Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

“Dân tộc bản địa” hay “thành lập khu tự trị”: khái niệm không tồn tại ở Việt Nam!

 


Ở nước ta hiện nay có hàng trăm tổ chức phi chính phủ (NGO) của nước ngoài đang hoạt động. Nhiều NGO hoạt động tốt, tài trợ và tham gia nhiều dự án về văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Việt nam. Nhiều NGO có thiện chí, có thái độ ủng hộ vô tư trong hoàn cảnh các nước phát triển trên thế giới đã ngừng hoặc giảm bớt cung cấp ODA. Chúng ta hoan nghênh thái độ thiện chí, vô tư về sự giúp đỡ quý báu đó.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt của nhiều NGO thì cũng có NGO lợi dụng việc được phép hoạt động hợp pháp để xen lẫn, nhen nhóm những hoạt động bất hợp pháp như hô hào nhân dân tập hợp thành những tổ chức chống nhà nước, không phù hợp với lợi ích cơ bản, sâu xa của đất nước và nhân dân. Điều đáng phê phán ở đây là họ đã tuyên truyền, reo rắc những luận điểm xa lạ với truyền thống lịch sử của dân tộc Việt nam, như đưa ra khái niệm “dân tộc bản địa” và đòi “thành lập khu tự trị”. Đó là luận điểm trái với thực tiễn chính trị và thực tiễn đời sống xã hội của Việt nam.

Nước ta từ ngày lập nước đến nay, dân cư biến động không ngừng, từ ít dân tộc nay đã thành đa dân tộc. Hiện nay có 54 dân tộc anh em có truyền thống sống đan xen từ lâu đời. Vùng Tây Nguyên có hàng chục dân tộc sinh sống. Vùng Việt Bắc có hàng chục dân tộc sinh sống. Vùng Tây Bắc có hàng chục dân tộc sinh sống. Dân tộc thiểu số sống ở thủ đô Hà Nội, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh không ít. Ở vùng Duyên hải Trung Bộ, từ dải đất sát biển cho đến những đỉnh cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ cũng có nhiều dân tộc sống đan xen. Ở nước ta không có vùng nào chỉ có thuần túy đồng bào dân tộc sinh sống, không có vùng nào có dân tộc sinh sống tách biệt theo sự phân chia địa lý. Hầu hết các dân tộc đều chung Tết Nguyên đán, đều giỗ tổ chung Hùng Vương. Ngày nay tất cả các dân tộc đều thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, đều coi như đức thánh của mình. Ngay như về mặt văn hóa, cũng không có văn hóa biệt lập theo địa lý, chẳng hạn làn điệu then không chỉ của dân tộc Tày mà trở thành làn điệu then của đồng bào Tày, Nùng, Thái. Từ lâu, điệu múa sạp cũng không chỉ giới hạn trong dân tộc Thái và vùng Tây Bắc mà đã trở thành điệu múa vui của khắp các vùng đất nước. Và, cũng từ lâu không còn tên gọi trường lớp dạy học tiếng Kinh nữa mà đã trở thành tên gọi chung là trường lớp tiếng phổ thông.

Cách đây gần 70 năm ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã từng thành lập khu tự trị Việt Bắc và khu tự trị Tây Bắc, nhưng trải qua thực nghiệm cho thấy tính hình thức chủ nghĩa, phình bộ máy cồng kềnh, xa lạ với đời sống chính trị và xã hội nước ta, cho nên chỉ sau vài năm đã quyết định giải thể.

Đặc biệt, lịch sử cho thấy nước ta có bề dày đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Đó là một truyền thống vô cùng quý báu, không có gì có thể tách biệt đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc như nước ta. Việc kích động, kêu gọi “thành lập khu tự trị” chỉ là thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc “thành lập khu tự trị” có thể phù hợp với hoàn cảnh một dân tộc khác, một quốc gia khác, nhưng hoàn toàn không phù hợp với xã hội Việt nam ta.

 

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Lạm bàn chuyện 40 tổ chức nhân danh nhân quyền kêu gọi Hoa Kỳ không hợp tác phát triển AI với Việt Nam!

 


Bất chấp quan hệ tiến bộ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với những cơ hội hợp tác được mở ra với biên độ rộng hơn, vẫn còn đó những cá nhân, tổ chức “lạc lõng” với tư duy “hậm hực”…. Chẳng hạn như sự việc “Gần 40 tổ chức gửi thư cho Tổng thống Mỹ Biden: “Giúp Việt Nam phát triển trí tuệ nhân tạo là sai lầm” khi Tổng thống Mỹ có chuyến đi tới Việt Nam để làm sâu rộng thêm mối quan hệ vào các ngày 10-11/9/2023 của RFA, trong đó "họ" đòi hỏi: “Chúng tôi yêu cầu Tổng thống thảo luận tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là hoàn cảnh của những người bị giam giữ vì lý do tôn giáo, nhân quyền và vận động dân chủ. Cụ thể, Mỹ nên lên tiếng ủng hộ quyền tự do ngôn luận và các liên đoàn lao động độc lập ở Việt Nam, coi đó là điều kiện để nâng cấp quan hệ song phương về mặt ngoại giao”.

Rõ ràng ai cũng biết, “họ” mà RFA đang cổ súy đó là những tổ chức và thành phần luôn có thái độ hậm hực về nhiều thành tựu tốt đẹp của Việt Nam để bịa đặt trắng trợn rồi quy chụp rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam cần chứng tỏ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong nước”. Nói là các tổ chức thực tế chỉ là các nhóm người Việt ở Mỹ hoặc người Mỹ gốc Việt mang tư tưởng cực đoan và không có thông tin cũng như am hiểu về tình hình cụ thể ở đất nước Việt Nam. Họ đưa ra những luận điệu cũ rích từ vài chục năm về trước với việc lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền đưa ra những thủ đoạn, các luận điệu để xuyên tạc, bóp méo sự thật về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đó là mục đích không hề mang tính chất xây dựng nếu không muốn nói là chống phá của những tổ chức này núp bóng “ngọn cờ dân chủ”, “nhân quyền” để xuyên tạc nền tảng tư tưởng và chế độ chính trị – xã hội tại Việt Nam.

Tung hô, cổ vũ, cường điệu hóa các giá trị dân chủ tư sản “kiểu phương Tây, tuyệt đối hóa quyền con người với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia”, tuyệt đối hóa các giá trị của quyền con người. Cùng với đó là xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, chèn ép “những người bất đồng chính kiến”… Hàng năm, quốc hội Mỹ, EU và các nước phương Tây thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên… với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo nhằm làm cho cộng đồng quốc tế hiểu không đúng tình hình trong nước, điển hình như: Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ; Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hằng năm của Anh, Úc; Nghị quyết của Nghị viện châu Âu… Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều dự luật, nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Thực ra, vấn đề nhân quyền là điểm nghẽn từ lâu trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây trong đó đặc biệt là Mỹ. Điểm nghẽn ở đây không phải là “Mỹ có nhân quyền”, “Việt Nam không có nhân quyền” mà là nhận thức của các bên về nhân quyền có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển mối quan hệ lên cấp Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Mỹ đã có những nỗ lực để xích lại gần nhau hơn trong vấn đề này. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện có đoạn quan trọng về “thúc đẩy quyền con người”. Toàn văn như sau:

Việt Nam và Mỹ khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế. Hai nước nhất trí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua các cơ chế đối thoại thẳng thắn, xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao động Việt Nam – Hoa Kỳ hàng năm, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu khác biệt. Hai Nhà lãnh đạo khuyến khích tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm tất cả người dân, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay khuynh hướng tình dục và người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người. Việt Nam và Hoa Kỳ ghi nhận quyền con người, ổn định khu vực, hòa bình thế giới và phát triển bền vững có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Hai bên ghi nhận những đóng góp mà các tổ chức xã hội và tôn giáo tiếp tục mang lại trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc y tế và dịch vụ xã hội ở cả hai nước.

Có một chi tiết rất thú vị trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ, Biden lúc ông nhắc đến hai câu thơ trong truyện Kiều “Vinh hoa bõ lúc phong trần/Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày” khi đáp từ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tiệc chiêu đãi cấp nhà nước. Nhà lãnh đạo nước Mỹ nói thêm “đây là ngày chúng ta có thể cảm nhận được vinh hoa và ấm áp của những cơ hội vô hạn mở ra trước mắt”…

Còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả mối quan hệ Việt – Mỹ trong 16 chữ là “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” sau khi Việt Nam và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2023. Đây được coi là nguyên tắc nền tảng quan trọng định hướng quan hệ hai nước.

Người Mỹ rất thực dụng và thực tế khi họ “tìm tới” Việt Nam để hợp tác hướng tới tương lai và sẵn sàng “vượt qua khác biệt”. Thế mà nay vẫn còn tồn tại một số những tiếng nói lạc lõng, quy chụp về tình hình nhân quyền, về cái gọi là “tù nhân lương tâm” hay kêu gọi không cung cấp công nghệ AI cho Việt Nam của một số ít những tổ chức còn có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam, điển hình là RFA trong đó có các phóng viên, cộng tác viên của nhà đài thiếu thiện chí này. Có lẽ bởi vì họ quá thiên kiến, cực đoan và còn rất nhiều u mê không hiểu được tình hình thực tế tại Việt Nam.

 

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

Ở Việt Nam có quyền con người không?

  

Bài viết “Ở Việt Nam có quyền con người không?”  đăng ngày 29/8/2023 trên trang Quyenduocbiet.com và Việt Báo rặt là những luận điệu phản động của một kẻ bồi bút; không chỉ bôi đen sự thật vấn đề quyền con người và việc bảo đảm, thực thi quyền con người trên thực tế, mà còn thông qua đó bẻ cong lịch sử và chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài viết cho rằng trong bầu cử và ứng cử ở Việt Nam thì “quyền chọn ứng cử viên thuộc về Mặt trận Tổ quốc nên mới có câu “đảng cử dân bầu”. Cử tri là những “người máy” làm theo ý muốn của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng” hay “ứng cử viên là “đảng viên” hay người được đảng chọn”… Vì rằng, kể từ khi sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến ngày nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực trong từng quyết sách để đảm bảo và thực thi quyền con người cho người dân. Một trong những minh chứng sinh động nhất là việc tổ chức thành công cuộc cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, đoàn kết và bỏ phiếu kín ngày 6/1/1946. Giữa bộn bề công việc đại sự của một đất nước mới giành được độc lập; giữa lúc nạn đói, nạn dốt và nạn ngoại xâm đang đe dọa thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì việc người dân Việt Nam được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong ứng cử và lựa chọn đại biểu để bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính là hiện thực khách quan nhất bác bỏ những luận điệu phản động nêu trên.

Hơn nữa, chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn giữ một vị trí quan trọng trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013). Nghiên cứu lịch sử lập hiến, có thể thấy quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân qua các bản Hiến pháp có sự thay đổi, điều chỉnh, kế thừa, phát huy một cách khoa học và phù hợp, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Theo đó, Hiến pháp năm 1946 gồm 70 điều, trong đó, quyền và nghĩa vụ công dân được ghi nhận tại Chương II: “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” gồm 18 điều. Hiến pháp năm 1959 gồm 112 điều, trong đó, các nội dung về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Chương III: “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 21 điều. Hiến pháp năm 1980 gồm 147 điều; trong đó quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Chương V: “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 29 điều. Hiến pháp năm 1992 gồm 147 điều, phản ánh bước phát triển mới trong chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; trong đó, quyền, nghĩa vụ công dân vẫn được ghi nhận tại Chương V: “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, gồm 34 điều. Hiến pháp năm 2013 gồm 120 điều; trong đó “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được quy định tại Chương II – chương có số lượng điều luật nhiều nhất trong Hiến pháp năm 2013, gồm 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49)… Một thống kê nhỏ này cũng chứng minh rằng, quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo, được hiến định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước.

Cùng với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể trong các bộ luật và hệ thống văn bản dưới luật để đảm bảo thực thi quyền con người và quyền công dân; để mỗi người dân được thụ hưởng ngày càng đầy đủ hơn giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm, song trong ứng cử và bầu cử thì công dân còn phải tuân thủ đúng theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13. Hơn nữa, Việt Nam không thực hiện đa nguyên, đa đảng đối lập và “việc thực hiện các quyền (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013) là do pháp luật quy định”. Cho nên, “dân không được lập đảng chính trị đối lập với đảng cầm quyền CSVN” và “dân không được phép ra báo để cạnh tranh với báo chí và truyền thông nhà nước” là quy định của pháp luật và làm trái quy định chính là vi phạm pháp luật. Vì thế, mới nói, Việt Nam đảm bảo và thực thi quyền con người, song việc lợi dụng “quyền tự do, dân chủ” để vi phạm Điều 117, Điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hay vi phạm Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 thì tất yếu sẽ bị xử lý nghiêm minh, chứ không phải Nhà nước “lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân” như bài viết bịa đặt.

Ý đồ đổ lỗi cho Đảng để chống phá?

Hơn 93 năm kể từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế, vai trò lãnh đạo của mình đối với nhân dân và đất nước; trong đó không thể không nhắc đến những thành tựu trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề là, không phải Đảng “tự cho mình quyền lựa chọn thể chế chính trị khi tuyên bố: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, mà chính là lịch sử và nhân dân đã trao trọng trách đó cho Đảng khi Đảng đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của dân tộc (kiên định thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội).

Là một Đảng Mácxít Lêninnít kiểu mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, thì việc “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản” như đã khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) là không cần bàn cãi. Cho nên, việc “bậm bạch” , “hậm hực” chỉ là của riêng Phạm Trần và cũng chỉ có Phạm Trần và những người không cùng chung một lý tưởng cách mạng, một con đường cách mạng, một mục tiêu phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh và phát triển bền vững mới xuyên tạc, bôi đen, chống phá Đảng và nền tảng tư tưởng của Đảng mà thôi.

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đã được hiến định, nên không có câu chuyện “hài” như Phạm Trần thêu dệt rằng: “Đảng đã “tự biên”, “tự diễn” và “tự khoác” cho mình chiếc áo lãnh đạo không ai trao cho và không do dân bầu. Do đó, luận điệu cho rằng “đảng lãnh đạo không chỉ “chính danh mà còn là chính đáng” là đánh tráo lịch sử, cố tình đổi trắng thay đen”, mà chỉ có một sư thật không thể phủ nhận được khẳng định tại Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945; cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước (1945-1975) để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta lựa chọn từ năm 1930 và kiên định với sự lựa chọn đó, dù phải đi qua bao gian nan, thử thách, phấn đấn, hy sinh… cuối cùng hoa độc lập đã nở, trái ngọt tự do đã đơm, ánh sáng của hòa bình đã chiếu dọi và cuộc đời của mỗi một người dân Việt Nam đã đổi thay từng ngày; vị thế của đất nước Việt Nam đã ngày một được nâng cao và được khẳng định trên trường quốc tế.

Đây chính là sự thật, là minh chứng không thể bẻ cong chứng minh luận điệu phản động của Phạm Trần rằng: Việc “cướp chính quyền hợp pháp Trần Trọng Kim bằng bạo lực ngày 19/08/1945 đã chứng minh quyền lãnh đạo đất nước của đảng CSVN là “không chính danh” mà cũng chẳng chính đáng” và “đảng của ông Hồ đã gây ra 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn” nhưng đã “không đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho dân mà còn làm kiệt quệ đất nước và chia rẽ dân tộc. Nhân dân không có tự do, mất dân chủ và lâm vào đói nghèo, lạc hậu” hay Nhà nước “lạm dụng quyền cai trị để chống dân trong các cuộc biểu tình đòi công bằng, chống cưỡng chế đất đai” và quy chụp Việt Nam “sợ Trung Quốc” đều là sự suy diễn, đổ lỗi, quy chụp, vu khống nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam./.  

 

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

Chiêu trò cũ rích hòng phủ nhận thành tựu nhân quyền Việt Nam

 


Cái gọi là “Thư ngỏ gửi Tổng thống Biden nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 10/9” đăng trên VOA Tiếng Việt mưới đây có nội dung khuyếch trương bức thư được cho là “ý nguyện” của toàn thể cử tri Mỹ gốc Việt do đối tượng Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao làm đại diện gửi đến Tổng thống Mỹ Biden trước chuyến thăm Việt Nam, trong đó trắng trợn xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; đề nghị Tổng thống Mỹ cần có động thái nhắc nhở, gây áp lực để Việt Nam thực hiện nghiêm các Công ước quốc tế về quyền con người…

Bất cứ người Việt nàm chẳng lạ gì luận điệu, chiêu trò đã cũ rích này. Dân chủ, nhân quyền là vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động thường xuyên lợi dụng để chống phá Việt Nam. Đặc biệt họ triệt để lợi dụng các sự kiện đối ngoại để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Nhưng dù có giở luận điệu, chiêu trò gì đi chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể xuyên tạc được sự thật.

Tư tưởng, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ khi ra đời đã đặt nhiệm vụ bảo đảm quyền con người vào vị trí trung tâm. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 02-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Và Người đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Bên cạnh sứ mệnh lịch sử khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản Tuyên ngôn Độc lập ấy còn là bản tuyên ngôn về nhân quyền, về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc và mỗi con người của Việt Nam.

Ngay sau ra đời, các nội dung liên quan đến quyền con người đã được Nhà nước Việt Nam thể chế hóa thành những quyền hiến định trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946). Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959, rồi Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, quyền con người ở Việt Nam đã thực sự trở thành quyền hiến định.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) với bản chất là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Trong hệ thống các quan điểm cơ bản, chính sách nhất quán và khuôn khổ pháp luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều hướng đến mục tiêu cao nhất là vì con người, cho con người.

Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế, coi đây là yếu tố then chốt trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đều phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.

Đảng và Nhà nước Việt Nam thường xuyên quan tâm đến đổi mới công tác xây dựng pháp luật và đẩy mạnh cải cách tư pháp. Công việc này được đặt trong mối quan hệ với chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã ban hành mới và bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó bảo vệ quyền của nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương được đặc biệt quan tâm… Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật là tiền đề và điều kiện để Việt Nam từng bước thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về quyền con người, tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Những thành tựu về bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân Việt Nam được thể hiện rất rõ trong việc thực hiện các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Đặc biệt ở Việt Nam, các quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn được bảo đảm. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nhân dân là người quyết định mọi công việc của Nhà nước. Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do mình tin tưởng bầu ra. Nhà nước Việt Nam không ngừng phấn đấu để bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, coi đây là một trong những nhóm quyền quan trọng nhất của công dân.

Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người dân theo Hiến pháp và pháp luật luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm. Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam ngày càng cởi mở, sôi động. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet và tự do thông tin ở Việt Nam.

Trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản pháp luật, các quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm và quy định cụ thể. Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Việt Nam còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 5 đoàn thể bao gồm: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với hàng chục triệu hội viên. Cùng với các tổ chức công đoàn cấp quốc gia, ở Việt Nam còn có hơn 6.000 tổ chức công đoàn cơ sở. Ngoài ra ở Việt Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ… hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng qua từng năm. Các chức sắc tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và hội đồng nhân dân như mọi công dân khác… Nhiều chính sách và biện pháp cụ thể đã và đang được Nhà nước Việt Nam thực thi để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính sách này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân như nhau…

Trong bối kinh tế thế giới có lúc lâm vào khủng hoảng và suy thoái, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được ổn định và tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Việt Nam giải quyết những vấn đề bức thiết về xã hội, thực hiện tốt hơn các mục tiêu công bằng xã hội, bảo đảm tốt hơn những giá trị quyền con người, quyền công dân. Việt Nam nằm trong số các quốc gia được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ vinh danh là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và được LHQ đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu…

Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được nêu trong các công ước mà mình đã tham gia, tuân thủ nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người. Tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn được đánh giá cao về cách tiếp cận, ủng hộ đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu quan trọng trong bảo đảm các quyền cơ bản của con người mà Việt Nam đạt được và đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao trong cuộc bầu chọn thành viên tham gia Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và nhiệm kỳ 2023-2025. Việc trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền hai nhiệm kỳ, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người.

Tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng những thành tựu cơ bản trong bảo đảm và phát triển quyền con người ở Việt Nam nêu trên là kết quả từ chính sách nhất quán luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực và nghĩa vụ quốc tế.

Chủ trương tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế nhưng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự “nhắc nhở”, “gây áp lực” hay áp đặt, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nước mình. Giữa Việt Nam và Mỹ, từ nhiều năm nay thường xuyên có kênh thông tin chính thức qua các cuộc “đối thoại nhân quyền”. Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Vì mục đích xây dựng, nếu thực lòng muốn giúp đỡ Việt Nam thúc đẩy nhân quyền thì trước hết Mỹ cũng như các nước phải có cái nhìn khách quan, trung thực, toàn diện về vấn đề này, chứ không thể nghe theo sự bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt từ một cá nhân hay nhóm người nào đó thiếu thiện chí với Việt Nam.  Những giọng điệu lạc lõng bóp méo, xuyên tạc phản ánh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam của một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí là nhằm dụng ý xấu hòng phá hoại sự ổn định và kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Thế nhưng dù bằng chiêu trò gì chăng nữa họ không thể làm xấu đi hình ảnh đất nước Việt Nam ổn định, dân chủ, phát triển và là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Những ghi nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế và thực tiễn sinh động tại Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu sai trái đó./.