Những năm qua, tổ chức Freedom House, một tổ chức phi chính
phủ có trụ sở đặt tại Mỹ đã nhiều lần công bố báo cáo tự do Internet, trong đó
xếp hạng Việt Nam “không có tự do internet”. Năm nay, tổ chức này tiếp tục chấm
Việt Nam 22/100 điểm và đánh giá Việt Nam “không có tự do internet” cùng hàng với
các quốc gia như Trung Quốc, Cuba, Nga, Iran hay Triều Tiên.
Trong báo cáo về Việt Nam, tổ chức này khẳng định Việt Nam yếu
kém trong cơ sở hạ tầng internet và mạng lưới viễn thông; về mặt nội dung
internet bị hạn chế do Nhà nước Việt Nam yêu cầu các công ty dịch vụ như Google, Youtube, Facebook… xóa gỡ
nội dung các bài đăng liên quan an ninh quốc gia và bắt giữ, xử lý hình sự các
thành phần mà tổ chức này cho rằng là những người bất đồng chính kiến hay phản
biện xã hội trên mạng xã hội… Có thể nói đây là những đánh giá sai lệch, mơ hồ
đến mức cực đoan của Freedom House khi cố tình phủ nhận hoàn toàn tình hình thực
tế internet tại Việt Nam.
Điều đó có thể chứng minh một cách rõ ràng thông qua một vài
thông tin cụ thể như sau: Thứ nhất, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự
phát triển Internet một cách bùng nổ và mạnh mẽ với gần 80% dân số sử dụng
internet, trong đó có 70 triệu/100 triệu người tham gia mạng xã hội. Việc sử dụng
internet ở Việt Nam được bảo vệ và thực hiện trong khuôn khổ hiến pháp và pháp
luật.
Ví dụ như khi Việt Nam ra dự thảo nghị định thay thế Nghị định
Nghị định 72/2013/NĐ-CP, trong đó dự thảo có những thay đổi lớn về các chính
sách: Làm rõ hơn quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương tham gia
quản lý không gian mạng, Điều chỉnh, bổ sung quy định để hạn chế tình trạng
“báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong nước, Đơn giản
hóa điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng… Sự cần thiết
bổ sung quy định nêu trên là do trong những năm gần đây, mạng xã hội như
facebook, tiktok hay tiktok đã có sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, giúp cho việc
chia sẻ và tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt là giới trẻ ngày càng dễ
dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin tích cực thì mạng xã hội
còn tồn tại nhiều thông tin tiêu cực như tin giả, thông tin xấu độc, xuyên tạc,
bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân; quảng
cáo sai sự thật; nội dung vi phạm bản quyền… Việc Bộ Thông tin và Truyền thông
đã liên tục rà quét để xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn thông tin vi phạm
pháp luật, chủ yếu là các vi phạm về tin giả, tin xấu độc tuyên truyền chống
phá Đảng và Nhà nước, nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự, nhân phẩm các tổ chức,
cá nhân, quảng cáo vi phạm pháp luật… phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn
cho người sử dụng internetkhi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Tuy nhiên
sau khi dự thảo luật được đưa ra, Freedom House cho rằng đây là đang hạn chế,
kìm hãm sự phát triển của tự do. Thực tế, các quốc gia khác nhau có hệ thống luật
pháp khác nhau, nhưng mục tiêu đều là để đảm bảo an toàn cho công dân ở quốc
gia sở tại được đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Trên
thế giới cũng có rất nhiều các quốc gia ban hành những văn bản pháp luật về xử
lý hành vi trên không gian mạng rất chặt chẽ. Do đó, việc Việt Nam sửa đổi luật
để đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho công ty,
doanh nghiệp hoạt động dễ dàng phục vụ lợi ích cho toàn thể xã hội là việc vô
cùng cần thiết, không đúng với những thông tin áp đặt, sai lệch mà Freedom
House đưa ra.
Bên cạnh đó, khi trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt thông
tin tiêu cực, gây tâm lý hoang mang cho toàn xã hội thì cơ quan công an ngay lập
tức vào cuộc xử lý nhiều đối tượng về hành vi đăng tải bình luận thông tin sai
sự thật. Kỳ lạ thay, những đối tượng này đều được Freedom House đưa ra để bảo vệ,
bênh vực, coi họ là những nhà bất đồng chính kiến hay nhà báo tự do. Ví dụ như
trường hợp Phan Sơn Tùng (tại Vĩnh Phúc). Phan Sơn Tùng đã phát tán các
hình ảnh, lời nói, phát biểu với nội dung tuyên truyền, đả kích, nói xấu chế độ,
xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trên
facebook và youtube... Không chỉ dừng lại ở đó, Phan Sơn Tùng đăng tải nhiều
video với nội dung kêu gọi thành lập tổ chức bất hợp pháp với tên gọi "Đảng
Việt Nam thịnh vượng" mục đích để chống Nhà nước, chống Đảng, chống
chính quyền, lật đổ chế độ xã hôi chủ nghĩa tại Việt Nam.
Hay trường hợp khác mà Freedom House nhắc tới là Nguyễn Văn
Lâm. Đây là đối tượng đã sử dụng tài khoản Facebook "Lâm Thời", lợi dụng
những biến động về tình hình an ninh chính trị trên thế giới và các vấn đề nhạy
cảm, tiêu cực trong nước, đăng tải trên Facebook nhiều nội dung, hình ảnh có nội
dung tuyên truyền, kích động nhân dân chống Nhà nước, chống Đảng Cộng sản Việt
Nam và nói xấu chế độ, lãnh tụ, đăng tin xuyên tạc, sai sự thật về tình hình của
Việt Nam... Hành vi của Nguyễn Văn Lâm còn được một số cá nhân, tổ chức phản động
trong và ngoài nước lợi dụng để tung hô, cổ súy lợi dụng để tuyên truyền, chống
Nhà nước, làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Hành vi
đó là nguy hiểm cho xã hội, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến sự
tồn tại, vững mạnh của Nhà nước…
Có thể thấy, việc Phan Sơn Tùng, Nguyễn Văn Lâm bị xử lý trước
pháp luật là biện pháp cần thiết để đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh trên
không gian mạng, bởi vì trên không gian ảo nhưng tạo ra sự bất ổn là có thật. Tuy
nhiên việc Freedom House ra sức cổ súy, bảo vệ những trường hợp này cho thấy một
âm mưu, hoạt động với động cơ không hề trong sáng của tổ chức phi chính phủ
nhưng hoạt động dựa trên nguồn tài trợ chính từ ngân sách Mỹ này. Có thể thấy,
mục đích của Freedom House muốn Việt Nam không quản lý nhà nước trên lĩnh vực
thông tin, nhất là trên mạng internet cũng như thúc đẩy, hỗ trợ cho các phần tử
chống đối trong nước ra sức tuyên truyền, nói xấu chế độ. Khi đạt được mục đích
đó, chúng sẽ dễ dàng lật đổ chế độ, biến Việt Nam trở thành miếng mồi để ngoại
bang xâu xé, chi phối theo lợi ích của chúng. Đây là âm mưu rất thâm độc mà
Freedom House chỉ là một trong những con bài truyền thông đang thực hiện bản
báo cáo về tự do hàng năm để chống phá Việt Nam mà thôi. Do đó, người dùng
internet Việt Nam cần vô cùng cảnh giác và tránh bị Freedom House dắt mũi bằng
những luận điệu xuyên tạc, mơ hồ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét