Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bàn về KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN: ĐÁNH GIÁ LẠC LÕNG


Trong bản KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN của 40 cụ cán bộ hưu trí, ngoài  nội dung lỗi thời, đã được Đảng, Nhà nước triển khai từ lâu, tôi còn thấy những đánh giá của các cụ về thực trạng các công tác tuyên truyền, thúc đẩy nhân quyền lạc lõng đến xấu hổ.

1. Các cụ cho rằng “Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân…cần phải được thực thi đúng theo tinh thần “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên.

Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền.

         Tôi xin nêu ý kiến:

         - Việc báo chí chính thống đăng tải toàn văn các văn bản luật quốc tế ấy có nhất thiết không?

        Như Công ước chống tra tấn gồm 33 điều, 3 phần, ngoài các điều khoản nội dung quy định các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, hai phần còn lại phương thức hoạt động của Ủy ban chống tra tấn và các khía cạnh kỹ thuật về ký kết, phê chuẩn Công ước, thủ tục sửa đổi, việc bảo lưu Công ước….dài lê thê với các thuật ngữ khó hiểu, có cần phải tốn giấy mực đăng toàn văn không? Ai chịu chi phí? Ai có khả năng thẩm thấu hết nội dung? Có đáng bỏ ra chi phí như vậy từ ngân sách Nhà nước để rải tràn lan như vây không?

          Trong khi đó trước và sau khi ký công ước này, báo chí Việt Nam đều đăng tải công khai, giải thích dễ hiểu về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tham gia công ước cũng như những nội dung quan trọng nhất của công ước liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, có thể xem tại đây http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phap-luat/581647/de-som-thuc-thi-cong-uoc-chong-tra-tan.html. Hiệu quả truyền thông, ý nghĩa tuyên truyền cái nào hơn đối với đông đảo nhân dân?
 Về việc đăng toàn văn các văn bản Luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, Chính phủ đã có Nghị định về Công báo của nước CHXHCNVN, trong đó tài Điều 14 Nghị định này ghi rõ :”1. Công báo được xuất bản, phát hành rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu” và “2. Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấp phát miễn phí cho các xã, phường, thị trấn  với số lượng 01 cuốn/số/xã, phường, thị trấn”. Như vậy nếu các cụ/nhân dân muốn nghiên cứu cụ thể, toàn văn các văn bản luật này mời liên hệ với chính quyền địa phương (nơi gần nhất) cũng như đến trụ sở các cơ quan trên để đọc miễn phí.
 Trường hợp cá nhân nào có nhu cầu nghiên cứu thì các ấn phẩm này được các Trung tấm nghiên cứu Nhân quyền phát hành các cuốn sách công khai, đầy đủ nội dung nguyên văn kèm theo phân tích, giải thích về các công ước, văn bản quốc tế này chi tiết, đầy đủ y như hướng dẫn nghiên cứu các bộ luật trong nước, chẳng hạn như cuốn sách giới thiệu về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Khoa Luật Đại học Quốc gia phát hành với 672 trang, nếu không thì có thể nhờ con cháu lên mạng tải nguyên bản không mất một đồng nào tại http://hr.law.vnu.edu.vn/sites/default/files/resources/cac_quyen_iccpr26102012.pdf. Còn các trang web đưa tin, văn bản, tình hình...liên quan đến nhân quyền chính thống ở Việt Nam khá nhiều, chẳng hạn http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=227&mcid=3
- Còn việc Chính phủ phải thực thi các Công ước quốc tế và 14 cam kết trước khi gia nhập HĐNQ LHQ thì đã được chỉ đạo rốt ráo từ ngay sau ký các văn bản đó, nhất là từ năm 2004 Ban Chỉ đạo về Nhân quyền thành lập thì các địa phương, các cơ quan chính phủ phải báo cáo/kiểm điểm kết quả thực thi đến đâu, sửa luật thế nào, tiến độ ra sao...đầy trên mạng và các báo chí trong nước rồi. Hàng năm Việt Nam còn tổ chức các phiên đối thoại Nhân quyền với các quốc gia, đoàn quốc tế để chứng minh cho họ thấy tiến độ thưc thi Việt Nam đến đâu, thành tích ra sao...; thường xuyên báo cáo tại Liên hợp quốc, nghe chất vấn của các quốc gia, trả lời chất vấn...là công việc thường ngày của bộ máy Chính phủ
- Về thành tích, kết quả đến đâu, các cụ/nhân dân muốn giám sát, đối chất, ...thì mời đọc trực tiếp các báo cáo nhân quyền của Chính phủ như BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM tại http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090723074537, các cụ phản biện trực tiếp, chi tiết, chứ cứ nói khơi khơi kiểu thế này thì các đài báo quốc tế kiểu BBC, VOA, RFA hay lề trái được dịp tung hô kiểu như Nhà nước không dám minh bạch mọi kết quả, hạn chế, lộ trình thúc đẩy nhân quyền vậy.
Mệt quá! Thời đại nào rồi mà các cụ còn LẠC LÕNG đến thế này.
Nguyễn Biên Cương
P/S: Mời xem bài trước: Kiến nghị LỖI THỜI  http://cuongdaita.blogspot.com/2013/11/ban-ve-kien-nghi-to-chuc-hoi-ong-thuc.html


Bàn về KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN: KIẾN NGHỊ LỖI THỜI

Bàn về KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN:
KIẾN NGHỊ LỖI THỜI

Bốn mươi cán bộ hưu trí (tôi xin gọi đúng bản chất của các cụ) vừa có kiến nghị gửi Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đề nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền được đăng tải trên tràn Diễn đàn XHDS http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/11/27/kien-nghi-to-chuc-hoi-dong-thuc-day-nhan-quyen/#more-4274 và đang được các trang truyền thông nước ngoài, lề trái cổ súy.

Đọc bản Kiến nghị này, tôi phải nói rằng, thành thực chia sẻ rằng kiến nghị của các cụ đã rất LỖI THỜI rồi. Lý do?

1. Thứ nhất, Chính phủ đã thành lập cơ quan chuyên về công tác Nhân quyền từ lâu lắm rồi. Tên gọi của nó là BAN CHỈ ĐẠO NHÂN QUYỀN tại Quyết định số 63/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2004 và hoàn thiện mô hình tổ chức từ Trung ương và địa phương rồi.

2. Thứ hai, chức năng và nhiệm vụ mà các cụ đề nghị cho Hội đồng thúc đẩy Nhân quyền này như: “Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền”;  rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật của Việt Nam khác/mâu thuẫn với các văn bản pháp luật quốc tế; cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN; tiếp xúc, phối hợp với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền, phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân;  Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân dân bị vi phạm nhân quyền mới chỉ là MỘT PHẦN trong chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về Nhân quyền các cấp đã và đang thực thi rồi.

3. Từ năm 2007, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đặt yêu cầu với Viện Nhân quyền Đức trình Quốc Hội về lập mô hình CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA với nghiên cứu tổng thể các mô hình cơ quan nhân quyền các nước trên thế giới, đã trình Quốc hội xem xét xây dựng mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia cho Việt Nam (Xin tham khảo tại http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/1018/NHRI_study_final_vn.pdf). Việc nghiên cứu này là cơ sở cho việc xây dựng văn bản luật Nhân quyền, từ đó mới xây dựng mô hình hoàn thiện cho Cơ quan Nhân quyền được. Hiện Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đang xúc tiến việc này. Không thể đoành một phát là khai trương một cơ quan Chính phủ như các cụ vẽ hươu vẽ vượn ngay được, bởi mô hình xây dựng nên rồi không dễ sửa vì đó là cả chi phí nhân sách khổng lồ vận hành nó. Một quy trình làm việc chủ động và đã triển khai từ lâu của Chính phủ để hoàn thiện cơ quan nhân quyền quốc gia, chứ nó không chỉ gồm vài đề mục đơn điệu, sơ sài mà các cụ đưa ra đâu.

