Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Cải cách chính trị ở Việt Nam: nên bắt chước Mỹ hay dựa vào thành tựu thực tế?

 

Dù Đại hội Đảng XIII đã kết thúc, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối vẫn tiếp tục công kích công tác nhân sự của Đại hội XIII. Họ tuyên truyền rằng qua Đại hội XIII, có thể thấy nền chính trị Việt Nam thiếu 2 đặc điểm là tính tự do và tính bình đẳng.

Về tính tự do, họ cho rằng trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gay cấn đến phút cuối cùng, dư luận đoán được kết quả nhân sự cao cấp của Đại hội XIII từ trước khi Đại hội được tổ chức. Trong khi người dân Việt Nam quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và biết mọi thông tin về các ứng viên Tổng thống, họ không quan tâm và không được biết thông tin đáng kể gì về các ứng viên của Đại hội XIII. Lý do của khác biệt này là Tổng thống Mỹ được người dân bầu một cách công khai, trong khi các lãnh đạo Việt Nam chỉ được Trung ương Đảng bầu ra một cách bí mật. Từ đó, họ tuyên truyền rằng nền chính trị Việt Nam phi dân chủ, vì nằm ngoài tầm với của người dân thường, chỉ thuộc về Đảng viên Đảng Cộng sản.




Về tính bình đẳng, họ viết rằng dàn lãnh đạo mới của Đại hội XIII vẫn chủ yếu bao gồm các gương mặt cũ, với độ tuổi ngày càng cao, tỉ lệ công an, quân đội ngày càng cao, tỉ lệ nữ giới ngày càng thấp… Họ cũng viết rằng miền Nam có quá ít đại diện trong nhân sự lãnh đạo kỳ này, dù đây là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ đó, họ vẽ ra một bức tranh bất bình đẳng, theo đó quyền lực ở Việt Nam đang bị tước khỏi tay người làm kinh tế để chuyển vào tay công an, quân đội và Đảng viên “bảo thủ”, hoặc bị tước khỏi tay phụ nữ để chuyển vào tay nam giới…

Sau đó, lấy cớ là để cải thiện tính tự do và tính bình đẳng của nền chính trị Việt Nam, các trang chống đối đưa ra một số đòi hỏi – như kêu gọi bầu trực tiếp lãnh đạo tại các kỳ Đại hội Đảng; kêu gọi tranh cử trong Đại hội Đảng; kêu gọi Đảng Cộng sản tách đôi; kêu gọi chuyển đổi sang mô hình đa đảng, tam quyền phân lập, báo chí và tư pháp độc lập…

Tuy nhiên, dù thu hút rất nhiều Like, Share ở hải ngoại, những thông điệp tuyên truyền trên không tránh khỏi tự lột trần những điểm bất hợp lý:

Thứ nhất, dù tự xưng là quốc gia “lãnh đạo” thế giới về mặt tự do và bình đẳng, bản thân nước Mỹ cũng có vấn đề trong 2 giá trị này. Tự do ở Mỹ là tự do của kẻ có tiền và kẻ mạnh. Qua việc số tiền chi cho quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ liên tục đạt mức kỷ lục trong những nhiệm kỳ gần đây, có thể thấy không ai có thể giành quyền lực ở Mỹ nếu không có tiền ủng hộ từ các doanh nghiệp - tài phiệt. Về vấn đề bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ cũng đang liên tục tăng lên. Đơn cử, khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, chính sách của FED để cứu thị trường chứng khoán Mỹ đã khiến top 20% người có thu nhập cao nhất nước nhanh chóng giàu lên, trong khi số người Mỹ trưởng thành không đủ ăn vẫn lên đến 30 triệu, tăng 28% so với trước đại dịch. 

Gần đây nhất là thảm họa bão tuyết ở Texas càng cho thấy, những lãnh đạo dân bầu trực tiếp đã "phũ phàng và sòng phẳng" ra sao khi dân chúng gặp nạn (thượng nghị sỹ bang thì bỏ dân đi hưởng nắng ấm, thị trường thì khuyên dân tự xoay xở, đừng học đòi thứ phúc lợi kiểu xã hội chủ nghĩa), giới tư bản điện đã tranh thủ "đốt đền" bằng "bán điện theo giá thị trường" với hóa đơn gây sốc cho người dân thế nào.

Ở góc độ "nhân quyền quốc tế", nhiều chính sách của nước Mỹ - như việc xâm lược Iraq để tìm một “vũ khí hủy diệt hàng loạt” không có thật - chẳng khác gì đang hiến tế người nghèo để vỗ béo những người giàu kiếm tiền từ dầu mỏ và thị trường quốc tế. Vì vậy, dù nhu cầu cải thiện tính tự do và bình đẳng luôn đặt ra với mọi nền chính trị, kể cả nền chính trị Việt Nam, việc chọn Mỹ làm khuôn để bắt chước là thiếu suy nghĩ.

Thứ hai, năng lực của một hệ thống chính trị không nằm ở chỗ nó có tuân theo các chuẩn của nước ngoài không, mà nằm ở chỗ nó có chọn được các lãnh đạo có năng lực và đem lại các thành tựu thực tiễn hay không. Trong nhiệm kỳ vừa qua, hệ thống chính trị của Việt Nam đã gạt bỏ được nhiều lãnh đạo thiếu khả năng và đạo đức, trong khi các lãnh đạo khác như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam… đã được quốc tế, dân chúng đánh giá cao về năng lực quản trị, đặc biệt qua các thành tựu phát triển kinh tế, cân bằng ngoại giao và ngăn chặn dịch COVID-19. Những thành tích đó thể hiện độ tin cậy của thể chế hiện nay, nhất là khi nhiều quốc gia trên toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng, chiến tranh, nghèo đói do kẹt trong chuyển đổi thể chế hoặc tranh chấp địa chính trị.

Thứ ba, khi đề xuất những giải pháp “cải cách thể chế”, các trang "zân chửi" đã không căn cứ vào bất cứ cơ sở hạ tầng sẵn có nào trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, những đề xuất của họ chỉ là lời nói suông, không có giá trị thực tiễn.

 

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Có hay không nguy cơ “độc tài cá nhân” sau Đại hội XIII?

 


Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử tại Đại hội Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã tập trung công kích cá nhân ông Trọng để hạ uy tín chế độ. Họ viết rằng qua việc ông đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 mà không cần sửa điều lệ Đảng (vốn giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp cho người giữ chức Tổng Bí thư), có thể thấy ông Trọng “đã trở thành hoàng đế giống hệt như thời phong kiến mấy thế kỷ trước”:



Vì hướng tuyên truyền này tập hợp một lượng bài viết rất lớn, có thể thấy giới chống Cộng đang tập trung khai thác nó.

Tuy nhiên, việc Việt Nam có một “chế độ độc tài cá nhân” có thể chỉ là một ảo tưởng của giới chống Cộng, vì 3 lý do:

Thứ nhất, nhìn từ hành động xin rút lui vì lý do tuổi cao sức khỏe hạn chế tại Đại hội và số phiếu tín nhiệm rất cao (như báo chí phản ánh) cũng như dễ dàng đo lường được lòng dân ủng hộ Tổng Bí thư tái cử tiếp tục chiến dịch đốt lò và có thêm thời gian để Tổng Bí thư chọn người kế nhiệm “giữ lửa” của mình được phản ánh trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cho thấy, không có gì nghi ngờ về phong thái dân chủ, uy tín, lòng tin và ảnh hưởng trong dân, trong Đảng của Tổng Bí thư. Chính thực tế này khiến giới zân chủ ngày càng sa sút "nhiệt huyết" chống chế độ và khiến lực lượng của họ rệu rã chưa từng thấy trong hàng chục năm qua. Thành phần đối lập ít ỏi ở hải ngoại đang ra sức công kích ông Trọng càng tự phơi bày sự hận thù mất lý trí, cực đoan qua các phát ngôn không vì lợi ích của đất nước, dân tộc.

Thứ hai, chính giới phân tích phương Tây cũng nhìn nhận rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng trở thành một “nhà độc tài cá nhân” trong dài hạn, xét về cả phong cách lãnh đạo, tuổi tác lẫn sức khỏe. Chẳng hạn, đây là nhận xét của của Jonathan London trên BBC:



Thứ ba, việc Đảng Cộng sản Việt Nam giữ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một trường hợp ngoại lệ (thay vì sửa Điều lệ) chính là một lựa chọn hợp lý để hiện tượng “3 nhiệm kỳ” chỉ là giải pháp mang tính nhất thời. Chỉ khi Điều lệ Đảng chính thức được sửa, nguy cơ tập trung quyền lực trong các đời Tổng Bí thư kế tiếp mới là có thật.



Suy cho cùng, người dân trong nước cũng chưa tỏ lòng ái mộ ông Trọng bằng giới chống Cộng hải ngoại tỏ lòng sùng bái ông Trump. Họ thậm chí còn tôn Trump làm thiên sứ nhà trời, xuống trần để chống Trung Quốc và chống Cộng thay cho họ. Không biết các nhà chống Cộng có lo sợ về nguy cơ độc tài từ hiện tượng này không?

Nguyễn Biên Cương


 

 

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

Đại hội Đảng không làm sao nhãng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo

 

Từ năm 2008 đến nay, giới chống Cộng đã liên tục lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, với biểu hiện là tâm lý bài Trung Quốc, để tuyên truyền chống Nhà nước. Một phần đáng kể nhân sự của họ xuất phát từ các phong trào ký kiến nghị và biểu tình, trong đó họ cáo buộc Nhà nước Việt Nam “thân Trung Quốc”, “bán nước cho Trung Quốc”. Không ngoài quỹ đạo đó, mới đây, lợi dụng việc Trung Quốc thông qua Luật hải cảnh, tổ chức diễn tập trên Biển Đông trước thời điểm diễn ra Đại hội Đảng XIII để công kích “Đảng nhu nhược trước Trung Quốc”, Trung Quốc can thiệp vào công tác nhân sự Đại hội XIII, tạo áp lực với Việt Nam trong thời gian diễn ra Đại hội nhằm gây sức ép để gài người của Trung quốc vào đội ngũ cán bộ của ta, rằng Đảng “bận” tổ chức Đại hội mà “quên” đi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, bỏ rơi binh lính, ngư dân trên Biển Đông cho Trung Quốc bắn giết, cướp bóc Thậm chí, gần đây chỉ dựa vào nội dung chúc Tết của ông Tập Cận Bình, họ cũng đẩy mạnh tuyên truyền rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam “thân Trung Quốc”, đánh đổi chủ quyền để giữ chế độ:



Có thể thấy, những nội dung xuyên tạc nói trên cho thấy, họ là những kẻ nói lấy được, nói bất chấp thực tế không ngoài mục đích lòe bịp những kẻ thiếu thông tin, thiếu nhãn quan và cả tin.

Xin lấy ví dụ, ngay trước thềm Đại hội XIII, trong Hội nghị Quân Chính toàn quân hôm 07/12/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Quân uỷ Trung ương và toàn dân phải tập trung xử lý một số vấn đề biển, đảo, biên giới, các quan hệ quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Ông Trọng cũng nói rằng tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó khăn, do đó quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thoả mãn, không được để xảy ra bị động, bất ngờ trong một năm có Đại hội Đảng và Bầu cử Quốc hội như 2021. Như vậy, trong mắt lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, vấn đề bảo vệ chủ quyền gắn liền với sự tồn vong của chế độ:



Về kết quả thực tế, trong những năm gần đây, Việt Nam cũng kịp thời đáp lại các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc bằng cách ngăn chặn các tàu thăm dò địa chất, đặt các dàn khoan dầu, xây thêm công trình ở những đảo nổi... Những phản ứng của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao, và khiến quốc tế nhìn nhận Việt Nam là một nước ASEAN có thái độ cứng rắn nhất với Trung Quốc trong thực tế. Carl Thayer, một chuyên gia thường xuyên phát biểu về vấn đề Biển Đông, cũng phải thừa nhận rằng “không có phe thân Trung Quốc trong Bộ Chính trị”, và rằng các phát ngôn khoan hòa với Trung Quốc từ phía Việt Nam chỉ là chính sách ngoại giao thực dụng:



Ngay cả một số nhà chống Cộng có trình độ cũng đã bắt đầu đồng ý rằng về lâu về dài, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc:







Như vậy, những kẻ lợi dụng sự kiện chính trị là Đại hội Đảng XIII và một số hành động nằm trong dã tâm thôn tính Biển Đông của Trung Quốc nhằm chụp mũ và công kích chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dựa trên một vài phát ngôn ngoại giao bề mặt, thay vì dựa trên những hành động bảo vệ chủ quyền có tính thực chất. Những bài viết kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan của họ không thể đánh lừa ngay cả những nhà chống Cộng có học, nó chỉ lọt tai đám đông thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm, thích yêu nước bằng máu của người khác.

Nguyễn Biên Cương

 

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Tin đồn về nhân sự Đại hội XIII đang khiến giới chống Cộng phải trả giá như thế nào?

 

 

Như thông lệ, mỗi kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), giới chống Cộng lại đăng một lượng lớn bài viết đồn đoán về “nhân sự sau Đại hội”. Những bài viết này được đám đông đặc biệt hâm mộ, và khiến tác giả của chúng được hiện diện như những người “thạo tin”, thức thời, hiểu biết về chính sự. Loại bài viết này chỉ có một nhược điểm duy nhất: thường thì chúng sai.

Chẳng hạn, nếu ngày 04/02, Hoàng Dũng dự đoán rằng ông Tô Lâm sẽ giữ chức Thường trực Ban Bí thư; thì ngày 06/02, báo chí đưa tin rằng vị trí này đã được đảm nhiệm bởi ông Võ Văn Thưởng:



Tương tự Hoàng Dũng, fanpage của đảng Việt Tân cũng liên tục đăng các bài dự đoán nhân sự Đại hội XIII. Tuy nhiên, nhiều dự đoán trong số này mâu thuẫn với nhau, và mâu thuẫn với kết quả bố trí nhân sự trong thực tế, khiến Việt Tân trở thành trò hề của các tài khoản FB ủng hộ Nhà nước:



Tuy nhiên, những phốt như vừa kể đã không khiến giới chống Cộng ngừng đồn đoán về nhân sự của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Dù gì đi nữa, đây cũng là loại bài viết thu hút được đám đông, và các tổ chức chống Cộng như Việt Tân đang cần đám đông để lật đổ chế độ. Nhưng đổi lại, việc đăng những lời đồn đoán sai sự thật đang khiến giới chống Cộng phải đối mặt với 4 hậu quả khôn lường.

Thứ nhất, nó khiến những độc giả có học và lương thiện nhận ra rằng hầu hết “dư luận lề trái” không hề tôn trọng sự thật. Họ sẽ bỏ rơi các nhóm chống Cộng, để tìm đến những môi trường thông tin sạch sẽ hơn.

Thứ hai, nó khiến giới chống Cộng chỉ thu hút được những thành phần thiếu hiểu biết, chịu không nhớ nổi hôm qua mình đã đọc cái gì; hoặc những thành phần lưu manh, sẵn sàng dùng thông tin sai sự thật để giành quyền lực.

Thứ ba, nó khiến các nhà chống Cộng chìm vào một cơn mê sảng, được tạo bởi những lời nói dối và thói quen ảo tưởng sức mạnh của chính họ, trong khi nền chính trị thật tiếp tục thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước Việt Nam.

Thứ tư, nó khiến các nhà chống Cộng hiện diện như một phường dối trá, bất lương, và đa số người dân Việt Nam sẽ không tin vào thứ “chính nghĩa quốc gia” tự phong của họ.

Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

Tương lai u ám của giới chống Cộng, qua một bản tổng kết năm 2020

 

Vừa qua, một số tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã có phát biểu tổng kết tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2020. Trong đó, nổi bật là báo cáo thường niên của tổ chức Human Rights Watch, và bài trả lời phỏng vấn của của Vũ Quốc Ngữ trên BBC hôm 14/01.



Các phát biểu này cho thấy trong mắt họ, tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2020 có ít nhất 6 điểm nổi bật:

Thứ nhất, Nhà nước bắt nhiều nhân vật chống chế độ hơn (66 người so với 40 người vào năm 2019). Nhiều gương mặt quan trọng như Phạm Đoan Trang và Phạm Chí Dũng bị bắt, khiến “phong trào” thiếu thủ lĩnh hoạt động bề nổi.

Thứ hai, các mức án tù đang ngày một cao hơn. Chẳng hạn, mức án cao nhất năm 2019 là 11 năm tù, năm 2020 là 12 năm tù, và tháng 01/ 2021 là 15 năm tù; trong khi thời Lê Thị Công Nhân các bị cáo thường chỉ bị kết án 3 đến 4 năm tù nếu có hành vi tương tự.

 Thứ ba, xung đột giữa Nhà nước và các nhóm chống nhà nước trở nên căng thẳng hơn, thể hiện qua vụ Đồng Tâm.

Thứ tư, Nhà nước kiểm soát môi trường ngôn luận chặt hơn, thể hiện qua dự định quy hoạch báo chí và việc Việt Nam can thiệp vào khâu kiểm duyệt của các mạng xã hội.

Thứ năm, Nhà nước thường bắt các gương mặt nổi bật “vào những thời điểm được cho là nhạy cảm ngoại giao”, chẳng hạn như “bắt Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ phiên họp về nhân quyền với Mỹ”.

Thứ sáu, các nước phương Tây “thờ ơ với tình hình nhân quyền ở Việt Nam”, thể hiện qua việc họ vẫn tiếp tục thúc đẩy các cam kết kinh tế với Việt Nam, và không có phản ứng đáng kể trước các vụ bắt giữ.

Từ bản tổng kết trên của các nhà chống Cộng, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:

Thứ nhất, dường như các nhà chống Cộng đang thể hiện một thái độ dựa dẫm và vô trách nhiệm. Khi tổng kết một năm hoạt động thất bát của mình, họ đổ hết lỗi cho Nhà nước và nước ngoài, mà không hề nhắc đến trách nhiệm của bản thân. Dường như họ đang đóng vai “nạn nhân Cộng sản” chờ được trực thăng đưa đi Mỹ, thay vì hiện diện như một lực lượng chính trị muốn tạo ảnh hưởng. Sự lạnh nhạt mà phương Tây dành cho họ âu cũng là xứng đáng.

Thứ hai, bản tổng kết trên, cộng với vụ đảo chính ở Myanmar đầu tháng 02/2021, cho thấy các cuộc cách mạng đường phố trên toàn thế giới đang đối mặt với một tương lai khá u ám. Việc các nhà chống Cộng xếp hàng đi Mỹ và chuyển hầu hết sự chú ý vào chính trị Mỹ như đã xảy ra suốt 3 năm qua, là có thể hiểu và thông cảm.

Thứ ba, tất cả đều tránh né đề cập đến sự chia rẽ, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng giữa các nhà hoạt động với nhau, kiểu như màn đấu khẩu, mạt sát, triệt hạ nhau giữa phe cuồng Trump và anti Trump hay hàng chục vụ bóc phốt, tố cáo, chia rẽ nội bộ như trong Hội Nhà báo độc lập mấy năm trước hay vụ Nhà xuất bản Tự do, nhóm Báo Sạch hay đánh BOT năm 2020,... mới được xem như là nguyên nhân chính khiến "phong trào" này gần như trở về điểm xuất phát.

Thứ tư, họ chỉ đánh giá “tình hình nhân quyền Việt Nam” dựa trên “hình thức” bề ngoài của vấn đề để quy kết mà không đếm xỉa đến nguyên nhân, bản chất của nó, chẳng hạn, họ đưa ra một con số “bắt nhiều nhân vật chống chế độ hơn” trong đó gồm cả những kẻ gây rối an ninh trật tự hay chống người thi hành công vụ vì yếu tố vụ lợi cá nhân như băng nhóm Đồng Thuận theo Lê Đình Kinh ở Đồng Tâm hay bản chất lừa đảo như Trương Châu Hữu Danh, hay bản chất tham gia và câu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân như Lê Đình Lượng...

Chừng nào làng zân chủ Việt chưa định hình mình phải làm gì, đấu tranh như thế nào ngoại trừ dựa dẫm vào dòng tiền tài trợ từ Mỹ, EU và các NGO của họ và chịu sự chi phối, định đoạt từ bên ngoài như những con rối thay vì xuất phát từ đấu tranh cho nguyện vọng và lợi ích dân chúng và đất nước, thì chừng đó, họ  hoàn toàn là kẻ ăn cây táo rào cây sung, về bản chất, họ là những kẻ phản bội đất nước y như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, thì đừng mong pháp luật sẽ nương tay và bị dân chúng phỉ nhổ

Nguyễn Biên Cương

Khôi hài Chủ tịch Đảng NDHĐ Nguyễn Sĩ Bình ở Mỹ đòi “tách đôi Đảng”

 


Trước và trong thời gian diễn ra Đại hội, hầu khắp các trang tin phi chính thống trên Internet đã xuất hiện một số luồng dư luận về nhân sự được giới thiệu vào Trung ương, và về các chủ đề nên được thảo luận tại Đại hội. Trong luồng dư luận thu hút sự quan tâm này, các trang truyền thông chống cộng và các nhân vật tham vọng lật đổ chính thể tích cực “đóng góp ý kiến” nhằm ảo tưởng hướng lái, tác động dư luận và gây sức ép lên Đại hội Đảng. Đáng chú ý trong số này bao gồm lời kêu gọi tách đôi ĐCSVN thành 2 đảng vốn được nhiều ông bà cơ hội bất mãn khởi xướng như là “bước đệm” để “giúp” Việt Nam đa đảng “trong hòa bình”.

Cụ thể, trên BBC hôm 15/01, Nguyễn Sĩ Bình kêu gọi tách ĐCSVN thành hai chính đảng, từ đó chuyển sang chế độ đa đảng. Bình viện dẫn 3 lý do:

(1) “Hầu hết lãnh đạo, Đảng viên chức quyền ngày nay là giai cấp tư sản”, vì vậy cần tổ chức chính quyền theo kiểu tư sản;

(2) Đa đảng là cần thiết để Nhà nước là của toàn dân, thay vì của riêng các Đảng viên ĐCSVN; và

(3) Đa đảng sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, khủng hoảng, sụp đổ.

Cụ thể, đây là ý kiến của ông Bình:




Sau khi xem xét vấn đề, tôi thấy ý kiến của ông Bình có 2 điểm cần đặt nghi vấn:

Thứ nhất, có thật là Việt Nam đang đối diện với nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng, sụp đổ không? So với mặt bằng chung của thế giới hiện nay, Việt Nam được đánh giá tương đối cao về khả năng phòng chống dịch bệnh, ổn định kinh tế vĩ mô và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Thứ đang khủng hoảng và cần điều chỉnh là mô hình tổ chức xã hội của các nước phương Tây, chứ không phải là Việt Nam. Vì vậy, ông Bình đang nói về một vấn đề không có thật, khiến người đọc rất khó bị thuyết phục.

Thứ hai, trong hai thập niên trở lại đây, ông Bình đã nhiều lần cố gắng lật đổ chế độ bằng hoạt động của các tổ chức do ông đứng đầu, như Đảng Nhân dân Hành động và Đảng Dân chủ Thế kỷ 21 nhưng đều thất bại thảm hại và hầu hết đồng bọn của ông đã và đang bóc lịch hàng chục cuốn ở nhà tù, tiêu biểu là Trần Huỳnh Duy Thức.

http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Nguyen-Si-Binh-va-to-chuc-dang-nhan-dan-hanh-dong-145046/

https://www.sggp.org.vn/bo-mat-that-cua-nguyen-sy-binh-va-cai-goi-la-dang-dan-chu-viet-nam-321788.html  

Nếu biết ông có quá khứ như vậy, người đọc không thể không cho rằng thái độ “góp ý” có vẻ thiện chí mà ông thể hiện trong bức thư chỉ là giả tạo. Ông Bình đề nghị tách đôi Đảng Cộng sản chẳng phải vì lợi ích của Đảng Cộng sản, mà chỉ vì lợi ích của bản thân ông. Tuy nhiên, vì hiện nay tổ chức của ông Bình đã gần như trở thành tổ chức ma, không có khả năng tạo ra chút ảnh hưởng hay áp lực chính trị nào, bài viết này của ông chỉ là lời nói suông, chủ yếu để ông tự an ủi.

Nguyễn Biên Cương

 

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Công kích bầu cử Đại hội XIII nhằm đòi đa đảng?

 


Giới zân chủ và truyền thông phương Tây “yêu” Tiếng Việt lâu nay luôn triệt để lợi dụng mọi biến cố, sự kiện, vấn đề xảy ra ở Việt Nam và triên thế giới đề cổ súy và đòi đa đảng - xem nó như “bảo bối” giải quyết mọi vấn đề và đem lại tương lai tươi sáng cho Việt Nam vậy. Đại hội Đảng XIII đương nhiên là sự kiện họ tận dụng triệt để.

Chẳng hạn, hội luận trên BBC hôm 22/01, Lê Văn Sinh cho rằng “cách thức tuyển chọn dàn nhân sự cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hiện thời vẫn theo lối truyền thống, kiểu Liên Xô trước kia hay Trung Quốc hiện nay”, theo đó nhân sự khóa mới không do dân bầu, mà do giới lãnh đạo thỏa thuận với nhau rồi đề cử. Việc này dẫn đến 3 hạn chế: (1) Tài nguyên của đất nước bị lãng phí vì nạn mua quan bán chức; (2) Lãnh đạo được chọn có thể là người thiếu năng lực hoặc tham nhũng, như đã thể hiện qua việc nhiều cán bộ cao cấp bị kỷ luật hoặc truy tố trong Khóa XII; (3) Lãnh đạo được chọn không được người dân tin tưởng.

Jonathan London và Mai Thanh Sơn nói rằng cách tuyển chọn lãnh đạo này khiến người dân không được tham gia vào bộ máy chính trị và hoài nghi về tính dân chủ của bộ máy.

Ngoài ra, để mô tả tình trạng tham nhũng và mua quan bán chức trước thềm Đại hội Đảng, nhiều tờ báo cũng viện dẫn thông tin về vụ án lừa đảo gây chú ý gần đây, trong đó một người phụ nữ tố cáo rằng mình bị lừa khi bỏ ra 27 tỷ đồng để mua chức Vụ Phó.

Nhân đó, những người vừa nêu đã kêu gọi chuyển từ cách tuyển chọn nhân sự hiện nay sang mô hình đa đảng, tam quyền phân lập, báo chí và tư pháp độc lập.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, vụ một người phụ nữ bỏ ra 27 tỷ đồng để mua chức Vụ Phó là một vụ lừa đảo, chứ không phải là một vụ tham nhũng thật. Các bị cáo trong vụ việc này hiện đã bị truy tố. Vì vậy, dù tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là có thật, sẽ không hợp lý nếu minh họa nó bằng vụ việc này:



Thứ hai, dư luận lề trái nên thành thực đối diện với câu hỏi: chế độ hiện hành có phải là chế độ phù hợp nhất với người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hay không? Sau nhiều năm hô hào đòi mở rộng quyền bầu cử, đa số giới chống Cộng vẫn chọn lãnh đạo trong tổ chức của mình dựa trên danh tiếng hoặc dòng tiền tài trợ, thay vì bằng cách bỏ phiếu. Ngay cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chứ chưa nói đến một cuộc bầu cử ở Việt Nam, cũng đã đủ để làm vỡ phong trào của họ. Ý thức dân chủ và trình độ chính trị của họ chắc chắn còn thấp hơn các Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế này thậm chí đã khiến một số gương mặt lề trái, như luật sư Ngô Anh Tuấn, phải thừa nhận rằng hiện chưa có lực lượng nào đủ sức lãnh đạo đất nước thay ĐCSVN:




Nếu Việt Nam chuyển sang đa đảng trong bối cảnh hiện tại, thì quyền lực sẽ về tay số đông người dân, hay về tay các KOL mị dân và các tập đoàn tư bản? Khi đó, đất nước có hay không đủ năng lực để chống đỡ ngoại xâm và dịch bệnh? Các tiếng nói thân phương Tây cần đặt ra những câu hỏi này, thay vì chỉ ngồi tụng niệm khẩu hiệu đa đảng một cách duy ý chí.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

Bàn chuyện Việt tân và zân chửi đòi công khai chi phí Đại hội XIII

 

Những ngày diễn ra Đại hội Đảng, Việt tân và giới zân chửi Việt tân tích cực khai thác chủ đề kinh phí tổ chức, bảo vệ Đại hội Đảng XIII nhằm công kích sự kiện này. Họ chỉ trích đại hội Đảng gây tốn kém hàng nghìn tỷ đồng “Bao gồm các khoản bồi dưỡng cho 6.000 lính bảo vệ, công tác hội họp, khách sạn, ăn uống,... đó còn chưa kể hàng loạt phiền toái khác người dân Hà Nội phải gánh chịu vì Đại hội”, rồi bắt đầu bằng các ngôn từ “oán thán” lãng phí tiền thuế của dân kiểu “chủ nghĩa dân túy”.



Cùng với bàn chuyện chi phí Đại hội, họ triệt để khai thác bên lề, thông tin chưa kiểm chứng kiểu như cặp táp của các đại biểu, nơi ăn ở, sinh hoạt của các đại biểu hay chuyện đốt pháo hoa chào mừng Đại hội…, nhằm công kích sự “lãng phí tiền thuế của dân”.


Trái ngược với “nỗ lực” nói trên của Việt tân và “giới zân chửi”, mỗi stt này đều bị Việt kiều hay dân mạng Việt đả kích “không thương tiếc”, xin điểm danh vài bình phẩm của dân mạng Việt:

(1) Việt kiều Mỹ Lợi Minh châm chọc Việt tân sao không đòi hỏi Đảng Dân chủ Mỹ công khai tiền tài trợ Đảng này tổ chức Đại hội

 https://theintercept.com/.../lobbyists-dnc-2016-convention/

(2) Yêu cầu Việt Tân đăng chi phí Đại hội các nhiệm kỳ của Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ, Đảng Cộng sản Hoa kỳ cho ... người dân biết đi, đừng câm nín nhé

(3) Sao Việt tân ở Mỹ không đòi công khai chi phí bồi dưỡng 25 nghìn quân bảo vệ tòa nhà Quốc hội vấn hàng chục đài báo lớn nhưu AP, Reuters … đề cao vai trò của Đảng CSVN và Đại hội XIII đi nhỉ?






 (5) Sao Việt tân và giới zân chửi không so sánh chi phí tổ chức và bảo vệ Đại hội Đảng XIII với chi phí hơn 11 tỷ USD tài trợ cho các đảng Cộng hòa và Dân chủ vận động bầu cử  xem nó đến từ đâu?



….

Quả thực dân mạng Việt Nam ngày càng sắc sảo và hiểu chuyện, họ thậm chí dẫn ảnh, link bài tiếng Anh ra mời Việt Tân và đám zân chửi “đọc hiểu”.

Trước đó, Việt tân, các trang vệ tinh và zân chửi Việt tích cực “spam” liên tục những tin, bài, clip xuyên tạc sai sự thật về hơn 6000 người thuộc các lực lượng vũ trang đã tiến hành lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng lần thứ 13. Nào là,”cuộc xuất quân lần này có cả sự hiện diện của các loại xe bọc thép và xe chuyên dụng với quy mô khá rầm rộ… cho thấy diễn biến của đại hội Đảng lần thứ 13 đang rất phức tạp và khả năng phe thua cuộc sẽ tiến hành những hành động phản kháng quyết liệt và có thể có khả năng đảo chính”. Chúng vẫn không ngừng bôi nhọ danh dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và võ đoán Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “sẽ phải về nghỉ ở khóa này để nhường ghế cho người khác, ép các ủy viên trung ương phải đề cao ông như là người tích cực chống tham nhũng để đễ bề tái cử.” Thật đúng là vô căn cứ và hết sức phản động.


Xem ra nỗ lực hàng ngày Việt tân và giới zân chửi sản xuất hàng trăm tin, bài chống phá Đại hội Đảng, với chiến dịch “toàn lực” mà Đại hội XIII vẫn thành công tốt đẹp, trong khi đó phong trào zân chửi bị chính lão làng trong nhóm này ngậm ngùi thừa nhận, nó đã trở về vạch xuất phát …10 năm về trước!