Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

Báo cáo năm 2024 của Freedom House lại tiếp tục áp đặt quy chuẩn về tự do internet tại Việt Nam

 


Giống như hàng năm, ngày 16/10/2024 vừa qua, tổ chức NGO Freedom House tiếp tục công bố báo cáo về tự do internet năm 2024 trong đó liệt Việt Nam vào nhóm “không có tự do internet” (chỉ đạt 22/100 điểm). Có vẻ vẫn không có gì mới, báo cáo này của Freedom House tiếp tục áp đặt những quy chuẩn không phù hợp về tự do internet lên Việt Nam, mang tính thù địch, cực đoan và không phù hợp với với mục đích hoạt động là “tiến hành nghiên cứu và ủng hộ dân chủ, tự do chính trị và quyền con người” của chính tổ chức này đặt ra.


Điều đầu tiên dễ dàng nhận ra trong báo cáo của Freedom House các thông tin đều “na ná” thông tin mà trước đó các trang tin phản động, các trung tâm phá hoại tư tưởng như BBC, VOA tiếng Việt, RFA, RFI hay tổ chức khủng bố Việt Tân thường đưa ra. Nó bao gồm như nhà nước đề ra pháp luật, nổi lên là luật An ninh mạng để kiểm soát tự do internet, chính phủ bắt những nhà bất đồng chính kiến hay những nhà đấu tranh cho dân chủ, không cho người dân quyền tự do ngôn luận…. Đây đều là những thông tin cũ, được nhai đi nhai lại trong báo cáo của Freedom House trong nhiều năm. Thực chất, luật An ninh mạng, Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân hay Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng… đều là những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trên không gian mạng đồng thời bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam. Đây là điều mà mỗi quốc gia đều phải thực hiện nếu muốn đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.

Và trên thực tế, nhìn sang Hàn Quốc, Thái Lan, Chính phủ các nước này cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các tài khoản, clip có “nội dung không phù hợp” trên các mạng xã hội. Ở Mỹ, chính phủ không trực tiếp quản lý Internet mà thông qua các đạo luật để trao quyền cho các Bộ ngành, các cơ quan liên bang được tiếp cận các nguồn thông tin mà không cần có lệnh của tòa án, đồng thời gây sức ép với các công ty cung cấp dịch vụ và các hãng công nghệ lớn để buộc họ hợp tác và cung cấp thông tin cần thiết. Ví dụ: Năm 2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush thông qua đạo luật PATRIOT về giám sát điện tử đối với các nghi phạm khủng bố. hay thời của Tổng thống Barrack Obama, đạo luật Chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA) được ban hành, cho phép các công ty, tập đoàn tư nhân chia sẻ thông tin lưu lượng truy cập Internet với chính phủ Mỹ, nhất là những thông tin liên quan đến an ninh mạng. Ở Mỹ, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Twitter, Instagram và YouTube thường xuyên xóa các bài đăng vi phạm quy định trên nền tảng và việc xóa bài diễn ra gần như tự động, do trí tuệ nhân tạo (AI) quyết định. Có thể thấy, các quốc gia trên thế giới và ngay cả Mỹ, quốc gia đang tài trợ cho Freedom House hoạt động cũng đều đưa ra những luật lệ để quản lý trên không gian mạng. Tuy nhiên, thay vì ủng hộ người dân tuân thủ pháp luật, Freedom House lại xuyên tạc, cổ súy cái lối sống, thái độ “nói gì, làm gì trên internet đều được”, tức là internet là không gian ảo, ai muốn nói gì, làm gì là “quyền tự do” của họ. Freedom House còn chỉ trích nhà nước Việt Nam khi ban hành luật pháp để quản lý nhà nước trên lĩnh vực internet. Điều này là vô cùng sai lầm, ảo tưởng và rõ ràng là đang cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, muốn cho đất nước Việt Nam trở nên nhiễu loạn. Bởi lẽ, nếu internet là một thế giới ảo, ai nói gì cũng được, ai làm gì cũng đều không chịu sự kiểm soát, quản lý thì chắc chắn môi trường đó sẽ rối ren, chắc chắn sẽ xảy ra lừa đảo, lộng ngôn, sẽ không ai phải chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật cả. Vậy đây chính là hành vi khuyến khích hoạt động phá hoại một đất nước, một xã hội của Freedom House.

 

Đáng chú ý, mục C8 trong báo cáo của Freedom House còn vu khống nhà nước Việt Nam có liên quan đến các cuộc tấn công mạng nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền và các trang web truyền thông. Freedom House dẫn chứng báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế vào tháng 10/2023 đã phát hiện “cuộc tấn công bằng phần mềm gián điệp, bao gồm cả thông qua lừa đảo, nhằm vào các chính trị gia và phóng viên ở Hoa Kỳ, Đài Loan và Liên minh Châu Âu có liên quan đến việc sử dụng phần mềm gián điệp Predator và có thể có liên quan đến hoặc được thực hiện thay mặt cho các tác nhân chính phủ tại Việt Nam”. Đây có thể coi là một đánh giá vô cùng sai lệch và nực cười, thậm chí chính phủ Việt Nam có thể khởi kiện Freedom House tội vu khống. Nếu Việt Nam có thể thực hiện cuộc tấn công mạng vào các nước như Mỹ, Đài Loan hay Liên minh châu Âu thì có lẽ hành động này sẽ phải bị điều tra, truy tố và xét xử và trừng phạt theo pháp luật quốc tế. Freedom House luôn miệng bảo vệ các đối tượng bị Việt Nam xét xử như Nguyễn Chí Tuyến, Phan Sơn Tùng, Nguyễn Văn Lâm… trong khi các đối tượng bị xét xử với đầy đủ bằng chứng về hành vi phạm tội của mình; nhưng ngược lại khi có báo cáo “nghi ngờ” thì ngay lập tức vu cáo cho nhà nước Việt Nam là liên quan trong khi không hề có một bằng chứng xác thực nào được đưa ra. Đây có lẽ là “tiêu chuẩn kép” của Freedom House khi cho mình cái quyền phán xét, thích ai thì bảo vệ đến cùng trong khi ghét ai thì kiểu gì cũng nói xấu được.

Mới đọc được một vài thông tin thôi cũng đủ để thấy bản báo cáo về tự do của Freedom House là hoàn toàn sai sự thật, vu cáo và chắp vá. Freedom House không hoạt động khảo sát trải nghiệm thực tế nào ở Việt Nam, cũng không tiếp cận nguồn thông tin chính thống, không kiểm chứng thông tin được cóp nhặt từ những tổ chức phản động chống phá cực đoan Việt nam ở bên ngoài hay số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, “kinh doanh dân chủ” trong nước. Thậm chí, báo cáo của Freedom House đã phản ánh sai lệch pháp luật Việt Nam, nhất là pháp luật nhằm đảm bảo an ninh trên không gian mạng và vu khống Việt Nam liên quan đến các cuộc tấn công mạng trong khi không hề đưa ra được chứng cứ xác đáng. Đây là biểu hiện của hoạt động bôi nhọ, cố tình chống phá Việt Nam đối với vấn đề tự do Internet của Freedom House.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét