Trong
thời gian gần đây, khi Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của
Việt Nam, nhiều trí thức đã
đưa ra các sách lược ứng xử cho chính phủ Việt Nam. Trong số đó phải kể đến bài
thuyết trình “Ba chiến lược mới phục vụ cho sự nghiệp vừa bảo vệ chủ quyền, vừa
xây dựng tổ quốc” đăng trên website của VIDS (http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=802&ID=3472).
Mục tiêu đưa ra của các chiến lược cho thấy ông quả thực là một người có tâm
với đất nước. Tuy nhiên, trong những chiến lược của ông đưa ra có nhiều điểm
bất khả thi, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Chiến
lược của Tiến sĩ Minh Đường đưa ra có thể tóm gọn trong ba ý sau: Một là Thúc
đẩy môi trường Kiến tạo dựa trên nền tảng đoàn kết quốc gia; Hai là xây dựng
Phú Quốc và các đảo thành môi trường kiến tạo quốc tế và Ba là nâng cao quan hệ
với Mỹ, Nhật thành đồng minh. Được biết, Tiến sĩ Minh Đường là Viện trưởng Viện
nghiên cứu SENA trực thuộc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
Điều này có thể lý giải tại sao ông lại hào hứng đề xuất các vấn đề về Kiến tạo
đến vậy.
Kiến tạo cái gì và dựa trên nền tảng gì?
Khi
tiến sĩ Minh Đường đề xuất tạo môi trường Kiến tạo tại Việt Nam dựa trên
câu nói của ký giả Thomas Friedman "Tôi nói với
con mình, ngày xưa bố đi tìm việc làm, còn ngày nay các con sáng tạo ra việc
làm. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa thời đại của bố và thời đại ngày
nay" như một định nghĩa cho vấn đề Kiến tạo thì ta có thể hiểu rằng
Tiến sĩ Minh Đường đang chịu ảnh hưởng của phong trào Start-up (Khởi nghiệp)
nổi tiếng ở Mỹ trong những năm gần đây mà Thung lũng Silicon vẫn giữ vai trò
tiên phong. Start-up Mỹ đã phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ, gây biến đổi
sâu sắc tình hình kinh tế, chính trị của cường quốc này.
Ở Việt Nam,
phong trào Start-up cũng bắt đầu manh nha và phát triển trong nhiều năm gần đây
và luôn được sự ủng hộ của chính quyền, thậm chí được khuyến khích trong giới
trẻ. Môi trường Kiến tạo mà ông Minh Đường yêu cầu “cần có” thì từ lâu vốn đã
có. Nhưng Start-up Việt gặp một vấn đề bất ổn đó là thay vì tạo ra các sản phẩm
có ích cho người dân thì họ lại thể hiện những non kém trong quản lý và cơ hội
chủ nghĩa trong tầm nhìn. Đâu là lý do của nguyên nhân này? Tại Hoa Kỳ, nền
kinh tế Tư bản có nền móng rất vững chắc với các tập đoàn tài phiệt lũng đoạn
chính trị của quốc gia này. Phong trào Start-up ra đời với mục đích chống lại
sự tập đoàn hóa, thay vì tạo ra những tập đoàn bền vững, các Start-up đều ngắn
hạn và giải quyết nhu cầu trước mắt. Trong khi ấy, nước ta không đơn giản chỉ
cần những giải pháp ngắn hạn, bởi các giải pháp ngắn hạn đã chứng minh rằng
càng làm càng sai, sai đâu sửa đấy, sửa xong rồi vẫn sai. Tiến sĩ Minh Đường
kêu gọi “cách nghĩ mới, cách làm mới” đã vô tình khuyến khích đua tranh,
khoe mẽ sự khác lạ từ bản thân những người kiến tạo chứ không phải những lợi
ích thiết thực. Ở Việt Nam
chúng ta đang thật sự cần kiến tạo cái gì? Tôi xin đưa ra một tiêu chuẩn cho sự
kiến tạo cần thiết ở Việt Nam,
đó là “Cách nghĩ hệ thống và Cách làm trách nhiệm”.
Quốc tế hóa các đảo của Việt Nam hay dâng các đảo này cho Mỹ?
Tiến
sĩ Nguyễn Minh Đường cho rằng: “đầu thế kỷ 21 đã xuất
hiện sự hợp nhất giữa toàn cầu hóa với cách mạng công nghệ thông tin và do
đó thế giới đang chuyển từ trạng thái kết nối sang siêu kết
nối và phụ thuộc lẫn nhau và chính điều này sẽ đưa
chúng ta vượt lên một tầm cao mới”. Ông có vẻ rất tâm đắc với ý tưởng
của Thomas Friedman trong thế giới phẳng, nhưng có lẽ vì quá say sưa công nghệ
mà ông quên rằng tình trạng “siêu kết nối” ấy chỉ có thể diễn ra trên Internet.
Trong thế giới thực, nếu siêu kết nối diễn ra và sự phụ thuộc gia tăng, một mức
độ nghiêm trọng sẽ thúc đẩy thế giới đến tình trạng xóa nhòa ranh giới quốc gia
và sớm muộn sẽ tạo ra bá chủ hòan cầu trong một thế giới phẳng. Bởi vậy, thế
giới thực không hề phẳng giống như những nhà hoạt động xã hội lý tưởng hóa vẫn
nhận định.
Bởi thế, đề xuất quốc tế hóa Phú Quốc và các đảo khác ở Biển Đông
cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Ở đây, không rõ tiến sĩ Minh Đường đã có lộ
trình cho vấn đề quốc tế hóa này chưa, hay chỉ yêu cầu sử dụng luật pháp quốc
tế và văn hóa quốc tê – Điều mà nhà nước xưa nay vẫn tôn trọng và thực
hiện. Ta có thể hiểu rằng chuyện “quốc tế hóa” phải chăng nên được hiểu
là cho phép người dân, các tổ chức, quân đội quốc tế hay của các nền quân sự
của các nước khác đều được tự do đi lại, khai thác và đặt các cơ sở quân sự
trên đảo này? Đây là một mối nguy lớn đến tình hình An ninh Quốc gia.
Dù cho thế giới có “siêu kết nối” đến đâu thì quyền lợi của một
quốc gia vẫn quan trọng hơn trật tự thế giới, tức là các quốc gia bạn bè sẽ
không giúp mình nếu không nhìn thấy được bất cứ lợi ích gì. Biển Đông có một vị
trí đắc địa trong khu vực vành đai Thái Bình Dương kéo dài từ Bắc bán cầu với
Nam bán cầu, trong nhiều thế kỷ, các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia thực
dân đều mong muốn có được sức mạnh trên biển và triền miên xảy ra tranh chấp.
Liệu rằng, khi “quốc tế hóa” các đảo ở biển Đông tình trạng tranh chấp có giảm
đi, hay thay vì chỉ có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam thì biển Đông trở
thành cái ao lớn mà các nước có sức ảnh hưởng trong đó chẳng khác nào như “quần
ngư tranh thực”.
Hơn
nữa cần phải xem xét lại xem “quốc tế hóa” ở đây có đúng là quốc tế hay không?
Ai cũng biết, do sức mạnh quân sự và kinh tế, tiếng nói của Hoa Kỳ mạnh mẽ
thuộc dạng bậc nhất trong Liên hiệp quốc và đứng đằng sau thao túng nền chính
trị - kinh tế của nhiều quốc gia. Vậy thì nguy cơ để Mỹ đặt cơ sở quân sự trên
các đảo này, một mặt đe dọa Trung Quốc, một mặt cũng quản chế luôn chính phủ
Việt Nam.
“Thế giới phẳng” luôn là giấc mơ của Hoa Kỳ, và bất cứ chỗ nào không phẳng họ
cũng sẽ luôn tìm cách để làm cho phẳng.
Liên minh với Mỹ, Nhật không khác nào khiêu khích Trung Quốc
Chiến
lựơc thứ 3 đã trở nên quá rõ ràng cho các nguy cơ trong chiến lược thứ 2. Ông
Minh Đường đề nghị nâng cao mối quan hệ với Mỹ, Nhật lên tầm “Liên minh” với
mức độ gắn kết sâu hơn. Điều này gián tiếp khẳng định việc quốc tế hóa trên các
đảo của Việt Nam
thực ra là Mỹ hóa và Nhật hóa. Ông Minh Đường lập luận rằng việc quốc tế hóa sẽ
gia tăng sức mạnh trên biển của Việt Nam nhưng thực ra là rất tiện lợi để hai
cường quốc này đóng các cơ sở quân sự trên vùng biển Việt Nam.
Mặc
dù tiêu chí đặt ra là sự Liên minh này không để chống ai, nhưng có thể chính
phủ Trung Quốc sẽ không hiểu như thế. Nếu Mỹ trở thành “bảo kê” cho Việt Nam cả
về tài chính, quân sự, chính trị thì Trung Quốc sẽ không khỏi tức giận khi có
kẻ kê họng súng ngay mạng sườn của mình. Hậu quả của việc này có thể dẫn đến
chuyện Trung Quốc sẽ leo thang nhanh chóng hơn ở biển Đông và sẽ không còn là
xung đột nữa mà chuyển thành chiến tranh trên biển.
Ở
quãng thời gian này, tình hình chính trị Trung Quốc rất phức tạp do nội bộ
tranh chấp. Nếu chúng ta khéo léo hành xử và kiên nhẫn chờ đợi, cuộc đấu đá nội
bộ cua Trung Quốc sẽ gay gắt tới mức các bên trở mặt với nhau và kinh tế suy
yếu thi tình hình biển Đông cũng sẽ được yên ổn. Nhưng nếu mình tỏ ra thân
thiết với Mỹ và Nhật hợp tác đặt họng súng ngay mạng sườn Trung Quốc thì có khi
đây lại là cái cớ hợp lý để các phe nhóm của Trung Quốc (với tinh thần dân tộc
trên hết) trở nên đoàn kết với nhau hơn. Nếu vậy việc quân đội Trung Quốc tấn
công nước ta trong vòng 24h không phải chuyện gì quá khó khăn.
Ngoài
ra có thể tin tưởng một quốc gia “thực dụng” như Mỹ được hay không? Không nên
hiểu từ “thực dụng” theo nghĩa xấu mà chỉ đơn gian có nghĩa là “có lợi ích, có
thể dùng được”. Vậy chủ quyền Việt Nam có thật sự là mối quan tâm của
chính phủ Mỹ? Hay chỉ đơn thuần là bàn cờ vây chiến lược của Mỹ đang chơi với
Trung Quốc. Thể hiện sự ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện với Trung Quốc, Mỹ đã gửi
cho Việt Nam 16 triệu đô la, một số tiền quá ít so với một đại gia bậc nhất.
Vậy thì tôi nghi ngờ việc nếu nổ súng ở biển Đông thật, liệu Mỹ có hoàn toàn
bảo vệ Việt Nam hay lại giống như chính phủ Ngụy Sài Gòn – đồng minh thân thiết
của Mỹ, bị bỏ bơ vơ trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Khi
trở thành Liên minh với Mỹ thì vấn đề đáng lo ngại lớn nhất không phải là văn
hóa Mỹ, lối sống Mỹ tràn vào và nuốt gọn nền văn hóa Việt Nam. Vấn đề
đáng lo ngại nhất là vấn đề tập đoàn hóa. Ai cũng biết sự lệ thuộc kinh tế của
Hoa Kỳ vào Trung Quốc ở mảng nhân công và thị trường giá rẻ. Các cơ sở sản xuất
của Mỹ đa phần đều nằm ở các nước thế giới đang phát triển. Tập đoàn hóa
dẫn đến việc tạo ra một thế giới máy móc và lệ thuộc, thay vì xây dựng nền kinh
tế riêng thì bị phụ thuộc hoàn toàn vào các tập đoàn như thể một cái sân sau.
Chiến lược kinh tế của Hoa Kỳ hiện nay thật không khác gì quân xâm lược Nguyên
Mông thời xưa đánh đông dẹp bắc, thay vì xâm lược bằng vó ngựa thì ở mức tiến
hóa cao hơn phải kể đến xâm lược bằng ảnh hưởng kinh tế.Việc Liên minh với Việt
Nam hay các thế giới thứ 3 giúp Mỹ tránh được sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Bởi
thế có thể khẳng định, nếu xảy ra nổ súng, Mỹ không tội gì đánh đổi những khoản
nợ kếch sù lấy một vài hòn đảo.
*Kết
luận:
Điểm
bất ổn nhất của bài viết này nằm ở chỗ Tiến sĩ Minh Đường luôn viện dẫn Thomas
Friedman làm cơ sở tư tưởng cho mình. Nhưng Thomas Friedman dù có nổi tiếng đến
đâu cũng chỉ là một nhà báo ký sự và bình luận. Các tác phẩm của Friedman
vốn chỉ là tập hợp các bài báo của ông viết và luôn luôn giữ vị trí Best Seller.
Nhưng dù có bán chạy đến đâu thì các tác phẩm này cũng không mang tầm vóc chính
trị đến mức được đưa vào bài viết của một ông Viện trưởng bởi cuốn này cũng
không được giới hàn lâm chính thống đánh giá cao về mặt chuyên môn và học
thuật. Và chính bởi cả bài viết nhắc đi nhắc lại đến ông Friedman của Tiến sĩ
Minh Đường nên chiến lược này chỉ mang tính tạo mốt và đánh bóng tên tuổi cho
đúng mốt mới chứ không mang lại được bất cứ giải pháp thực tế nào
Nguồn http://lehienduc02.blogspot.com/2014/06/phan-bien-chien-luoc-ot-pha-cua-tien-si.html