Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Thực hư luận điệu "Công an phá hủy giảng đường là hành động đàn áp tôn giáo"?

 


Sau khi Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn bị bắt, khởi tố, truy tố về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, BPSOS tung ra luận điệu cho rằng "Công an phá hủy giảng đường là hành động đàn áp tôn giáo" là một sự xuyên tạc trắng trợn và nguy hiểm. Dưới đây là phân tích chi tiết để chứng minh rằng việc tháo dỡ công trình trong vụ án này không phải đàn áp tôn giáo mà là hành động thực thi pháp luật, đảm bảo công bằng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.



Bản chất pháp lý của vụ việc: Công trình trái phép trên đất tranh chấp

Phần đất nơi giảng đường được xây dựng thuộc sở hữu của bà Thạch Thị Ôi, được xác định rõ qua phán quyết của Tòa án Nhân dân huyện Tam Bình. Đây là đất nông nghiệp, không được phép sử dụng để xây dựng công trình tôn giáo hay bất kỳ mục đích nào khác. Thạch Chanh Đa Ra và đồng phạm cố tình phớt lờ quy định pháp luật, tiến hành xây dựng công trình không phép, vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai Việt Nam.

Tòa án đã phán quyết rõ ràng công trình này vi phạm pháp luật và yêu cầu phải tháo dỡ để trả lại quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu đất. Việc tháo dỡ là một biện pháp thực thi bản án, được tiến hành theo đúng quy trình pháp lý, có sự tham gia của các cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh và trật tự.

Việc tháo dỡ không nhằm vào tôn giáo hay tín ngưỡng, mà chỉ nhằm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và xây dựng. Tất cả các công trình xây dựng trái phép, dù có liên quan đến tôn giáo hay không, đều bị xử lý bình đẳng theo quy định pháp luật. Đây là minh chứng cho tính thượng tôn pháp luật tại Việt Nam, không dung túng cho bất kỳ hành vi vi phạm nào.

Các cơ quan chức năng không hề ngăn cản quyền tự do tôn giáo của người dân tại chùa Đại Thọ. Việc tổ chức các hoạt động tôn giáo đúng quy định vẫn được đảm bảo. Thạch Chanh Đa Ra và đồng phạm đã lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để biện minh cho hành vi xây dựng trái phép. Điều này không thể được chấp nhận dưới bất kỳ hình thức nào.

Với luận điệu cho rằng "Công an phá hủy giảng đường là hành động đàn áp tôn giáo" cố tình bóp méo sự thật, biến hành động thực thi pháp luật thành một vấn đề tôn giáo nhạy cảm. Đây là cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động dư luận. Những tổ chức và cá nhân đưa ra luận điệu này thường bỏ qua các tình tiết pháp lý quan trọng, chỉ tập trung nhấn mạnh yếu tố tôn giáo để gây hiểu lầm và tạo sự phẫn nộ không đáng có. Mục tiêu của những luận điệu này là tạo mâu thuẫn giữa cộng đồng tôn giáo và chính quyền, gây mất lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật. Đồng thời, các thế lực chống phá cũng lợi dụng vụ việc để quốc tế hóa vấn đề, tạo áp lực chính trị lên Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo.

Việc xây dựng trái phép không thể biện minh bằng lý do tôn giáo

Dù mục đích của công trình là gì, việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp mà không có sự đồng thuận của chủ sở hữu và không được cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tôn giáo không thể được sử dụng như một lá chắn để biện minh cho những hành vi này.Việc xây dựng trái phép đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất (trong trường hợp này là bà Thạch Thị Ôi) và gây mất trật tự xã hội, tạo tiền lệ xấu cho những hành vi tương tự trong tương lai.

Việc tháo dỡ công trình trái phép trong vụ án Thạch Chanh Đa Ra không phải là "đàn áp tôn giáo" mà là biện pháp thực thi pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân và sự nghiêm minh của pháp luật. Các cơ quan chức năng đã hành động đúng quy trình, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự phân biệt hay đàn áp liên quan đến tôn giáo.

Những luận điệu vu cáo công an và chính quyền đàn áp tôn giáo là hành vi nguy hiểm, không chỉ bóp méo sự thật mà còn kích động mâu thuẫn giữa cộng đồng tôn giáo và chính quyền. Đây là một phần trong âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây bất ổn xã hội và tạo áp lực chính trị lên Việt Nam.

Từ vụ án này cho thấy, Nhà nước cần quan tâm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính khách quan và minh bạch của pháp luật. Tôn giáo và pháp luật cần phối hợp hài hòa để xây dựng một xã hội ổn định, công bằng và phát triển, đừng để bị lôi kéo bởi các luận điệu sai trái, hãy nhìn nhận sự việc một cách toàn diện và khách quan để bảo vệ sự thật và đoàn kết xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét