Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Thực hư tin đồn về cảng Cam Ranh cho Mỹ thuê và các động thái kích động chiến tranh trên biển



Trong những ngày gần đây, các động thái xâm chiếm của Trung Quốc đã khiến tình hình Biển Đông tiếp tục ở trong trạng thái căng thẳng. Cùng lúc đó, hải quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch truyền thông rầm rộ để kêu gọi các nước Đông Nam Á chống Trung Quốc, trong bối cảnh Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chiến dịch truyền thông “bài Trung Quốc”. Chẳng hạn, ngày 07/05, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino nói rằng Mỹ sẽ “đứng cạnh các nước bạn bè và đồng minh để chống lại sự đàn áp và các yêu sách phi pháp đối với vùng biển quốc tế”. Ngày 21/05, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói với BBC rằng các nước Đông Nam Á cần đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông, “nếu Đông Nam Á cứ đi hai hàng thì Trung Quốc sẽ hưởng lợi”. Pedrozo cũng nói rằng “việc tiếp cận vịnh Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho Hải quân Hoa Kỳ và sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng Việt Nam đã chán ngấy với hành vi bắt nạt và ác ý của Trung Quốc”.
Trước tình hình này, trên dư luận phi chính thống đã xuất hiện nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm mục đích thúc đẩy Việt Nam gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, gia tăng hợp tác với Mỹ trên Biển Đông. Các hoạt động này chủ yếu đưa ra 2 thông điệp: kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ hoặc cho Mỹ thuê căn cứ quân sự.
Liên quan đến thông điệp thứ hai, nhân việc Tổng thống Philippines Duterte tìm cách chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự (EDCA) với Mỹ; trong dư luận đã xuất hiện tin đồn rằng Mỹ sắp thuê cảng Cam Ranh hoặc một số đảo ở Biển Đông của Việt Nam làm căn cứ hậu cần thay thế. Tin đồn này đã khơi dậy một số phản ứng khác nhau trong dư luận quốc tế và Việt Nam.

Ở một phía, trong bài viết trên tờ The Diplomat hôm 06/05/2020, GS Carl Thayer đã bình luận rằng phương án này không khả thi trong ngắn hạn, do cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn thực hiện nó.
Về phía Mỹ, Mỹ có khuynh hướng điều đình để các tàu chiến Mỹ được cập cảng Việt Nam, thay vì thuê căn cứ cố định tại Việt Nam. Lý do là từ nhiều năm nay, Mỹ có chủ trương “dàn xếp các điểm tiếp nhận chứ không lập căn cứ”; dựa trên lập luận rằng căn cứ có vị trí cố định dễ bị tấn công, còn điểm tiếp nhận cho phép Mỹ dễ dàng tiếp cận khu vực vào trong những tình huống như thảm họa thiên nhiên hoặc khủng hoảng, mà không phải đối mặt với rủi ro lớn. Trong thực tế, Việt Nam đã ký hợp đồng để sửa chữa và bảo trì các tàu hải quân Mỹ từ năm 2010, và tàu chiến Mỹ đã thường xuyên ghé thăm cảng Cam Ranh từ đó đến nay.
Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam rất thận trọng trong việc thay đổi chính sách đối ngoại - quốc phòng trong giai đoạn trước Đại hội Đảng XIII; và các diễn biến cho thấy Việt Nam có khuynh hướng tiếp tục chính sách “đa dạng hóa & đa phương hóa” trong các quan hệ với các cường quốc thế giới.
Ở phía còn lại, ngày 21/05, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói với BBC “việc tiếp cận vịnh Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho Hải quân Hoa Kỳ, và sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng Việt Nam đã chán ngấy với hành vi bắt nạt và ác ý của Trung Quốc”.
Trước đó, ngày 06/05, PGS Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển) thúc giục Việt Nam bỏ chính sách quốc phòng “ba không”, khi nói với BBC như sau:
“Việt Nam có chính sách ba không công bố như một chính sách chính thức trong Sách Trắng Quốc phòng của chính phủ Việt Nam, nhưng nếu hỏi là chính sách này có được nhân dân hưởng ứng và tán thành không, thì tôi nghĩ rằng là khó có chuyện đó. 
Bởi vì người dân rất là mong muốn, có thể là chưa liên minh ngay với Hoa Kỳ rồi các nước trong khu vực như là Úc, Nhật Bản, hay Ấn Độ, nhưng ít nhất cũng phải tăng cường hữu hiệu sự hợp tác về an ninh, quốc phòng. 
Thế nhưng chính sách ba không, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam rõ ràng gây ra những thất vọng đối với rất nhiều người ở Việt Nam. Động thái hợp tác về mặt quân sự đến nay còn rất lỏng lẻo, rời rạc, không phù hợp với tình hình nước sôi, lửa bỏng hiện nay là chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa một cách nghiêm trọng”.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam không ngăn cản Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự để bảo vệ chủ quyền. Cụ thể, Sách Trắng khẳng định: “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung”. “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều hành động thực tế để tăng cường hợp tác quốc phòng. Số này bao gồm việc tăng gấp đôi lượng trang thiết bị quân sự nhập từ Mỹ sau khi bỏ cấm vận vào năm 2016, và việc ký Hiệp định FPA với EU sau sự kiện Tư Chính năm 2019. Các động thái của Việt Nam trong việc gia tăng hợp tác quân sự để bảo vệ Biển Đông đã quá rõ ràng, nếu so với thái độ của một nước được cho là đồng minh của Mỹ như Philippines. Vì vậy, đánh giá của ông Hoàng Ngọc Giao là thiếu cơ sở. Trong khi đó, nhận xét của Carl Thayer đang bám khá sát các dữ kiện thực tế.
Thứ ba, cần lưu ý rằng sau hậu trường của những thông điệp tuyên truyền trên, nhiều thành phần chống Cộng cực đoan đang mong chờ một cuộc chiến tranh nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc, để Mỹ đưa quân can thiệp. Họ tin rằng đây là cách duy nhất để lật đổ Nhà nước Việt Nam và dựng lại chế độ Việt Nam Cộng hòa, do các nỗ lực làm cách mạng đường phố trong những năm gần đây đều đã thất bại, còn các chế độ độc đảng ở Trung Quốc và Việt Nam thì không có dấu hiệu bị lay động. Hành vi kích động chiến tranh của họ đi ngược lại lợi ích của những người dân Việt Nam muốn sống một cuộc sống hòa bình và thịnh vượng:


Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nền độc lập của Việt Nam sẽ gắn liền với chiến tranh và lời hứa của một Tổng thống Mỹ, hay sẽ gắn liền với năng lực tự vệ của Việt Nam và các điều luật quốc tế để duy trì hòa bình, an ninh trên biển? Câu trả lời khá rõ ràng, nếu ta nhớ lại cách mà người Mỹ bỏ rơi chế độ Việt Nam Cộng hòa, cách mà Donald Trump nói dối chính cử tri của mình trong đợt xử lý dịch COVID-19 vừa qua, và một thực tế rằng toàn bộ thế giới phương Tây đang lâm vào khủng hoảng do đại dịch, việc đặt sinh mệnh dân tộc vào bàn tay bất kỳ ai, lịch sử đất nước và bài học đang diễn ra trên thế giới như Ukcraina, Philippines…đều quá đủ rồi.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Chiêu trò trào lưu “hạ bệ”, “giải thiêng” thần tượng dân tộc