Giá mà đội bậu xậu, cháu chắt tư vấn cho các cụ chịu khó Google thì kiến nghị của các cụ không bị lỗi thời cả chục năm như thế này. Thật tiếc!


Nguyễn Biên Cương

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Nỗi thất vọng mang tên Trần Vũ Hải





Tôi đã được đọc nhiều bài viết bầy tỏ sự hoài nghi về đạo đức nghề nghiệp và năng lực của luật sư Trần Vũ Hải. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của tôi từ trước tới nay, luật sư Hải luôn là một chuyên gia luật có uy tín và năng lực pháp lý. Chính vì vậy, tôi không để ý nhiều đến những điều thị phi về luật sư Hải. Thế nhưng, sau khi đọc bài viết “Điều 258 bẫy ai” được các trang blog đăng tải giới thiệu là của luật sư Trần Vũ Hải đã khiến tôi phải có suy nghĩ lại về vị luật sư này.
Mở đầu bài viết của mình, có lẽ để thể hiện sự uyên bác về kiến thức pháp luật, luật sư Hải đã đưa ra một câu chuyện để lý giải về nguồn gốc của Điều 258 qui định trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Câu chuyện này có lẽ phải đặt ra nghi ngờ đây là sản phẩm của trí từ trí tưởng tượng của luật sư Hải bởi lẽ tất cả những ai có chút kiến thức nghiên cứu về pháp luật hình sự đều biết Điều 258 qui định trong luật hình sự hiện nay đã được Bộ luật hình sự năm 1985 qui định tại Điều 205a (điều luật được sửa đổi bổ sung vào ngày 12-8-1991 và có hiệu lực vào ngày 16-8-1991). So với Điều 205a Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ sửa đổi, bổ sung khoản 1 với qui định về “lợi dụng quyền tự do tôn giáo” và làm rõ hơn “ xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp” của tổ chức, công dân; bổ sung khoản 2 với khung hình phạt với trong trường hợp “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng”. Sự thật chẳng có sự liên quan nào đến câu chuyện mà luật sư Hải đưa ra. Đây rõ ràng là một câu chuyện bịa đặt nhưng với mục đích gì thì có lẽ chỉ luật sư Hải mới trả lời được.
Trong phần chính của bài viết, tôi không thấy luật sư Hải có phân tích, hay đề cập đến một nội dung nào có ý nghĩa hay giá trị về mặt pháp lý của điều luật. Cái mà luật sư Hải tập trung phần lớn thời lượng trong bài viết của mình là để phân tích từ ngữ. Đây là lĩnh vực rõ ràng luật sư Hải không phải là chuyên gia, chính vì vậy sai sót xảy ra la điều dễ hiểu bởi những cách lý giải mang ý kiến chủ quan của cá nhân. Theo cách lý giải của luật sư Hải với việc qui định “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” có nghĩa là “nếu Tòa án muốn kết tội bị cáo về tội này, Tòa án phải chứng minh bị cáo đã lợi dụng các quyền, tức đã lợi dụng ít nhất từ hai quyền tự do dân chủ trở lên” và có khi phải “chứng minh bị cáo phải lợi dụng tất cả các quyền được liệt kê trong điều 258 BLHS” và đi đến kết luận “chỉ có thể kết tội theo điều này nếu chứng minh bị cáo lợi dụng ít nhất hai quyền tự do dân chủ trở lên”. Chỉ cần có kiến thức sơ đẳng về pháp luật, chắc chắn ai cũng sẽ phải buồn cười khi đọc những lập luận cũng như cách lý giải điều luật hết sức ngây ngô nêu trên. Và chắc chắn không một ai có thể nghĩ đây là nhận thức pháp luật của một chuyên gia về luật: luật sư Trần Vũ Hải.
Điều 258 tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân qui định:  

 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm  hoặc phạt tù từ sáu  tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong  trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Đây là tội nhà làm luật quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau trong cùng một điều luật. Với cách hành văn của điều luật: “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác…”  thì bất cứ đọc lên cũng hiểu rằng đây là việc thống kê những quyền mà tội phạm có thể lợi dụng. Phân tích về hành vi khách quan của điều luật, ta sẽ thấy với qui định này người phạm tội có hai hành vi chính, đó là hành vi lợi dụng và hành vi xâm phạm. Lợi dụng và xâm phạm là hai hành vi cần và đủ, nếu lợi dụng nhưng chưa xâm phạm hoặc xâm phạm nhưng không lợi dụng thì chưa phải là hành vi phạm tội này. Tuy nhiên, hành vi lợi dụng và xâm phạm lại không giống nhau, mà tuỳ thuộc vào quyền mà người phạm tội lợi dụng và lợi ích bị xâm phạm, nên tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một trong những hành vi như: lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của  Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Và có lẽ, để tránh những nhận thức lệch lạc, sai lầm về điều 258 BLHS như kiểu của luật sư Hải, điều văn của điều luật không cần phải liệt kê những quyền mà người phạm tội lợi dụng mà chỉ cần quy định “lợi dụng quyền tự do dân chủ” là đủ, còn quyền cụ thể nào sẽ do các cơ quan tiến hành tố tụng xác định căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật.
Khi đọc bài viết này, tôi chỉ mong rằng tác giả của nó không phải là luật sư Hải, đây chỉ là sự lợi dụng danh tiếng và uy tín của ông Hải để gây sự chú ý của dư luận trong thời điểm nhà nước Việt Nam truy tố và xét xử một số ngươi về các hành vi qui định tại điều 258. Còn nếu thực sự bài viết này là của luật sư Hải có lẽ ông Hải đang tự tay hủy hoại uy tín cũng như tiếng tăm của bản thân mình. Nhưng điều đáng nói hơn cả là với bài viết này cùng với một số bài viết khác trong thời gian gần đây, có lẽ luật sư Hải cũng đang tự đưa mình vào vòng điều chỉnh của Điều 258 mà bản thân cũng không nhận ra do những khiếm khuyết ngay trong kiến thức pháp luật của chính mình.
Quang Minh

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Hãy ủng hộ nhóm bạn trẻ Hoàng Thị Nhật Lệ




·    Sau nhiều ngay cân nhắc, có cần ký tên vào TUYÊN BỐ ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN
 hay không, làm như thế có phải cũng là đi theo khuynh hướng tập hợp đám đông giống đám rận đấy không. Đến nay, tôi  –cựu sỹ quan quân đội, Nguyễn Biên Cương quyết định ký tên và nhiệt liệt ủng hộ LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ .. do nhóm bạn trẻ Hoàng Thị Nhật Lệ khởi xướng! 

Các bạn có thấy vì sao đám Bauxite mang danh nhân sỹ trí thức ấy làm cả chục cái kiến nghị ký tên trong một năm, hết chiến dịch nọ nối tiếp chiến dịch kia không biết chán? Đám rận đi theo chúng nhà nhà cũng khởi xướng ký tên rầm rộ ? Bởi chúng chỉ là thiểu số, tiếng nói sẽ chìm nghỉm, nhưng khi chúng tập hợp được trăm người, ngàn người, thậm chí chục ngàn người vào một bản lên tiếng thì lại được các cơ chế quốc tế nhìn bằng con mắt khác, có “cớ” để đối xử “đặc biệt” với chúng. Bởi vậy các bạn không lạ khi mang danh là nhân sỹ trí thức mà đám bauxite ấy bất chấp thủ đoạn, ký tên kiểu trí trá, nhập nhèm, một người có thể gửi danh sách cả làng, xóm mà blogger Bần Cố Nông đã phơi bày ra chứ?

 Khi bị Nguyễn Biên Cương đánh đúng mắt xích – ngọn cờ - thần hộ mệnh mà chúng đang quây lấy để o bế, lợi dụng là ông Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì cả cái đám Sàm Chi Diện ấy mở hẳn chiến dịch đánh hội đồng, đòi truy lùng Nguyễn Biên Cương, phong cho tôi là trợ lý Tổng Bí thư, lập trang blog giả mạo tên tôi, đưa nhà văn, nhà thơ nọ ra làm “nhân chứng” để tấn công tôi, đồng thời rối rít trấn an cụ Vĩnh. Chúng chống ta quyết liệt như thế sao ta phải e dè, sao ta ngại sẽ “lăng xê” cho chúng, sao ta không dám dùng chính phương thức của chúng mà đánh lại chúng nhỉ?

Các bạn có hiểu vì sao cả hệ thống từ đài báo quốc tế BBC, VOA, RFA cho đến các trang phản động Dân làm báo, Nhật ký yêu nước, những rận chủ hàng đầu, có sừng có mỏ lại tập trung dành biết bao nhiêu bài tấn công nhóm sinh viên trẻ Hoàng Thị Nhật Lệ? Chúng đổi từ cách thức thô bỉ, công khai, sang chiêu dụ, sỉ nhục, bôi nhọ…đủ hết các loại võ với các cây viết sáng giá nhất, cực đoan nhất, hiếu chiến nhất của chúng rồi. Sao chúng phải lo sợ đến thế, chắc các bạn hiểu rằng, cách thức làm, tuy có vẻ ngây thơ, bề ngoài có vẻ hiếu thắng nhưng kỳ thực rất mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện nhiệt huyết, tiếng nói của giới trẻ, có học thức - là điều khiến chúng run sợ nhất.
Đọc kỹ LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ, tôi thấy cuộc vận động này của các bạn trẻ không nhằm gửi gắm gì Liên hợp quốc hay các tổ chức quốc tế mà mục đích là tập hợp các tiếng nói của người Việt Nam thể hiện đồng lòng với Chính phủ/ủng hộ đường lối đối ngoại của Nhà nước, đồng thời dấy lên phong trào lên án, tẩy chay những nhóm người Việt kiểu như nhóm “Tuyên bố 258”.

Kể từ khi chúng biết Chính phủ - Bộ Ngoại giao Việt Nam công khai ứng cử thành viên HDNQ LHQ chúng đã dùng nhiều thủ đoạn để chống phá. Ai cũng có thể thấy rõ động cơ của chúng. Đã có rất nhiều nhóm trong ngoài nước đang mượn việc này để lấy danh nghĩa đi tấu trình quốc tế can thiệp vào nội bộ Việt Nam, đòi thay đổi pháp luật, thể chế chính trị Việt Nam. Hành động kiểu như nhóm “Tuyên bố 258” đi cầu xin các tổ chức quốc tế, đại sứ quan nước ngoài gây sức ép, mặc cả Nhà nước phải xóa bỏ Điều 258 BLHS  - (một điều luật cần thiết để bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân khỏi những hành vi cá nhân sử dụng/lạm dụng quyền con người vào những việc bất hợp pháp, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho cộng đồng, cá nhân khác) như là điều kiện để ủng hộ VIệt Nam tham gia HDNQ LHQ là chà đạp lên lợi ích dân tộc, cộng đồng, là điều không thể chấp nhận.

Xin gửi lời nhắn riêng tới nhóm cháu Lệ, bác còn nghe nói nhóm các cháu đang tích cực tham gia tuyên truyền biển đảo Việt Nam, lập nhóm thiện nguyện làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các trại bảo trợ trẻ em,… thật đáng khen ngợi. Những gì các cháu đang làm hiệu quả hơn bất cứ “Ban Tuyên giáo” nào, làm ấm lòng, an ủi thế hệ các bác là những người đã hy sinh xương máu cho đất nước hòa bình, thống nhất này. Bác mong các cháu cứ vững bước, giữ mãi ngọn lửa yêu nước ấm nồng đó. Tương lai đất nước này cần những con người đầy trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh, xông pha như các cháu.

Một lần nữa, tôi mong rằng, các bạn trẻ giúp sức triển khai ý tưởng, việc làm đáng trân trọng, thiết thực như việc vận động ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử HDNQ LHQ này, lập được nhiều nhóm như nhóm bạn Lệ thì những đám rận kia sẽ chẳng còn đất sống nữa đâu.
Nguyễn Biên Cương