Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Phơi bày thủ đoạn xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam

 

Để can thiệp, chống phá Việt Nam về nhân quyền, một trong những thủ đoạn phổ biến nhất là “bảo vệ tự do tôn giáo”. Những con bài xung kích thực hiện mưu đồ chống phá trên lĩnh vực này, không thể không kể đến USCIRF. Từ khi được thành lập năm 1998, hằng năm USCIRF đều có báo cáo với một cái nhìn sai trái, thù địch, phiến diện, thiếu khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam.  Tổ chức này thường lặp đi lặp lại điệp khúc rằng: tình trạng vi phạm tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Việt Nam; sự đàn áp của Chính phủ tiếp tục là một thực tế khắc nghiệt đối với các nhóm tôn giáo độc lập chưa đăng ký(?!). 



Có thể nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc đó trên 4 cách thức xuyên tạc sau đây:

Thứ nhất, họ thường xuyên tạc rằng các quy định về quyền tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam là “hạn chế về bản chất, “đi ngược lại với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và vi phạm một cách có hệ thống tự do tín ngưỡng”(?!).

Thứ hai, họ thường xuyên tạc rằng, cả Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo: Hiến pháp cũng quy định sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng nó cho phép các cơ quan chức năng hạn chế quyền con người, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có các quy định tương tự cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo(?!). Những lập luận xấu, độc, nguy hiểm này là bất chấp an ninh quốc gia, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và hạnh phúc của cộng đồng.

Thứ ba, họ xuyên tạc mô hình quản lý tôn giáo theo chế độ “đăng ký” của Việt Nam. Họ lập luận hàm hồ rằng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bắt các tôn giáo phải đăng ký, bao gồm: các điều khoản mơ hồ cho phép tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội; đặt ra gánh nặng và yêu cầu phức tạp đối với các nhóm tôn giáo để đăng ký với chính phủ; có những quy định sự kiểm soát đáng kể của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo bằng những điều khoản hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như duy trì một quy trình đăng ký và công nhận nhiều giai đoạn cho các nhóm tôn giáo (?!).

Thứ tư, luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu dựa vào một số  hiện tượng, nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo, chưa được công nhận, có hiện tượng hoạt động vi phạm pháp luật để quy kết Việt Nam “đàn áp tôn giáo”. Ví dụ như: Nhóm bất hợp pháp Dương Văn Mình (Tây Bắc), Hà Mòn (Tây Nguyên), Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, Pháp luân công (không được thừa nhận là hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo). Các hiện tượng (nhóm) đó chưa đủ điều kiện để được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung hay công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tôn chỉ, mục đích, điều lệ, tổ chức, nhân sự). Thậm chí có một số nhóm lợi dụng hoạt động tôn giáo chống Nhà nước Việt Nam, như Văn phòng Công lý và hòa bình (do một số giáo sĩ, tu sĩ cực đoan của tỉnh dòng Chúa Cứu thế Việt Nam); nhóm Hội đồng Liên tôn (gồm một số giáo sĩ cực đoan thuộc 5 tôn giáo tham gia: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo); nhóm Liên đoàn dân chủ Công giáo Việt Nam; nhóm Phật giáo Việt Nam thống nhất; nhóm Phật giáo Hòa Hảo thuần túy  Phật giáo Hòa Hảo truyền thống; nhóm Khối Nhơn sanh (Cao Đài); nhóm Tin lành Đấng Christ, Tin lành Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ (trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; nhóm Giê-sùa, Bà Cô Dợ (Tin lành ở Tây Bắc)... đã được USCIRF nêu lên như những minh chứng cho việc Việt Nam “đàn áp tôn giáo”(?!).

Phản bác các luận điệu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá nêu trên, PGS, TS. Nguyễn Phú Lợi đã đưa ra các lập luận như sau:

Thứ nhất, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta khẳng định, được pháp luật thừa nhận và thực thi trong thực tế. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thay cụm từ “mọi công dân” (quyền công dân) (Hiến pháp năm 1992), bằng cụm từ “mọi người” (nhân quyền, quyền con người). Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 khẳng định: 1- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; 2- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; 3- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo; người chưa thành niên... phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; 4- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng cho cả những “người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”, và “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam” (Điều 8).

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định, được pháp luật thừa nhận và thực thi trong thực tế, mà còn có sự tương thích, phù hợp với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam tham gia năm 1982) quy định: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm việc tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do thể hiện tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo; 2. Không một ai có thể bị ép buộc phải làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”. Tương tự như vậy, Điều 9 Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản (ECHR) ghi: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo, tín ngưỡng và quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của mình thông qua hành vi thờ phụng, thuyết giảng, thực hành và tuân thủ giáo luật một mình hoặc với một nhóm, ở nơi riêng tư hoặc nơi công cộng”.

Thứ hai, trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ. Tự do tín ngưỡng phải tôn trọng và không ảnh hưởng đến các quyền công dân, đến quyền tự do của người khác và đặc biệt không được ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, môi trường, đạo đức xã hội. Chính vì vậy, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ổn định, phát triển xã hội, Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm: “1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi”.

Những quy định về hạn chế quyền tự do tôn giáo trong luật pháp về tôn giáo của Việt Nam nêu trên hoàn toàn phù hợp, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Khoản 3, Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc (năm 1966) ghi: “Quyền tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định pháp luật và khi những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”(7). Điều đó cũng được Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản thừa nhận tại Điều 9: “Quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của một người chỉ bị luật pháp giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phục vụ an ninh công cộng, bảo vệ trật tự trị an, sức khỏe, chuẩn mực đạo đức chung hoặc các quyền và sự tự do của người khác”(8). Luật pháp của nhiều nước trong khi khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng chế định quyền ấy sẽ bị hạn chế vì trật tự công cộng, an ninh quốc gia. Nước Pháp là một ví dụ, Luật Phân ly 1905 quy định: “Cộng hòa Pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng. Nó bảo đảm quyền tự do hành đạo với những hạn chế vì quyền lợi duy trì trật tự công cộng”(9).

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là phải có giới hạn, quyền ấy sẽ bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, môi trường, chứ không như đòi hỏi vô lý của USCIRF và một số giới chức Mỹ.

Thứ ba, mỗi quốc gia đều có cách thức quản lý hoạt động tôn giáo phù hợp với truyền thống và thực tế của mình, trong đó quản lý hoạt động tôn giáo thông qua con đường đăng ký là một hình thức phổ biến, thích hợp và hiện thực ở nhiều quốc gia (như Pháp, Bun-ga-ri, Ba Lan, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc...), trong đó có Việt Nam. Theo đó, mỗi quốc gia có những yêu cầu riêng về điều kiện và thể thức việc đăng ký xem xét tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Có quốc gia xem việc đăng ký pháp nhân của tổ chức tôn giáo thuộc vấn đề ở cấp quốc gia, như Ba Lan, Nga, I-ta-li-a, Đức, Lat-vi-a; có quốc gia chỉ ở cấp hội đồng tỉnh, thành phố (Bun-ga-ri). Về điều kiện, có sự khác biệt giữa các nước, trong đó yếu tố thời gian tồn tại, số lượng, cơ sở tài sản tôn giáo, nhân sự, khả năng tài chính..., là những tiêu chí cơ bản(10). Việt Nam lựa chọn mô hình quản lý theo hình thức “đăng ký” và phân cấp chủ thể có thẩm quyền cấp đăng ký theo phạm vi hoạt động của tôn giáo là hợp lý và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Luật pháp Việt Nam đưa ra những tiêu chí cụ thể để công nhận tổ chức tôn giáo chứ không phải để cản trở tự do tôn giáo. Theo đó, mọi tôn giáo nếu bảo đảm những điều kiện đó đều được công nhận, khác với một số quốc gia chỉ thừa nhận một số tôn giáo chủ yếu. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam ngoài những điều kiện về thời gian (giảm từ 23 năm theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo xuống còn 5 năm), nhân sự, địa điểm hợp pháp, còn có yêu cầu về hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích... Luật Tín ngưỡng, tôn giáo còn phân cấp quản lý (Trung ương và địa phương) theo phạm vi hoạt động của tổ chức tôn giáo. Bởi lẽ, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, có tôn giáo phạm vi sinh hoạt trên khắp cả nước, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành; có tôn giáo phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực, như Phật giáo Hòa Hảo, Bà-la-môn giáo, có tôn giáo thuộc loại nhóm nhỏ, như Minh sư đạo, Minh lý đạo, Bửu sơn Kỳ hương, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Mặc Môn, đạo Baha’i (ở Việt Nam); có tôn giáo có nhiều tổ chức, hệ phái khác nhau, như Cao Đài, Tin lành,... Do đó, cơ chế công nhận và quản lý hoạt động của tổ chức tôn giáo theo hình thức đăng ký theo quy mô hoạt động của tôn giáo là phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, cũng giống như nhiều quốc gia khác và được luật pháp quốc tế thừa nhận (tính đặc thù). Đó không phải là điều kiện đặt ra để hạn chế hay cản trở quyền tự do tôn giáo như USCIRF hay các thế lực phản động, thù địch xuyên tạc.

Thứ tư, việc dựa vào các nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo cực đoan, chưa được chính quyền công nhận, lấy đó làm cơ sở để phê phán “đàn áp tôn giáo” là cách thức mà USCIRF và một số cá nhân, tổ chức thường sử dụng để áp đặt một cách vô lý quan điểm của họ, không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, nhiều quốc gia có những biện pháp cứng rắn, kiên quyết dẹp bỏ các hiện tượng tôn giáo mới cực đoan để bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, như Trung Quốc đối với Pháp luân công; Nga đối với giáo phái Hội anh em trong trắng (The White Brotherhood), nhân chứng Giê-hô-va; Nhật Bản đối với phái Chân lý tối thượng (Aum Shirikyo); kể cả Pháp đối với các giáo phái cực đoan, cũng bị Mỹ xếp vào diện các nước hạn chế quyền tự do tôn giáo.

Các báo cáo của USCIRF và quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu dựa vào một số phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo hoạt động chống Nhà nước Việt Nam, bị tòa án phạt tù, lấy đó là những “tù nhân lương tâm” (?!) để quy kết Việt Nam vi phạm nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo. Trong đó có các đối tượng như: Nguyễn Bắc Truyển (nhóm Phật giáo Hòa Hảo truyền thống, bị tuyên phạt 11 năm); Y Yich (bị kết án 12 năm) - người dân tộc thiểu số theo nhóm Tin lành cực đoan ở Tây Nguyên; Phan Văn Thu (án tù chung thân) - người sáng lập nhóm Ân đàn Đại đạo (Phú Yên),... Đó đều là những phần tử lợi dụng tôn giáo chống Nhà nước Việt Nam nên bị phạt tù theo quy định của Bộ luật Hình sự, chứ không phải các “tù nhân lương tâm”, như USCIRF gán cho.

Những lập luận của PGS, TS. Nguyễn Phú Lợi là rất rõ ràng, khúc triết, phản bác sắc sảo, rành rẽ từng thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam, đáng để mỗi chúng ta nghiên cứu, học hỏi, tăng thêm nhận thức, cảnh giác với chiêu trò, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo để xuyên tạc, chống phá Việt Nam từ trước đến nay.

Có phải Việt Nam “gia tăng hạn chế và ngăn chặn thực thi quyền tự do biểu đạt trên mạng xã hội”?

 


Vừa qua trên trang Facebook Việt Tân tiếp tục đăng “Trong chế độ độc tài không có báo chí tự do” xuyên tạc về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam bằng những luận cứ cũ rích: “Chính phủ đã tìm mọi cách để bịt miệng bằng các việc bắt bớ, giam cầm, đe dọa không chỉ những người trong nước mà ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài…”, bóp méo tình hình báo chí thực tế tại Việt Nam khi cho rằng: “Chính quyền Việt Nam liên tục thực hiện các chính sách gia tăng hạn chế và ngăn chặn thực thi quyền tự do biểu đạt trên mạng xã hội như livestream, Youtube, Facebook…”.

Thực tiễn trong những năm vừa qua, Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo hành lang pháp lý bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan như Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và hàng loạt các nghị định, thông tư khác. Cụ thể như, Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”; hay khoản 1, Điều 3, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin”.

Nhắc đến quyền tự do báo chí ở Việt Nam ngày nay thì không thể không kể đến quyền tự do sử dụng Internet, mạng xã hội. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có tỉ lệ người sử dụng Internet đạt trên 78% dân số, vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023. Số thuê bao Internet băng thông rộng di động đạt 85,7 triệu thuê bao (tương ứng với tỉ lệ 86,17 thuê bao/100 dân). Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Có thế thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam được thể hiện trong các chính sách phát triển Internet là không thể phủ nhận. Người dân được tự do bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, được bảo đảm quyền tự do thông tin miễn là chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Những cá nhân mà Việt Tân đề cập trong bài viết cho rằng Nhà nước “đàn áp, cầm tù, bịt miệng” chính là những đối tượng tuyên truyền, phát tán những tài liệu, các bài viết có nội dung xấu độc, phá hoại an ninh quốc gia, kích động bạo lực, gây mất trậ tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống, truyền thống, văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam, cản trở sự phát triển của đất nước. Việc một vài đối tượng từng là nhà báo bị bắt, phạt tù như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng,… là rất hãn hữu. Hơn thế nữa, thời điểm bị lý theo pháp luật thì những đối tượng đó cũng không còn là nhà báo nữa. Những kẻ bị bắt không phải vì thực thi quyền biểu đạt, nêu quan điểm ý kiến của mình mà là xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó là chưa kể, tổ chức Việt Tân thường xuyên cổ vũ, ca ngợi, hà hơi, tiếp sức cho các đối tượng chống phá núp bóng “nhà báo” tiến hành các hoạt động chống đối chính quyền. Có chăng, một số đối tượng bị đi tù chính là do Việt Tân xúi giục mà làm bừa!

Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ. Tuy nhiên không vì thế mà không có những giới hạn nhất định. Không chỉ ở Việt Nam, mà hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều có chế tài xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tự do báo chí để vi phạm pháp luật, kể cả là những nơi vẫn được Việt Tân ca ngợi là “thế giới tự do”. Ví dụ như ở Mỹ, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn, mà không bị xem là vi hiến. Luật Tự do báo chí của Pháp cũng đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc, xử phạt hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù. Ở CHLB Ðức, theo quy định của Ðiều 5 Ðạo luật cơ bản (tức Hiến pháp) thì mọi người có quyền thể hiện quan điểm của mình qua hình ảnh, lời phát biểu, bài viết trên sách báo, hay phát tán qua phát thanh, truyền hình. Các quy định cụ thể về tự do báo chí thuộc về thẩm quyền của các tiểu bang. Do đó, mỗi tiểu bang đều có Luật Báo chí riêng và Hiến pháp tiểu bang chính là cơ sở pháp lý trực tiếp nhất của Luật Báo chí. Vì thế, Luật Báo chí của CHLB Ðức không chỉ ghi cụ thể các quyền lợi, trách nhiệm mà cả giới hạn của báo chí phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của khu vực mình.

Quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam luôn được bảo đảm, vậy mưu đồ thâm hiểm của Việt Tân là gì? Rõ ràng “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” đang trở thành một thứ “vũ khí” để những đối tượng như Việt Tân lợi dụng nhằm gieo rắc hoài nghi trong nhân dân, tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu thiện cảm về Việt Nam, gây ra sự tác động, tổn thất lớn cho hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tự do báo chí không đồng nghĩa với việc xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá Đảng, Nhà nước, tự cho mình quyền phán xử, gây tổn hại cho xã hội mà cần phải gắn liền, bảo vệ, không xâm hại đến các quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân, phát triển môi trường báo chí một cách đúng hướng, lành mạnh.

Nhân danh “tự do báo chí” để lồng ghép, đưa các thông tin thuộc về ý chí chủ quan của một nhóm người nhằm phủ nhận sạch trơn thành quả của nền báo chí Việt Nam, nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một đất nước có nền báo chí tự do là điều hoàn toàn sai trái và đáng lên án.

 

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

USCIRF: công cụ can thiệp dưới vỏ bọc “tự do tôn giáo”!

 


Mới đây, “Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ” (USCIRF) ra bản phúc trình năm 2023 về tự do tôn giáo tại Việt Nam với những thông tin sai lệch, thậm chí bóp méo sự thật về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Báo cáo này lại tiếp tục khuyến nghị BNG Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì “vi phạm tự do tôn giáo” “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”. Đáng quan ngại hơn, một ủy viên của USCIRF (Frederick Davie) còn phát biểu: “Trong năm 2022, nhà cầm quyền ở Việt Nam đã tăng cường kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo, bao gồm người Thượng và người Hmông theo đạo Tin lành, tín đồ Cao Đài Chân truyền, Phật giáo Hòa Hảo độc lập và Giáo hội Phật giáo Thống nhất, đạo Dương Văn Mình và cả Pháp Luân Công”…



Thực tế cho thấy, hầu như năm nào, sau báo cáo mang nặng “định kiến”,  USCIRF đều khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC).

Thực tế, USCIRF từng đến Việt Nam 05 lần (2002, 2007, 2009, 2015 và 2019). Trong những lần vào Việt Nam, bất chấp khuyến cáo, phản đối của các cơ quan chức năng, USCIRF luôn hoạt động sai chương trình đăng ký; tiếp xúc, gặp gỡ một số tín đồ có thái độ chính trị cực đoan, công khai bày tỏ sẵn sàng tài trợ cho số này thành “ngọn cờ” chống đối, thậm chí khuyến khích họ hoạt động độc lập, thoát ly khỏi chính quyền. Sau mỗi chuyến thăm, USCIRF đều đánh giá thiếu khách quan, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam và từ năm 2012 đến nay, liên tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC để áp đặt chế tài.


Thông tin USCIRF sử dụng trong báo cáo được thu thập từ các tổ chức phản động bên ngoài (“Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS”, “Bàn tròn đa tôn giáo Việt Nam”, “Người Thượng vì công lý - MSFJ”…) liên kết với số cực đoan chống đối trong nước. Chưa hết, để tạo nên “dàn đồng ca”, cùng lúc với việc USCIRF tung ra báo cáo thì các trang mạng phản động như: “Việt Tân”, RFA, VOA, BPSOS… lại phát tán các bài viết về vấn đề sắc tộc người Tây Nguyên, trong đó có nhiều nội dung sai trái, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; cho rằng đa số người dân Tây Nguyên sống trong nghèo nàn, lạc hậu, bị phân biệt đối xử, bị chính quyền bức hại, phải tìm cách để vượt biên, trốn khỏi Việt Nam…


Vấn đề đặt ra, tại sao USCIRF cứ “trò cũ soạn lại” như thế? Dễ hiểu thôi. Với rắp tâm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, họ không thể thừa nhận những thành tựu đổi mới của nhân dân ta và những tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Do bị chi phối bởi quan điểm của những thế lực cực hữu trong chính giới Hoa Kỳ, họ chỉ quanh quẩn với những trò cũ mà không vượt qua được “lằn ranh” định kiến với Việt Nam; không căn cứ vào tình hình thực tế về tự do tôn giáo đang diễn ra, mà chỉ dựa vào thông tin của những kẻ bất mãn, chống đối trong nước, các tổ chức phản động lưu vong - những kẻ thường lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tôn giáo” để chống phá Việt Nam. Với cách tiếp cận áp đặt, chủ quan, mang nặng tư duy thời chiến tranh lạnh như vậy, USCIRF đang đi ngược lại mối quan hệ 
Đối tác toàn diện và Tầm nhìn chiến lược đang phát triển rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ!

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Đến bao giờ Mỹ mới đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam?

 


Cứ hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ lại đưa ra các đánh giá về  “tự do tôn giáo” đối với các nước trên thế giới trên cơ sở báo cáo của USCIRF – một tổ chức phi Chính phủ được Mỹ tài trợ. Trong các báo cáo này, Mỹ tự cho mình đóng vai trò “Cảnh sát quốc tế” để giám sát hoạt động của các nước về nhân quyền, tự do tôn giáo. Cuối năm 2022, Bộ Ngoại giao Mỹ lại dựa trên thông tin của USCIRF và các báo cáo của các tổ chức thù địch với Việt Nam, đưa Việt Nam vào cái gọi là “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”. Điều này gây nên những phản ứng của dư luận xã hội Việt Nam về sự thiếu khách quan trong nhìn nhận, đánh giá thực chất vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Theo cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam cùng 3 nước khác là Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros thuộc cái gọi là “Danh sách giám sát đặc biệt về tự do tôn giáo”. Lý do phía Mỹ đưa ra là Việt Nam trong năm 2022 đã “can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”. Trước những cáo buộc phi lý này, ngày 15/12/2022, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: “Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như các thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam”.

 


Lý do vì sao Bộ Ngoại giao Mỹ lại đưa ra quyết định sai trái này?

 

Thứ nhất, việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, công bằng. Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương đưa ra danh sách để đánh giá một quốc gia có chủ quyền, độc lập như Việt Nam là đi ngược lại quy định Hiến chương của Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 1946. Mặt khác, cáo buộc này đã phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam khi tham gia vào “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966” mà Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982 với điều 18 cam kết về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng” (khoản 1, Điều 18 Công ước năm 1966).

Thực tế tại Việt Nam, tình hình tự do tôn giáo được khẳng định rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được tôn trọng, bảo đảm trên thực tế. Nhiều năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có tín đồ, chức sắc tôn giáo được nâng cao, đã có những bước chuyển biến rất rõ nét, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đặc biệt với việc Việt Nam 2 lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2014-2016 và nhiệm kỳ 2023-2025) với số phiếu bầu cao cho thấy sự tín nhiệm của các nước trên thế giới với cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn, công tâm về tiến trình bảo đảm nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam nói riêng.

Ngoài ra, những thành tựu gần đây về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bạn bè quốc tế ghi nhận như tổ chức thành công 3 lần Đại lễ VESAK LHQ các năm 2008, 2014 và năm 2019; Việt Nam đã cùng với Giáo hội Công giáo hoàn vũ (Vatican) tổ chức 9 vòng đối thoại thường niên để tiến tới xây dựng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Vatican phục vụ lợi ích giữa giáo hội, giáo dân và dân tộc Việt Nam. Đến nay, số lượng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận là 16 tôn giáo, 43 tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo mới hình thành đều được các cơ quan, ban, ngành chức năng hướng dẫn tỉ mỉ theo quy định Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2106 đảm bảo tính thống nhất, ổn định và tuân thủ quy định của luật pháp Việt Nam.

Thứ hai, cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ thường cử các phái đoàn ngoại giao vào Việt Nam để theo dõi, quan sát về tình hình tự do tôn giáo, điều này phù hợp với tinh thần đối thoại, hợp tác lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ. Tính từ năm 2006 đến nay, phía Mỹ hằng năm thường xuyên cử các phái đoàn hỗn hợp của Bộ Ngoại giao, Quốc hội Mỹ, tổ chức phi chính phủ trực thuộc các cơ quan, ban, ngành của Mỹ đến thăm, tiếp xúc làm việc với các cá nhân, chức sắc, tín đồ và tham dự các hội thảo, hội luận, tọa đàm do chính quyền Việt Nam tổ chức để làm rõ hơn quy cách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Mỹ thường cử phái đoàn đến thăm gặp, tiếp xúc với cá nhân là chức sắc, tín đồ tôn giáo có những hoạt động vi phạm pháp luật hoặc những hội nhóm chưa đủ điều kiện công nhận về tổ chức tôn giáo theo quy định pháp luật. Đơn cử vào tháng 5 và tháng 10/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử phái đoàn vào Việt Nam để khảo sát tình hình tự do tôn giáo chỉ tiếp xúc với các hội nhóm tôn giáo chưa được công nhận, thường xuyên vi phạm pháp luật như “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Pháp luân công”, “Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam”, “nhóm Cao Đài, Hòa Hảo độc lập”, “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”… Họ lên tiếng bênh vực những cá nhân vi phạm pháp luật như đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh, Lê Đình Lượng, Hồ Đức Hòa… trong Công giáo; đối tượng Nguyễn Trung Tôn, Y Hinnie, A Ga, A Đảo… trong đạo Tin lành; đối tượng Thích Không Tánh, Thích Tuệ Sỹ trong “Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Thậm chí, những kẻ cố tình lợi dụng danh nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng Lê Tùng Vân tại “Thiền am bên bờ vũ trụ” (còn gọi là Tịnh thất Bồng Lai), tỉnh Long An cũng được phía Mỹ liệt kê vào danh sách cần “quan tâm, bảo vệ”.

Chính từ thu nhận bởi những tiếng nói của các cá nhân, tín đồ vi phạm pháp luật như trên nên phía Bộ Ngoại giao Mỹ đã vin vào đó để quy kết phía Việt Nam đang “đàn áp tự do tôn giáo” và cho rằng, việc xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật, phạm tội là “xử lý và đàn áp tôn giáo”. Điều này thể hiện cách nhìn nhận thiếu khách quan và áp đặt tiêu chuẩn tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam.

Thứ ba, sự phát triển lớn mạnh của các tổ chức tôn giáo ở trong nước và liên kết quan hệ quốc tế trong tôn giáo là minh chứng cho thấy tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu vào thế giới. Định hướng phát triển của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có thể thấy rõ thông qua nội dung Hiến chương, điều lệ, quy định của tôn giáo luôn bám sát yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Chẳng hạn, Phật giáo luôn kiên định con đường “Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; Công giáo tự hào với quan điểm “sống phúc âm trong lòng dân tộc”; đạo Tin lành với Hiến chương “phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc”; đạo Cao Đài với khẩu hiệu “nước vinh - đạo sáng”… đã khơi dậy truyền thống gắn kết giữa tín ngưỡng, tôn giáo với tinh thần tự lực, tự cường, độc lập dân tộc.

Mặt khác, trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay, nhiều tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã vươn mình, khẳng định sự lớn mạnh bằng việc tổ chức các sự kiện hành hương, đại lễ, lễ trọng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Cụ thể: Đại lễ VESAK Phật giáo LHQ năm 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc, Hà Nam đã có hơn 500 phái đoàn quốc tế đến tham dự; lễ hành hương tại La Vang (Quảng Trị), Sở Kiện (Hà Nam) của Công giáo Việt Nam đã thu hút sự tham gia của hàng trăm tổ chức Công giáo trên thế giới đến hành hương, chiêm bái. Những điều này thể hiện rõ tầm ảnh hưởng của các tổ chức tôn giáo Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước; đồng thời xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam có đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thật tiếc khi Bộ Ngoại giao Myx đưa phán xét một chiều trong khi Việt Nam và Mỹ đã xây dựng được cơ chế “Đối thoại Nhân quyền thường niên Hoa Kỳ - Việt Nam” hàng năm nhằm trao đổi, đối thoại giải quyết những vướng mắc, bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Năm 2022, hai nước đã tổ chức cuộc họp Đối thoại nhân quyền tại Mỹ thu được kết quả thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới về cải thiện nhân quyền tích cực ở Việt Nam trong thời gian tới.

Thế nhưng, Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương đưa Việt Nam vào “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo” năm 2022 đã phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ trong tiến trình tạo niềm tin, củng cố quan hệ ngoại giao.

Những cáo buộc của phía Mỹ khi đưa Việt Nam vào “danh sách cần giám sát đặc biệt về tự do tôn giáo” thực sự chưa thể hiện góc độ tiếp cận tích cực, thiếu căn cứ pháp lý, đi ngược lại những cam kết mà phía Mỹ và Việt Nam đã ký kết, thỏa thuận. Hi vọng rằng trong thời gian tới, phía Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có những đánh giá khách quan, cụ thể, sâu sát và vì lợi ích của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam để đưa ra những đánh giá, quyết định hữu ích cho quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc.

 

RFA giở trò khóc lóc cho tên phản động Dương Tuấn Ngọc


Ngày 15/7 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định bắt khẩn cấp đối với Dương Tuấn Ngọc về hành vi: đăng tải, chia sẻ các bài viết, video clip trên ứng dụng mạng xã hội Facebook, Youtube có nội dung đả kích đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; nói xấu, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh; bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Việc một cá nhân có những hành động tuyên truyền chống phá Nhà nước và bị bắt, khởi tố như trường hợp Dương Tuấn Ngọc là điều dĩ nhiên. Vậy nhưng sau khi thông tin y bị bắt, VOA Tiếng Việt hay Việt Tân và một số kẻ cơ hội chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền lại liên tục chia sẻ các bài viết cho rằng Dương Tuấn Ngọc vô tội, thậm chí họ còn tung hô y là “thầy giáo thực dưỡng” và coi y như người hùng. Riêng Đài Á Châu Tự Do – RFA có một bài viết dài “Thầy giáo dạy thực dưỡng trên mạng xã hội bị cáo buộc “bôi nhọ chế độ XHCN””. Mượn mồm một số kẻ cùng hội cùng thuyền với Dương Tuấn Ngọc, RFA viết: “Tôi rất là ấn tượng và có cái cảm tình với thầy Dương Tuấn Ngọc…những điều thầy phản ánh là đúng sự thật và có tính hài hước thầy đáng được hoan nghênh thay vì bị bắt giữ” và tung hô “Đối với cá nhân thầy Dương Tuấn Ngọc thì tôi không cho rằng là thầy vi phạm vào cái Điều 117 bởi vì những điều thầy nói là sự thật, thầy nói có tính chất châm biếm mà khá hài hước”. Để rồi RFA đưa ra quy chụp: “Chính phủ Việt Nam thường sử dụng Điều 117 hoặc Điều 331 (lợi dụng quyền tự do dân chủ) của BLHS để bịt miệng giới bất đồng chính kiến. Từ đầu năm tới nay, sáu nhà hoạt động, nhà báo độc lập, và Facebookers đã bị bắt theo Điều 331, có ít nhất sáu người khác bị kết án theo Điều 117 …”. Đọc bài viết này của RFA thấy cần cho độc giả biết RFA là tổ chức nào mà thường xuyên “kêu khóc” cho những kẻ vi phạm pháp luật với những hành vi chống phá Nhà nước và “thầy giáo” Dương Tuấn Ngọc là ai? Tại sao lại vướng vòng lao lý, có đúng như RFA mượn mồm nhiều kẻ để “kêu khóc” cho Y không?

Thứ nhất, Ðài Á châu tự do RFA (radio free Asia) được thành lập trong kỳ Chiến tranh lạnh (năm 1950), dưới sự quản lý của CIA, với mục tiêu chính là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia mà Mỹ xem là kẻ thù. Goebel, Bộ trưởng tuyên truyền của Ðức quốc xã nói: “Một sự việc dầu sai, không đúng sự thật nhưng chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lúc đầu dân không nghe, còn bán tín bán nghi, nhưng nhắc mãi thì dân tin đó là sự thật”. Ðài RFA không những “kế thừa” tư tưởng của bọn phát-xít mà còn biến hóa trong thời đại thông tin điện tử toàn cầu một cách tinh vi, thủ thuật ngày càng đa dạng, xào nấu tin tức, tẩm màu, pha trộn cho bắt mắt, gia giảm phụ gia cho hợp khẩu vị của đối tượng “khách hàng”. Trong nhiều năm qua đài RFA không ngừng xuyên tạc, bóp méo thông tin, dựng chuyện, đưa thông tin kiểu mập mờ, tung hỏa mù bôi nhọ chính phủ và dân tộc Việt Nam.

Ðến năm 1971 CIA chuyển quyền điều hành đài RFA sang cơ quan có tên là BIB (Board of International Broadcasting) do tổng thống Mỹ bổ nhiệm và chỉ đạo. Năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật truyền thông quốc tế, và RFA chính thức trở thành một công ty tư nhân, bất vụ lợi. Tuy trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách của RFA lại được Quốc hội Mỹ tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG (Broadcasting Board of Governors). Hiện nay, RFA phát thanh chín thứ tiếng qua làn sóng ngắn và Internet đến các nước Trung Quốc, Miến Ðiện, Lào, Campuchia, Việt Nam và Bắc Hàn. Bộ phận phát thanh tiếng Việt của RFA mà nhân sự chủ yếu là cờ vàng chống Cộng cực đoan và hậu duệ của cờ vàng được Mỹ đào tạo thành những chiến binh trên mặt trận truyền thông, phục vụ cho quyền lợi của mình. Cho nên các “chiến binh” này vẫn còn mang trong đầu tư tưởng chống chính quyền hiện tại ở Việt Nam do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Vì được Mỹ đào tạo nên RFA có vẻ nhà nghề hơn rất nhiều so với các đài Việt ngữ non nớt, rẻ tiền hoạt động kiểu chợ trời đưa tin lá cải, tin vỉa hè, hành nghề chửi bới và xuyên tạc tình hình Việt Nam ở hải ngoại do các nhóm người Việt ở Mỹ điều hành. Các “khách mời” thường xuyên được “ưu ái” của RFA là những tổ chức khủng bố, những tổ chức chống cộng cực đoan chống phá Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, đó là những thành phần lưu manh và cơ hội chính trị, trục lợi, lường gạt kiếm tiền, những kẻ vô công rồi nghề, những kẻ ăn bám xã hội Mỹ, được dán vào mặt danh hiệu “nhà dân chủ”, “nhà nhân quyền”… như Võ Văn Ái, Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Ðình Thắng, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Ðài, Ðỗ Nam Hải…Hành động chống phá, gây mất ổn định đối với Việt Nam của đài RFA đã diễn ra trong thời gian dài. Tất cả núp dưới chiêu bài thời thượng là “dân chủ – nhân quyền – tôn giáo”. Mọi người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác với cái mồm độc địa của RFA.

Thứ hai, “thầy giáo” Dương Tuấn Ngọc liệu có chỉ “dạy thực dưỡng” trên mạng xã hội “là một con người có tài những điều thầy phản ánh là đúng sự thật và có tính hài hước”, “và nó rất là chân thực” mà đến nỗi bị bắt khẩn cấp không? Nghe có vẻ buồn cười, xin thưa, sự thật là: Dương Tuấn Ngọc, sinh ngày 15.2.1985 tại Long An. Y được biết đến là giáo viên dạy thực dưỡng trên kênh Youtube “Giáo dục Tự do 2” và Facebook “Dương Tuấn Ngọc” với hàng chục ngàn người theo dõi. Các tài khoản trên đăng tải các bài viết bịa đặt xuyên tạc về tình hình đất nước, chỉ trích sự quản lý của nhà nước, thổi phồng các vấn nạn tiêu cực để quy chụp, đổ lỗi cho chế độ cũng như lãnh đạo đất nước… dưới vỏ bọc “Chấn hưng đất nước”. Một trong các bài viết và được chuyển thành video khiến Dương Tuấn Ngọc thu hút được sự quan tâm của những kẻ chống Cộng là “Bàn về nghề dư luận viên”. Ngọc cho rằng: “Dư luận viên là một đám có những đặc điểm như sau: ngu dốt, bất tài, lưu manh, ăn cháo đá bát, bất lương tri” và quy chụp trắng trợn “Dư luận viên là một đám người bợ đít tà quyền”. Ngọc say mê nói, nói một cách rất “am hiểu” chắc bởi Ngọc vẫn theo tâm lý mà ngày xưa các cụ nói “suy bụng ta ra bụng người”, vì bản thân Ngọc cũng ngu dốt, bất tài, lưu manh, ăn cháo đá bát, bất lương tri, bưng bô Việt Tân – cái thứ tà quyền của Ngọc. Chưa ai biết Dư luận viên ra sao, chứ những đám người như Ngọc thì đầy rẫy, kẻ thì xúi mẹ tự thiêu, kẻ thì giục con bỏ học, kẻ làm dâm tặc, kẻ hì đúng là hậu duệ Chí Phèo… Gì chứ lên mạng tìm mấy cái tên Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu, Lê Công Định, Đoan Trang thì rõ ngay. Và gần đây là một loạt clip bài hát chế do chính Dương Tuấn Ngọc thể hiện trên Youtube. Những clip này đều có nội dung nhục mạ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đả phá Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc tình hình kinh tế xã hội của đất nước; kích động kỳ thị vùng miền, miệt thị người miền Bắc, nhục mạ quân đội nhân dân; đánh tráo bản chất cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Tiêu biểu là các bài: “Ngày mi ra đi”, “Hồ Tập Chương – Minh Râu”, “Ước nguyện người dân”, “Đảng Cướp Sản bán nước”, “Giọt buồn xăng tăng”, “Bay Hãy đi về”. Xin lỗi độc giả để dẫn ra vài lời lẽ vô cùng mất dạy của kẻ được gọi là “thầy giáo” này: “Ngày mi ra đi, mi lấy tên Văn Ba phụ bếp. Bước lên tàu buôn, mi kiếm cơm như tên bồi tàu”, “Bây hãy đi về, về ngoài kia vĩ tuyến. Bây hãy đi về, về hầm Cứt của bây”, “Nhân dân không cần, tượng đài nghìn tỷ đâu bây. Nhân dân không cần, tượng đài thằng Hít Cù Mao (HCM)”. Rồi những là: “Vớ Thành bệnh lao, rồi đời trai, đóng vai anh có Bác Hồ Quang, Húp Cu Mao, gốc gác Chì Na, thế Sinh Cu, giống y chang, đi vào Trời Nam rất ngênh ngang”.

Với những gì mà Dương Tuấn Ngọc đã thể hiện, hẳn bạn đọc đã hiểu tại sao tên phản động này phải “nhập kho” và cũng thấy được rằng RFA “kêu khóc” cho kẻ này là đúng ngón nghề, đúng luôn cả địa chỉ. Mọi người cần cảnh giác với những thông tin của RFA này nhé.

 

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

Trò hề: bảo vệ tự do tôn giáo bằng tin giả!


Mang danh, đội lốt "đấu tranh cho tự do tôn giáo" để xuyên tạc, đưa tin sai sự thật, bịa đặt, vu cáo chính quyền Việt Nam nhằm hạ uy tín Việt Nam trên  trường quốc tế, vận động  các nước phương Tây can thiệp vào nội bộ Việt Nam là chiêu trò quen thuộc của các cá nhân, hội nhóm chống cộng cờ vàng .

Lấy ví dụ tiêu biểu như ngày 24/7/2023, Nguyễn Văn Đài đã đăng lên trang Facebook cá nhân một status có nội dung: “Lộ ra chùa Ba Vàng là nơi làm kinh tài cho Bộ tài chính Việt cộng khi 2 bên tranh cãi về số tiền phải nộp”. Đài là thành viên của tổ chức chống cộng Việt Tân, là người sáng lập tổ chức “Hội Anh em Dân chủ”, và cũng là người mà phương Tây thường tham khảo để đánh giá tình hình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhưng bình luận vừa nêu của Đài cho thấy những thông tin mà anh ta đưa có lẽ không hơn thứ tin đồn nhảm.

Trước hết, Bộ Tài chính và chùa Ba Vàng không “tranh cãi về số tiền phải nộp”, mà là việc chùa Ba Vàng chưa có báo cáo thu, chi tiền công đức. Vấn đề này đã được Bộ Tài chính nêu ra hôm 23/07, khi có kết quả của đợt thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023. Trong đợt thí điểm này, đối tượng phải báo cáo không chỉ mỗi chùa Ba Vàng, mà gồm những 450 di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nội dung kiểm tra bao gồm toàn bộ việc tiếp nhận, quản lý, ghi chép, kiểm đếm, mở tài khoản, và chi tiêu các khoản tiền công đức, tiền tài trợ ở 450 di tích vừa nêu. Đợt thí điểm này tạo tiền đề để tiến hành kiểm tra các di tích trên toàn quốc.

Bộ Tài chính yêu cầu các di tích vừa nêu báo cáo thu chi, chứ không phải nộp tiền như Nguyễn Văn Đài mô tả. Vậy vì sao các di tích lịch sử – văn hóa cần báo cáo thu chi? Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 61 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022, nhưng tổng số chi là 29,4 tỷ đồng. Chỉ nhìn vào khoản chênh lệch này, ta cũng thấy rõ sự cần thiết phải hạch toán thu chi đầy đủ để tránh thất thoát, lãng phí.

Sự cần thiết của đợt kiểm tra còn thể hiện qua các con số của Yên Tử – điểm du lịch sinh thái tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách. Nhìn con số thống kê của Yên Tử, đoàn kiểm tra đã đặt ra nghi vấn kê sai. Cụ thể, số thu tiền công đức năm 2022 của Yên Tử là 3,7 tỷ đồng, chỉ tương đương số thu tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (3,3 tỷ đồng), thấp hơn so với số thu tại đền Thánh Mẫu – di tích cấp tỉnh ở phường Trà Cổ, Móng Cái (5,8 tỷ đồng) và chưa bằng 1/5 số thu tại đền Cửa Ông (20,1 tỷ đồng). Từ năm 2007 đến tháng 04/2023, tổng thu tiền trong hòm công đức của Yên Tử là 287 tỷ đồng, tổng chi khoảng 638 tỷ đồng. Nhìn vào con số thu chi này, khả năng ban quản lý khu di tích Yên Tử đã kê khai thiếu, sót.

Nếu hoạt động thu chi tiền công đức ở các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng không được quản lý nghiêm ngặt, thì tham nhũng tất yếu xảy ra. Khi đó, sinh hoạt tín ngưỡng ở di tích sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của xã hội, nghĩa là trở nên phản tác dụng, đi ngược với vai trò chính đáng mà người ta nên gán cho nó. Đợt kiểm tra của Bộ Tài chính là hoàn toàn hợp lý, hợp tình. Thật khó hiểu vì sao trong mắt Nguyễn Văn Đài, một hoạt động như vậy có thể bị xem là vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng tôn giáo.

Trên fanpage của Việt Tân, ta có thể bắt gặp một ví dụ khác. Việt Tân lu loa rằng chính quyền thành phố Sapa đang “bách hại” các sinh hoạt tôn giáo ở nhà thờ Sapa, chỉ vì họ cho đặt ở phía đối diện nhà thờ một số màn hình đèn led lớn. Nhưng nếu tìm hiểu, người ta sẽ thấy khoảng đất đặt đèn led không phải là đất của nhà thờ, mà là quảng trường chính của Sapa, nơi khách du lịch thường ghé qua. Các màn hình đèn led cũng không có nội dung tuyên truyền chính trị, mà chứa nội dung xúc tiến du lịch, nhiều cái trong số đó do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch tài trợ. Như vậy, dù các màn hình đèn led đã gây ảnh hưởng đến mỹ quan và sinh hoạt tôn giáo ở nhà thờ, rõ ràng đây không phải là một vụ “bách hại tôn giáo”. mà là một tranh chấp kinh tế – dân sinh. Việt Tân đã bóp méo bản chất của vụ việc để làm dày thêm hồ sơ nhân quyền trình phương Tây, cũng như lượng tiền tài trợ mà phương Tây dành cho họ. Cách làm này của họ không giúp gì cho nhân quyền, mà chỉ khoét sâu thêm những mâu thuẫn giữa người với người mà họ muốn lợi dụng.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Nhận diện mưu đồ lợi dụng quyền tự do lập hội để chống phá

 


Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hội thành lập và duy trì hoạt động nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền tự do hội họp, lập hội. Tham gia hoặc không tham gia các tổ chức hội là quyền của mọi công dân. Tất nhiên, các tổ chức hội phải có mục đích, đường hướng hoạt động phù hợp với lợi ích quốc gia và các chuẩn mực xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam có hàng nghìn hội, đại diện cho ý chí, lợi ích, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức và hiệp hội của thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, người cao tuổi, người khuyết tật…; các hội từ thiện, các tổ chức khoa học, nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ đã đăng ký hoạt động.

Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Việt Nam còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể bao gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu Chiến binh Việt Nam…, hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc với hàng chục triệu hội viên.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc…” ; “…là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội”. Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đại diện và hiệp thương ý kiến của tất cả các đoàn thể và tổ chức nhân dân trong lĩnh vực chính trị, xã hội và các tổ chức nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc với đại diện của tất cả 54 dân tộc anh em.

Ngoài hàng chục tổ chức công đoàn cấp quốc gia, ở Việt Nam còn có hàng nghìn tổ chức công đoàn ở cơ sở địa phương. Các tổ chức này tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua các văn bản hướng dẫn và hợp đồng lao động, đồng thời đóng vai trò đại diện cho người lao động trong thương lượng, ký kết các thỏa ước lao động tập thể… Bên cạnh các tổ chức của thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…ở Việt Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ… hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Các tổ chức, các hội, hiệp hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và tuân thủ pháp luật. Chính phủ chỉ trợ giúp tài chính nếu các chương trình, dự án và hoạt động phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và lợi ích chung của cộng đồng. Các cơ sở của tổ chức xã hội và cơ sở của tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng tăng nhanh.

Những năm qua, các hội, hiệp hội ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, thực sự là cầu nối giữa các hội viên với chính quyền; hỗ trợ hội viên trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Ngoài ra, các hội, hiệp hội còn thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò tư vấn, phản biện, đối với các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Thực tế đó đã khẳng định những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đảm bảo quyền con người nói chung, trong đó có quyền tự do lập hội.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy một trong những chiêu bài của các thế lực thù địch, phản động là lợi dụng quyền tự do lập hội để lập ra nhiều câu lạc bộ, hội, nhóm trá hình, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Các câu lạc bộ, hội, nhóm này thường núp dưới danh nghĩa các câu lạc bộ xã hội, nghề nghiệp, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền… Mục đích hoạt động mà các câu lạc bộ, hội, nhóm này đề ra nghe qua có vẻ tích cực nhưng trên thực tế họ ngấm ngầm tiến hành các hoạt động gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt họ cấu kết, nhận tài trợ từ các tổ chức phản động ở nước ngoài để kích động, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dân, nhất là những người bất mãn, nhẹ dạ, cả tin nhằm phát triển lực lượng. Khi có thời cơ họ gây ra các vụ việc mất an ninh trật tự, nhằm làm xấu đi hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Thông qua internet, mạng xã hội họ lập các web, diễn đàn… đăng tải, tán phát các tài liệu, bài viết, video… có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ bóp méo, xuyên tạc rằng ở Việt Nam quyền tự do hội họp, lập hội không được tôn trọng và bảo đảm, còn nhiều người bị phạt tù do thực hiện quyền tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác. Các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động tuyên truyền rằng quyền tự do hội họp, lập hội là thứ “tự do tuyệt đối” và vì thế lợi dụng thực hiện quyền tự do hội họp, lập hội họ cố tình tìm cách gieo rắc vào trong nhân dân tư tưởng “tự do hội họp, lập hội tuyệt đối”, đòi “tự do vô hạn độ” không trong khuôn khổ pháp luật…

Trước chiêu bài lợi dụng quyền tự do, dân chủ nói chung, tự do lập hội nói riêng để núp bóng hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động chúng ta cần tiếp tục đề cao cảnh giác, tích cực, chủ động triển khai biện pháp đấu tranh đấu tranh, phản bác mạnh mẽ hơn nữa. Bởi đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại chiêu bài này không chỉ là bảo vệ hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam mà còn là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đối với những cá nhân và các câu lạc bộ, hội, nhóm có hành vi vi phạm các cơ quan, lực lượng chức năng cần có các biện pháp mạnh tay, xử lý kiên quyết, triệt để theo pháp luật. Công tác tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Đặc biệt phải giúp cho nhân dân hiểu rõ những luận điệu tuyên truyền, gieo rắc tư tưởng tự do lập hội vô hạn độ thực chất chỉ là trò xuyên tạc, bịp bợm nhằm thực hiện mưu đồ đen tối gây mất ổn định chính trị, ngăn cản sự phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Thực tiễn tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã bác bỏ mọi sự xuyên tạc


Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí, chống cộng cực đoan, thậm chí mang nặng tư tưởng thù địch lại cho rằng, ở Việt Nam không có tự do báo chí? Hằng năm, chẳng biết căn cứ vào đâu, họ đưa ra những cái gọi là “bản tổng kết”, “bản báo cáo”, tổ chức cái gọi là “Bàn tròn”, “Hội thảo”,… để phán xét về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Họ lấy lý do ở Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, internet bị ngăn cấm, bị hạn chế, nên không có tự do ngôn luận, tự do báo chí(!)

Cần khẳng định ngay rằng, không phải không có báo chí tư nhân là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí! Điều căn bản là báo chí có thực sự là diễn đàn phản ánh chân thực, đầy đủ tiếng nói của mọi người dân, trên mọi phương diện của đời sống hay không. Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của dân tộc.

Báo chí chỉ có được tự do khi chấp hành đúng và đầy đủ pháp luật, hoạt động vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Về internet, Việt Nam đã và đang khai thác, sử dụng internet một cách có hiệu quả và lành mạnh. Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet”, quy định rõ: “Không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet…”. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực phát triển về internet, với hệ thống hạ tầng ngày càng hiện đại, phát triển đến mọi vùng đất nước, với gần gần 50 triệu thuê bao (chiếm khoảng hơn 50% dân số). Hệ thống truyền dẫn có dây (cáp), không dây (3G, 4G) có tốc độ tốt, đảm bảo cho người dùng, trong đó có hệ thống báo điện tử, trang thông tin điện tử (đã nêu trên) cùng hàng vạn blog và triệu triệu người dùng Facebook, Zalo, telegram,… của cá nhân, cập nhật mọi thông tin mọi vấn đề về cuộc sống của người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, cũng như những vấn đề nóng hổi trong khu vực và trên thế giới. Bất cứ người dân Việt Nam nào cũng có thể sử dụng các trang mạng xã hội để học tập, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, giao lưu với bè bạn khắp năm châu. Điều đặc biệt là, thông qua intenetr, mạng xã hội, mọi người dân Việt Nam đều có thể trở thành người làm báo, nhà báo, mà thường gọi là nhà báo nhân dân! Đó là câu trả lời khách quan Việt Nam không ngăn cấm internet. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam sẽ ngăn cấm những tổ chức và cá nhân lợi dụng internet để chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. Đó cũng là thông lệ quốc tế, mà quốc gia nào ở mọi châu lục trên thế giới cũng thực hiện, kể cả Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức –những quốc gia tự xưng là có nền dân chủ, người dân được tự do ngôn luân, tự do báo chí nhất thế giới (!?).

Những ý kiến đánh giá sai lệch, thiên kiến về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là xuất phát từ những mưu đồ xấu. Họ ra sức tung hô cho rằng báo chí là “quyền lực thứ tư”, internet là “quyền lực thứ năm”, về cái gọi là sự tuyệt đối về tự do báo chí, đặt báo chí trên pháp luật,… nhưng họ cố tình lờ đi trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng mà bất cứ nhà báo, tờ báo, bloger nào cũng phải thực hiện. Thực ra, họ mượn cớ tự do ngôn luận, tự do báo chí để tuyên truyền, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc! Họ ra sức cổ xuý cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu phương Tây, kích động hằn thù dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền văn hoá xấu độc,… nhằm tiến tới xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – Nền dân chủ gấp triệu triệu lần nền dân chủ tư sản, nền dân chủ theo kiểu Phương Tây. Những âm mưu, thủ đoạn chống phá của họ đã, đang bị nhân loại tiến bộ lên án, và bị luật pháp nghiêm trị.

 Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được đảm bảo bằng pháp luật và trên thực tiễn. Đội ngũ người làm báo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là điều không thể bác bỏ!

 

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Việt Nam với quyết tâm chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

 


Tại Khóa họp 53 HĐNQ, diễn ra từ ngày 19/6-14/7/2023, theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham dự của đông đảo đại diện các nước, tổ chức quốc tế liên chính phủ và một số tổ chức phi chính phủ. Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như về BĐKH và quyền lương thực, bảo trợ xã hội và sự tham gia, lãnh đạo của phụ nữ, quyền sức khỏe, quyền giáo dục, mua bán người, đói nghèo cùng cực, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái... Tham gia các diễn đàn này, Việt Nam đã tích cực chia sẻ kết quả, kinh nghiệm của Việt Nam đồng thời học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc nâng cao năng lực bảo vệ quyền con người.



Bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề báo động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được coi là trở ngại lớn nhất trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới. Đặc biệt, tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em gái đang ngày càng diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy cơ tiềm tàng phá vỡ những giá trị tốt đẹp của gia đình, gây mất trật tự an toàn xã hội và đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người.

Trong xã hội ngày nay, việc bạo lực với phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc đánh đập hành hạ thể xác, gây ra những tổn thương về sức khỏe của người phụ nữ mà nó còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những tổn thương gây ra trên thể xác thì còn có thể có ngày lành, nhưng những tổn thương, những vết cắt sâu trong tâm lý, tinh thần thì mãi mãi vẫn còn đó, in hằn trong tâm trí của những người phụ nữ khốn khổ. Có thể trong một gia đình, người phụ nữ chẳng bao giờ bị đánh đập, nhưng lại bị ép làm những công việc nặng nhọc, không một ngày ngơi nghỉ, cuộc sống tù túng, không được sự an ủi san sẻ, động viên từ những người thân trong gia đình, đặc biệt là từ người chồng. Hoặc họ phải liên tục nghe những lời mắng nhiếc sỉ nhục, thậm tệ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như không sinh được con trai, ăn bám,… phải chịu sức ép từ gia đình chồng hoặc những lời bêu rếu về ngoại hình xấu xí, mập mạp sau khi sinh con. Tất cả đều là những kiểu bạo lực đáng sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và tâm hồn của người phụ nữ, trong khi phụ nữ lại là những có thể có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ thôi là có thể để lại cho họ những tổn thương sâu sắc.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có thể xảy ra ở khắp mọi nơi: trong nhà, trường học, nơi làm việc, công viên, phương tiện giao thông công cộng, nhà thi đấu thể thao và cả môi trường trực tuyến. Bạo lực trên cơ sở giới được coi là một vấn đề vi phạm quyền con người dai dẳng, có tính tàn phá nhưng lại vẫn còn bị xem nhẹ trên thế giới.

Trên toàn cầu có gần 1 trong 5 phụ nữ đã trải qua bạo lực thể chất hoặc tình dục - bao gồm cả xâm hại trực tuyến, bởi chồng/ bạn tình hiện tại hoặc trong quá khứ trong vòng một năm trở lại. 85% phụ nữ trên toàn cầu đã chứng kiến bạo lực trên không gian mạng xảy ra đối với một phụ nữ khác và 38% phụ nữ đã trải qua bạo lực trên không gian mạng.

Tại Việt Nam, kết quả của Điều tra quốc gia lần thứ 2 về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy 63% phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 15-64 cho biết họ đã trải qua một số hình thức bạo lực ít nhất một lần trong đời bởi chồng hoặc bạn tình. Hơn nữa, một nửa số phụ nữ bị bạo lực giữ im lặng và hơn 90% người bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào.

Phụ nữ khuyết tật, thanh thiếu niên, thành viên cộng đồng LGBTQI+ và người dân tộc thiểu số là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị xâm hại hoặc quấy rối hoặc bị lạm dụng hình ảnh trực tuyến. Số liệu thống kê cũng cho thấy, từ 40 đến 68% phụ nữ trẻ là người khuyết tật bị bạo lực tình dục trước 18 tuổi.

Có thể nói, nhiều năm qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em tương đối hoàn chỉnh. Điều này được thể hiện trong các quy định của chính sách và pháp luật, bảo đảm bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được ban hành và thực thi như: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2020; Chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020… Đặc biệt, Quyết định 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc… có thể coi là bước đột phá trong việc nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Bên cạnh đó, ngoài quy định mang tính hiến định về nguyên tắc “công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt” trong Hiến pháp 1992,  đến nay đã được bổ sung thêm “cơ hội bình đẳng giới” trong Hiến pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 26). Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của Nhà nước ta, được thể chế hóa thành luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, công tác thực thi và giám sát thực thi kém hiệu quả đang là rào cản để Việt Nam tiến xa hơn nữa trong nỗ lực giải quyết các vấn đề của phụ nữ và trẻ em.

Năm 2016 là năm đầu tiên Việt Nam triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Với chủ đề “Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 30/8/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”. Với mục tiêu huy động sự tham gia, phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là nam giới và trẻ em trai cùng hành động nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực; thúc đẩy thực hiện luật pháp, chính sách, vận động xã hội về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; khuyến khích kêu gọi mọi người cùng lên tiếng và hành động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nhằm hướng đến huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới trong công tác phòng, chống bạo lưc đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội đã triển khai nhiều giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về hậu quả của bạo lực và xây dựng, triển khai các mô hình, dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực. Đặc biệt, ngày 13/11/2016 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Sự kiện này mở đầu cho Chiến dịch truyền thông quốc gia về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Kết quả sau một tháng, với sự vào cuộc mạnh mẽ, sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước và quốc tế, đã có hàng trăm hoạt động được triển khai rộng rãi từ trung ương tới địa phương, thu hút sự tham gia trực tiếp của hàng trăm ngàn người dân. Thông qua Chiến dịch truyền thông này, các thông điệp hướng tới kêu gọi thực hiện bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã được lan tỏa ngày một xa hơn, rộng hơn.

Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại Khóa họp 53 của HĐNQ cùng với việc tổ chức phiên thảo luận chuyên đề và Tọa đàm nêu trên thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 nói chung và nỗ lực trong phòng chống bao lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nói riêng