Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

NXB Tự Do có bị “kiểm duyệt” không?



Giữa tháng 07/2019, NXB Tự Do đã có 2 động thái để quảng bá các hoạt động soạn, in tài liệu chống đối của mình. Ngày 14/07, họ thông báo chương trình tặng miễn phí 1000 cuốn “Phản kháng phi bạo lực” của Phạm Đoan Trang – một sách hướng lẫn làm “cách mạng đường phố” để lật đổ chế độ. Ngày 20/07, nhân dư luận về việc tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, Đoan Trang viết trên Facebook rằng ai muốn viết hoặc nghiên cứu “về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, về ảnh hưởng của Trung Quốc trong nền chính trị Việt Nam…” có thể liên hệ với Luật khoa Tạp chí và NXB Tự do, để được đăng tải, in sách và trả nhuận bút.

Sang tuần này, ngày 27/07, VOA đã đăng một bài viết trong đó Lê Phú Khải phỏng vấn thành viên Nam Khánh của NXB Tự Do. Trong cuộc phỏng vấn, Nam Khánh mô tả tình hình hoạt động của NXB Tự Do vào thời điểm hiện tại, cùng các dự định của họ trong tương lai, đồng thời kêu gọi độc giả nhân rộng hoạt động soạn, in tài liệu chống đối.
Cụ thể, đầu cuộc phỏng vấn, Nam Khánh tuyên bố rằng NXB Tự Do là “một nhà xuất bản hoạt động độc lập, với hoạt động chính là in và phát hành các ấn phẩm hoàn toàn không chịu sự kiểm duyệt”, đặc biệt là các ấn phẩm “đề cao các giá trị Tự Do – Dân Chủ - Nhân Quyền và tôn trọng sự thật, khách quan”. “Mục tiêu tối thượng” của họ là “lan tỏa tri thức và sự thật đến người dân Việt Nam”. Hiện nay, họ chủ yếu duy trì hoạt động của NXB bằng tiền bán sách. Họ đã thiết lập được một số đại lý phân phối ở các địa phương. Do hoạt động không giấy phép, “các thành viên của nhà xuất bản đã từng bị truy đuổi, phải bỏ chạy khỏi nơi ở, bị mất mát tài sản”.
Trong tương lai, họ sẽ “thành lập hệ thống phân phối sách đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại”, “tổ chức bán sách gây quỹ” ở hải ngoại. Họ cũng sẽ nhờ “các tổ chức quốc tế chuyên hỗ trợ các dự án về tự do truyền thông, báo chí và xuất bản” hỗ trợ họ về “tài chính, máy móc kỹ thuật, hoặc các khóa đào tạo chuyên nghiệp về ngành xuất bản và phát hành sách”.
Cuối cuộc phỏng vấn, Nam Khánh kêu gọi độc giả tham gia “viết, in ấn, phát hành sách báo trái chiều”, và nói rằng NXB Tự Do “sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ” những người hưởng ứng.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đặt ra cho NXB Tự Do 3 câu hỏi:
Thứ nhất, nếu được đặt hàng và cấp kinh phí, NXB Tự Do có dám phát hành những cuốn sách phổ biến sự thật về sự hiện diện của Mỹ trong các cuộc “cách mạng đường phố” trên thế giới, hoặc về các vụ ám sát nhà báo mà đảng Việt Tân từng tiến hành ở hải ngoại hay không? Nếu không, đó có phải là bằng chứng cho thấy NXB Tự Do cũng bị “kiểm duyệt”? Đó có phải là bằng chứng cho thấy NXB Tự Do coi trọng định hướng chính trị của mình hơn “sự thật” đơn thuần? Và như vậy, NXB Tự Do tồn tại vì “tri thức” và “sự thật”, hay tồn tại như một kênh tuyên truyền chính trị?
Thứ hai, hàm lượng tri thức trong các đầu sách của NXB Tự Do, kể cả tri thức về chính trị, có sánh được với hàm lượng tri thức trong các đầu sách của nhiều đơn vị in ấn, xuất bản hoạt động hợp pháp – như Nhã Nam, Tri Thức, Alphabooks… hay không? Nếu không, phải chăng “người dân Việt Nam” không thiếu “tri thức và sự thật” đến mức cần NXB Tự Do “khai sáng”?
Thứ ba, sao Phạm Đoan Trang càng viết nhiều sách, mở nhiều lớp học, thì trình độ và phong thái của giới “dân chửi” càng kém đi? Với bảng thành tích u ám này, phải chăng Đoan Trang nên tăng đọc sách và giảm viết sách?
Nguyễn Biên Cương

Biểu tình “chống Trung Quốc”: hải ngoại giục, trong nước im!



Giữa tháng 07/2019, khi mới nghe tin tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, Dân Làm Báo và cánh Việt Tân tại Nhật đã chủ động kêu gọi biểu tình, trong khi giới chống đối trong nước chỉ dám khơi gợi, đùn đẩy nhau làm việc này. Đến cuối tháng 7, dù Diễn đàn Xã hội Dân sự đã ra “Tuyên bố Biển Đông lần thứ 3” để chốt các yêu sách của phong trào, tình trạng đùn đẩy nêu trên vẫn tiếp diễn. Một mặt, các thành phần sống trong “vùng an toàn” – như giới chống đối ở hải ngoại hoặc một số linh mục bất mãn trong nước – tiếp tục kích động biểu tình, hoặc phàn nàn về việc biểu tình chưa nổ ra. Mặt khác, giới chống đối trong nước đồng thanh tuyên bố rằng họ sẽ không biểu tình, để tránh bị Nhà nước Việt Nam “lợi dụng”.

Cụ thể, việc kích động, kêu gọi biểu tình trong nước đang thực hiện bởi cánh Livestream như linh mục Nguyễn Duy Tân, Tân Thái, Terry Nguyen Truong… Ngày 21/07, khoảng 20 cá nhân chống đối đã đi hành hương và thăm linh mục Nguyễn Duy Tân tại núi Cúi. Nhân dịp này, họ đã ra hồ Trị An giơ các biểu ngữ chống Trung Quốc, rồi chụp ảnh đăng lên mạng, coi như một cuộc “biểu tình mini”. Ngoài ra, Tân Thái và Terry Nguyen Truong – hai nick từng kêu gọi bạo động lật đổ chế độ vào ngày 02/09/2018 – đang liên tục Livestream để kích động người trong nước biểu tình. Linh mục Nguyễn Duy Tân đã vào comment khích lệ trong một số clip Livestream của họ. Một số cá nhân chống đối trong nước cũng lên hình trong các clip này để kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam.
Việc kêu gọi, tổ chức biểu tình ở hải ngoại đang được thực hiện bởi Dân Làm Báo và cánh Việt Tân tại Nhật. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Dân Làm Báo kêu gọi biểu tình ở Texas hôm 31/07; còn cánh Việt Tân tại Nhật kêu gọi biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo hôm 08/04/2019.
Trong hai cuộc biểu tình ở hải ngoại vừa nêu, cuộc ở Nhật có nhiều khả năng tác động đến trong nước, do liên quan đến nhiều đầu mối trong nước hơn. Người phát động biểu tình là Lê Hoàng Hải – vốn là một thanh niên Công giáo ở Đồng Tháp, sau chuyển sang sống và làm việc tại Nhật. Qua tìm hiểu, được biết Hải tích cực tham gia phong trào “Zombie Nguyễn” trên trang Triết học Đường phố từ năm 2015. Trong thời gian sống ở Nhật, Hải cũng hoạt động trong "Hiệp hội Người Việt ở Nhật" (chịu ảnh hưởng của Việt Tân) và "Nam Nghệ Tân Xã". Ngày 02/07, Hải tổ chức một cuộc offline cho các thành viên Zombie Nguyễn sống ở Nhật, nghe nói có nhiều người tham gia. Hải nêu ý tưởng biểu tình từ ngày 11/07, và chính thức lập fanpage, tạo khung avatar để kêu gọi biểu tình từ ngày 26/07. Vì lời kêu gọi này nhanh chóng được đăng lại trên 2 fanpage “Hiệp hội Người Việt ở Nhật” và “Việt Tân tại Nhật”, đảng Việt Tân sẽ có ảnh hưởng đến cuộc biểu tình này. Vì nhiều người đăng ký biểu tình là thanh niên Công giáo học tập và làm việc tại Nhật, tham gia nhóm Zombie Nguyễn và “Hiệp hội Người Việt ở Nhật”, cuộc biểu tình này có thể ảnh hưởng đến Việt Nam qua các nhóm Công giáo bất mãn ở miền Trung và miền Nam, cùng các thành viên của Việt Tân và Zombie Nguyễn.
Trong khi giới chống đối ở hải ngoại thúc giục biểu tình, giới chống đối trong nước tuyên bố đanh thép rằng họ sẽ không biểu tình. Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Văn Thuận, Mai Quốc Ân… viết rằng mỗi khi có va chạm trên Biển Đông, Nhà nước Việt Nam lại “bật đèn xanh” cho “người dân” biểu tình, để gây áp lực với Trung Quốc. Khi các cuộc biểu tình “vượt quá khả năng kiểm soát”, tới mức có khả năng “đe dọa chế độ”, Nhà nước lại quay sang “bắt bớ, đàn áp” những người biểu tình. Vì vậy, họ tuyên bố rằng lần này “người dân” sẽ không biểu tình, để không bị Nhà nước “lợi dụng”.
Vậy chính phủ Việt Nam có cần dựa vào giới “dân chửi” để tổ chức một cuộc biểu tình không? Tính cả ba miền, có lẽ giới “dân chửi” có không quá 1000 “biểu tình viên” chuyên nghiệp. Trong khi đó, giữa nhiều tổ chức tham gia Mặt trận Tổ quốc, riêng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có 6,4 triệu thành viên. Phép so sánh đơn giản này cho thấy trình độ tự sướng và tấu hài của giới “dân chửi” đã đạt đến mức quá nguy hiểm, cơ quan chức năng không thể xử lý.
Nói thẳng ra, cánh “dân chửi” trong nước từ chối biểu tình sợ bị Nhà nước xử lý mạnh tay, đồng thời hiểu rằng mình đã quá yếu, không còn lực lượng để phí phạm. Nhưng họ phải viện cái cớ khác để chống chế, thay vì thành thực thừa nhận điều đó, vì 2 lý do. Thứ nhất, họ đang quy kết Nhà nước “hèn nhát” trước Trung Quốc, nên họ không thể thừa nhận sự “hèn nhát” của chính mình. Thứ hai, cánh hải ngoại đang liên tục trách họ không biểu tình, và không hề có dấu hiệu thông cảm với họ.
Năm ngoái, những lời kêu gọi biểu tình, bạo động của giới “dân chửi” đã khiến hàng trăm người dân thiếu hiểu biết ở Bình Thuận phải trả giá bằng án tù. Thật bi hài, khi năm nay, đến lượt họ bị hại vì cái thói “yêu nước bằng máu của người khác”.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Có cần “thân Mỹ” để “thoát Trung”?


Trước việc tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, trong tuần cuối tháng 07/2019, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã đòi thay đổi đường lối đối ngoại của Việt Nam. Luồng dư luận này được tạo nên bởi 3 nhóm người: (1) nhóm kích động chiến tranh; (2) nhóm muốn lợi dụng tình hình để đòi chính phủ Việt Nam “thoát Trung – thân Mỹ”, thay đổi chế độ chính trị; và (3) nhóm đơn thuần quan tâm đến an ninh hàng hải trong khu vực hoặc chủ quyền của Việt Nam tại bãi Tư Chính.
Nhóm kích động chiến tranh được đại diện bởi các cây bút cực đoan trên các trang “Việt Tân”, “VNTB”, “RFA”, và trên các mạng xã hội. Họ lập luận một cách đơn giản rằng khi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, quân đội Việt Nam có trách nhiệm nổ súng chống trả, nếu không làm là “bán nước”. Trong nhóm này, đáng chú ý là các bài viết của nhà thơ, đạo diễn Bùi Chí Vinh (sống tại TP.HCM). Ông Vinh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kêu gọi bạo động, khi viết rằng mình “không thèm biểu tình”, “mà bắn thẳng vào bọn Tàu xâm lược”, “bắn luôn tụi bay nếu thằng nào bán nước”.
Nhóm kêu gọi “thoát Trung – thân Mỹ” được đại diện bởi Nguyễn Anh Tuấn, Trương Nhân Tuấn và Nguyễn Quang Dy. Những người thuộc nhóm này đều theo một “thuyết định mệnh” – rằng muốn bảo vệ biển Đông thì Việt Nam phải “thân Mỹ”, và muốn “thân Mỹ” thì Việt Nam phải thay đổi thể chế.
Chẳng hạn, Nguyễn Anh Tuấn viết rằng vì Biển Đông vừa là “hướng phát triển của Việt Nam”, vừa là “hướng bành trướng của Trung Quốc”, hai nước này không thể không xung đột trên Biển Đông. Xung đột này tất yếu dẫn đến chiến tranh – vì một mặt, Nhà nước Việt Nam không còn lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế, chính trị đến mức có thể “quy phục” trong thời bình; mặt khác, Trung Quốc có nhu cầu “đưa xung đột ra ngoài biên giới mỗi khi nội trị rối ren”, và nhu cầu “nâng cao kinh nghiệm tác chiến của không quân, hải quân” để sẵn sàng đối mặt với những đối thủ lớn hơn sắp tới. Vì Nhà nước Việt Nam sẽ “bị mất tính chính danh cầm quyền” nếu “bị mất dàn khoan” hoặc “bị đánh chiếm đảo”, Nhà nước không có “lựa chọn nào khác ngoài việc phải sát lại với Mỹ và Tây phương và chịu mọi áp lực cải cách chính trị từ đó”. Tuấn tuyên truyền rằng Việt Nam phải biến nguy cơ thành cơ hội để “cải cách sâu rộng” đất nước, như Nhật từng làm khi xung đột với phương Tây; và rằng những quan chức Việt Nam chống lại việc “thân Mỹ - thoát Trung” đều là kẻ đặt “quyền lực độc tôn” của phe nhóm lên trên lợi ích của đất nước.
Những thông điệp vừa nêu không mới, chúng đã được dùng lặp đi lặp lại trong một số bài Tuấn viết về Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung.
Về những việc cụ thể cần làm, cả Nguyễn Anh Tuấn, Trương Nhân Tuấn lẫn Nguyễn Quang Dy đều đồng ý rằng Việt Nam cần chính thức trở thành đối tác chiến lược của Mỹ, và cải cách chính trị theo lối phương Tây. Nguyễn Quang Dy nói cụ thể rằng để phù hợp với CPTPP và EVFTA, Việt Nam cần đổi mới thể chế theo hướng bỏ đuôi Xã hội Chủ nghĩa, chuyển hẳn thành kinh tế thị trường và tư nhân hóa. Trương Nhân Tuấn nhấn mạnh rằng “thoát Trung” về mặt ý thức hệ chính trị quan trọng hơn “thoát Trung” về mặt kinh tế, văn hóa; bởi dù Nhật Bản, Hàn Quốc có kinh tế, văn hóa gần giống Trung Quốc, hai nước này vẫn độc lập với Trung Quốc nhờ theo mô hình dân chủ, pháp trị của phương Tây. Trương Nhân Tuấn cũng đòi Nhà nước “kế thừa di sản Việt Nam Cộng hòa”, để được quốc tế công nhận chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ, lãnh hải mà VNCH từng kiểm soát.

Ngoài ra, Nguyễn Quang Dy cũng nêu một số giải pháp đơn thuần giúp ích cho việc bảo vệ chủ quyền – như Việt Nam nên sử dụng truyền thông để tìm kiếm sự ủng hộ “của thế giới (nhất là Mỹ)”, xích lại gần Nhật và EU, giữ “nội bộ đoàn kết và nhất trí” về cách ứng phó với Trung Quốc, nghiêm túc điều tra các doanh nghiệp chuyển hàng hóa Trung Quốc thành hàng hóa “Made in Vietnam” để trốn thuế nhập khẩu Mỹ.
Trong nhóm người đơn thuần quan tâm đến an ninh hàng hải trên biển Đông, một số chuyên gia trong nước và nước ngoài bình luận rằng chính phủ Việt Nam nên đưa các phóng viên quốc tế đến đưa tin tại bãi Tư Chính (như từng làm trong vụ HD-981), và kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (như Philippines từng làm thành công năm 2016). Họ nhấn mạnh rằng vì Tòa Trọng tài PCA năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về đường chữ U chín đoạn và "quyền lịch sử" ở khu vực Biển Đông, Việt Nam sẽ có nhiều khả năng thắng kiện lần này nếu dùng lại chính các lý lẽ mà Philippines từng sử dụng. Ba người tiêu biểu cho hướng tuyên truyền này là Hoàng Việt (giảng viên Đại học Luật TP.HCM), James Kraska (Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Chiến của Mỹ) và Jonathan Odom (giáo sư luật quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marshall của Mỹ).
Trước tiên, chúng tôi xin phép bác bỏ “lời tiên tri” của Nguyễn Anh Tuấn – rằng xung đột trên biển Đông tất yếu dẫn đến chiến tranh, tất yếu khiến Việt Nam phải “thân Mỹ”, và tất yếu khiến Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị. Trong thực tế sinh động, các bên liên quan có thể có rất nhiều cách hành xử khác nhau, thay vì chỉ có một lựa chọn duy nhất như Tuấn nghĩ.
Chẳng hạn, dù Biển Đông vừa là “hướng phát triển của Việt Nam”, vừa là “hướng bành trướng của Trung Quốc”; các bên liên quan có thể xem Biển Đông như một tuyến giao thương làm tăng lợi ích của tất cả mọi người, thay vì như một mảnh ruộng hữu hạn mà các nước phải tranh giành bằng chiến tranh.
Dù Mỹ có thể trở thành một điểm tựa để Việt Nam “thoát Trung”, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam chỉ chọn điểm tựa là dư luận quốc tế và luật quốc tế. Bởi trong trường hợp đó, Việt Nam vừa không bị lệ thuộc vào Mỹ, vừa không bị Trung Quốc trả thù, vừa chọn luật chơi có lợi lâu dài cho an ninh biển và hòa bình trong khu vực.
Dù việc thay đổi thể chế chính trị có thể giải quyết bài toán “thân Mỹ - thoát Trung”, nhiều tác phẩm kinh điển về chính trị đã khẳng định rằng một nước nên chọn chính thể dựa trên các đặc điểm của cư dân, thay vì dựa trên quan hệ với các nước khác.
Từ năm 2012 đến nay, Nguyễn Anh Tuấn sống và thăng tiến nhờ hệ thống của tổ chức VOICE. Một trong những nhà tài trợ quan trọng nhất của VOICE là “Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ” của Mỹ (NED). Vì vậy, chúng ta có thể thông cảm về việc Tuấn quá thiên vị Mỹ, nhưng không nên vào hùa với Tuấn trong chuyện này.
Để giải quyết vấn đề Trung Quốc, thay vì dựa vào Mỹ, Việt Nam có thể dựa vào những giải pháp vừa củng cố nội lực và nền độc lập của quốc gia, vừa củng cố hòa bình chung trên toàn cầu. Đó là pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và dư luận quốc tế. Trên tinh thần này, chúng ta có thể xem xét một số phương án mà dư luận phi chính thống đang nêu ra – như tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận quốc tế, kiện Trung Quốc, hoặc tăng cường điều tra các băng nhóm, doanh nghiệp liên quan đến Trung Quốc đang vi phạm pháp luật Việt Nam.

Tin giả về Biển Đông xuất hiện tràn lan, lừa được cả “trí thức phản biện”



Đầu tháng 07/2019, Trung Quốc đã đưa một số tàu khảo sát, tàu hải cảnh đến quấy rối, thăm dò các mỏ dầu tại vùng biển bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau khi thông tin về vụ xâm phạm này xuất hiện trên Internet vào ngày 10/07, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã lợi dụng tình hình để tung tin giả, đòi thay đổi đường lối đối ngoại, kích động biểu tình, và tuyên truyền chống Nhà nước. Trong tuần cuối tháng 7, các hoạt động tuyên truyền vừa nêu đã được duy trì với lượng bài viết không giảm.
Trong tuần qua, dư luận phi chính thống đã truyền tay nhau nhiều thông tin sai sự thật về tình hình xung đột ở bãi Tư Chính – như “Tổng thống Trump thách Trung Quốc dám động vào Bãi Tư Chính”, “Nga triệu tập Đại sứ Trung Quốc về việc xâm phạm Bãi Tư Chính”, “Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Đại sứ Trung Quốc vì hành động phạm pháp tại Biển Đông”… Nhìn chung, chúng là những tin tức giả về “tình hình chiến sự”, sự can thiệp của nước ngoài, hoặc trách nhiệm của một số Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc xung đột tại bãi Tư Chính.



Qua tìm hiểu, được biết có ít nhất 2 trang mạng đang cố tình tạo tin tức giả về tình hình Biển Đông.
Thứ nhất, là trang “Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc” (vnctq.com). Ở mục giới thiệu, trang này tự xưng là “Tạp chí điện tử của Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Academia Sinica”, đặt trụ sở tại “No. 128 Academia Road, Taipei, Taiwan”. Nhưng trong thực tế, cái tên “Academia Sinica” và địa chỉ trụ sở vừa nêu thuộc về Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan. Còn “Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc” vốn là tên tờ báo của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (ICS), có trụ sở tại Phòng 1306 Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Thứ hai, là kênh Youtube “KTV1”. Kênh này được lập vào ngày 14/05/2019, ban đầu được dùng để tung tin giả về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ đó đến nay, KTV1 đã đăng thêm một lượng lớn tin giả về tình hình nội chính trước thềm Đại hội Đảng, tình hình Biển Đông… Kênh này có lượng người xem rất đến, có clip đạt đến hơn 1 triệu lượt.
Các clip đầu tiên của KTV1 được đọc bởi một người nói giọng Bắc, tự xưng là “bình luận viên Việt Thành”. Dường như Việt Thành tiếp tục đọc các bản tin của KTV1 cho đến nay, nhưng đã thôi lộ diện trên clip:



Trong tuần qua, các tin giả từ 2 trang mạng vừa nêu đã được share lại bởi nhiều người, thuộc nhiều cộng đồng độc giả khác nhau. Chẳng hạn, số người share lại bao gồm cả các ông Hoàng Hưng, Andre Menras của nhóm “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, lẫn một số blog ủng hộ Nhà nước như ngonco.net. Trước tình hình đó, các cộng đồng bị ảnh hưởng đã đồng loạt tìm cách ngăn tin giả về tình hình biển Đông. Cụ thể, những bài viết cảnh báo tin giả đã xuất hiện trên cả các báo chính thống như Pháp luật TP.HCM, lẫn các trang tin chống đối như Luật khoa Tạp chí. Trên mạng xã hội Facebook, nhà báo Duan Dang lập nhóm “Bài trừ tin giả về Biển Đông”, thu hút nhiều người tham gia.
Bên cạnh đó, một số độc giả cũng lưu ý rằng các trang chuyên đăng tin giả thường “chêm dấu chấm một cách vô tội vạ” vào trữa các chữ trong một từ, hoặc giữa các từ, để tránh phần mềm quét nội dung của cơ quan quản lý.
Như vậy, có không ít lực lượng chính trị đang dựng lên các trang mạng tung tin giả về tình hình biển Đông, để gây bất ổn xã hội hoặc định hướng dư luận, nhằm phục vụ cho các mục đích riêg của họ. Tiếc rằng tin giả đã tác động đến nhiều thành phần trong xã hội, bao gồm cả các “trí thức phản biện” như nhóm ông Hoàng Hưng, thay vì chỉ ảnh hưởng đến bộ phận dân chúng thiếu hiểu biết. Sau sự việc này, hy vọng các cộng đồng độc giả ở Việt Nam sẽ cùng nâng cao thói quen thận trọng và kỹ năng kiểm chứng thông tin, để tin giả không có cơ hội lây lan, gây hỗn loạn trong xã hội.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Làng báo lại tố nhau quanh vụ Asanzo: Mong Bộ 4T cải tố gấp làng báo!



Sau khi Tuổi Trẻ có loạt phóng sự tố Tập đoàn Asanzo “là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam”, rằng “Asanzo quảng bá sử dụng 'đỉnh cao công nghệ Nhật Bản'” là lừa đảo đang tạo sóng trên truyền thông và khiến doanh nghiệp này rơi vào khốn đốn, mất uy tín. Có thể nói trong bối cảnh Nhà nước đang đau đầu tìm biện pháp đối phó với nạn hàng TQ đội lốt mác VN để xuất khẩu sang nước thứ 3, nguy cơ khiến hàng VN chịu rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước lớn thì loạt phóng sự của báo Tuổi trẻ, nếu đúng, rất đáng hoan nghênh, biểu dương.
Điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt - Ảnh 4.
Bài báo tố cáo Asanzo của Tuổi trẻ?
Tuy nhiên, sáng nay dân mạng lại dậy sóng khi cô phóng viên nhiều scandal Bạch Hoàn tung lên facebook đoạn chát được cho là trưởng nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ làm phóng sự về Asanzo liên tục nhắn tin cho Chủ tịch tập đoàn Asanzo “đòi” tư vấn xử lý khủng hoảng truyền thông do ông này làm trưởng nhóm gây ra!?!

Bạch Hoàn tỏ ra rất tự tin với tố cáo lần này của mình, cho rằng cô này đã có đầy đủ bằng chứng “tống tiền” của trưởng nhóm phóng viên báo Tuổi trẻ nói trên, sẽ gửi đến Bộ 4T, Ban Tuyên giáo để xử lý.
Với bề dày tạo scandal thao túng truyền thông, việc tố cáo của Bạch Hoàn tuy chưa đầy đủ chứng cứ thuyết phục được trưng ra, nhưng đã thu hút được hàng trăm comment từ độc giả và đồng nghiệp ủng hộ Bạch Hoàn trong cuộc chiến với Tuổi Trẻ.
Tất nhiên, với bề dày nhiều phi vụ không tư tế trong làng báo, từ lâu Bạch Hoàn bị độc giả lên án, phê phán, nên việc cô đấu tố nhóm phóng viên Tuổi trẻ khiến nhiều người vẫn nghi ngại, mong chờ cơ quan chức năng sớm vào cuộc, điều tra, làm rõ sự việc.
Kỳ thực, với loạt bài tố cáo của báo Tuổi trẻ, chắc chắn công an sẽ vào cuộc điều tra, kết luận vụ việc, trừ khi kẻ tố cáo (báo Tuổi trẻ) đính chính những chứng cứ của mình thiếu căn cứ, người bị hại là Asanzo không có đơn gửi công an hay Tòa án điều tra, đòi bồi thường thiệt hại và xử lý báo Tuổi trẻ. Bạch Hoàn chung quy cũng chỉ là một facebooker tung tin khuấy động dư luận bởi chẳng có căn cứ nào kết tội cô này trừ khi có đơn tố cáo của các bên bị hại và công an phải túm được tận tay cô đang sử dụng facebook kia tạo tin giả hoặc có bằng chứng chứng minh facebook này chính là của cô, chứ không của ai khác.
Vụ việc cho thấy, cơ quan quản lý truyền thông cần sớm có giải pháp quản lý các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các anh chị phóng viên, nhà báo “nhiều tin” và “có ảnh hưởng trên mạng” kiểu này. Bởi hậu quả nếu họ gây ra là rung động cho xã hội, nếu những bài viết có dao có ngạnh của họ không có căn cứ xem xét xử lý như với báo chí chính thống hiện nay.
Tiếp nữa, Bộ 4T cần gấp rút chỉnh đốn, cải tổ làng báo Việt, bởi những vụ scandal mua bán thao túng truyền thông, truy bức, khủng bố doanh nghiệp đã quá nhiều, nhất là những tòa báo lớn. Cần có bộ chấm điểm báo chí này, nếu vi phạm, tái phạm đến ba lần thì không thể xử phạt rồi thôi được, cần đình bản, xử lý thật nghiêm những chiêu trò truyền thông bẩn, cần thay máu nhân sự, thậm chí đóng cửa luôn tòa báo. Mức xử phạt hành chính “như gãi ghẻ” hiện nay không xi nhê gì so với lợi ích, tiền thu được từ mỗi đợt tạo sóng truyền thông, từ “khống chế” doanh nghiệp cả

Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Vì sao Đoan Trang phát miễn phí sách “Phản kháng phi bạo lực”?



Trong tuần qua, một bộ phận giới chống đối đã được tặng miễn phí cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” của Phạm Đoan Trang – một tài liệu hướng dẫn chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật cho các phong trào “phi bạo lực” để phản đối chính sách hoặc lật đổ Nhà nước.
「fanpage “Nhà xuất bản Tự Do”」的圖片搜尋結果
Cụ thể, ngày 14/07/2019, fanpage “Nhà xuất bản Tự Do” tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu “chương trình tặng miễn phí 1000 cuốn sách ‘Phản kháng phi bạo lực’” của Phạm Đoan Trang. Theo đó, họ sẽ in và tặng miễn phí đầu sách này cho những người hỏi xin qua tin nhắn hoặc comment, cho đến khi phát đủ 1000 cuốn. Bốn ngày sau, họ thông báo rằng số sách hiện có đã được phát hết, phải đợi in thêm. Đoan Trang viết trên Facebook cá nhân rằng việc sách được phát hết cho thấy “văn hoá đọc của người Việt Nam không hề thấp”, “độc giả Việt Nam không hề thờ ơ, vô cảm, vô chính trị”, mà “đều khao khát và hướng tới sự thật, tìm kiếm sự thật”, và “Việt Nam vẫn còn rất thiếu những cuốn sách thỏa mãn khao khát ấy”.
「fanpage “Nhà xuất bản Tự Do”」的圖片搜尋結果
Về việc này, chúng tôi nghĩ Phạm Đoan Trang đang ảo tưởng sức mạnh do ngáo Like. Trang đánh đồng sách của mình với “sự thật”, trong khi những người quen đọc sách đều hiểu rằng “Phản kháng phi bạo lực” là sách tuyên truyền chính trị chứ không truyền tải “fact”. Trang tưởng sách mình bán chạy, trong khi chúng tồn kho cho đến lúc bị cho không biếu không, rẻ hơn mớ rau. Trang tưởng Việt Nam thiếu sách có hàm lượng tri thức cao, trong khi mớ sách sao chép của Trang chưa có giá trị bằng một góc của Tủ sách Tinh hoa, do NXB Tri thức ấn hành. Nhìn Trang dè bỉu nhóm trí thức Chu Hảo, rồi lại tự khen sách mình, chúng tôi không khỏi ngượng cho một con ếch ngồi đáy giếng.
Vậy vì sao NXB Tự Do lại tổ chức đợt phát sách này? Ngoài việc giải quyết số sách tồn kho của Đoan Trang, và đánh bóng tên tuổi cho Trang, đây còn là phản ứng của họ trước 2 hiện tượng. Một, là vụ nhóm thăm nuôi Trương Minh Đức bị đánh gần Trại giam Số 6, Nghệ An, vào ngày 12/07 vừa qua, mà vô phương chống cự. Hai, là việc phong trào biểu tình ở Hong Kong đang áp dụng “các phương thức ứng xử đúng đắn, các kỹ thuật đấu tranh chuyên nghiệp” mà giới chống đối Việt Nam chưa có. NXB Tự Do tuyên bố rằng cuốn “Phản kháng phi bạo lực” sẽ giúp giới “dân chửi” hoạt động có tổ chức, chiến lược, chiến thuật hơn, lên kế hoạch tốt hơn, để “đạt hiệu quả cao nhất và tổn thất thấp nhất” trong từng hành động của mình.
Tóm lại, đây là cuốn sách để chữa că bệnh “Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại” đang hoành hành trong làng “dân chửi”, khiến dân làng làm đâu hỏng đấy, càng đánh càng thua. Tiếc thay, người kê đơn chưa chắc đã sạch bệnh.
Nguyễn Biên Cương

Có nên lợi dụng danh tiếng khoa học của giáo sư Hoàng Tụy để quảng bá cho hoạt động chính trị của Viện IDS?



Ngày 14/07/2019, giáo sư Hoàng Tụy đã từ trần, hưởng thọ 92 tuổi. Vì ông Tụy vừa là nhà toán học lỗi lạc đã khai sinh lĩnh vực Tối ưu hóa Toàn cục trong toán học ứng dụng, và có hơn 170 công trình nghiên cứu trong suốt cuộc đời; vừa là một ngọn cờ đầu của cánh “trí thức phản biện” trong suốt 40 năm qua; nhiều thành viên của cánh này đã viết bài tiễn đưa ông Tụy, nhân tiện công kích Nhà nước.

「Nhóm IDS」的圖片搜尋結果
Hầu hết những người tham gia hướng tuyên truyền này là thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự - một hậu sinh của Viện IDS mà ông Tụy từng giữ chức Chủ tịch. Họ bao gồm Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Ngọc Chu, Nguyễn Đình Cống… Trong các bài viết, họ điểm lại toàn bộ sự nghiệp phản biện của ông Tụy, để ca ngợi hình tượng người “trí thức phản biện”, đồng thời công kích chế độ chính trị của Việt Nam.
Cụ thể, họ tập trung mô tả 5 mốc quan trọng trong sự nghiệp phản biện của ông Tụy.
Mốc thứ nhất nằm ở năm 1979 – khi cố Tổng Bí thư Lê Duẩn triệu tập một số nhà khoa học đầu ngành, bao gồm hai giáo sư Hoàng Tụy và Phan Đình Diệu, để lắng nghe ý kiến về quan điểm “quyền làm chủ tập thể” của ông. Tác giả các bài viết cho rằng lời góp ý của ông Tụy đã góp phần dẫn đến cuộc Đổi Mới năm 1986.
Mốc thứ hai nằm ở năm 1989, khi dưới sự ủng hộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Hoàng Tụy soạn “Kiến nghị về phương pháp luận xây dựng Chiến lược Kinh tế Xã hội”, với nhiều đề xuất để “cải tạo cái chỉnh thể theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở thời đại mới”. Tác giả các bài viết cho rằng kiến nghị này bị ngăn cản bởi những người thuộc cánh “bảo thủ”, không muốn “được về kinh tế nhưng mất tư tưởng”, như ông Nguyễn Nguyên Bình.
Mốc thứ ba nằm ở năm 2007, thời điểm thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), do ông Hoàng Tụy làm Chủ tịch và ông Nguyễn Quang A làm Viện trưởng Điều hành. Theo lời ông Nguyễn Quang A, thì viện này nhằm mục đích “nghiên cứu phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội”, đồng thời “khuấy động thành một phong trào” “phản biện” trong “người dân, đặc biệt là các trí thức trẻ”. Tác giả các bài viết cho rằng “Viện được sự đồng tình, cổ vũ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng gặp sự phản đối kịch liệt của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và nhiều người trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam”. Do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chỉ đạo “sửa Luật” để “dẹp Viện IDS”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg, ban hành danh mục các lĩnh vực mà cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, khiến Viện IDS phải tự giải thể 1 ngày trước khi Quyết định có hiệu lực. Sau đó, các thành viên của Viện IDS, bao gồm ông Hoàng Tụy, tiếp tục sinh hoạt dưới những cái tên khác như “Nhóm 23”, “nhóm Kiến nghị 72” và “Diễn đàn Xã hội Dân sự”. Nguyễn Quang A viết rằng đây là giai đoạn mà ông Tụy “chuyển từ xã hội dân sự chính thức sang xã hội dân sự không chính thức”.
Mốc thức tư là các kiến nghị, thư ngỏ mà ông Tụy ký trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, với nội dung kêu gọi đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản), đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa), bỏ “sở hữu đất đai toàn dân” và “kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa”.
Mốc thứ năm là một loạt các đề xuất cải cách giáo dục, cải thiện môi trường nghiên cứu khoa học, mà ông Tụy đưa ra trong suốt sự nghiệp giảng dạy của mình nhưng không được đáp lại.
Trước tiên, cần khẳng định rằng giáo sư Hoàng Tụy là một nhà toán học lỗi lạc, và một trí thức phản biện đã góp phần làm nên giai đoạn Đổi Mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Viện IDS, nay đổi thành Diễn đàn Xã hội Dân sự, nói cái gì cũng đúng. Chẳng nói đâu xa, cuộc bạo động ở Bình Thuận vào năm 2018 đã nổ ra do cách đưa tin phóng đại, kích động của nhóm này – khi bà Phạm Chi Lan hướng toàn bộ sự chú ý của dư luận vào chi tiết “cho thuê tối đa 99 năm” trong Dự luật Đặc khu Kinh tế, dù đây chỉ là một chi tiết nhỏ trong tổng thể của Dự luật, Dự luật chào đón nhà đầu tư từ mọi quốc gia, và thời hạn cho thuê 99 năm không lớn hơn đáng kể so với thời hạn 70 năm mà hiện đã được áp dụng trên toàn quốc. Cũng chính các website của Diễn đàn Xã hội Dân sự đã góp phần phát tán một lượng lớn tin đồn về tình hình nội bộ, nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà các diễn biến trong thực tế đã chứng minh là sai sự thật. Nói trắng ra, thì Diễn đàn Xã hội Dân sự đang hoạt động như một nhóm lợi ích trong chế độ kiêm đảng phái chống chế độ, dù họ khoác vỏ bọc “xã hội dân sự” và “trí thức phản biện”. Thay vì lợi dụng danh tiếng khoa học của Giáo sư Hoàng Tụy để tuyên truyền cho đường hướng chính trị của ông, nhóm này lên tách bạch hai vấn đề đó.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Tuyên bố bảo vệ Biển Đông hay kích động chống chính quyền của nhóm "Lão mà chưa an"?



Mượn cớ xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, nhóm Lão Mà Chưa An do Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai... khởi xướng đưa ra tuyên bố có tên: “TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG”. Bản tuyên bố này  bề ngoài là để khẳng định lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ biển đảo, nhưng ẩn đằng sau bản tuyên bố lại có những động lực khác. 
 ã€Œnhóm Lão Mà ChÆ°a An」的圖片搜尋結果
Bản tuyên bố ngoài việc kêu gọi lòng yêu nước và tường thuật ngắn về tình hình xung đột ở bãi Tư Chính, còn liên tục đưa ra những yêu sách đối với chính quyền, với giọng "kẻ cả" và ngầm buộc tội chính quyền hèn yếu, không dám đương đầu với Trung Quốc. Các yêu sách ấy ban đầu thì giả nhân giả nghĩa, nhưng bên trong lại chứa động cơ riêng. 


Điều 1 của yêu sách viết "Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam.  Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển."

Từ trước đến nay, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước vẫn là tăng cường nội lực và "khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Dụ dỗ người dân biểu tình, chống đối chính quyền, kích động lật đổ, giống như các nhà tự xưng là dân chủ mới là không "khoan thứ sức dân". Mỗi cuộc biểu tình ấy gây ra tắc đường, buôn bán đình trệ, làm ảnh hưởng tới bộ mặt của quốc gia.

Lố bịch hơn thế, nhóm Lão Mà Chưa An còn cố nhồi nhét những đòi hỏi thả tự do cho những nhà đấu tranh dân chủ đang bị tù ở ngay điều 1, điều bàn về "tăng cường nội lực của đất nước". Phần lớn các nhà đấu tranh dân chủ tự xưng bị giam trong tù đều vì các lý do trốn thuế, làm việc bất hợp pháp... Không hiểu những người như vậy thì làm sao tăng được nội lực cho quốc gia?

Ngay ở Điều 3, Lão Mà Chưa An đưa ngay một gợi ý "bán nước": "Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ." Hợp tác với quốc phòng Mỹ tức là cho Mỹ đưa quân đội đến địa phận biển Đông, ngang nhiên chiếm biển Đông giống như đã chiếm miền Nam Việt Nam năm 1954. Đây chính là tương lai mà Lão Mà Chưa An mong muốn, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Chỉ từ 2 điều này, ta đã có thể thấy rằng bản TUYÊN BỐ VỀ BIỂN ĐÔNG của nhóm trí thức già mà "bất an" là hoàn toàn phản động, sặc lời lẽ bán nước và có động cơ chính trị xấu xa, một mặt nhằm gây loạn xã hội, một mặt mở đường cho Quốc phòng Mỹ can thiệp và đóng quân ở Biển Đonong, một lần nữa biến Việt Nam thành chiến trường.

Kịch bản hậu cộng sản do Tiến sĩ Nguyễn Quang A thiết kế cho Việt Nam đang được diễn tiến như thế nào?



Tiến sĩ Nguyễn Quang A, rận chủ đang được tôn sùng nhất hiện nay của làng rận, luôn tự xưng là một nhà đấu tranh độc lập không có mưu đồ chính trị, mà chỉ vì dân vì nước. Nhưng thực ra, ông ta đã chuẩn bị từng bước cho một kịch bản Hậu Cộng Sản mà ông ta học được từ các nước Đông Âu. Từ thời còn trẻ, ông sang Hungary học và sớm tiếp xúc với những tư tưởng lật đổ theo kịch bản của Mỹ sử dụng với Liên Xô, đặc biệt được biết về cách thức của Cách mạng Nhung ở Hungary.

Khi về nước, Nguyễn Quang A trục lợi từ mở cửa kinh tế, sớm xây dựng công ty máy tính 3C, mà sau này đã phải đóng cửa vì làm ăn kém hiệu quả.  Sau đó, Nguyễn Quang A trở thành Chủ tịch HĐQT của VPBank. Đây là lúc bắt đầu Nguyễn Quang A thực hiện các kế hoạch trong kịch bản Hậu Cộng Sản mà ông ta học được ở Cách mạng màu. Cùng thời gian này, Nguyễn Quang A liên tiếp dịch những cuốn sách đề cao kinh tế tự do và cách nền kinh tế đã làm lật đổ chính quyền Đông Âu ra sao, đặc biệt là các tác phẩm kinh tế của Kornai Janos và Hayek. Nhưng xây dựng nền kinh tế tự phát với thế lực tài chính sao chép hoàn toàn theo mô hình của Mỹ (đến nay VPBank vẫn luôn tự hào là ngân hàng hoạt động theo đúng quy trình của Mỹ), chỉ là bước đầu trong kịch bản Hậu Cộng Sản của Quang A.

Quang A tập hợp một đội ngũ trí thức quanh mình bao gồm Hoàng Tụy, Chu Hảo, Phạm Chi Lan, Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng... để làm một loạt những hoạt động trí thức kích động chống chính quyền bao gồm: Viện IDS, trang mạng Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội dân sự, Ban vận động Văn đoàn độc lập, Lão mà chưa an... Những hoạt động này nhằm mở rộng mạng lưới trí thức, liên kết các trí thức thành một thế lực, tổ chức biểu tình, đả kích chính quyền, nhằm thống lĩnh các phe nhóm dân chủ khác đang có các hoạt động chống đối. Đây là kịch bản mà Quang A đã học được từ cách mạng Nhung của Hungary.

Kinh tế tự do theo mô hình trật tự tự phát của Hayek tạo ra sự phát triển kinh tế quá độ, một mặt tạo ra nhiều của cải, nhưng mặt nghiêm trọng là gây ra những khó khăn trong kinh tế, khiến đời sống người dân bấp bênh. Từ đó, bức xúc xã hội tăng cao. Các trí thức trong phe nhóm của Nguyễn Quang A sẽ gia tăng tiếng nói trong xã hội, tiếp tục kích động và đổ tội những khó khăn ấy là do chính quyền gây ra chứ không phải do xu hướng mà họ cổ vũ gây ra. Từ đó tiếp tục kích động biểu tình, chống đối, theo đúng cách các nước Hậu Cộng Sản ly khai từ khối Liên Xô đã thực hiện.









Đến nay, kịch bản của bầy rận đang diễn ra theo đúng những gì Nguyễn Quang A mong muốn. Các trí thức vẫn cứ tiếp tục ký tên để kích động theo bất cứ vụ việc nào được đề cập đến trên báo chí nhằm khuấy đảo bức xúc dư luận, tạo căm ghét với chính quyền, và sẵn sàng kịch bản lật đổ.