Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

"Phản kháng phi bạo lực" của Phạm Đoan Trang: Kinh nghiệm thao túng đám đông để buộc tội và lật đổ nhà cầm quyền

Nguyễn Biên Cương

Phạm Đoan Trang vừa xuất bản một cuốn mới do  HateChange đứng ra truyền bá với cái tên "Phản kháng phi bạo lực". Đây là cuốn sách viết về kinh nghiệm chống đối chính quyền Việt Nam trong suốt những năm tháng biểu tình và chửi bới của cô. Trong lời nói đầu, cô chia sẻ rằng những kinh nghiệm của cô dựa trên kinh nghiệm hoạt động của các nhà dân chủ Serbia đã thành công trong lật đổ chính quyền Milesovic. 



Tóm gọn lại về cuộc biểu tình lật đổ Milesovic đó là các nhà dân chủ đã trở thành gián điệp cho NATO để thực hiện lật đổ Milesovic, bởi vì thế lực thật sự tiêu diệt Milesovic chính là NATO. Những cuộc biểu tình ở Serbia vào năm 2000 đã buộc ông Milesovic từ chức, sau đó ông bị Tòa án quốc tế (LHQ và NATO chi phối) truy tố vì tội ác diệt chủng. Ông chết bí ẩn trong nhà tù của Liên Hiệp Quốc. Cũng giống như Cách mạng Cam của Ukraina hay Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông, cuộc lật đổ này là niềm tự hào của các nhà dân chủ. Phạm Đoan Trang đã cố tình lờ đi hậu quả của những cuộc nổi dậy này.

Một loạt các cuộc biểu tình đòi lật đổ Milesovic được các nhà dân chủ tổ chức liên tục từ năm 1996 đến 1997, số lượng biểu hình lên đến hàng trăm ngàn người,  gây hỗn loạn trong toàn bộ đất nước Serbia. Đây là tiền đề cho giai đoạn nội chiến gay gắt và đẫm máu từ đầu 1998 đến giữa tháng 6 năm 1999 giữa một bên là phe thân Nga và phe chống Nga, khiến số lượng người Serbia chết lên tới gần 20.000 người. Từ tháng 3 năm 1999, NATO bắt đầu vào cuộc, chiến thắng nghiêng hẳn về phe chống Nga. Đây là "phản kháng phi bạo lực" mà Phạm Đoan Trang ca ngợi đó à? "Phản kháng phi bạo lực" kiểu dân chủ đã giết chết một số lượng người khổng lồ để phục vụ cho âm mưu của NATO trong thao túng chính trị Serbia. Không có gì là "phản kháng phi bạo lực" hết, vì ngay chữ "phản" đã cho thấy tinh thần "phản tặc".

Một loạt các minh chứng khác cho thấy những cuộc biểu tình này không phải là cuộc biểu tình "phản kháng phi bao lực". Năm 1996, có một loạt các vụ đánh bom vào các trụ sở cảnh sát ở Kosovo do phe dân chủ ở Serbia. Năm 1997, phe dân chủ thu được một lượng vũ khí lớn do buôn lậu từ Albania và biển thủ vũ khí từ các trụ sở cảnh sát do người biểu tình tràn vào trụ sở... Những hành động cho thấy ngay từ đầu đây không phải là một cuộc "phản kháng phi bạo lực". Những cuộc biểu tình ban đầu có vẻ "phi bạo lực", nhưng ngấm ngầm nuôi bạo lực bằng cách cung cấp lý tưởng, thói quen và cơ hội vũ khí cho các thành phần chống đối cực đoan. Đây là "quyền lực của đám đông" mà Đoan Trang vẫn luôn tâm đắc.

Năm 2015, ông Milesovic được Tòa án quốc tế tuyên bố vô tội, và ông đã có một cái chết oan ức trong nhà tù của Liên hiệp quốc. Quyền lực của đám đông đã dẫn tới phán xét sai lầm. Một đám đông ngu muội là thứ vũ khí lợi hại nhất trong tay ngoại bang, và Đoan Trang đang muốn tạo ra một đám đông ngu muội như thế ở Việt Nam. Nhà báo độc lập người Pháp Dimitri De Koshko đang làm việc tại Nam Tư tại thời điểm bắt giữ ông Milosevic, đã theo dõi chặt chẽ các phiên tòa xử cựu lãnh đạo Nam Tư ở La Haye, tóm gọn kết quả như sau:

"10 năm trước, Milosevic bị buộc tội diệt chủng đối với người Albania. Ông đã bác bỏ cáo buộc này. Trong khi theo tòa án, 250.00 người Albania đã thiệt mạng ở Kosovo. Và đặc vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cũng như đặc vụ từ các nước khác, mà họ gọi là “các nền dân chủ phương Tây”, tới Kosovo để điều tra. Những người này không tìm thấy dấu vết của bất kỳ ngôi mộ tập thể nào ở đó. Nhưng họ lại tìm thấy hài cốt của người Serb và Roma bị tra tấn, giết hại bởi cái gọi là “Quân đội Giải phóng Kosovo” – lực lượng đang được NATO hậu thuẫn vào thời điểm đó. Nhưng truyền thông phương Tây đã không nói bất cứ điều gì về những tội ác trắng trợn ở Nam Tư. Họ cũng bỏ qua thực tế rằng, người Serbia đã bị trục xuất khỏi Krajina (Croatia) một cách tàn bạo. Họ cũng đã im lặng về Iraq và sau đó là Libya”

Toàn bộ những cuốn sách của Phạm Đoan Trang phải bị xem xét một cách kỹ lưỡng, sử dụng lý trí và thực tế lịch sử để hiểu những động cơ sâu kín mà cô ta mong muốn thực hiện ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Không quay được phim tài liệu về dân, Green Trees chuyển sang quay phim chính mình để tự sướng



Một tháng sau ngày chiếu ra mắt bộ phim tài liệu "Đừng Sợ", được làm để ca ngợi những phong trào biểu tình, bạo động mà giới chống đối từng phát động tính từ năm 2006, nhóm Green Trees tiếp tục có một số hoạt động mới để quảng bá bộ phim này. Trong tuần thứ 3 của tháng 04/2019, họ đã đổi tên phim thành "Sợ", chiếu phim ở giáo xứ Song Ngọc (Nghệ An), và gặp một phóng viên BBC để trả lời phỏng vấn về bộ phim vào ngày 12/04.


Trong các hoạt động tuyên truyền vừa nêu, họ đưa ra 3 thông điệp.

Thứ nhất, họ kể rằng đã bị chính quyền địa phương gây trở ngại trong quá trình làm phim. Họ nói với BBC rằng theo dự kiến ban đầu, thì bộ phim sẽ xoay quanh cuộc sống của một gia đình ngư dân chịu ảnh hưởng từ vụ nhà máy Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển. Tuy nhiên, do những thước phim đầu tiên bị giới chuyên môn đánh giá thấp, do gia đình ngư dân này đi xuất khẩu lao động Đài Loan, và do chính quyền địa phương gây sức ép khiến các ngư dân khác không cộng tác với đoàn làm phim, họ đành chuyển sang làm phim tài liệu về sự hiện diện của "giới hoạt động", tức bản thân họ, trong vụ việc. Người trả lời phỏng vấn nói: "Bộ phim mở đầu là Hoàng Bình và kết thúc với gia đình Hoàng Bình...".

Thứ hai, họ tiết lộ rằng bộ phim được làm nhằm 3 mục đích. Một là cổ vũ việc sử dụng hình thức phim tài liệu để "phổ cập nhân quyền" và "nâng cao ý thức xã hội". Hai là giúp "các linh mục ủng hộ dân chủ ở miền Trung" đưa hình ảnh về "cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây" đến với "cộng đồng trong nước và quốc tế". Ba là quảng bá hình ảnh và kêu gọi hỗ trợ những cá nhân chống đối đang thi hành án hoặc bị truy nã như Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền... Trong ba mục đích vừa nêu, việc cổ vũ làm phim tài liệu vì mục đích tuyên truyền chính trị là một chi tiết mới.

Thứ ba, họ cho biết khi đổi tên phim thành "Sợ", họ muốn người xem "tự đặt câu hỏi 'Sợ cái gì?', 'Tại sao phải sợ?', như vậy sẽ mạnh mẽ hơn và không áp đặt như 'Đừng Sợ'".

Tóm lại, Green Trees đã không quay được phim tài liệu về đời sống của người dân trong vùng ô nhiễm, do dân đi xuất khẩu lao động, còn họ thì không đủ năng lực chuyên môn. Vì vậy, họ và các nhóm Công giáo cực đoan, bạo động đã chuyển chuyển sang làm phim về… chính mình, sau đó chiếu cho nhau xem để tự sướng. Khi tự làm phim về chính mình, họ không thể đảm bảo các tiêu chuẩn khách quan mà thể loại phim tài liệu yêu cầu. Ngoài ra, có thể thấy cư dân trong vùng bị ô nhiễm đã tìm được kế sinh nhai, chứ không hề “bị dồn vào đường cùng”, “tức nước vỡ bờ” như lời mô tả của giới “dân chửi”.

Khi cho ra mắt một bộ phim như vậy, Green Trees chỉ còn đại diện cho lợi ích của chính bản thân họ, chứ không còn đại diện cho sự thật, môi trường, hay lợi ích của cư dân địa phương.

Còn khi các linh mục bạo động mượn phim tài liệu để xin tiền nước ngoài, thay vì khuyến khích giáo dân tự lao động để nuôi thân, họ có rất ít tư cách để nói về những giá trị như Tự do và Độc lập.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Nhân “vụ Nguyễn Hữu Linh”, lộ việc lợi dụng các phong trào dân sinh để chống Nhà nước




Từ đầu năm Kỷ Hợi 2019 đến nay, dư luận Việt Nam đã liên tục dồn sự chú ý vào 6 vụ xâm hại thân thể phụ nữ và trẻ em. Số này bao gồm vụ Cao Thị Mỹ Duyên vào ngày 04/02, vụ Nguyễn Trọng Trình vào ngày 24/02, vụ Đỗ Mạnh Hùng và vụ Dương Trọng M. vào ngày 04/03, vụ Nguyễn Thị Hải Yến ngày 22/03, vụ Nguyễn Hữu Linh vào ngày 02/04/2019. Việc dư luận gia tăng chú ý đến hiện tượng xâm hại thân thể phụ nữ và trẻ em, dù hiện tượng này đã tồn tại từ những năm trước, có thể đến từ ít nhất 4 nguyên nhân. Một là phong trào #MeToo xuất hiện ở Mỹ vào cuối năm 2017, và lan đến các tòa soạn báo Việt Nam vào năm 2018; hai là việc quốc tế gia tăng đầu tư cho các hoạt động NGO thuộc mảng "bình đẳng giới" ở Việt Nam trong năm nay; ba là việc Việt Nam chọn năm 2019 làm "năm An toàn cho Phụ nữ và Trẻ em"; bốn là việc một bộ phận giới chống đối cho rằng trong năm nay, họ nên tập trung phát động "các phong trào xã hội vì lợi ích dân sinh thiết thực", như phong trào phản đối các trạm thu phí theo mô hình BOT, để dễ hoạt động trong môi trường Luật An ninh Mạng.
Trong bối cảnh phức tạp trên, từ giữa tháng 3 đến nay, các nhóm chống đối đã khai thác vấn đề xâm hại thân thể phụ nữ và trẻ em theo hai hướng.
Ở hướng "mềm", nhóm Hate Change cùng 12 NGO có đăng ký đã phát động phong trào "Không bây giờ thì bao giờ", trong đó họ kêu gọi ký kiến nghị để đòi sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tội quấy rối tình dục, mà dư luận chỉ ra là đang rất sơ sài.
Ở hướng "cứng", các nhóm chống đối cực đoan hơn, cùng các thành phần "giang hồ" xăm trổ hoặc chơi xe trên mạng xã hội, đã tuyên truyền rằng nếu Nguyễn Hữu Linh không bị khởi tố, thì có thể thấy Nhà nước đang định "cho chìm xuồng" vụ việc để bảo vệ giới quan chức, cán bộ. Trong quá trình tuyên truyền, họ cũng tiến hành một loạt các hoạt động phản đối và hoạt động truyền thông trên thực địa - bao gồm phong trào xịt sơn, treo quần lót, ném phân, chụp ảnh check-in trước cửa nhà ông Linh, do Đỗ Minh Hoàng phát động; phong trào treo biểu ngữ phản đối lên xe hơi, do nhóm OFFB phát động; hoặc rộng hơn là vụ Dương Minh Tuyền đến Hưng Yên để trao tiền, "đòi lại công lý" cho nữ sinh Nguyễn Thị Hải Yến.
Trong tuần qua, cả hai hướng truyền thông "cứng" và "mềm" đều có những động thái mới để khai thác vụ việc.
Ở hướng "mềm", ngày 17/04, bản kiến nghị mà Hate Change và 12 NGO từng kêu gọi ký tên đã được Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) gửi đến một số lãnh đạo và cơ quan Nhà nước. Vào thời điểm đó, đã có 15.000 tài khoản mạng ký tên vào kiến nghị.
「vụ Nguyễn Hữu Linh」的圖片搜尋結果
Ở hướng "cứng", từ ngày 18/04, các thành viên của nhóm chơi xe hơi OFFB đã in hàng loạt biểu ngữ đòi bắt Nguyễn Hữu Linh, rồi dán lên xe và đi diễu trước nhà ông Linh. Nhà báo Nguyễn Quốc Bình, admin chính của OFFB, cũng dùng trang tin điện tử Vietnam Daily mà ông phụ trách nội dung để quảng bá phong trào này, đồng thời cổ vũ việc "cộng đồng mạng", các chung cư và các quán cafe đồng loạt dán ảnh tẩy chay các nghi phạm quấy rối tình dục. Hiện nay, các bài viết của nhóm OFFB chưa có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, dù thành viên Phạm Phạm đã đăng "Lời kêu gọi toàn quốc chống dâm ô" của Đinh Nhật Uy vào nhóm này.
Nhân phong trào của OFFB, Thái Văn Đường - một gương mặt chống đối đang trốn ở Thái Lan - đã kêu gọi biểu tình trước cửa nhà ông Nguyễn Hữu Linh vào ngày 21/04, tức hạn chót để khởi tố ông Linh. Dù biểu tình không nổ ra, nó đã khiến một số gương mặt chống đối, như Uyên Vũ, bày tỏ hy vọng rằng phong trào phản đối "ấu dâm" sẽ phát triển thành một cuộc cách mạng đường phố trong năm 2019.
Đi xa hơn, Nguyễn Vi Yên, thành viên chủ chốt của nhóm Hate Change, đã viết một bài dài để vạch chiến lược cho cuộc "cách mạng" này. Yên cho rằng thay đổi sẽ đến từ một "phong trào đa tâm" - khi nhiều tầng lớp xã hội khác nhau liên tiếp phát động nhiều phong trào dân sinh khác nhau, trong đó không có lãnh đạo nào nắm vai trò nổi bật, khiến Nhà nước không thể kiểm soát. Dù những phong trào này có nhiều khác biệt, chúng cùng nảy sinh do những hạn chế trong chính sách của Nhà nước, cùng lan truyền trên mạng xã hội, và cùng làm "tích tụ bất mãn" trong lòng dân. Khi "bất mãn tích tụ đủ lâu", và "kinh tế Việt Nam ngừng tăng trưởng", một vụ việc gây xúc động bất kỳ có thể làm cách mạng đường phố bùng nổ, dẫn đến thay đổi thể chế.
Khi ông Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố vào ngày 21/04, cả hai khuynh hướng "cứng" và "mềm" đều ăn mừng thắng lợi.
Như vậy, có thể thấy hai khuynh hướng "cứng" và "mềm" vừa ủng hộ nhau, vừa tiềm ẩn mâu thuẫn với nhau.
Về mặt ủng hộ, cả hai đều đặt mục đích sau cùng là lật đổ chế độ; đều tận dụng động lực từ các phong trào dân sinh có phần chính đáng; và đều sử dụng phương tiện là truyền thông, mạng lưới, hội nhóm online. Cả hai đều cổ vũ một trật tự chung - trong đó dư luận đám đông làm thay công việc của cảnh sát và tòa án. Dù hai khuynh hướng đưa ra hai yêu sách khác nhau (là đòi bắt ông Linh và đòi sửa luật), "chiến thắng" giai đoạn của khuynh hướng này sẽ trợ lực cho khuynh hướng kia. Thành viên của hai khuynh hướng có thể liên lạc, thảo luận với nhau qua một số không gian khép kín, bị chi phối bởi tiền tài trợ từ nước ngoài - như không gian sinh hoạt nội bộ của HRS, Hate Change và Luật khoa Tạp chí.
Cùng lúc đó, hai khuynh hướng này cũng mâu thuẫn với nhau trên 2 điểm. Thứ nhất, nhiều NGO cần giữ tư cách pháp nhân - một tư cách khiến họ bị cánh chống đối cực đoan gọi là "phò chính thống" do ghen tị. Thứ hai, nhiều cá nhân của khuynh hướng "mềm" không ủng hộ các hành động, ngôn từ mang tính bạo lực, quy chụp của khuynh hướng "cứng". Dù hai khuynh hướng vẫn đang phối hợp hành động, mâu thuẫn giữa hai bên đã bộc lộ trong một số vụ việc đơn lẻ, như vụ Đoan Trang công kích trí thức và vụ Kieu Dung tranh luận với Nguyễn Vi Yên.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, qua chuỗi sự kiện trên và bài viết của Nguyễn Vi Yên, có thể thấy giới chống đối thật sự có kế hoạch lợi dụng các vấn đề dân sinh - như đất đai, ô nhiễm môi trường, xâm hại tình dục, thu phí giao thông bất hợp lý… - để tập hợp lực lượng cho các cuộc “cách mạng đường phố” lật đổ chế độ. Động cơ này đe dọa an ninh quốc gia của Việt Nam, và không phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, không có chuyện Green Trees “chỉ là một nhóm bảo vệ môi trường”, SaveNET “chỉ hoạt động vì quyền tự do ngôn luận”, hoặc các nhóm đánh BOT “chỉ hoạt động vì sự minh bạch trong vấn đề thu phí giao thông”, như tuyên bố trơn tuột của giới “dân chửi”. Người dân nên ý thức rõ sự khác biệt giữa các tổ chức chính trị trá hình này và các hội nhóm thuần túy hoạt động vì lợi ích dân sinh, để không bị lừa tham gia các hoạt động phạm pháp.
Thứ hai, mối đe dọa nhất thời từ các thế lực thù địch không che khuất được một thực tế, rằng các điều luật liên quan đến xâm hại tình dục ở Việt Nam còn quá sơ sài, không đủ để bảo vệ người dân. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung những điều luật này và xét xử các vụ quấy rối tình dục một cách công bằng, để đảm bảo lợi ích dân sinh, sao cho các thế lực thù địch không có cơ hội lợi dụng, vẫn là điều cần làm nhất.
 Nguyễn Biên Cương


Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Tung tin bệnh tình của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, giới “dân chửi” lộ chân dung xấu xí


Ngày 14/04/2019, trang Facebook của Lê Nguyễn Hương Trà loan tin rằng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải nhập viện trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang. Trong những ngày tiếp theo, một số người dùng Facebook khác, thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, cũng dẫn những nguồn tin không chính thức xác nhận việc Chủ tịch nước phải nhập viện. Vì vậy, dù không được truyền thông chính thống đề cập, thông tin về tình hình sức khỏe của Chủ tịch đã lan nhanh trên Facebook, khiến cụm từ "Nguyễn Phú Trọng" trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong ngày 14/04. Nhân đó, giới chống đối đã đồng loạt tận dụng chủ đề này để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, chủ yếu theo 4 hướng.



Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ tung tin đồng theo kiểu "thuyết âm mưu", rằng chuyến thăm Kiên Giang của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một động thái nhắm vào nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người mà họ cho luôn gán là "mục tiêu chính" trong chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Trọng phát động và dựng lên “thuyết âm mưu” người nhà cựu Thủ tướng ở Kiên Giang "ám sát" Chủ tịch!
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, nhân việc ngày 14/04/2019 vừa là ngày "giỗ tổ Hùng vương", vừa là sinh nhật lần thứ 75 của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, họ đã tung những lời bình phẩm và tin đồn mang màu sắc mê tín dị đoan về tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước. Chẳng hạn, họ tung tin rằng Chủ tịch sắp qua đời do "đến vận hạn", rằng Chủ tịch "bị Đức thánh Trần vật vì cướp lư hương"...
Trong hướng tuyên truyền thứ ba, giới chống đối đồng loạt "ăn mừng" trước tin Chủ tịch nước nhập viện. Sau đó, chính họ tự tuyên truyền rằng nếu "người dân" "ăn mừng" khi lãnh đạo ốm, mất, thì chế độ chính trị đã "mất hết tính chính danh", sắp sụp đổ.
Trong hướng tuyên truyền thứ tư, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống nói rằng theo tinh thần dân chủ, người dân có quyền biết tình hình sức khỏe của lãnh đạo Nhà nước, nhằm lấy cớ phản đối báo chí chính thống bị Nhà nước “bịt miệng” trong vụ việc này.
Trong hướng tuyên truyền thứ năm, nick VanQuang Thai, một thành viên trong nước của tổ chức "Chính phủ Việt Nam Cộng hòa Lưu vong", đang kêu gọi "tổng biểu tình" lật đổ chế độ vào ngày 30/04/2019, để tận dụng tình hình "rối như tơ vò" khi Chủ tịch nước ốm.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 4 nhận xét.
Thứ nhất, chúng tôi không đồng ý với quan điểm của một bộ phận dư luận, rằng theo tinh thần dân chủ, người dân có quyền biết tình hình sức khỏe của lãnh đạo Nhà nước. Như một bài báo trên BBC đã đề cập, “Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng sức khoẻ của một cá nhân là bí mật của riêng người đó và người bác sĩ”. Mặt khác, Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước, được thông qua vào năm 2018 và có hiệu lực vào năm 2020, đã quy định rằng thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Nhà nước cũng thuộc diện bí mật. Như vậy, việc Nhà nước và báo chí im lặng, không cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe của Chủ tịch, là phù hợp với quyền riêng tư của bệnh nhân và với chính sách của Việt Nam về bí mật Nhà nước. Nhìn rộng hơn, nếu hiểu rằng thông tin về tình hình sức khỏe nguyên thủ ảnh hưởng rất nhiều đến động thái của các quốc gia khác trong quan hệ kinh tế hoặc tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, ta sẽ thấy chính sách này có mặt hợp lý của nó.
Thứ hai, cách giới “dân chửi” phản ứng khi nghe tin đồn về tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói lên nhiều điều về họ. Qua việc họ để những tin đồn về “vận hạn” và “Đức Thánh Trần” chi phối dư luận chính trị, có thể thấy họ gần với thần quyền hơn là nhân quyền, và còn cách khá xa tinh thần duy lý của phương Tây. Qua việc họ túm tụm “ăn mừng” khi Chủ tịch nước nhập viện, rồi tự “ngộ nhận”, “đồng nhất” thái độ của mình và đồng đảng với thái độ của đa số người dân, có thể thấy họ vừa là hạng tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, vừa là bọn ảo tượng đến bệnh hoạn, tự kỷ ám thị, thiếu hiểu biết về các thành phần khác trong xã hội. Qua việc họ gửi gắm hy vọng lật đổ vào những yếu tố ở bên ngoài - như “Đức Thánh Trần” hoặc tình hình sức khỏe của Chủ tịch - có thể thấy họ là thành phần thiếu thực lực, cơ hội, chụp giật, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Đám đông phá hoại của họ không thể đem lại thay đổi tốt đẹp nào cho đất nước.
Thứ ba, do Nhà nước Việt Nam là một bộ máy chính trị độc lập, hoàn chỉnh, và từng trải qua nhiều thử thách, nó sẽ không bị ngưng trệ vì tình hình sức khỏe của lãnh đạo. Vì vậy, những nhà “dân chửi” đang đặt hy vọng vào sự kiện này hoặc là quá thiếu hiểu biết về chính trị, hoặc đã quá vô vọng.
Nguyễn Biên Cương



Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Những góc khuất trong dư luận về vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình



Sau khi vụ viện của ông Trịnh Vĩnh Bình có kết quả vào ngày 10/04/2019, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã khai thác vụ việc này để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, đồng thời cổ vũ việc kiện Nhà nước tại tòa án quốc tế.

Cụ thể, từ năm 1981 đến năm 1990, ông Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều sống ở Hà Lan, được xem là đã mang hơn 2 triệu USD và 96 ký vàng về nước để đầu tư vào nhiều lĩnh vực, như khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng và nhà đất. Sau 6 năm, tài sản của ông được cho là đã tăng lên gấp 8 lần số vốn ban đầu. Ông Bình bị bắt vào năm 1996 với cáo buộc “trốn thuế”, trước khi bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên 13 năm tù vì tội vi phạm các quy định về quản lý & bảo vệ đất đai, và tội đưa hối lộ vào năm 1998. Ngoài ra, ông cũng bị tịch thu tài sản - bao gồm gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà, và nhiều khu đất, xưởng sản xuất. Sau khi được giảm án xuống 11 năm tù trong phiên tòa phúc thẩm năm 1999, ông Bình trốn về Hà Lan, rồi nộp đơn lên Tòa án Quốc tế để khởi kiện chính phủ Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó cho ông Bình, đồng ý để ông trở lại Việt Nam, đồng thời xem xét hoàn trả cho ông một số tài sản. Tuy nhiên, năm 2015, ông Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la, với cáo buộc rằng chính phủ đã không trả ông bất kỳ tài sản nào như đã hứa, ngoài khoản 15 triệu USD vào năm 2005.
Ngày 10/04/2019, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngày 11/04, ông Bình nói với VOA rằng theo kết quả của phiên tòa, thì chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng hơn 37,5 triệu đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí. Bình cũng nói rằng ông “hy vọng vụ kiện sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai, tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lý”.
Đáp lại, ngày 12/04, Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo báo chí rằng “theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết”, và những thông tin đang xuất hiện trên Internet “phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết”, đồng thời chứa “những diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm trong dư luận”. 
Trong tuần qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các diễn biến trên để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, chủ yếu theo 3 hướng.
Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ mô tả vụ kiện này như một sự va chạm giữa hai trật tự pháp luật đối nghịch nhau. Một bên là trật tự “luật rừng”, luật “quan hệ, chạy chọt” ở Việt Nam, nơi Nhà nước luôn thắng kiện; và bên kia là trật tự “chỉ có công bằng” của tòa án quốc tế. Họ cũng dự đoán rằng những vụ kiện như vậy sẽ xảy ra nhiều hơn trong tương lai, do Việt Nam tham gia các hiệp ước thương mại quốc tế như CPTPP và EVFTA.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, Nancy Nguyễn viết: “Tiền Việt kiều, Đảng viên cướp, dân bồi thường”; trong khi Đặng Đình Mạnh và một số cá nhân khác viết những bài có ý tương tự.
Trong hướng tuyên truyền thứ ba, họ tung tin rằng Nhà nước đã tung clip sex của Trâm Anh để khiến dư luận không chú ý đến kết quả vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình. Tuy nhiên, khi báo chí đưa tin về vụ bắt ông Phạm Nhật Vũ và vụ cách chức con trai ông Nguyễn Bá Thanh, họ lại chuyển sang tuyên truyền rằng clip Trâm Anh được dùng để đánh lạc hướng dư luận khỏi hai vụ việc đó.
Ngoài 3 hướng tuyên truyền nổi bật vừa nêu, luật sư Hoàng Long đưa ra một bình luận đáng chú ý khác, khi nói với VOA rằng vụ việc này cho thấy “hệ thống pháp luật của Việt Nam có rất nhiều vấn đề không tương thích”, “quyền lực giữa trung ương và địa phương có sự mâu thuẫn”, khiến “các cơ quan địa phương thường diễn giải theo cách riêng của họ”, làm “những doanh nhân như ông Trịnh Vĩnh Bình gặp rất nhiều tai ương”, trong khi “chính quyền trung ương luôn khuyến khích đầu tư của Việt kiều và nước ngoài”.
Có thể thấy khi khai thác vụ việc này, các báo nước ngoài đã tập trung trích dẫn, phỏng vấn những luật sư bất mãn như Trần Vũ Hải, Ngô Anh Tuấn, Trần Quốc Thuận, Hoàng Việt.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi đồng ý với tuyên bố của Bộ Tư pháp Việt Nam, rằng những thông tin đang xuất hiện trên Internet “phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết”, đồng thời chứa “những diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm trong dư luận”.
Thứ nhất, vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình có bản chất là một vụ kiện đầu tư, được tiến hành trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan. Vì vậy, tiền lệ từ vụ kiện này sẽ chỉ giúp ích cho những nhà đầu tư nước ngoài có tranh chấp với Nhà nước Việt Nam, như ông Bình, chứ không giúp ích gì cho các thành phần khác từng bị thu hồi tài sản và quyền sử dụng đất.
Thứ hai, khi Trịnh Vĩnh Bình tiết lộ phán quyết của vụ kiện, ông đã thật sự vi phạm nguyên tắc của tòa án trọng tài. Bởi Điều 34 của Bộ Quy tắc Trọng tài UNCITRAL phiên bản 2010 hoặc 2013 quy định: “Phán quyết của trọng tài chỉ được công khai nếu có sự nhất trí của các bên tham gia”.
Thứ ba, luận điệu “tiền Việt kiều, Đảng viên cướp, dân bồi thường” của Nancy Nguyễn và Đặng Đình Mạnh không phản ánh đúng sự thật. Bởi khi Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tịch thu tài sản của ông Bình vào năm 1998, số tài sản đó đã được sung công quỹ, chứ không phải để phục vụ “Đảng viên”.
Thứ tư, phiên tòa này không “chỉ có công lý” như lời khen của Đặng Đình Mạnh, mà còn mang màu sắc chính trị rõ ràng. Trịnh Vĩnh Bình đã có một hành vi chính trị, khi đưa thông tin gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam lên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, bất chấp quy định của tòa án. Ông Bình cũng thể hiện động cơ chính trị, khi mong vụ kiện sẽ truyền cảm hứng cho các thành phần “dân oan” ở Việt Nam. Chừng nào các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam còn bị xâm phạm vì lý do chính trị trong phiên tòa này, thì chừng đó chúng ta còn có lý do để nghi ngờ tính công bằng, nghiêm minh của tòa án quốc tế.
Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Kích động chống Trung Quốc bằng tin giả?



Vừa qua, một số tổ chức, cá nhân chống đối đã tìm cách kích động tâm lý bài Trung Quốc cực đoan, rồi sử dụng nó để tuyên truyền chống Nhà nước. Họ đã khai thác hai vấn đề thời sự, là việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu Đông Phương 13-2 CEPB vào Biển Đông và khả năng có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam

Với thông tin về giàn khoan dầu Trung Quốc khai thác ngay trong thềm lục địa Việt nam do nhóm Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Mỹ Hạnh, Lê Nguyễn Hương Trà, Bùi Thanh Hiếu, Phạm Chí Dũng…tung ra và kích động rằng vụ việc này còn nghiêm trọng hơn cả vụ HD 981 trước đây. Tuy nhiên thông tin này nhanh chóng bị dư luận vạch trần vì giàn khoan Đông Phương 13-2 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Một số zân chủ như Nguyễn Thúy Hạnh lặng lẽ gỡ stt hàng ngàn like/share này, còn đám khác thì ra vẻ đính chính hoặc cảnh báo đồng bọn về việc này để “giữ uy tín truyền thông”
Còn phía các nhân vật khoa bảng thân Diễn đàn Xã hội Dân sự tiếp tục tiến hành chiến dịch tuyên truyền phản đối “yếu tố Trung Quốc” trong dự án đường cao tốc Bắc – Nam, mà họ đã khởi lên từ cuối tháng 03/2019. Cụ thể, Mạc Văn Trang viết trên báo Tiếng Dân rằng Bộ Giao thông – Vận tải đang “vội vã” triển khai dự án này dù “không có Nghị quyết của Quốc hội”; rằng dự án này là không cần thiết khi chưa hoàn thành và khai thác hết đường Hồ Chí Minh; rằng “không thể cho nhà thầu Trung quốc tham gia” dự án vì các vấn đề mà “dư luận xã hội đã nêu”; và rằng nên thuê nhà thầu từ Nhật hoặc các nước phương Tây để đảm bảo chất lượng công trình, đồng thời “đa phương hóa quan hệ”. Trong khi đó, Nguyễn Quang Dy viết trên trang Viet-Studies rằng nếu cho doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án, Nhà nước Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ an ninh; sẽ rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc; sẽ bị dư luận của “những người yêu nước” phản đối; và sẽ gửi “một tín hiệu chống Mỹ”, trong khi Mỹ và Trung Quốc đang ở trong “một cuộc chiến tranh lạnh mới”, mà Trung Quốc chắc chắn thua.
Trong hai bài vừa nêu, bài của Mạc Văn Trang đã đưa ra một thông tin sai. Trong thực tế, ngày 22/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, với trên 83% đại biểu nhất trí.
Việc dùng tin tức giả để tuyên truyền chính trị, dù để phục vụ mục đích hay lý tưởng nào, cũng là điều không thể chấp nhận. Bởi những lý tưởng cần được bảo vệ bằng thông tin sai sự thật thì chỉ là ảo tưởng; những mục đích cần đạt được bằng thông tin sai sự thật thì chỉ là bánh vẽ. Vì vậy, khi Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết của Phạm Chí Dũng, trong đó Dũng kích động biểu tình bằng tin tức giả, ta thấy họ bất chấp sự thật để đạt được mục đích của mình.
Về dự án đường cao tốc Bắc – Nam, dư luận có lý do để lo ngại rằng nhà thầu Trung Quốc sẽ mang đến nguy cơ an ninh, nguy cơ tham nhũng và nguy cơ không đảm bảo chất lượng cho dự án. Nhưng để vừa ngăn chặn những nguy cơ này một cách lâu dài, vừa giữ cho mình một tư thế ngoại giao độc lập, đàng hoàng và thân thiện với tất cả các bên, có lẽ Việt Nam nên thắt chặt quản lý trong khâu đấu thầu và chấm thầu, thay vì chọn cách hành xử thô vụng là mời nhà thầu phương Tây, đuổi nhà thầu Trung Quốc.
Theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, Việt Nam có quyền cho phép mọi doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án công của mình. Vì vậy, không thể nói rằng khi Việt Nam cho phép một doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, Việt Nam đang gửi “một tín hiệu chống Mỹ”, như cách ông Nguyễn Quang Dy mô tả. Với thái độ sợ Mỹ, cầu cạnh Mỹ một cách quá đáng như vậy, ông Dy sẽ không đóng góp được nhiều ý kiến có ích cho nền độc lập của Việt Nam.
 Nguyễn Biên Cương

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Nhà zân chủ Hoàng Dũng bỏ “cuộc chơi” đến Mỹ!



Như vậy sau nhiều năm chờ đợi, Hoàng Dũng, thủ lĩnh một thời của “Con đường Việt Nam” cùng gia đình đã được “xuất khẩu dân chủ” thành công đến nước Mỹ trong mơ. Ngay khi đặt chân đến sân bay Mỹ, Hoàng Dũng có ngay stt tố công an Việt Nam “làm chậm” quá trình “xuất khẩu dân chủ” của ông ta vì ông ta không chịu ký giấy tự nguyện cộng tác, đồng thời hứa hẹn sẽ sớm tìm công việc tay chân để kiếm tiền và đóng góp “gián tiếp” cho phong trào zân chủ Việt Nam!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Được biết, sau chuyến đi huấn luyện ở VOICE của Trịnh Hội trở về, Hoàng Dũng và toàn bộ dàn bậu xậu của VOICE đã xin được Quỹ quốc gia dân chủ Mỹ (NED) tài trợ hàng chục trăm ngàn USD để “thúc đẩy dân chủ Việt Nam”. Nhờ nguồn tài trợ dồi dào này, Hoàng Dũng và dàn đệ tử VOICE đã tổ chức hàng loạt hoạt động trình diễn “phổ biến kiến thức nhân quyền” để giải ngân, nhưng mấy năm trôi qua liền, tổ chức của Hoàng Dũng chẳng thúc đẩy được biến chuyển gì cho “phong trào dân chủ” ở Việt Nam như NED kỳ vọng nên đã bị NED cắt tiền. Từ khi “tiền hết” thì “tình cũng tan”, tổ chức “Con đường Việt Nam” rầm rộ hồi nào rơi vào chết lâm sàng, Hoàng Dũng tuyên bố giải nghệ, chuyển nghề làm xe ôm, ship hàng…Đùng một cái, giờ đây Dũng đã đến được nước Mỹ với tuyên bố trả qua mấy năm bị chậm thủ tục “xuất khẩu”
Theo thông tin từ một số ông bà zân chủ như Vũ Quang Thuận tiết lộ, hầu hết các anh chị zân chủ có chút số má, tiếng tăm đều lập tức thủ sẵn vài bộ hồ sơ xin tỵ nạn gửi gắm ở mấy ĐSQ như Mỹ, EU tùy vào độ quan hệ và thiện cảm với viên chức chính trị của họ. Trong số đó, nghe nói hồ sơ xin “xuất khẩu zân chủ” đang nằm ở ĐSQ Mỹ là khủng nhất. Để lọt vào mắt xanh của ĐSQ Mỹ và rơi vào “xuất ngoại giao” làm màu cho Chính phủ Mỹ là cả lộ trình bài bản và cả may mắn nữa, trừ những trường hợp đi tù, còn đang nhơn nhơn ở ngoài như Trương Minh Tam hay Hoàng Dũng thì đúng là …rất may mắn!
Trước thông tin Hoàng Dũng bỏ cuộc chơi, cập bến thiên đường lần này, xem ra làng zân chủ đã tỏ ra “lãnh cảm”, không còn màn mổ xẻ vì sao họ ra đi, đấu tranh dân chủ ở hải ngoại có hiệu quả hay không, làm thế nào để nhà zân chủ ra hải ngoại không bỏ trận địa; cũng không còn màn chia vui, những bài viết đầy xúc động ca tụng quá trình đấu tranh của người đắc đạo và khẳng định sự ra đi là “bần cùng bất đắc dĩ” nữa… Số đông đều bày tỏ thái độ “không vui cũng không buồn” như bà Đoan Trang chẳng hạn, số công khai thể hiện sự bất mãn thì hoặc thể hiện thái độ châm biếm kiểu “mong học giả Hoàng Dũng trở thành Việt kiều yêu nước, gửi đô về lật đổ cộng sản” hay số thẳng thắn khác như luật sư Hà Huy Sơn thì chửi thẳng Hoàng Dũng là kẻ “Bỏ cuộc”, tức trốn chạy khỏi chiến trường, bỏ rơi đồng bọn!
Tội nghiệp cho phong trào zân chủ, lực lượng đã hẻo, lại còn rã đám, vốn đã lèo tèo nay càng hiu hắt hơn, chỉ trơ lại có vài “cái cột điện” chưa biết làm cách này “xuất khẩu zân chủ” được như Đoan Trang, chỉ biết than thân trách phận trên facebook mà thôi
Nguyễn Biên Cương

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

7 dấu hiệu phát hiện sớm ung thư dạ dày!

Hiện nay, bệnh ung thư dạ dày đang rất phổ biến ở nước ta. Mỗi năm căn bệnh có thể gây ra khoảng 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc bệnh ung thư dạ dày cao.

Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan.

Chính vì vậy đừng chủ quan với những dấu hiệu như chướng bụng, chán ăn, ợ nóng hay sút cân, nôn ra máu... vì chúng có thể là những triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh ung thư dạ dày.

Sau đây là 7 dấu hiệu sớm, bạn nên đi khám khi có một hoặc một vài trong các triệu chứng sau đây:

https://youtu.be/TEZHEVNHRNk

Dân mạng bình phẩm về bài báo "hả hê" khi nguồn thu bất động sản giảm của VOA


Nguyễn Biên Cương

Sau khi VOA đăng bài “Thu bất động sản giảm mạnh ảnh hưởng ra sao đến độc đảng” của Phạm Chí Dũng, ông Chủ tịt Hội nhà báo độc lập ngày 13/4/2019 trên facebook, có nội dung thể hiện thái độ cay nghiệt, hằn học vì nguồn thu từ bất động sản của Nhà nước Việt Nam luôn “bội thu”, “tăng vượt chỉ tiêu” và tỏ ra đắc ý khi ngân sách thu từ nguồn này năm 2018 có dấu hiệu suy giảm, không ổn định và phán rằng đó là nhân tố gây bất lợi cho sự vững mạnh của Đảng Cộng sản, là nhân tố “trở cờ” đe dọa sự tồn vong của chế độ đã khiến rất nhiều dân mạng tham gia bình phẩm, xin trích một số ý kiến sau:
1.     Nguyễn Kim Bảo VOA luôn tự cho mình là một cơ quan truyền thông đại chúng có uy tín. Đúng - sai thì chưa bàn tới,nhưng chỉ xem cách dùng từ trong bài này đúng là ngôn từ chợ búa và xã hội đen.
Đó là chưa kể chuyện thu thuế ở VN là chuyện riêng của VN có ảnh hưởng gì đến VOA mà VOA phải cố công phê phán, mà lại phê phán ác ý, thiếu trung thực. Đúng là  lo bò trắng răng".
Một số ngươi bên kia đại dương nhớ ơn VOA, vì nhờ VOA mà họ lại có cơ hội cào phím kiếm tiền, té nước theo mưa và thêm càng để đu đây

Nếu VOA thiếu đề tài để viết về VN thì liên hệ với tôi, tôi sẽ cho miễn phí vài cái.
2.     Hoang Long VOA hay lo bò trắng răng....chả hiểu gì cả, ban biên tập là lũ người Việt vong quốc , ngu ngơ, chỉ biết cào phím....có 1000 tỷ đồng khoảng 50 triệu đô...trong khi hàng năm các kiều bào yêu nước thân thương gửi về giúp Đảng và CP hơn 13 tỷ đô !
3.     Đỗ Nhân Ngân sách quôc gia ổn định thì an ninh quôc gia sẽ vững chắc ,chính sự ổn định chính trị mới có tăng đầu tư vào VN ,cũng như tăng số lượng người vào VN du lịch ...đây là điều mà chống cộng rât ghet vì cơ hội cướp chính quyền càng xa vời ,tât nhiên là cố hêt cách dăt mũi kẻ nhẹ dạ phải tin vào cac bài viêt như thế này....
4.     Không Biết Cứ đánh thuế 4000-5000 đô la/tháng/ căn nhà như Mỹ cho khỏe ha. Khỏi ai xỉa xói. Dân cày kiếm tiền, còn tiêu tiền nhà nước tiêu hộ, theo cách mà Mỹ làm.
….
Dù bài báo mới đăng, nhưng với một số bình luận được trích dẫn trên ngay phía dưới bài viết đã cho thấy, độc giả Việt Nam không còn “dễ lừa phỉnh” và đưa ra các nhận xét rất sắc sảo về bản chất của người viết ra bài này cũng như kẻ đã đăng tài nó.
Những ý kiến này đã chỉ ra thủ đoạn báo chí bẩn thỉu mà VOA đang dùng để lòe bịp những kẻ cờ vàng, phản động ở Mỹ không hiểu biết tình hình trong nước, giải thích động cơ vì sao Phạm Chí Dũng và VOA lại “cào bàn phím” về chủ đề này và châm biếm băng đảng này về nguồn thu khủng khiếp từ ngoại hối gấp mấy chục lần nguồn thu từ thuế đất đai đang bị băng đảng này thổi lên thành mối đe dọa uy hiếm sự tồn vong của chế độ hòng khiến dân chúng hoang mang và nuôi dưỡng tư tưởng thù địch, ảo vọng trông chờ ĐCSVN ..sắp sụp đổ của đồng đảng.
Với thế loại bài viết chống cộng rẻ tiền kiểu này, bảo sao tham vọng của Phạm Chí Dũng về xây dựng lực lượng “nhà báo độc lập” cạnh tranh với lực lượng báo chí Việt Nam và ngang hàng báo chí quốc tế như ông ta chém khi khai sinh ra Hội nhà báo độc lập mãi mãi là ảo tưởng điên rồ. Nó cũng giải thích vì sao báo chí, trang tin điện tử chống cộng và mấy trang báo nước ngoài hậu thuẫn cho thành phần chống cộng trong nước như Phạm Chí Dũng ngày càng xuống dốc không phanh, biến thái và tan hoang, suốt ngày chỉ săn lượng view từ Mỹ, từ Âu châu để kiếm tiền quảng cáo có giá trị cao gấp 5-10 lần từ google adsence so với lượng view đến từ Việt Nam!

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

Thu ngân sách từ bất động sản giảm có khiến nó thành “nhân tố trở cờ” với Đảng CSVN?


Nguyễn Biên Cương

Ngày 13/4/2019, VOA đăng bài “Thu bất động sản giảm mạnh ảnh hưởng ra sao đến độc đảng” của Phạm Chí Dũng, ông Chủ tịt Hội nhà báo độc lập.
Toàn bộ bài viết là giọng điệu cay nghiệt, hằn học vì nguồn thu từ bất động sản của Nhà nước luôn “bội thu”, “tăng vượt chỉ tiêu” và tỏ ra đắc ý khi số tiền thu từ nguồn này năm 2018 có dấu hiệu suy giảm, không ổn định và phán rằng đó là nhân tố gây bất lợi cho sự vững mạnh của Đảng Cộng sản.


Toàn bộ bài viết dùng ngôn từ thù địch – đáng lý ra không thể tồn tại trên bất cứ tờ báo nào mang danh nghĩa báo chí, khiến bài báo đạt trình độ viết lách ngang với tờ chống cộng lá cải, cực đoan như Dân làm báo, Nhật ký yêu nước, Đàn Chim Việt và cả tá tờ báo của cộng đồng ba sọc xứ Cali, như gọi Bộ Tài chính là “Bộ thắt cổ”, gọi việc thu thuế - một việc làm bất cứ Nhà nước nào trên thế giới này là “ăn của dân không chừa thứ gì”…
Để tăng hiệu ứng chứng minh sự “thất bại” của Nhà nước trong thu thuế từ nguồn đất đai, Phạm Chí Dũng không ngần ngại vu cáo chính quyền tự ý tăng thuế đất 3-4 lần năm 2017 không báo trước cho dân và kèm theo bình luận hằn học “thu nghiến một lần và bất chấp tiếng kêu trong họng của những người phải cắn răng đóng thuế.”. Kỳ thực việc điều chỉnh thuế đất được quy định trong Nghị định 93 của Chính phủ, luôn “ổn định” theo chu kỳ 5 năm mới tính lại một lần, đúng thời điểm giá cả thị trường trượt rất xa khung giá đất Nhà nước quy định từ 2012 nên tuy từng vị trí có sự điều chỉnh thuế đất, chỗ mặt đường, giá thị trường cao càng bị điều chỉnh nhiều so với các vị trí khác. Việc thu thuế đất của VN được xem là rất thấp so với mặt bằng chung vì lấy giá thóc lúa làm căn cứ và năm nào chẳng thu một lần từ đầu năm. Do vậy, cách đưa tin và bình luận cho thấy dã tâm đầy ác ý, hằn học của Phạm Chí Dũng.
Mời xem bài báo này để biết rõ nguyên nhân thuế đất bị biến động năm 2017 https://tuoitre.vn/nguoi-dan-soc-vi-thue-dat-tang-1367878.htm
Chung quy lại, toàn bộ bài viết là sự cóp nhặt thông tin và suy diễn méo mó theo dụng ý “bi quan” của Phạm Chí Dũng khi vớ được thông tin nguồn thu từ thuế đất năm 2018 (lần đầu sau nhiều năm) giảm đi và không đều như những năm trước đó. Nhưng tổng thu ngân sách năm 2018 vẫn tăng 107% so với chỉ tiêu đề ra và nguồn thu từ thuế đất vẫn tăng so với chỉ tiêu đặt ra, dù có không bằng được như nhiều năm trước đó.
Mời các bạn đọc thêm hai bài báo về nguồn thu ngân sách Nhà nước năm 2017, 2018 dưới đây cho thấy năm 2018 có giảm đi do khó khăn kinh tế nói chung, nhưng vẫn tăng thu …đều đều.
Trong bối cảnh bức tranh kinh tế ảm đạm của cả thế giới, nhiều nước tăng trưởng âm, và tăng trưởng đều giảm so với những năm trước, việc Việt Nam vẫn giữ ổn định kinh tế, vẫn tăng trưởng đều đều, vấn tăng thu ngân sách, tất nhiên tình hình chính trị-kinh tế-xã hội vẫn vững vàng khiến những thế lực không thân thiện như VOA và những kẻ hận thù chế độ như Phạm Chí Dũng rất “hậm hực” nên mới sản xuất và đăng tải những bài báo đốn mạt cả về ngôn từ, yếu kém về nghiệp vụ, hạ giá về đạo đức báo chí như loại bài này.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Dậy Mà Đi

Bài hát ra đời trong hoàn cảnh nhằm hưởng ứng phong trào "hát cho đồng bào tôi nghe" do MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM lãnh đạo.
Là bài nhạc đã gây thổn thức và làm rung động biết bao con tim của người yêu nước thời bấy giờ. Bài hát là nguồn cảm hứng cũng như là lời kêu gọi lớp lớp con người đứng lên đấu tranh chống đế quốc xâm lược, bọn ngụy quyền tay sai.

Đất nước Việt Nam mãi là của người Việt Nam, tinh thần tự tôn tự hào dân tộc của người Việt Nam không bao giờ cho phép mình chịu sự nô lệ cho một quốc gia ngoại bang nào !
Cùng nghe ca khúc này nhé:

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

"Hiện tượng" hàng triệu người trẻ thần tượng Khá "Bảnh": Vì sao?

Vi phạm pháp luật và có nhiều phát ngôn gây sốc, thế nhưng Khá Bảnh lại được các em học sinh yêu thích, thậm chí chào đón như thần tượng.



Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Trò “tự sướng” của zâm chủ Đoan Trang

Vụ ấu dâm của ông cựu Viện phó Viện Kiểm sát Đà Nẵng được nhà zâm chủ Đoan Trang đặc biệt ưu ái truyền thông. Bà này dành rất nhiều “công phu”để tô đậm, tung hứng vụ này như thể một case “dự án truyền thông”.



doang-trang-va-vu-au-dam

Chưa khi nào bà này dành trọn cả tuần chỉ để đăng bài về vụ ấu dâm này, nào là sao công an chưa điều tra ra, nào là bản chất đảng viên toàn “ấu dâm”, nào là “dư luận viên” đang lèo lái  bảo vệ Đảng ra sao, nào là hưởng ứng dân mạng kéo đến nhà ông Linh khủng bố là học cộng sản,… Nếu cho lý do chính khiến nhà zâm chủ này đầu tư truyền thông vụ án ấu dâm này để hạ uy tín Đảng, chắc mới đúng một phần. Dân mạng lại phán đoán, phần nhiều xuất phát từ sự ẩn ức đời tư, cuộc sống buông thả tình dục từ khi còn rất trẻ của nhà zâm chủ này, nay đã có tuổi, vừa già vừa được không ưa nhìn, khiến nỗi ẩn ức của bà ta ngày càng lớn dần nên chủ đề này giúp bà ta giải tỏa chăng !?!

Hài nhất là trò Đoan Trang tung hứng với trang Ban Tuyên giáo TƯ giả mạo khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng nó là sản phẩm “tự sướng” của Đoan Trang từ cách đạo diễn vụ việc, tung hứng cho nó Đoan Trang đều tự phơi bày. Điểm rõ nét nhất là cứ mỗi đận fanpage giả Ban Tuyên giáo TƯ này vừa đăng bài mới là thấy Đoan Trang chia sẻ ngay lên facebook của cô ta và hoặc giờ sau đã đăng bài tung hứng cho nó. Biết là trang giả mạo chỉ tồn tại vài ngày là giỏi, nên vừa đăng bài trên fanpage xong thì cô ta đồng thời copy dán lên tường facebook để “sản phẩm” không bị lạm dụng.

Bà này cũng từng tạo ra vài sản phẩm tương tự cho các dự án truyền thông trước đây như vụ Sự thật Tân Hiệp Pháp trong đó, cả băng đảng VOICE của bà này đã bị bóc mẽ. Trong các diễn đàn báo chí, hay mấy tổ chức kiểu Mạng lưới blogger Việt Nam, Green Trees, Diễn đàn nhà báo của Mai Phan Lợi, Đoan Trang cũng nổi tiếng với các chiêu trò lập vài nick giả tung hứng cho nhau, rất chuyên nghiệp. Nhưng tiếc thay, các dự án đó đều lần lượt đội nón ra đi sau vài hồi rùm beng vì chẳng có đất sống.

Có lẽ hết khả năng “thủ dâm” tinh thần chống cộng thì nay gặp vụ ấu dâm giúp Đoan Trang “tự sướng” !?!

Nguyễn Biên Cương

Góc nhìn: Kiều bào - Nguồn lực quốc gia có bị bỏ lỡ ?

Việt Nam có 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài. Nửa triệu trong số đó là người có trình độ đại học cùng hàng chục nghìn doanh nhân, trí thức, nhà khoa học … Làm thế nào để phát triển “nguồn nguyên khí quốc gia” này để đóng góp cho sự phát triển của đất nước?


Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

TÔN SÙNG "KẺ SĨ THỜI LOẠN" NGUYỄN HỮU CHỈNH, VĂN VIỆT ĐANG MUỐN CỔ VŨ MÔ HÌNH TRÍ THỨC NÀO?



Ngày 3/4/2019, Văn Việt đăng tải bài viết có tên: “KẺ SĨ THỜI LOẠN” HAY THỜI LOẠN VẮNG KẺ SĨ?". Đây là bài viết giới thiệu một cuốn tiểu thuyết lịch sử về Nguyễn Hữu Chỉnh, đại gian thần dưới thời vua Lê Chiêu Thống với tựa đền "Kẻ sĩ thời loạn" của Vũ Ngọc Tiến. Nguyễn Hữu Chỉnh gần đây được ca ngợi bởi các nhà văn có xu hướng chống đối chính quyền vì cho rằng ông ta là kẻ mạnh dạn và là anh hùng thất thế. 


Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh là ai? Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 - 1788) vốn dĩ là môn khách dưới quyền của hai đại gian thần cuối thời Lê là cha con Hoàng Ngũ Phúc và Hoàng Đình Bảo. Ở dưới trướng của hai đại gian thần này, Nguyễn Hữu Chỉnh là cánh tay đắc lực giúp hai cha con họ Hoàng thôn tính triều chính. Sau khi Hoàng Đình Bảo bị giết trong loạn kiêu binh, Nguyễn Hữu Chỉnh chạy vội vào Nam theo quân Tây Sơn. Mối quan hệ giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và Tây Sơn đã có từ trước đó. Khi chúa Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc và Hoàng Đình Bảo đi dẹp loạn Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đi theo phò tá. Nguyễn Hữu Chỉnh sang làm thuyết khách đàm phán với Tây Sơn và lập tức được Nguyễn Nhạc yêu mến. Do đó, Nguyễn Hữu Chỉnh nhanh chóng có vị trị trong triều đình Tây Sơn. Chính Cống Chỉnh là người thuyết phục Tây Sơn kéo quân ra Bắc trả thù, tiêu diệt chính quyền mới non trẻ của Trịnh Tông. Sau đó, Nguyễn Hữu Chỉnh mượn uy Tây  Sơn, thao túng nhà Lê, ép vua Lê Chiêu Thống trẻ tuổi phải làm theo ý mình. Mà ý của Nguyễn Hữu Chỉnh toàn đến từ các động cơ cá nhân: Tiêu diệt phe cánh đối lập, giết hại kẻ sĩ Bắc Hà (Cống Chỉnh không phải sĩ phu Bắc Hà), đốt đình phá chùa để nung tượng đồng đúc tiền, thuyết phục Lê Chiêu Thống chạy lên bắc cầu viện quân Thanh để tiêu diệt Tây Sơn. Tội ác của Nguyễn Hữu Chỉnh giờ đây được khỏa lấp bằng những luận điệu ca ngợi, gọi ông ta là "Chim bằng gẫy cánh". 

Thế nhưng, cuốn sách "Kẻ sĩ thời loạn" dùng đến 9 trong số 12 chương để ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh. Trong bài viết đăng trên Văn Việt, người giới thiệu viết:  "Nguyễn Hữu Chỉnh trong “Kẻ sĩ thời loạn” là con người “vì dân”, dám theo đuổi lý tưởng “vì dân” đến tận cùng, bất chấp tất cả, kể cả đạo lý cương thường. Ông trở thành gian hùng thời loạn, nhưng với chất kẻ sĩ mà Vũ Ngọc Tiến tạc nên trong hình tượng của ông, Nguyễn Hữu Chỉnh có thể sẽ trở thành “năng thần thời trị”. Tiếc thay, thời thì loạn, kẻ sĩ thì không tìm thấy minh quân. Chí lớn chưa thành, ngựa ô trụy gối. Nguyễn Hữu Chỉnh chết trong phẫn uất như Hạng Vũ bên bờ Ô Giang năm xưa, anh hùng để hận đến nghìn năm." Có người "vì dân" nào lại lạm sát người vô tội, kéo giặc đến không cần màng tới số phận của dân chúng, mượn việc công để trả thù riêng, sẵn sàng bán nước khi cần hay không? Chắc rằng chỉ có Văn Việt mới dám khẳng định Nguyễn Hữu Chỉnh là "vì dân".

Ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn Việt muốn khẳng định điều gì?  Trên facebook của Thái Kế Toại, một thành viên của Văn Việt có đăng bài viết: "Con đường của kẻ sĩ" để tiếp tục ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh và nhà văn Vũ Ngọc Tiến https://www.facebook.com/thai.k.toai/posts/10212802077119553 . Bài viết này cho biết Vũ Ngọc Tiến trung thành với chủ trương "ôn cố tri tân", viết về thời loạn cuối Lê, rõ ràng muốn ám chỉ thời đại bây giờ là loạn lạc. Và hơn cả thế, họ mong chờ một trí thức như Nguyễn Hữu Chỉnh, một người sẵn sàng coi mạng người như cỏ rác, coi trung hiếu như vứt đi, coi giang sơn như vật trao đi bán lại... là mô hình trí thức mới trong tương lai, và rồi gán cho tất cả hành vi ấy hai chữ "vì dân". Sự thất bại của Nguyễn Hữu Chỉnh không phải là "anh hùng để hận đến nghìn năm", mà nguyên nhân đến từ sự phản trắc, tráo trở của ông ta trong suốt bối cảnh thời ấy. Kéo theo cái chết của ông ta là sự suy tàn của cả một thời đại để rồi người dân chịu sự dày vò của giặc cướp trong suốt những năm cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cho đến khi vua Gia Long thống nhất Việt Nam.

Văn Việt đã ngày càng lộ diện bản thân là loại trí thức gì khi cố gắng PR cho một cuốn sách ca ngợi Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguy hại lắm nếu đất nước rơi vào tay những kẻ như vậy!
Nguyễn Biên Cương