Vừa qua ông Nguyễn
Quang A liên tục kêu trên facebook rằng, có một thế lực “thân Tầu” trong nội bộ
đang phá EVFTA bằng việc cản trở VN thông qua các công ước nhân quyền chấp nhận
tự do nghiệp đoàn và các tiêu chuẩn lao động, môi trường theo chuẩn EU, vì nó
làm lợi cho Trung Quốc (không muốn VN “thoát Trung”). Cách đây mấy hôm, ông NQA
tiếp tục tố cáo A67 ngăn cản quyền xuất cảnh đi Úc của ông ta, là thủ phạm phá
hoại EVFTA vì có ý đồ cản trở ông ta tham dự phiên điều trần trước Quốc hội EU
về nhân quyền của VN do Uỷ ban
thương mại của EU tổ chức.
Cùng “đồng thanh” với
ông NQA có Nguyễn Anh Tuấn- đệ tử của Trịnh Hội, về nước công khai hóa chi
nhánh VOICE ở VN (Ông NQA đã chính thức bắt tay với VOICE trong nhiều chiến dịch
vận động quốc tế can thiệp, áp đặt giá trị nhân quyền phương Tây vào VN cũng
như vận động kiểu bào gây quỹ cho VOICE để hậu thuẫn cho các “tổ chức xã hội
dân sự độc lập trong nước” do Diễn đàn XHDS của ông ta khởi xướng) cũng viết
bài khá dài “Ai đang cản trở EVFTA?” cho rằng việc VN chậm chễ trong việc thông
qua các công ước về lao động nói trên khiến Quốc hội EU chưa chịu thông qua
EVFTA cho dù hai bên đã đàm phán xong xuôi từ nhiều năm trước là do thế lực
trong nội bộ phá hoại,cản trở VN “thoát Trung”.
Theo dõi sự kiện này,
cách đây 3 tuần, nhóm 32 dân biểu EU đã ký thư chung lên án VN gia tăng “giam giữ những người bất
đồng chính kiến, cản trở tự do ngôn luận và tự do lập hội, thiếu tự do báo chí
và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet” và đưa ra kiến nghị “nếu tình
hình không được cải thiện, họ “sẽ khó lòng” phê duyệt chung cuộc thỏa thuận
thương mại EVFTA
Trước đó, có một cuộc
vận động rầm rộ mang danh “90 tổ chức VN và quốc tế” do Việt Tân khởi xướng vận
động các dân biểu EU thiếu thiện cảm với VN không thông qua EVFTA cùng với các
lập luận tương tự như trên của nhóm 32 dân biểu EU.
Như vậy, theo “góc
nhìn” của NQA, Nguyễn Anh Tuấn, VN đang cố tình kéo dài lộ trình ký kết các điều
kiện lao động, nghiệp đoàn tự do với EU khi thỏa thuận EVFTA, tức là VN không
thiện chí hay cố ý rút lui đồng nghĩa với việc không chịu “thoát Trung”. Họ muốn
VN cần nhanh chóng thông qua các công ước nhân quyền đó để đổi lấy EVFTA, tức
là cái cách họ ủng hộ EVFTA không khác gì VN phải chấp nhận vô điều kiện các
đòi hỏi từ EU, đồng nghĩa với việc họ sẽ có cơ hội được công khai các tổ chức
mang danh “xã hội dân sự độc lập” hay các “nghiệp đoàn tự do” dưới sự bảo trợ của
EU thông qua cơ chế vận hành EVFTA. Với thứ lập luận này, họ tố “thế lực”
không/chưa chịu thông qua các công ước nhân quyền đó là “thân Tàu”,là “phản động”,
là “chống lại lợi ích dân tộc”.
Hiểu theo logic này của
họ, thì Việt tân và 90 tổ chức mang danh “yêu nước”, “nhân quyền quốc tế” đang
ra sức cản trở, đưa tin xuyên tạc về VN để vận động các dân biểu EU không thông
qua EVFTA cho VN có phải là lực lượng cản trở EVFTA, cũng có mưu đồ không muốn
VN “thoát Trung”?. Chính thế lực Việt tân và đám tay sai của băng đảng này từng
điên cuồng chống phá TTP, đấu tố một số zân chủ dám bỏ phiếu ủng hộ Việt Mỹ
thông qua TPP khi được ông Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Việt Mỹ “trưng cầu”
ý kiến hơn chục “nhà dân chủ” ở VN có ủng hộ hay không ủng hộ TPP cho VN. Trước
cuộc “đại chiến” trong làng zân chủ, cờ vàng này khiến ông Trưởng đoàn đối thoại
nhân quyền Mỹ-Việt đã chủ động liên hệ với Đoan Trang để “trả lời phỏng vấn” nhằm
“định hướng” giới zân chủ VN cần biết chớp lấy điều kiện VN chấp nhận “Nghiêp
đoàn tự do” khi ký TPP để công khai hóa các tổ chức/đảng phái/hội nhóm của mình
và bước lên vũ đài cạnh tranh chính trị với Đảng CSVN dưới sự bảo trợ của Mỹ. Khi
đó, làn sóng tấn công một số zân chủ gia ủng hộ TPP mới tạm yên ắng.
Có thể nói, Việt tân
và các thế lực thù địch chọn phương thức công khai phản đối EVFTA,trong khi phe
nhóm của NQA, NAT thì chọn phương thức ủng hộ EVFTA với điều kiện VN phải chấp
nhận các yêu sách từ đối tác, thì về logic, chúng chỉ là cách giải thích và góc
tiếp cận vấn đề khác nhau, bản chất đều ép VN phải đánh đổi “chủ quyền”, chế độ
chính trị lấy “kinh tế” cả.
Ai cũng hiểu rõ ràng rằng,
khi VN chấp nhận “hội nhập” kinh tế với Mỹ và phương Tây thì việc đánh đổi các
vấn đề nhân quyền là khó tránh khỏi vì Mỹ và EU luôn đặt nó là thứ “giá trị
chung phổ quát” song hành với bất cứ thỏa thuận thương mại nào. Đảng, Nhà nước
không phải không hiểu rằng, trong số các vấn đề về nhân quyền, dân chủ đó có nhiều
giá trị tiến bộ, tích cực và bản thân VN nỗ lực thực hiện nó để ngày càng đem lại
nhiều quyền tự do chính trị cho công dân. Song các giá trị dân chủ đó cũng đồng
thời phải gắn với các điều kiện để đảm bảo nó phát triển lành mạnh, giữ vững an
ninh đất nước, không để các thế lực bên ngoài lợi dụng can thiệp, buộc VN phải
nằm trong “quỹ đạo” do họ đặt ra. Vấn đề đặt ra là phía VN và đối tác cần phải
có cái nhìn khách quan, thiện chí, hướng đến lợi ích của đôi bên, chứ không phải
là cách VN chấp nhận tất cả các yêu sách khi đối tác chỉ “muốn nghe” thông tin
một chiều từ thế lực phản động, chống phá, cản trở VN hội nhập mà không có cái
nhìn khách quan hay từ thông tin chính thống. Không phải tự dưng mà hàng năm VN
đều có “Đối thoại nhân quyền” nhằm giải đáp tất cả các chất vấn, thắc mắc và
tìm điểm chung giữa đôi bên khi đánh giá về thực trạng dân chủ, nhân quyền VN.
Song nỗ lực không bao
giờ chỉ đến từ một phía, và mọi nỗ lực đều thất bại nếu đối tác chỉ tìm mọi
cách lợi dụng các thỏa thuận này để can thiệp, thao túng an ninh, chính trị VN
và hậu thuẫn cho các thế lực thù địch, phản động lật đổ thể chế hiện nay của
VN.
Nguyễn Biên Cương