Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Đánh gái phiến diện về không gian dân sự Việt nam của Civius Monitor!

 

CIVICUS Monitor điểm danh Việt Nam trong số 20 quốc gia có không gian dân sự tệ nhất thế giới cùng với Bắc Triều Tiên, Lào, Iran và Cuba.Danh sách này gồm 10 quốc gia ở Châu Á như Lào, Triều Tiên, Iran, Syria, Ả rập Saudi, Uzberkistan; Cuba ở châu Mỹ và nhiều quốc gia châu Phi.Trong báo cáo đầu tiên đưa ra vào ngày 4/4 vừa qua, Mạng lưới nhân quyền quốc tế CIVICUS đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 quốc gia có không gian dân sự kém nhất thế giới: “đóng kín”.



Theo định nghĩa của CIVICUS, quốc gia bị đánh giá là “đóng kín” về không gian dân sự, tức là Không gian dân sự bị đóng kín hoàn toàn trên luật pháp và thực tế. Không khí sợ hãi và bạo lực chiếm ưu thế, những người thực hành các quyền tự do hiệp hội, hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận bị giết, bị đánh nặng nề mà không hề được bảo vệ, hay không đòi được công lý. Bất kỳ ai chỉ trích chính quyền nào đều bị trừng phạt và không có tự do báo chí. Internet bị kiểm soát nghiêm ngặt, nhiều trang web bị chặn

Đánh giá nói trên của CIVICUS ngay lập tức vấp phải phản đối kịch liệt từ mạng xã hội Việt Nam, Đa số cho rằng, CIVICUS sai lệch, phiến diện, thiếu khách quan khi “chấm điểm” không gian dân sự Việt Nam.

Trong một nghiên cứu về không gian dân sự của Việt nam từ 2014 trên trang Tia Sáng đã chỉ ra những tiến bộ vượt bậc của Việt nam về vấn đề này:

1.     Số lượng các tổ chức xã hội có đăng ký hoạt động đang gia tăng. Theo một khảo sát thực hiện năm 2000, có 322 tổ chức có trụ sở chính ở Hà Nội và TP HCM; năm 2005, có 800 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký thành lập. Năm 2010, ước tính Việt Nam có khoảng 1.700 tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó 600 tổ chức đăng ký dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (VUSTA)2.  Các tổ chức NGO khác thì đăng ký dưới sự bảo trợ của các tổ chức khác như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, các trường đại học và các viện nghiên cứu... Bên cạnh đó, số lượng các hiệp hội chính trị-xã hội và các hiệp hội nghề nghiệp - còn được gọi là các “tổ chức phi chính phủ nhà nước” - cũng đang gia tăng nhanh chóng. Đáng chú ý là, sự phát triển này đã và đang diễn ra trong khi Luật về Hội mới chưa ban hành, và cũng không có sự thay đổi đáng kể nào về khung pháp lý.

2. Việc đo lường chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội khó thực hiện hơn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng cả chất lượng và kết quả hoạt động của các tổ chức này đều đang phát triển, nếu nhìn vào những con số ngày càng lớn về số lượng các tổ chức, số lượng thành viên, người tham gia, người thụ hưởng, và sự phong phú đa dạng của các lĩnh vực mà các tổ chức này hoạt động. Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như xóa đói giảm nghèo, y tế, và giáo dục, các tổ chức xã hội bây giờ cũng ngày một chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát tham nhũng, và vận động chính sách; trong các hội nhóm dành cho người khuyết tật, người đang sống chung với HIV, các nhóm đồng tính/chuyển đổi giới tính, có nhiều nhóm còn có thâm niên hoạt động tới 5 - 10 năm. Tuy vậy, vẫn còn cần thêm nhiều bằng chứng nữa để chứng minh cho chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội.

3. Song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hoạt động xã hội và  các hoạt động xã hội phi chính thức, bao gồm các nhóm sinh viên tình nguyện, các hội và các quán cà phê dành cho nghệ sĩ, doanh nhân trẻ, và các nhóm học tập khác, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Theo nhận xét của một người tham gia/nhà quan sát, các nhóm phi chính thức này “có thể thậm chí còn linh động, dễ thay đổi, và thú vị hơn cả các tổ chức NGO truyền thống”, bởi đa số đều hoạt động trên cơ sở tình nguyện, không có nhân viên, văn phòng thường trực, hay được tài trợ. Hoạt động của họ hướng tới các mục tiêu từ thiện, văn hóa, và môi trường, trong đó giới trẻ tham gia rất đông, tuy rằng nhóm người trung tuổi và cao niên cũng tham gia cùng. Hiện vẫn chưa có con số ước tính nào về số lượng của các hoạt động phi chính thức như vậy.

4. Việc sử dụng Internet và các kênh truyền thông xã hội cũng đã và đang làm thay đổi bối cảnh giao tiếp xã hội. Ngày càng có nhiều người tương tác trực tuyến hơn: tỉ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam là 43%, cao nhất Đông Nam Á 3.  Một số người sử dụng web cũng tích cực tìm kiếm các kênh thông tin trước đây chưa phổ biến; một số khác lấy công nghệ làm phương tiện phát tán các suy nghĩ/ trải nghiệm của mình lên blog và các bài viết trên mạng xã hội; theo các nguồn tin của chính phủ, Việt Nam hiện có ba triệu blogger4.  Kết quả là, những thảo luận về chính sách từng chỉ được lưu hành trong môi trường khép kín thì nay đã được đưa ra bàn luận công khai.

Với phân tích cách đây 7 năm đã ghi nhận sự tiến bộ của Việt Nam bằng con số xác thực.

Chỉ tiếc rằng, khi đánh giá, chấm điểm Việt Nam, VICIUS giống như nhiều tổ chức phi chính phủ ác cảm, thiếu thiện cảm với Việt Nam đều lấy chung dữ liệu về Việt nam, dùng đó như căn cứ xuyên tạc, đả phá về vấn đề không gian dân sự Việt nam,

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Vì sao zân chửi lại đặc biệt quan tâm vụ Mai Phan Lợi?

 

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Mai Phan Lợi để điều tra về Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự không hiểu sao thu hút sự quan tâm, xuyên tạc, đâm chọc của đám zân chửi.

Sau khi Mai Phan Lợi bị bắt tạm giam, trên một số trang mạng, báo đài chống Việt Nam như RFA, BBC, RFI, “Việt Tân”... đã thực hiện “màn đồng ca” cho rằng “chính quyền bắt, đàn áp những nhà báo” hay họ còn cho rằng việc bắt giữ Mai Phan Lợi là “mang tính chính trị, nhằm bịt miệng một nhà báo dám nêu lên các vấn đề của đất nước” và đồng thời so sánh Mai Phan Lợi với blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Lê Quốc Quân cùng bị xử lý về tội Trốn thuế. Vì sao Mai Phan Lợi lại được giới “dân chủ” quan tâm đến vậy?

Được biết, Mai Phan Lợi, 50 tuổi, quê ở Thái Bình, là Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) và được biết đến từng là Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội - quản trị “Diễn đàn Nhà báo trẻ”.

Tên tuổi của Mai Phan Lợi được cộng đồng mạng và giới dân chủ biết đến khi cùng với Vĩnh Quyên (VOV), Phan Quang Minh… lập ra group mang tên “Diễn đàn nhà báo trẻ” trên mạng xã hội facebook. Vậy nhưng với dưới vỏ bọc quản trị của diễn đàn này, Mai Phan Lợi đã kết nạp hàng loạt các thành viên dân chủ cốt cán với những thành tích chống phá đất nước được các tổ chức phản động lưu vong hậu thuẫn, tài trợ, đặc biệt là tổ chức “Việt Tân” như Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền… Năm 2016, Mai Phan Lợi cũng được biết đến là một trong 6 người đại diện cho một số tổ chức về cái gọi là “xã hội dân sự Việt Nam” do Nguyễn Quang A thành lập đã gặp Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội trong chuyến thăm của vị Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam.

Sau tai tiếng “lỡ miệng” dẫn đến Mai Phan Lợi bị thu hồi thẻ nhà báo sau khi gây ra sự phẫn nộ, bất bình của dư luận quần chúng nhân dân cũng vào năm 2016, Mai Phan Lợi chuyên xây dựng các cộng đồng chung của giới báo chí và giới hoạt động, thông qua việc tạo hoặc quản lý các group Facebook như “Diễn đàn Nhà báo Trẻ”, “Góc nhìn Báo chí – Công dân”, “Xanh & Sạch”, “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”… Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lợi cố tình biến những cộng đồng này thành công cụ để giới chống đối, bất mãn tác động vào quần chúng trung lập.

Mai Phan Lợi đã đưa Trần Song Hào, Mai Quốc Ấn, Đỗ Cao Cường vào làm admin group “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”, mà Lợi lập ngay sau vụ nhiễm độc không khí do cháy nhà máy Rạng Đông. Trần Song Hào góp phần hình thành dư luận mạng về vụ Formosa, trong khi Mai Quốc Ấn và Đỗ Cao Cường vừa chi phối dư luận mạng về các vụ ô nhiễm môi trường, vừa thường xuyên tận dụng vấn đề ô nhiễm để công kích chế độ:


 
 

Các thành viên trong group này khá thoải mái trong việc mượn các vấn đề thời sự để công kích chế độ:


Với cách làm này, Mai Phan Lợi biến một phần không nhỏ của dư luận chống ô nhiễm môi trường thành dư luận chống chế độ. Khi việc này đi quá giới hạn, nó có thể gây hại cho chính phong trào chống ô nhiễm môi trường, như đã xảy ra với phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015.

Qua hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, nay lại là hàng loạt diễn đàn núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường, Mai Phan Lợi đã thể hiện rõ bản chất lái dư luận về vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng công kích chế độ, và Mỹ có thể biến xã hội dân sự Việt Nam thành một công cụ để định hướng chính sách của Việt Nam. 

 Không phải tự dưng, Mai Phan Lợi lọt vào danh sách các "thủ lĩnh xã hội dân sự" mà Tổng thống Obama tiếp đón, PR dịp hiếm hoi đến Việt Nam.

 Chính vì vừa muốn lập ra doanh nghiệp để có danh nghĩa công khai, hợp pháp cho hoạt động gây thanh thế, thao túng truyền thông, tập hợp lực lượng chống đối chờ thời, lại vừa muốn âm thầm nhận tiền tài trợ từ các quỹ dân cuhr, quỹ lật đổ dưới các danh nghĩa khác nhau, nên cái kết cục của Mai Phan Lợi khi bị cơ quan thuế sờ gáy là lòi ra tội khủng, cớ trời mới cứu được y và đồng bọn

Với việc bị bắt tạm giam để điều tra về Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự, Mai Phan Lợi cũng sẽ phải chịu những hình thức xử lý nghiêm minh trước pháp luật (có thể lên đến 07 năm tù giam) như những gì mà blogger Điếu Cày hay “luật sư” Lê Quốc Quân trước đây đã phải gánh chịu sau những hành vi phạm pháp luật của mình. Một kẻ đã từng là “nhà báo” và rồi tự đánh mất mình khi bị thu hồi thẻ nhà báo và từng có quan hệ thân thiết với những đối tượng chân rết của các tổ chức phản động lưu vong chống phá đất nước như Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền... thì việc Mai Phan Lợi nhận được sự quan tâm của giới “dân chủ” cũng là điều dễ hiểu.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

CPJ: Tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật!

 

Khoác tấm áo danh nghĩa bênh vực, bảo vệ cho những kẻ mà tổ chức Ủy ban bảo vệ ký giả gọi là “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”, “nhà báo không lề” và xuyên tạc chính quyền Việt Nam đã “đàn áp báo chí”, “tấn công vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”...tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ) từ lâu đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”, vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận đã được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.Từ đó, họ lên tiếng đòi “phải trả tự do ngay lập tức cho những “nhà báo tự do” đang bị giam giữ”.



Mới đây nhất, CPJ công khai cái gọi là báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021”, CPJ tiếp tục xếp Việt Nam vào một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập; đưa các đối tượng hoạt động chống Nhà nước, phạm tội hình sự thông thường như tội trốn thuế vào danh sách  23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau với những cái tên cũng hết sức quen thuộc như

Cần khẳng định rằng, các cá nhân nêu trên là những đối tượng có hoạt động lợi dụng vấn đề tự do báo chí, ngôn luận để có hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, đã hoặc đang bị điều tra, xét xử. Một số tổ chức quốc tế đứng ra kêu gọi, bảo vệ, bẻ lái vụ việc nói trên, núp bóng “tự do báo chí”, “bảo vệ nhân quyền”… để bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất vụ việc nhằm chống phá, chính trị hóa các vụ việc hình sự nói trên.

Tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật

Trước hết cần thấy, tự do báo chí là quyền tự do cơ bản, thiêng liêng, biểu hiện cho sự tiến bộ, phát triển của xã hội. Mặt khác cũng cần hiểu tự do báo chí không phải là tự do chung chung, tự do vô bờ bến, tự do không có giới hạn mà bao giờ nó cũng phải gắn và nằm trong khuôn khổ pháp luật.Vấn đề có tính nguyên tắc trong tư tưởng lập pháp được mọi quốc gia thừa nhận, vận dụng, thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật là tự do luôn gắn liền với trách nhiệm, quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ.

Mối quan hệ phổ biến này nhằm mục tiêu chính đáng, khoa học, khách quan, bảo đảm cho tự do của mỗi người không làm mất đi hay ảnh hưởng tiêu cực đến tự do của người khác và của cộng đồng, xã hội. Do vậy, tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật và bao gồm cả những quy tắc đạo đức xã hội. Trong khuôn khổ, quy tắc ấy, tự do báo chí được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; báo chí sẽ thực hiện tốt vai trò của mình, tạo môi trường thông tin lành mạnh, là phương tiện hữu hiệu thúc đẩy phát triển xã hội, phục vụ mục tiêu tốt đẹp cho con người.

Nằm ngoài điều đó, báo chí sẽ trở thành tự do vô chính phủ, trở thành công cụ chính trị chống phá lẫn nhau giữa các đảng phái, giai cấp, nhà nước, giữa các quốc gia, dân tộc, tác động tiêu cực đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Như vậy, tự do báo chí không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật.

Thực tế,tự do báo chí ở phương Tây mà một số người ca ngợi, cổ súy có phải là thứ tự do không giới hạn, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật? Theo Hiến pháp Hoa Kỳ (năm 1791) thì Quốc hội Mỹ không được phép ban hành bất cứ văn bản nào hạn chế tự do ngôn luận và báo chí. Nhưng theo nhiều văn bản pháp luật khác, ví dụ đạo luật năm 1798 thì sẽ là tội phạm nếu viết, in, phát biểu và phổ biến những văn bản sai sự thật, cố ý xúc phạm hay chống lại chính quyền.

Ngay trong Bộ luật Hình sự Mỹ ghi rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng, tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hay bạo lực”.

Hay như ở Ðức, các quy định cụ thể về tự do báo chí thuộc thẩm quyền của các tiểu bang. Thí dụ, Luật Báo chí ở tiểu bang Bavaria ghi rõ: “Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và các cơ quan địa phương. Sự hưởng thụ tự do cho mỗi người đều phụ thuộc vào việc tất cả mọi người thực hiện nghĩa vụ trung thành với nhân dân, Hiến pháp, Nhà nước và luật pháp”.

Ðức còn có lực lượng của các cơ quan nhà nước theo dõi sách báo, tin tức do các cá nhân và tổ chức phát tán trên mạng để thu thập tin tức và bằng chứng, khi cần thiết sẽ phục vụ cho các thủ tục xét xử hình sự… Như vậy, tự do báo chí ở phương Tây hay bất cứ quốc gia nào cũng không nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Hiểu tự do ngôn luận, tự do báo chí như vậy sẽ giúp nhìn nhận, đánh giá khách quan về tự do báo chí ở Việt Nam.

Thực tiễn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung, tự do ngôn luận, báo chí nói riêng đã liên tục phát triển. Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn coi đây là một chiêu bài để chống phá Việt Nam.

Thủ đoạn của quan điểm, luận điệu này thể hiện ở chỗ:

(1). Lợi dụng vào vấn đề tự do báo chí, những điểm khác nhau trong quy định của luật pháp Việt Nam và các nước để xuyên tạc.Từ đó nhằmlàm mất niềm tin vào nền báo chí, những thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà báo chí chuyển tải.

(2). Cố tình đánh đồng hiện tượng để quy kết thành bản chất. Lấy sự việc số đối tượng tự xưng là “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”, blocger… vi phạm pháp luật hình sự để quy kết thành bản chất là Việt Nam không có tự do báo chí.

(3). Kích động, cổ súy, bảo trợ cho những đối tượng lợi dụng tự do báo chí nói trên để chống phá Việt Nam. (4). Lợi dụng vấn đề tự do báo chí để công kích, lấy đó như một cái cớ để tổ chức phản động và tổ chức khác vốn có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với Việt Nam báo cáo, suy diễn, xuyên tạc, làm méo mó hình ảnh đất nước, con người, tình hình Việt Nam, từ đó gây sức ép lên nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao của Việt Nam.

Đằng sau quan điểm, luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do báo chí là ý đồ sâu xa cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở Việt Nam; cố tình ca ngợi, cổ súy, hướng lái, thúc đẩy cái gọi là giá trị “tự do, dân chủ, nhân quyền” phương Tây. Do đó, vấn đề “tự do báo chí” cần được hiểu đúng và nhận diện rõ âm mưu, ý đồ xấu để lên án, đấu tranh.

 

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Hành trình trượt dốc của “nhà báo” Mai Phan Lợi

 


Việc Mai Phan Lợi và đồng bọn trốn thuế hàng tỷ đồng đã phải trả giá đặt, giờ đang chờ đợi ngày hầu tòa. Đây không đơn thuần là hành vi trốn thuế, nó là tích lũy, là nhân quả của nhiều năm trượt dốc không phanh của “nhà báo” Mai Phan Lợi

Mai Phan Lợi được dư luận biết đến nhiều sau khi được “đại diện giới truyền thông dân sự” gặp tổng thống Obama sang thăm Việt Nam. Ai cũng biết, việc ông Obama gặp ai đã được phía Đại sứ quan Mỹ lựa chọn kỹ lưỡng, hầu hết là gương mặt “thân Mỹ” cần đánh bóng, quảng bá như “thủ lĩnh đối lập” tương lai trên chính trường “hậu cộng sản” của Việt Nam!





Tại cuộc gặp chớp nhoáng mang tính khích lệ, PR là chủ yếu, Mai Phan Lợi được Obama xếp ngang hàng với những Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, những đối tượng đã công khai hô hào lật đổ chế độ, “thân Mỹ bài Trung”. Nhưng cái cách Mai Phan Lợi PR,. Khoe khoang sau cuộc gặp ông Obama như thể ông ta là đại diện, là thủ lĩnh truyền thông của Việt Nam được nước Mỹ ghi nhận vậy khiến dư luận đặt dấu hỏi, phải chăng, nhà báo Mai Phan Lợi thèm tự do báo chí đến nỗi ảo tưởng sức mạnh?

 

Giới báo chí biết đến Mai Phan Lợi nhiều hơn nhờ diễn đàn Nhà báo trẻ, một fanpage có ảnh hưởng trong giới báo chí, phóng viên trẻ trong nước. Tháng 1/2012, diễn đàn Nhà báo trẻ được thành lập từ ý tưởng của một nhóm các nhà báo, phóng viên trẻ. Mục đích khi lập ra diễn đàn này là “ tạo dựng sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các nhà báo, phóng viên trẻ tuổi, các bạn sinh viên báo chí mới chập chững vào nghề”, “là nơi để các bạn phóng viên trẻ trút tâm sự về việc bị tòa soạn đối xử chưa công bằng, bị xào bài,...” Theo thời gian, số lượng thành viên của diễn đàn tăng lên, không chỉ các nhà báo trẻ, các nhà báo phóng viên lâu năm cũng đã quan tâm đến diễn đàn này.Nhận thấy đây sẽ là miếng mồi béo bở, Mai Phan Lợi và người tình Đỗ Hà đã tìm cách thâu tóm diễn đàn về tay mình. Từ một diễn đàn ảo, nhưng với sự phát triển chóng mặt của các mạng xã hội, chúng có thể biến những luồng ý kiến bàn phím thành những luồng dư luận thật sự trong xã hội, làm khuynh đảo giới truyền thông bằng các thông tin trái chiều, từ đó tạo ra các kẽ hở để chuộc lợi từ những phi vụ làm ăn với các công ty có hành vi bất chính.

 

Toan tính của Lợi và Hà đã được thực hiện một cách tinh vi và bài bản. Đầu tiên, chúng dùng chính nghề báo của mình để tung tin xấu, nhằm dẹp đường những người trong diễn đàn không cùng quan điểm với chúng, để chúng rảnh tay làm ăn. Sau đó, chúng lợi dụng những thành viên còn lại trong diễn đàn, có đủ các thể loại nhà báo, để phục vụ cho mục đích kiếm tiền cùng với Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng MEC do chúng lập ra. Hoạt động kiếm tiền này rất dễ hiểu, chúng dùng những cây bút trong diễn đàn của mình để làm con tốt viết bài quảng cáo cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có dớp với khách hàng, đang cần “rửa mặt” để lấy lại uy tín. Ví dụ rõ ràng nhất là vụ rửa mặt không thành của Mai Phan Lợi đối với công ty URC nhân dịp công ty này “chiêu đãi” người dân Việt Nam hàng triệu chai nước ngọt có hàm lượng chì cao gấp nhiều lần so mới mức cho phép. Đây chẳng hóa là chà đạp lên sức khỏe của cả một dân tộc, tiêu diệt nòi giống tiên rồng của Lợi hay sao?

 

MEC, do Lợi và Hà làm trùm sò, với sự hậu thuẫn của đàn em Đoan Trang, đám phản động VOICE và dân chủ cuội trong nước, trở thành nơi nuôi còm, tung hứng thông tin hơi hướng chính trị hóa, kích động các vấn đề bất cập trong xã hội. Chắc chắn, với sự liên kết với các tổ chức phi chính phủ nhưng thực ra là dưới sự điều khiển của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào nội bộ Việt Nam, Lợi và Hà đã, đang và sẽ còn tiếp tục hoạt động đi ngược với đạo đức nghề báo, đi ngược với truyền thống yêu nước của dân tộc. Chưa biết chừng, với đà này, chúng sẽ lại là một thế hệ rận chủ tiếp nối và mở ra một thời kỳ rận chủ mới, rận chủ trên lĩnh vực báo chí truyền thông.

Tuy nhiên, do sự phấn khích quá đà, Mai Phan Lợi công kích tại nạn thương tâm của các chiến sĩ trong vụmáy bay Casa rơi đã gây phẫn nộ, khiến y bị tước danh hiệu nhà báo, chính thức tước đi cái vỏ bọc hợp pháp để thao túng lĩnh vực truyền thông, báo hiệu năm tháng trượt dài, lún sâu vào giấc mơ và ảo tưởng về “truyền thông tự do”, “truyền thông độc lập” để lũng đoạn thứ “quyền lực thứ tư” này.

Với lộ trình trượt dốc này, ai cũng dễ hiểu, Mai Phan Lợi bắt tay, đi đêm với các thế lực muốn chuyển hóa chế độ chính trị của Việt Nam qua ngả truyền thông qua vũ khí tẩy rửa là Trung tâm MEC nên y buộc phải nhập nhèm, trốn thuế, gian lận hòng che giấu nguồn tài trợ khủng hàng triệu USD cho công cuộc “chuyển đổi cách mạng màu” của y.

Vỏ quýt dày có móng tạy nhọn. Đi đêm lắm có ngày gặp ma. Cái kết cục hiện nay do chính y tự gieo tự gặt mà thôi.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Những luận điệu xuyên tạc vụ án Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách!

 

 

Ngày 2/7/2021, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với  Mai Phan Lợi để điều tra về tội trốn thuế quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015. Viện KSND cùng cấp cũng đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên. Tòa án nhân dân TP Hà Nội sắp đưa vụ án Mai Phan Lợi, cựu Chủ tịch Hội đồng khoa học MEC ra tòa cùng đồng phạm để xét xử hành vi "Trốn thuế". Cùng với diễn biến này, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 8/7 đã ra thông cáo báo chí nói rằng cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với nhà báo Mai Phan Lợi là cáo buộc ngụy tạo. Do đó chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ cáo buộc đó và trả tự do ngay cho ông này.


Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, nói: “Chúng tôi không bị lừa bởi cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với ông Mai Phan Lợi. Tất cả đều cho thấy đó chỉ là một cớ nhằm bị miệng một nhà báo cố gắng thực thi công việc truyền tải thông tin đến cho các đống bào của ông một cách đúng đắn.”

 


Và tại một số bài viết khác, nhà đài có “thâm niên” chống Việt Nam này còn cho biết thêm: Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) vào ngày 8/7 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành ‘Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)’. Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA).

 

Không hiểu RSF căn cứ vào đâu để khẳng định như đinh đóng cột rằng cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với nhà báo Mai Phan Lợi là cáo buộc “ngụy tạo”; và cũng không hiểu dựa vào đâu mà VCHR có thể đưa ra nhận định rằng việc bắt giữ Mai Phan Lợi là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành “Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)”?

 

Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 3/2021, Lợi đã chỉ đạo Bạch Hùng Dương và nhân viên của Trung tâm MEC nhận gần 20 tỷ đồng để thực hiện các công việc theo thỏa thuận cho các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhưng không nộp báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý thuế theo quy định, không có sổ kế toán theo quy định. Số tiền thuế trốn là gần 2 tỷ đồng tương ứng số tiền Trung tâm MEC đã nhận là gần 20 tỷ đồng.

Như vậy, Mai Phan Lợi đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Và những hành vi này vi phạm pháp luật cụ thể như thế nào, đến đâu sẽ được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ. Việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, bắt bị can để tạm giam đối với Mai Phan Lợi hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật, đây là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cần nhìn nhận rằng, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những kẻ vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là cáo buộc “ngụy tạo”; hay là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành “Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)” như những luận điệu mà RSF, VCHR đưa ra.

 

Một lần nữa, những “con rối” đội lốt nhân quyền như RSF, VCHR lại núp bóng “nhân quyền” đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên thực chất là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Cáo buộc vô căn cứ của CPJ về tự do báo chí Việt Nam

 

CPJ mới công khai cái gọi là “báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021” đánh giá “Chính quyền Hà Nội bị liệt vào nhóm bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới, với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau”. Đáng chú ý, ba đối tượng “dân chủ” cộm cán đồng thời cũng là “cộng tác viên” của Đài Á châu tự do (RFA) là Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất cũng nằm trong danh sách mà CPJ đưa ra.



Để làm “sinh động” thêm bản báo cáo của CPJ, Đài RFA đã thực hiện phỏng vấn với Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật khoa Tạp chí và không lấy gì làm lạ khi đây vẫn là những nhận xét, đánh giá hết sức thiếu thực tiễn, mang tính chụp mũ, đặt điều về tự do báo chí tại Việt Nam. Đồng đảng của Phạm Đoan Trang nói rằng: “Tôi nghĩ rằng đây là một cái bản danh sách, hay có thể nói là "bản thành tích" cực kỳ đáng xấu hổ, cực kỳ đáng lên án của chính quyền Việt Nam.

Và một điều vô cùng đau lòng nữa là trong danh sách này có một người đồng nghiệp cực kỳ thân thiết của tôi là nhà báo Phạm Đoan Trang, người đã cùng tôi lập ra tờ Luật Khoa.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó cho thấy một vấn đề rất là lớn của đất nước chúng ta là cái việc hình sự hoá hành vi ngôn luận, trong đó có hành vi ngôn luận của nhà báo.”

Rõ ràng CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, với người sử dụng internet làm phương tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội, tuyên truyền luận điệu sai trái, bình luận một số sự kiện - vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc và bịa đặt,... từ đó gây hoang mang trong dư luận, làm mất ổn định xã hội.

Trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những trường hợp được CPJ viện dẫn ra để chứng minh cho cái gọi là “Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới” như: Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất… thực chất chỉ là những phần tử hoạt động chống đối chế độ và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật nhà nước và hiện đang chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật.

Có thể kể đến như trường hợp của Nguyễn Văn Hoá. Theo cáo trạng: “từ năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập trang Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Mục đích nhằm kích động người dân tụ tập biểu tình sau sự cố môi trường biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Từ năm 2014 đến tháng 1/2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.

Nội dung các tài liệu này Nguyễn Văn Hóa copy, phát tán lại các bài viết của đối tượng thù địch khác; một số hình ảnh, tài liệu, video do đối tượng tự viết, tự quay phim, chụp ảnh hoặc biên tập lại với bút danh “Con kiến con” và gửi ra cho các báo, đài nước ngoài để tiếp tục phát tán.”

Với những hành vi như trên, Nguyễn Văn Hóa đã bị bắt vào ngày 11/1/2017, sau đó bị Tòa  án tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự.

Đơn cử, ngày 5/1/2021, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, mỗi bị cáo 11 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam".

Bản án nghiêm minh, đúng pháp luật này được đưa ra dựa trên những tài liệu, chứng cứ rõ ràng, không thể bác bỏ về hành vi phạm tội của ba bị cáo này, trong đó riêng Phạm Chí Dũng đã sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết trên trang “Việt Nam Thời báo” của tổ chức bất hợp pháp “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và chống Nhà nước XHCN Việt Nam.

Hoặc gần đây, phiên tòa xét xử Phạm Thị Đoan Trang ngày 14/12/2021. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cáo trạng xác định, Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Cụ thể, Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Như vậy, Phạm Thị Đoan Trang vừa viết bài, vừa trả lời phỏng vấn với các nội dung tuyên truyền chống Nhà nước. Đồng thời, vẫn còn nhiều đầu mục ấn phẩm khác có nội dung sai trái như việc xuất bản, tán phát tài liệu “Báo cáo Đồng Tâm”, “Chính trị bình dân”…

Như vậy, CPJ cố tình tạo dựng khái niệm “nhà báo tự do”, và sử dụng điều này làm chiêu bài để lên án, gây sức ép, thậm chí đòi “trừng phạt” với chính quyền nhà nước Việt Nam hòng đạt mục đích đen tối.

Ngày 22/5/2021, một người Mỹ là B.Brown (B.Bờ-rao) bị cảnh sát Anh tạm giữ với các tội danh: quá hạn hộ chiếu, gây rối trật tự công cộng. Trả lời phỏng vấn của The Guardian (Người bảo vệ), B. Brown cho rằng mình vô tội, đồng thời xin được tị nạn chính trị tại Anh, vì là đối tượng bị “đàn áp tự do báo chí” tại Mỹ. Tuy nhiên, nhìn vào “bản thành tích đen” trong quá khứ của B.Brown và hành động phạm pháp vừa qua, nhà chức trách nước Anh không thể không thận trọng trước yêu cầu của anh ta.

Thí dụ: năm 2011, B.Brown lập Dự án PM (Project PM) hợp tác với trang wikiwikiweb (thường gọi là wiki) để chia sẻ nội dung thư điện tử và thông tin bị rò rỉ về công việc nội bộ của các tổ hợp quân sự – công nghiệp Mỹ; năm 2013, B.Brown bị chính phủ Mỹ tuyên phạt 63 tháng tù và nộp khoản tiền bồi thường 890.000 đô-la vì đã tấn công và tiết lộ thư điện tử của tập đoàn bảo mật Stratfor. Với tính chất nghiêm trọng thể hiện rõ trong bản án, B.Brown phải chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật Mỹ. Thế nhưng năm 2014, Báo cáo Xếp hạng tự do báo chí của RSF (Phóng viên không biên giới) đã hạ Mỹ 13 bậc vì cho rằng việc xét xử B.Brown là hành động coi “người tố giác sự thật là kẻ thù”! Ðồng thời, PEN (Văn bút quốc tế) còn bênh vực B.Brown khi khẳng định người này không phải chịu trách nhiệm cho việc chia sẻ các link (liên kết), nhấn mạnh việc buộc tội B.Brown sẽ đe dọa tự do thông tin trong kỷ nguyên số. Ðáng chú ý, dù được một số tổ chức quốc tế về báo chí tôn xưng là nhà báo, B.Brown chưa từng được đào tạo về nghề báo, cũng như chưa từng làm việc chính thức tại bất kỳ một tòa soạn báo chí nào trên thế giới.

Thực tế, B.Brown không phải trường hợp cá biệt đã được các tổ chức quốc tế liên quan báo chí nhận vơ là “nhà báo”. Dưới góc nhìn, cách lập luận méo mó của các tổ chức này, một số người vốn là mối đe dọa với an ninh, trật tự xã hội ở nhiều quốc gia bỗng hóa thành “nhà báo tự do”, “phóng viên độc lập”, “nhà báo công dân”. Thực chất, đây là các khái niệm rất mù mờ, không có tiêu chuẩn cụ thể, vì theo cách hiểu này thì chỉ cần đăng tải, chia sẻ một vài nội dung gây tranh cãi trên mạng xã hội, blog cá nhân là có thể trở thành “nhà báo”. Ðặc biệt, nhiều ý kiến còn cho rằng, với chiêu bài bảo vệ “vô giới hạn” của RSF, ICIJ (Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế), CPJ (Ủy ban Bảo vệ nhà báo), bất kỳ những ai có thể coi là “nhà báo” như trên đều có thể vin vào nghề nghiệp của mình để vi phạm pháp luật tại quốc gia họ đang sinh sống và làm việc. Ðó sẽ là cái cớ để các tổ chức này dựa vào đó can thiệp, tham gia vào mọi sự kiện mà họ cho là có “đàn áp tự do báo chí”, bất chấp dù đó là sự thật hay không.

Cũng tại Anh, RSF đang kêu gọi chính phủ Anh phóng thích J. Assange (Ơ-xan-dơ), người đã bị Sở Cảnh sát Anh bắt giữ ngày 11/4/2019 vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh. Ðược biết, J.Assange là người sáng lập và quản trị trang wikileak chuyên cung cấp thông tin không kiểm chứng, làm lộ bí mật của nhiều quốc gia. Từ năm 2010, Mỹ đã mở một cuộc điều tra đối với trang wikileak, cáo buộc J.Assange phạm tội gián điệp. Ngoài ra, trong thời gian sinh sống tại Thụy Ðiển, J.Assange còn bị truy nã quốc tế về hành vi tấn công tình dục với một số phụ nữ.

Còn tại Pháp, ngày 8/10/2020, RSF và IFJ (Liên đoàn Nhà báo quốc tế) đã gửi kiến nghị, yêu cầu chính phủ Pháp thả ngay năm “nhà báo” trong vụ gây rối tại sân bay Charles de Gaulle (Sác-lơ đờ Gôn). Tuy nhiên, theo thư phản hồi của chính phủ Pháp, giới chức trách nước này đã trả tự do ngay lập tức cho ba phóng viên đến từ các đơn vị báo chí chính danh đang tác nghiệp tại hiện trường ở thời điểm đó; còn năm trường hợp được đề cập trong báo cáo của RSF, IFJ không hề có thẻ hành nghề và phương tiện hỗ trợ nghiệp vụ báo chí.

Nhiều năm qua, Việt Nam vẫn thường xuyên bị các tổ chức nhân danh nhân quyền, “tự do ngôn luận, tự do báo chí” vu khống, vu cáo. Ngày 21/4/2021, qua cái gọi là “Bảng chỉ số tự do báo chí thế giới 2021”, RSF xếp Việt Nam trong nhóm “có tình trạng rất tồi tệ” mà nội dung chỉ lặp lại những cáo buộc vô căn cứ, như cho rằng Việt Nam tăng cường kiểm duyệt mạng xã hội, bắt giữ nhiều “nhà báo độc lập” trước thềm Ðại hội XIII của Ðảng… Ðặc biệt, bất chấp quá trình điều tra vụ án được tiến hành một cách khách quan, kỹ lưỡng, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, RSF vẫn lớn tiếng bênh vực Phạm Ðoan Trang – người bị khởi tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Không hề quan tâm đến pháp luật Việt Nam cũng như thực tế phát triển của báo chí Việt Nam, các tổ chức quốc tế tự nhận “đấu tranh cho tự do báo chí” hầu như chỉ chăm chăm tập trung vào việc cổ súy, bao biện cho hành vi sử dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật, đăng tải thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng. Cũng nhờ nhận được sự tung hô từ RSF, CPJ, một số kẻ vô công rồi nghề trên mạng bỗng trở thành “nhà báo tự do”, kiếm được nguồn thu nhập khủng từ các quỹ hỗ trợ dân chủ, học bổng xã hội dân sự, giải thưởng nhân quyền.

Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân, đồng thời sẵn sàng nghiêm túc ghi nhận, xem xét báo cáo, đánh giá, thư ngỏ,… từ các tổ chức nhân quyền hoặc báo chí bằng thái độ công bằng, cầu thị. Các năm qua, Nhà nước Việt Nam thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho các phóng viên quốc tế theo dõi, đưa tin tại các sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế giới tổ chức tại Việt Nam, giúp phóng viên nước ngoài tham quan tìm hiểu về cuộc sống và tình hình nhân quyền trong nước, cho phép phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại một số cơ sở trại giam để có cái nhìn khách quan, công tâm hơn về vấn đề tù nhân, bác bỏ các cáo buộc vô căn. Tuy nhiên, như mọi quốc gia tôn trọng pháp quyền trên thế giới, Nhà nước Việt Nam tuyệt đối không nhượng bộ, bỏ qua hành động vi phạm pháp luật dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Vì thế những tổ chức xưng danh phóng viên, ký giả quốc tế cần xem lại sự nhân danh cũng như hành động thực tế của họ để sớm điều chỉnh hành xử một cách văn minh, không đưa ra các báo cáo sai lệch, thiên vị, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nếu không những hành vi đó sẽ tự làm tổn hại đến uy tín của chính họ và sẽ biến các tổ chức này trở thành lực cản, ngược chiều với xu hướng tự do, dân chủ, văn minh, tiến bộ của thế giới.

Nhận 20 tỷ đồng tài trợ trốn thuế, cái kết của Mai Phan Lợi

 


Theo cáo trạng cũng như diễn biến phiên tòa, Mai Phan Lợi với tư cách là Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm MEC nhưng thực tế Mai Phan Lợi là người điều hành mọi hoạt động của Trung tâm MEC.

Từ năm 2012 đến tháng 3/2021, Lợi đã chỉ đạo Bạch Hùng Dương và nhân viên của Trung tâm MEC nhận gần 20 tỷ đồng để thực hiện các công việc theo thỏa thuận cho các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhưng không nộp báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý thuế theo quy định, không có sổ kế toán theo quy định. Số tiền thuế trốn là gần 2 tỷ đồng tương ứng số tiền Trung tâm MEC đã nhận là gần 20 tỷ đồng.

Trước khi công tác tại MEC, Mai Phan Lợi từng là Phó Tổng Thư ký tòa soạn, Trưởng đại diện văn phòng tại Hà Nội của một cơ quan báo chí. Năm 2016, Mai Phan Lợi bị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo do "xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, đồng đội, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ, tổn hại đến uy tín đội ngũ những người làm báo". 

Vụ án của Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, đều là những kẻ đứng đầu tổ chức NGO trong nước, chuyên ngấm ngầm nhận tiền tài trợ nước ngoài nhưng đặt ngoài sổ sách, không kê khai, không nộp thuế là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Vụ án này chắc chắn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ “mập mờ”. gian lận như họ.

Vụ án này còn là lời cảnh tỉnh cho những nhà báo, công dân chạy theo lợi nhuận, mưu đồ gian lận tài chính. Điều này cũng cho thấy, việc hợp tác với các quỹ phi chính phủ hay nhận tài trợ từ nước tư bản hóa ra không minh bạch như chúng ta tưởng. Bản thân các quỹ tài chính này cũng mập mờ nhằm “giải ngân” các khoản tài trợ “mập mờ”.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Sự sai lệch của CIVICUS về xã hội dân sự Việt Nam


 

 Mới đây Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) – một tổ chức phi chính phủ được thành lập ở Nam Phi đã ra một bản báo cáo thường niên, trong đó 4 quốc gia tại châu Á gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và Việt Nam bị xếp hạng vào nhóm nước “đóng cửa” với “xã hội công dân”. Ngay lập tức, thông tin này được các thành phần chống Đảng, Nhà nước ráo riết chia sẻ nhằm tiếp tục cổ súy cho phong trào đòi cơ chế phát triển “xã hội công dân”, “xã hội dân sự” tại Việt Nam.



Lâu nay, các cá nhân, hội nhóm có tư tưởng chống Đảng, Nhà nước luôn mong muốn thành lập các “tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam” để hình thành nên thế lực đối lập với Nhà nước, tiến tới lật đổ chính quyền. Phương thức, hình thái hoạt động này tương tự như đã diễn ra tại Đông Âu (trước đây) và các quốc gia vùng Trung đông (hiện nay).

Vĩ dụ như một số “tổ chức xã hội dân sự” tự xưng tại Việt Nam luôn tìm cách đòi được công nhận như “Tạp chí Luật Khoa”, “Hội anh em dân chủ”, “Hội bầu bí tương thân”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”… Dù khuyếch trương bằng những cái tên mĩ miều xong hoạt động của những tổ chức này lại không hướng đến “nhân quyền”, không bảo vệ “bầu bí”, “anh em”, cũng chẳng nghiên cứu luật pháp, khoa học. Thay vào đó, họ chỉ mong muốn đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tập hợp lực lượng hòng thành lập nên lực lượng đối đầu với Đảng Cộng sản ngay trong lòng đất nước. Thậm chí, những tổ chức kiểu này còn có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức nước ngoài thường xuyên chống phá, hạ thấp uy tín, hình ảnh của Việt Nam như VOICE (Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại), RSF (Phóng viên không biên giới), AI (Ân xá quốc tế)…

Có thể thấy,  CIVICUS đã sai lệch bản chất về các chủ thể tham gia “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân” tại Việt Nam. 

Thứ nhất, không thể công nhận, hợp pháp hóa những tổ chức đội lốt “tổ chức xã hội dân sự” tự xưng tại Việt Nam của một số cá nhân bị xử lý, cưỡng chế nhà nước là do thực hiện những hoạt động vi phạm pháp luật. Việc buộc tội, xử lý những đối tượng này là hoàn toàn đúng pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Việc coi đây là hành động “tấn công của chính phủ” rõ ràng là sai lệch hoặc cố ý can thiệp vào luật pháp quốc gia. Pháp luật là thượng tôn và tuyệt đối không thể có bất kỳ một cá nhân, tổ chức (hội, nhóm) nào có thể đứng ngoài vòng pháp luật!

Thứ hai, CIVICUS sai lệch nghiêm trọng khi mô tả sự “đóng cửa” đối với “xã hội công dân”, “xã hội dân sự” tại Việt Nam. Dù không mang tên “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân” một cách thuần túy, các tổ chức “xã hội dân sự” tại Việt Nam vẫn đang tồn tại dưới nhiều hình thức như: tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp (Hội Luật Gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam…), tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Hội Luật sư, Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam…), nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích; các tổ chức dịch vụ công không phải do Nhà nước lập ra… Các tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí, phi lợi nhuận, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước.

Với thực tế này, phải khẳng định rằng “xã hội dân sự”, “xã hội công dân” đã và đang tồn tại, phát triển tại Việt Nam chứ không bị “ngăn cấm, đóng cửa” như những lời cáo buộc vô căn cứ.

Cuối cùng, CIVICUS còn đưa vào bản báo cáo sự khẳng định rằng một số quốc gia coi đại dịch Covid-19 là “cơ hội để củng cố quyền lực”, “biện minh cho sự trấn áp”… Cái lý lẽ này không biết giành cho quốc gia nào nhưng để nói về Việt Nam thì một lần nữa CIVICUS lại mắc sai lầm nghiêm trọng. Để hiểu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam được nhân dân ủng hộ đến đâu thì CIVICUS phải tìm hiểu thêm qua những tin tức quốc tế chính thống hoặc đến trực tiếp Việt Nam để biết, chứ không nên đánh giá chủ quan thế này.

Với tất cả những lý do như vậy, thật dễ hiểu vì sao mà “xã hội dân sự” hay “xã hội công dân” đến nay vẫn chỉ có một số ít, một nhóm nhỏ quan tâm, đòi hỏi mà không phải là vấn đề của cộng đồng. Những công dân tốt, chấp hành nghiêm pháp luật vốn dĩ đã được chọn, được tham gia “xã hội công dân”, “xã hội dân sự” một cách công khai, được công nhận và vì cộng đồng. Chỉ những kẻ vì tư lợi cá nhân, bất chấp luật pháp hòng chống chính quyền mới đang loay hoay đòi hỏi một xã hội dân sự biến tướng, biến chất mà thôi.


Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Trốn thuế hàng tỷ đồng, cựu nhà báo Mai Phan Lợi có thể nhận án đến 7 năm tù!

 


Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Mai Phan Lợi để điều tra về tội trốn thuế quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015. Ngày 3/7, Công an Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 tháng đối với Đặng Đình Bách (SN: 1978; trú tại Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội).



Cả hai đều là “ông chủ” cho các tổ chức NGOs cùng bị cáo buộc trốn thuế.

Bị can Bách là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững.

Ông Mai Phan Lợi từng là Phó Tổng Thư ký tòa soạn, Trưởng Văn phòng đại diện một tờ báo của TP Hồ Chí Minh.

Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 3/2021, Lợi đã chỉ đạo Bạch Hùng Dương và nhân viên của Trung tâm MEC nhận gần 20 tỷ đồng để thực hiện các công việc theo thỏa thuận cho các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhưng không nộp báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý thuế theo quy định, không có sổ kế toán theo quy định. Số tiền thuế trốn là gần 2 tỷ đồng tương ứng số tiền Trung tâm MEC đã nhận là gần 20 tỷ đồng.

Với mức tiền khủng nói trên và hoạt động trốn thuế có tổ chức này, dự kiến họ sẽ nhận mức ản khủng trong Điều 200 BLHS.

Điều 200. Tội trốn thuế

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.