truyền, xuyên tạc, cố tình lợi dụng tình hình tội phạm mua, bán người diễn biến phức tạp để xuyên tạc chủ trương bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Nổi lên là tổ chức tài trợ khủng bố “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS” đã tham gia buổi điều trần, xuyên tạc “các con số Việt Nam cung cấp đều bỏ ra ngoài các trường hợp buôn người dưới chương trình xuất khẩu lao động do nhà nước quản lý”, “các nạn nhân của họ khi về nước không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào; thậm chí có người còn bị đe dọa, bị cấm không được cung cấp thông tin cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hay các cơ quan Liên Hợp quốc”… Đây rõ ràng là những lời lẽ sai lệch, chống phá cực đoan của một tổ chức tự nhận là tổ chức phi chính phủ hoạt động khách quan và độc lập.



Ủy ban cứu người vượt biển hay Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân (BPSOS) thành lập năm 1980 tại Carlifornia (Mỹ) bởi nhóm sĩ quan quân đội Việt Nam cộng hoà, với danh nghĩa là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực “cứu trợ thuyền viên”, “người tị nạn”, “chống buôn người”. Năm 1990, Nguyễn Đình Thắng (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) tiếp nhận điều hành BPSOS đã tích cực hướng lái hoạt động của tổ chức đi sâu vào các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, chống phá Việt Nam quyết liệt ở cả trong và ngoài nước. Chúng sử dụng vỏ bọc là một tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích “từ thiện, trợ giúp người tị nạn”, song quá trình hoạt động BPSOS thể hiện rõ bản chất là một tổ chức phản động, tài trợ khủng bố Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó có nhiều bằng chứng đã chỉ ra, Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã tài trợ, chỉ đạo Y Quynh Bdap và tổ chức “Người Thượng vì công lý MSFJ” tại Mỹ chỉ đạo vụ tấn công khủng bố tàn bạo tại Đắk Lắk ngày 11/6 năm ngoái. BPSOS cũng thường xuyên cấu kết với các tổ chức phản động lưu vong ở bên ngoài, móc nối các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhận nguồn tiền hỗ trợ khổng lồ (có cả từ ngân sách Mỹ) xây dựng các kế hoạch hoạt động với mưu đồ “chuyển hóa nền dân chủ Việt Nam” theo mô hình phương Tây. Thời gian gần đây chúng còn lôi kéo, tập hợp lực lượng là người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên thực hiện cái gọi là “Đề án Đại sách lược Tây Nguyên” để huấn luyện, đào tạo, xây dựng “ngọn cờ” tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam, nhằm chuyển hóa thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động trọng tâm của BPSOS là đi vận động các chính khách cực hữu, tham gia điều trần trước Quốc hội Mỹ và các nước tư bản phương Tây, cung cấp thông tin, nguồn dữ liệu không đầy đủ, chắp vá hoặc thiếu chính xác đã đưa ra những đánh giá thiếu khách quan hoặc hoàn toàn sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc hoặc ở đây là thông tin về tình trạng buôn người tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn để loại bỏ nạn mua, bán người và không có các nỗ lực để đáp ứng tiêu chuẩn này.  

Trên thực tế, mặc cho những luận điệu xuyên tạc, theo Báo cáo báo cáo tình hình buôn người năm 2024 của Mỹ về Việt Nam cũng đã thừa nhận Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn người với sự tập trung cao độ của tất cả bộ, ngành và địa phương: “Những nỗ lực này bao gồm việc trình dự thảo Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) năm 2011 lên cơ quan lập pháp để xem xét; tăng cường điều tra, truy tố và kết án các đối tượng tội phạm nghi ngờ có hành vi mua bán người; xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân bị mua bán hơn; cũng như hồi hương và hỗ trợ 4.100 nạn nhân có nguy cơ bị dụ dỗ tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến ở các nước láng giềng”. Những thông tin trong bản báo cáo này được đưa ra dựa trên những tài liệu và số liệu từ Việt Nam đã chứng minh cho luận điệu của BPSOS “các con số Việt Nam cung cấp đều bỏ ra ngoài các trường hợp buôn người dưới chương trình xuất khẩu lao động do nhà nước quản lý”, “các nạn nhân của họ khi về nước không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào; thậm chí có người còn bị đe dọa, bị cấm không được cung cấp thông tin cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hay các cơ quan Liên Hợp quốc”… là hoàn hoàn vu cáo, “cãi cùn”. Nếu các thông tin do Việt Nam đưa ra không xác thực, không đời nào Mỹ có thể thừa nhận được, cũng không thể nào chấp nhận đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “theo dõi” về buôn người.

Tóm lại, những nỗ lực của Việt Nam về bảo đảm quyền con người nói chung, bảo vệ quyền của các nạn nhân của tội phạm mua, bán người nói riêng là không thể phủ nhận, nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã cộng nhận và đánh giá cao. Trên thực tế, dù còn nhiều vấn đề cần bàn cãi, trao đổi, ngay cả nhiều đánh giá trong Báo cáo tình hình mua, bán người trên thế giới (TIP) 2024 của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố tháng 6/2024 vẫn chưa thật sự khách quan, nhưng việc điều chỉnh trong xếp hạng, đánh giá Việt Nam trong TIP đã buộc phải ghi nhận những kết quả tích cực mà Việt Nam đã đạt được. Trong bối cảnh hiện nay, công tác đấu tranh phòng ngừa và loại bỏ tội phạm mua, bán người rất cấp bách và gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Việc của chúng ta là ngoài tham gia tích cực vào những yêu cầu, hướng dẫn của lực lượng chức năng trong phòng, chống nạn buôn người; đồng thời cũng cần nâng cao cảnh giác, phê phán các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động, đặc biệt là các tổ chức chống Đảng, Nhà nước quyết liệt như BPSOS nhằm tăng tình đoàn kết của toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét