Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

Báo cáo tự do năm 2024 của Freedom House đưa ra thông tin sai lệch về tự do internet tại Việt Nam

 


Vào ngày 16/10 vừa qua, tổ chức Freedom House đăng báo cáo thường niên với tiêu đề Tự do trên thế giới năm 2024. Báo cáo đề cập đến 72 quốc gia trên thế giới. Với thang điểm 100 về các chỉ số Tự do Internet, các quốc gia này sẽ được xếp thành ba nhóm, bao gồm “Tự do toàn phần, tự do một phần và không có tự do”. Đối với Việt Nam, tổ chức này tiếp tục “xếp hạng” Việt Nam nằm trong số các nước “không có tự do Internet”, trong đó đáng chú ý, Freedom House đánh giá Nhà nước Việt Nam giới hạn người dùng internet về mặt nội dung thông qua việc “sử dụng biện pháp pháp lý, hành chính hoặc các biện pháp khác để buộc các nhà xuất bản, đơn vị lưu trữ nội dung hoặc nền tảng kỹ thuật số xóa nội dung theo yêu cầu”, “việc hạn chế nội dung thiếu quy trình kháng cáo độc lập”, “bối cảnh thông tin trực tuyến có thiếu tính đa dạng và độ tin cậy”…  

Trước hết phải khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin. Thực tế, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế như ngày nay, một phần là nhờ sự tận dụng sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội. Ví dụ như, thông qua các trang mạng xã hội, mọi người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã sử dụng mạng để giải quyết thủ tục hành chính hay liên hệ nhanh chóng với người dân. Các hội, nhóm được lập ra trên mạng xã hội có thể trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm xúc hay kinh nghiệm… Đây là hoạt động của rất nhiều người dân Việt đương thời đã chứng minh rằng Việt Nam không hề “đàn áp mạng xã hội” như cáo buộc của Freedom House, mà trái lại tự do internet còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy phát triển. Mọi người dân đều được thực hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội trong khuôn khổ pháp luật. Nhờ đó, an ninh mạng được đảm bảo, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội, Internet để vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những thông tin mà Freedom House nêu lên các vấn đề như Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam “duy trì danh sách đen hơn 400 trang web, bao gồm cả tài khoản mạng xã hội của cá nhân, được cho là đã vi phạm luật pháp Việt Nam đăng nội dung chống chính phủ”, “Các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên các trang web có thể bị phạt”, “Facebook đã đồng ý chặn các quảng cáo chính trị khỏi các trang và tài khoản thuộc sở hữu của các tổ chức bị coi là phản động và khủng bố”… Rõ ràng, khi đọc các câu trên do chính Freedom House nêu lên thì bất kỳ ai cũng đều cảm thấy điều đó là hợp lý, bởi lẽ, nếu đã là các cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam hay những cá nhân, tổ chức “khủng bố, chống chính quyền” hay “quảng cáo sai sự thật” thì việc bị gỡ bỏ thông tin sai lệch, kích động khủng bố, phá hoại là điều nên làm. Ngược lại, nếu Freedom House muốn tự do một cách hoàn toàn, triệt để, không hề có một sự kiểm soát, quản lý nào thì liệu môi trường internet có biến thành nơi mà ai cũng có thể trở thành kẻ kích động khủng bố, phá hoại, lừa đảo hay không… Bản thân cơ quan chức năng Việt Nam khi yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ internet như google, facebook, hay youtube gỡ bỏ những tài khoản hay thông tin xấu độc đều phải dựa trên cơ sở thực tế và có bằng chứng cụ thể, đâu phải cứ yêu cầu là các công ty nêu trên sẽ đồng ý đâu, bởi lẽ các công ty đó đều có máy chủ đặt ở nước ngoài, nếu Việt Nam có thể “một tay che trời” ép buộc, kiểm soát được các công ty cung cấp dịch vụ internet thì những tổ chức Freedom House cũng chắc gì có thể tung ra bản báo cáo khắp nơi như thế này được.

Báo cáo của Freedom House cũng đánh giá “người Việt trẻ và có học thức ngày càng chuyển sang sử dụng blog, nền tảng mạng xã hội và các nguồn tin tức trực tuyến khác để tìm kiếm thông tin, thay vì các đài phát thanh và truyền hình nhà nước”. Thực tế, giới trẻ Việt Nam hiện nay đã trở thành thế hệ yêu nước và tin tưởng chế độ một cách mạnh mẽ mặc dù ngày ngày tiếp xúc, tiếp cận với bao nhiêu thông tin nói xấu, chỉ trích chế độ. Điển hình như vào lễ kỉ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4, ngày chiến thắng điện biên 07/5, ngày Quốc khánh 02/9 hay ngày giải phóng Thủ đô 10/10… trên các trang mạng xã hội ngập tràn sắc đỏ của cờ tổ quốc. Người Việt trẻ sử dụng mạng xã hội, blog bởi đó là nguồn thông tin cập nhật, dễ tiếp cận và bản thân các đài truyền hình, đài phát thanh nhà nước cũng nhanh chóng bắt kịp xu thế khi xuất hiện các tài khoản mạng xã hội cho riêng mình và thu hút được sự quan tâm, tương tác rất lớn, từ thế hệ trẻ đến cả những thế hệ nhiều tuổi. Đó là sự đặc sắc, uyển chuyển của văn hóa Việt Nam mà trong thời kỳ hội nhập quốc tế hay thời đại bùng nổ mạng xã hội mà ít có quốc gia nào làm được và vẫn không lẫn vào đâu được.

Mặt khác, luật pháp được Nhà nước ban hành, ví dụ như Luật An ninh mạng của Việt Nam nhằm mục đích “bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh”. Do đó, việc Freedom House cổ súy “Các công cụ giúp vượt qua kiểm duyệt khá quen thuộc với những người dùng internet trẻ tuổi am hiểu công nghệ tại Việt Nam” thể hiện việc làm của một tổ chức không văn minh, khi không khuyến khích người dân sống thượng tôn pháp luật mà ngược lại khuyến khích họ tìm cách chống lại pháp luât, vượt qua “hàng rào bảo vệ” trên không gian mạng nhằm thỏa mãn sự hiếu kỳ hay phấn khích khi “vượt tường lửa”. Bởi lẽ, chỉ cần là người am hiểu sẽ biết các biện pháp lập tường lửa, chặn các nguồn tin sai lệch, tin độc hại, tin giả (fake news) là một biện pháp nhằm tăng sức đề kháng, nâng cao dân trí và đảm bảo an toàn cho người dùng internet trên không gian ảo.

Tóm lại, những dẫn chứng và luận cứ mà Freedom House đưa ra nhằm thuyết phục rằng Việt Nam giới hạn về nội dung trên mạng Internet là vô lý, không phù hợp với thực tế, khoa học và không trái với thông lệ quốc tế. Cái mà Freedom House ủng hộ là “tự do tuyệt đối” kể cả kích động khủng bố, phá hoại, kể cả vượt tường lửa bảo vệ để tiếp cận thông tin sai sự thật, xấu độc và thậm chí là lừa đảo. Việc áp đặt tiêu chuẩn “tự do tuyệt đối”, “tự do thái quá” của Freedom House ngược lại chính là hạn chế quyền tự do của công dân trong một nhà nước pháp quyền và đương nhiên là vô giá trị và cần phải bị loại bỏ.



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét