Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Thấy gì khi Ân xá Quốc tế đòi Việt Nam điều tra nhóm hacker đã tấn công VOICE?


Cuối tháng 02/2021, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã tung ra một loạt bài viết cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam có liên quan đến Ocean Lotus - một nhóm hacker thường xuyên dùng phần mềm gián điệp để đột nhập vào hòm thư của các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Theo loạt bài này, thì từ năm 2018 đến 2020, Ocean Lotus đã tấn công ít nhất 2 mục tiêu, là blogger Bùi Thanh Hiếu (hiện đang tị nạn ở Đức) và tổ chức VOICE (đặt trụ sở tại Philippines). Loạt bài này không phải là một động thái riêng lẻ của Ân xá Quốc tế; thay vào đó, nó được phát triển từ các dữ liệu và kiến nghị mà tổ chức này đã đưa ra trong báo cáo “Để chúng tôi thở” - một báo cáo xoay quanh tình hình tự do trên Internet tại Việt Nam, xuất bản vào năm 2020.

Đáng chú ý, trong cả báo cáo “Để chúng tôi thở” lẫn loạt bài vừa nêu, tổ chức Ân xá Quốc tế đều khuyến nghị Việt Nam “tiến hành một cuộc điều tra độc lập, khách quan và minh bạch” về các vụ tấn công vừa nêu, để xem nhóm hacker Ocean Lotus có hay không có liên hệ với “các cơ quan chính phủ cụ thể”.



Thoạt nhìn, khuyến nghị này có vẻ rất chính nghĩa, Ân xá quốc tế như đang đóng vai bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức "đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam". Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy nó rất lố bịch, hàm chứa mưu đồ đen tối, thường gặp ở không ít phát ngôn của Ân xá Quốc tế và các tổ chức nhân quyền tương tự.

Thứ nhất, dù các vụ tấn công này có dấu hiệu vi phạm công ước quốc tế về quyền tự do tư tưởng và tự do biểu đạt (Điều 19 ICCPR), cùng công ước quốc tế về quyền riêng tư (Điều 17 ICCPR), Chính phủ Việt Nam vốn không chịu trách nhiệm bảo vệ các quyền này của những người bị tấn công. Trách nhiệm đó thuộc về chính phủ những nước đã cấp tư cách công dân cho Bùi Thanh Hiếu và các thành viên VOICE - như chính phủ Đức, Mỹ, Philippines…

Thứ hai, nếu Nhà nước Việt Nam được xem là một bên trong cuộc, đương nhiên Nhà nước Việt Nam không thể tiến hành một “cuộc điều tra độc lập” về vụ việc, như Ân xá Quốc tế đòi hỏi.

Thứ ba, việc tiến hành một cuộc điều tra như vậy đương nhiên mâu thuẫn với lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Cần nhớ rằng Bùi Thanh Hiếu là một cây bút chuyên tung các tin đồn không thể kiểm chứng về tình hình nội chính của Việt Nam để phá hoại chính trị, và thậm chí đã thừa nhận rằng làm việc này (vẽ ra phe nọ, phe kia trong Đảng, Chính phủ) nhằm kích động chia rẽ, phá hoại. Trong khi đó, VOICE là tổ chức ngoại vi của Việt tân, một tổ chức chuyên huấn luyện các nhóm làm cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Qua việc tổ chức Ân xá Quốc tế đòi hỏi Nhà nước Việt Nam bảo vệ những đối tượng chống lại mình ở hải ngoại, có thể thấy họ tiếp cận vụ việc này với thái độ chơi xỏ thay vì thái độ thiện chí.





Dù Ân xá Quốc tế giả vờ làm một quan tòa độc lập để phán xét Việt Nam, thực ra nó cùng phe với Bùi Thanh Hiếu và VOICE chứ không hề độc lập. Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách chiến dịch của Ân xá Quốc tế ở Campuchia và Việt Nam, vốn là một gương mặt chống Cộng bỏ ra nước ngoài tị nạn khi bị truy nã. Chính vì cùng phe phái, mà Ân xá Quốc tế nghiễm nhiên xem Bùi Thanh Hiếu là “nhà hoạt động dân chủ”, trong khi chính những gương mặt chống Cộng trong nước đã vạch trần bản chất phản dân chủ của Hiếu:


Chính Ân xá quốc tế thừa nhận trong bài viết "Người bảo vệ nhân quyền Việt Nam bị tấn công bằng phần mềm gián điệp" ngày 24/2/2021, các cuộc điều tra của Ân xá quốc tế đều không xác định được bất kỳ bằng chứng nào về mối liên hệ giữa Ocean Lotus với Nhà nước Việt Nam; xác định được Ocean Lotus tấn công hàng trăm mục tiêu là các cá nhân, tổ chức "đấu tranh dân chủ" khắp thế giới, không chỉ có những kẻ chống Việt nam. Như vậy có thể thấy rõ, Ân xá quốc tế đang lợi dụng một nhóm có tên Ocean Lotus đã và đang tấn công hàng trăm mục tiêu "cá nhân, tổ chức xã hội dân sự" trên thế giới để quy kết, đổ vấy, bôi lem chính quyền Việt Nam cho mục tiêu chính trị đe hèn của nó mà thôi

Nguyễn Biên Cương

 

 

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Bao biện cho Nguyễn Thúy Hạnh: Họ đang tự lấy đá ghè chân mình!

 

Ngày 07/04/2021, Nguyễn Thúy Hạnh (chủ dự án Quỹ 50K, chuyên quyên góp để hỗ trợ gia đình những người bị bắt vì hoạt động chống Nhà nước Việt Nam) đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Trong lúc giới "chống cộng" đang bận hô hào rằng Thúy Hạnh bị bắt oan, vì bà chỉ làm thiện nguyện chứ không tuyên truyền chống ai; thì con trai bà và đảng Việt Tân đã nói theo hướng hoàn toàn ngược lại. Trong status ở ảnh dưới, Hải Nam, tức con trai bà Hạnh, dường như đang gián tiếp thừa nhận rằng bà Hạnh và bản thân mình có chủ đích chống chế độ. Còn đảng Việt Tân đã lợi dụng status của Hải Nam để tuyên truyền chống chế độ, bất kể hậu quả mà việc này có thể gây ra cho bà Hạnh:

Những ngày qua, Việt tân đăng hàng chục bài ca ngợi Nguyễn Thúy Hạnh và vu cáo chính quyền bắt "người yêu nước" này!


Status của Hải Nam cũng cho thấy một thực tế khác: hình như giới "chống cộng" đang chưa nhận thức một cách đầy đủ về tình thế của mình. Họ vẫn đang lầm tưởng rằng mình là “người tốt”, là “những con người công chính” lãnh trọng trách chống nội xâm và ngoại xâm, trong khi chẳng mấy người Việt Nam còn chia sẻ cái ảo tưởng đó. Đơn cử, về vấn đề chống ngoại xâm, Nhà nước Việt Nam, chứ không phải họ, mới là lực lượng đang trực tiếp canh giữ biển đảo, xây thêm các công sự và giếng dầu, đồng thời thiết lập tình thế đối ngoại có lợi cho yêu sách chủ quyền của Việt Nam. Họ, chứ không phải Nhà nước Việt Nam, mới là lực lượng đang sống dựa vào tiền tài trợ và ô dù chính trị của nước ngoài, đồng thời tự đánh lẫn nhau đến tan tác vì một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đấy là còn chưa kể đến những nhà chống Cộng mong chiến tranh nổ ra, để Mỹ đổ quân vào Việt Nam:




Về mặt “công chính”, chính họ mới là một lực lượng chính trị đang chìm trong tham nhũng, nhưng hầu như không có nỗ lực rõ ràng nào để chống tham nhũng”





Về hành xử "độc tài", thì vô vàn dẫn chứng do chính nội bộ họ tố nhau về hành xử phi dân chủ, cổ súy bạo lực, "độc tài" trong chính nhóm nhỏ nhân danh "đấu tranh dân chủ" của mình

Tháng 11/2017, khi phóng viên An Xinh Trương phản ánh rằng Đoan Trang đã đưa bài viết của cô vào sách “Chính trị Bình dân” mà không hỏi ý tác giả, cũng không trả tiền bản quyền; Trang huy động nhiều nhà hoạt động khác công kích, xúc phạm An Xinh Trương. Việc này khiến tác giả, vốn là đồng nghiệp cũ của Đoan Trang tại Vietnamnet, phản hồi


Với thành tích hoạt động như trên, giới "chống cộng" được nhìn nhận như một nhóm thiểu số ở Việt Nam đã là may. Việc họ tự coi mình là lương tâm của xã hội, và trách xã hội bỏ rơi mình, cho thấy họ vừa xa dân, vừa ảo tưởng sức mạnh.

Còn bản thân Nguyễn Thúy Hạnh có chỉ làm thiện nguyện hay cổ súy bạo loạn, chống phá, lật đổ thể chế hiện nay? Một vài stt được chụp từ chính facebook của Nguyễn Thúy Hạnh đã đủ chứng minh mục đích hoạt động của bà ta là "thiện nguyện" hay chống chính quyền? 






 





Nguyễn Biên Cương

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Nguyễn Văn Hóa: tượng đài biểu tình đã hết thời?


Lâu nay, giới chống Cộng vẫn thường tô vẽ một số gương mặt trẻ trong đội ngũ của họ thành “tượng đài” để giới trẻ Việt Nam noi theo. Khi làm việc này, họ đã thực hành đúng bài vở trong các sách hướng dẫn làm cách mạng đường phố do người Mỹ soạn - vốn từng được áp dụng để xây dựng hình ảnh cho Joshua Wong ở Hong Kong và Wael Ghonim ở Ai Cập. Nguyễn Văn Hóa - người từng lĩnh án 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” vào năm 2017 - chính là một trong những nhà chống Cộng trẻ đang được tô vẽ thành “tượng đài” như vậy.



Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam có nên noi theo Hóa không, đó lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Qua tìm hiểu, được biết Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2014, do bất mãn và bị lôi kéo, Hóa bắt đầu lập nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để đăng các bài viết có nội dung chống Nhà nước. Nhờ hoạt động tích cực, Hóa được sự hậu thuẫn của các linh mục bất mãn trên địa bàn tỉnh, cùng thành viên của một số tổ chức chống đối như VOICE và Con đường Việt Nam. Năm 2016, nhân vụ nhà máy thép Formosa xả thải, gây ô nhiễm bờ biển miền Trung, các linh mục bất mãn cùng đảng Việt Tân đã kêu gọi biểu tình, bạo động trên địa bàn tỉnh nhiều lần, và Hóa đã lập fanpage “Giới trẻ giáo hạt Kỳ Anh” để hỗ trợ truyền thông cho phong trào đó. Ngày 02/10/2016, Nguyễn Văn Hóa tham gia cuộc biểu tình, bạo động, tấn công lực lượng bảo vệ, chống bạo động, phá hoại tài sản ở cổng chính Công ty Formosa, đồng thời dùng thiết bị flycam để truyền hình trực tiếp cuộc bạo động trên mạng xã hội, nhằm phục vụ mục đích kích động, tuyên truyền… Nhờ thành tích này, Hóa được một số đài nước ngoài trả 1.500 USD/tháng cho 16 phóng sự; được đảng Việt Tân đưa đi huấn luyện ở nước ngoài; và được kết nạp vào đảng này vào ngày 03/01/2017. Hóa bị bắt để điều tra vào ngày 11/01/2017, và bị kết án 7 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” vào tháng 11 cùng năm. Trong quá trình điều tra, Hóa đã thành khẩn khai báo, giúp làm rõ hành vi của một đảng viên Việt Tân khác là Lê Đình Lượng; tuy nhiên sau đó đã rút lại lời khai.




Theo mô tả của giới chống Cộng, thì Nguyễn Văn Hóa đã bị bắt do quay phim và đưa tin về “phong trào biểu tình bất bạo động” vào năm 2016 và 2017, do ngư dân tự tiến hành để phản đối vụ xả thải gây ô nhiễm biển của nhà máy thép Formosa. Tuy nhiên, trong thực tế, phong trào biểu tình này được đạo diễn bởi đảng Việt Tân cùng những linh mục Công giáo cực đoan ở các tình miền Trung, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đường phố để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Mục đích lật đổ thể hiện rõ qua việc nhiều người tham gia gọi đợt biểu tình này bằng cụm từ “cách mạng cá”. Và đợt biểu tình cũng không diễn ra một cách bất bạo động: đoàn biểu tình đã tấn công cảnh sát, chặn đường Quốc lộ 1A, chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà, và đập phá từ cổng công ty Formosa cho đến nhà trưởng công an xã…

Qua những thông tin trên, có thể thấy những “tượng đài” thanh niên làm cách mạng đường phố như Nguyễn Văn Hóa không hề đáng để giới trẻ Việt Nam học hỏi, vì hai lẽ:

Thứ nhất, họ không mang lại một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Cần nhớ rằng sau 10 năm bùng phát, các cuộc cách mạng đường phố ở Bắc Phi và Trung Đông đã chỉ khiến vùng đất này chìm vào nội chiến, hỗn loạn, suy thoái, ngoại thuộc.

Thứ hai, họ còn quá trẻ để có thể tự chủ được trên con đường của mình. Có thể thấy Hóa chưa hề chuẩn bị tinh thần để bị bắt, và cũng chưa hề chuẩn bị tinh thần để đối mặt với hậu quả khôn lường mà một cuộc cách mạng đường phố có thể gây ra cho xã hội. Hóa chỉ là một người trẻ bị thúc đẩy bởi bối cảnh thời sự, nông nổi của tuổi trẻ và sư ngông cuồng tôn giáo, trước khi bị nhào nặn bởi dư luận một chiều của giới chống Cộng và các khóa tập huấn của Việt Tân. Một người trẻ bị tình thế xô đẩy, không thể làm chủ chính cuộc đời mình, thì không có tư cách làm tấm gương cho người khác.

Hãy xem lại những lời nhận tội, hối lỗi và xin khoan hồng của Nguyễn Văn Hóa sau khi bị bắt cũng như trước tòa

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/phan-tu-viet-tan-bi-bat-o-ha-tinh-xin-loi-nhan-dan-viet-nam-365703.html#inner-article

Nguyễn Biên Cương



Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

Giới “chống Cộng” và nước Mỹ là tấm gương yêu chuộng hòa bình?

 

Mới đây, Nguyễn Trường Sơn - một gương mặt chống Cộng đang tị nạn ở nước ngoài và làm việc cho tổ chức BPSOS - đã phàn nàn rằng Việt Nam sử dụng quá nhiều nội dung cổ vũ chiến tranh trong giáo dục và tuyên truyền. Sơn cho rằng không nên “kẹt trong quá khứ bạo lực”, cũng không nên tự hào về lịch sử, phải có “tâm lý hướng về phía trước” như “các quốc gia tân tiến” mới là đúng:



Tất nhiên, Nguyễn Trường Sơn không sai khi nói rằng ám ảnh về quá khứ, ám ảnh về bạo lực là không tốt. Đó là góc độ lý thuyết và thứ giá trị nhân bản ảo tưởng khi nhìn vào thực tiễn và cục diện thế giới, cá lớn nuốt cá bé, những thế lực tài phiệt đứng sau chính phủ hợp hiến nuôi dưỡng xung đột, bạo lực, chiến tranh khắp thế giới thì rõ ràng Nguyễn Trường Sơn và những kẻ tung ra luận thuyết ru ngủ về lòng tốt, sự từ bi, nhân đạo, nhân văn…của Mỹ và các nước phương Tây không hiểu gì về chính trị và diễn biến hiện thực cả.

Tuy nhiên, do Nguyễn Trường Sơn và các băng nhóm tự nhận “đấu tranh dân chủ” lâu nay thường nhai đi nhai lại lập luận này để công kích Đảng, Nhà nước Việt Nam mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng thống nhất đất nước 30/4, hay Cách mạng Tháng Tám cũng như dè bỉu người Việt luôn tự hào về “chiến thắng các đế quốc to” nên tự nhìn lại hành xử của bản thân và đồng bọn trước khi tự trao cho mình quyền phán xét lịch sử và con người Việt Nam hiện nay.

Nhìn vào các nhóm cờ vàng đang nuôi dưỡng tổ chức BPSOS của Sơn, và nước Mỹ đứng đầu cái mà Sơn gọi là “các quốc gia tân tiến”, có phải là những tấm gương đáng học hỏi về tinh thần phi bạo lực hay không?

Hẳn nhiên không, khi hằng năm, các ông bà cờ vàng hải ngoại vẫn mặc quân phục diễu qua diễu lại để nhang khói cho chế độ VNCH:



Và anh em "cờ vàng" trong nước chỉ mong chiến tranh sớm diễn ra ở Việt Nam để Mỹ nhân tiện kéo quân sang, giúp họ lật đổ chế độ:




Trong khi đó, nước Mỹ là quốc gia đang can dự vào nhiều cuộc chiến tranh nhất thế giới, và tính đến năm 2015, 93% lịch sử nước Mỹ nằm trong khoảng thời gian mà Mỹ đang tham gia chiến tranh:



Hiện nay, Mỹ vẫn nổi tiếng là quốc gia tôn thờ bạo lực, với các sản phẩm văn hóa đại chúng tràn ngập bạo lực và các vụ xả súng thường xuyên diễn ra. Hãy nhìn Tổng thống Obama hàng chục lần “rơi lệ” khi những vụ thảm sát diễn ra và “bày tỏ bất lực” khi không thể thông qua được luật kiểm soát súng đạn để thấy sự khó khăn để đòi “quyền sống” ở nước Mỹ ra sao!?! Với những biểu hiện vừa nêu, cả giới chống Cộng lẫn nước Mỹ có tư cách “dạy” người Việt về vấn đề chiến tranh và bạo lực không?

Những ngày qua cả thế giới lên án tình trạng phân biệt chủng tộc và đe dọa an toàn người gốc Á ở Mỹ ra sao? Không ít người Việt đang là nạn nhân tình trạng bạo lực, phân biệt chủng tộc này. Ấy vậy mà mấy tổ chức đội lốt “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” như Việt tân, BPSOS, RISE,…không quan tâm, đấu tranh cho chính sự an toàn của bản thân, cộng đồng trên đất Mỹ mà vẫn rảnh rỗi lo cho người Việt quê nhà - trong khi đồng tộc của họ cũng như truyền thông “cộng sản” bên kia địa cầu lại ngày ngày lên tiếng, lo lắng, phấp phỏng cho sự an nguy của cộng đồng người Việt đang sinh sống ở xứ sở “văn minh, nhân bản” kia!!!

Nhìn vào thực tiễn đang diễn ra hàng ngày đó, đâu mới là "bạo lực tràn lan" và đâu mới là "xứ sở yêu chuộng hòa bình", "khát vọng hòa bình" đây?

Nguyễn Biên Cương