Lâu này với mưu đồ xuyên tạc, phủ nhận hình tượng Hồ Chí Minh, nhằm mục đích “hạ bệ”, “giải thiêng” thần tượng dân tộc, từ đó phá hoại mối đoàn kết ruột thịt giữa Đảng và nhân dân, gây ra sự đổ vỡ niềm tin của người dân vào lãnh tụ, vào Đảng và cách mạng, đám phản động, cơ hội chống đối trong và ngoài nước triệt để khai thác thông tin, sự kiện lịch sử xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, mạ lị bằng các cuốn sách, truyện, ký sự, hồi ký, thơ, đơn thư tố cáo…
Chúng khai thác một số thông tin đời tư về tình bạn, tình đồng chí, vỏ bọc đấu tranh để dựng lên các “bà vợ” và đủ các kịch bản bẩn thỉu nhằm bôi nhọ Bác Hồ như bà Nguyễn Thị Minh Khai, bà Tăng Tuyết Minh, …
Xúc phạm đến lãnh tụ Hồ Chí Minh là xúc phạm đến tình cảm thiêng ...
Chúng lợi dụng phiên tòa xử Người ở Hồng Kong và kịch bản đào thoát Người khỏi Hồng Kong, Trung Quốc bằng báo tử hay giai đoạn Người bị bắt giam trong ngục tù thời Tưởng Giới Thạch, về bí danh và hồ sơ giả quân nhân Trung Quốc để trà trộn, hoạt động cách mạng thời kỳ ở Trung Quốc… để dựng lên kịch bản Trung Quốc đã cài người Tàu thay thế Bác Hồ, rằng người lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này là người Tàu này nhằm vu cáo Đảng CSVN bị Trung Quốc dẫn dắt, thao túng, bán nước…
Những chứng cớ lịch sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh sinh bình khảo ...


Kinh tởm hơn khi chúng tổng hợp toàn bộ hy sinh,mất mát trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước thành “tội ác diệt chủng” cho Bác Hồ, thậm chí chúng khai thác những vấn đề, hệ lụy, khó khăn đất nước sau giải phóng để phủ nhận thành quả cách mạng, mạ lị chủ nghĩa Mác-Leenin và đổ tội cho Người đã “rước chủ nghĩa ngoại lai” vào “làm khổ dân tộc”
Không kẻ nào có thể hạ thấp, bôi nhọ hình ảnh vĩ đại của Chủ tịch ...
 Mới đây, báo Quân đội nhân dân đăng tải bài viết vạch trần thủ đoạn xuyên tạc tập thơ Nhật ký trong tù là một người tù đã chết, không phải là Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là Lê Hữu Mục đã viết một tiểu luận phủ nhận Hồ Chí Minh là tác giả của Nhật ký trong tù. Động cơ viết tiểu luận này được chính Lê Hữu Mục thể hiện ở một bài phỏng vấn trong chương trình phát thanh của Hội Văn hóa Việt tại California (Hoa Kỳ): “Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong... Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh”, không để cho “có chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất do UNESCO công nhận”.  Bải tiểu luận của Lê Hữu Mục đã bị ông Phan Ngọc vạch ra “tám lỗi về hình thức” đã chỉ ra một cách đích đáng các lập luận vô lối, thủ đoạn lừa đảo của Lê Hữu Mục.
Lợi dụng văn học để hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh - sự nguy hiểm cần
Đê tiện nhất, những kẻ vốn con cháu những bậc công thần cách mạng chỉ vì ảo tưởng lật đổ chế độ bằng cầu viện ngoại bang không thành như Vũ Thư Hiên, Bùi Tín còn xuyên tạc tình tiết Hồ Chí Minh xưng là “Bác” khi nói chuyện với dân chúng, trong đó có cả những cụ già cao tuổi nhằm tự đánh bóng, đề cao bản thân là “Cha già dân tộc” trong khi thực tế Người xưng "Bác" chủ yếu với các cháu thanh thiếu niên, còn với các cụ tuổi cao, có lần Bác gọi “cụ” xưng “cháu”, còn thường là gọi “các cụ” xưng “tôi”. Bản thân Bùi Tín là kẻ chuyên tấn công, đặt vấn đề đúng hay sai về việc Hồ Chí Minh truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa Stalin và Chủ nghĩa Mao ở Việt Nam…
Ta đều có thể thấy rõ ẩn ý thâm độc của trào lưu hạ bệ, giải thiên lãnh tụ nhằm mục tiêu:
- Thứ nhất là hạ thấp vai trò lịch sử của Bác trong việc truyền bá chủ nghĩa yêu nước về Việt Nam, từ đó xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sai lầm.
- Thứ hai, xuyên tạc về tiểu sử, đời tư là một cách “bôi đen” thần tượng để tạo ra những cái nhìn lệch lạc dẫn tới dần xóa bỏ thần tượng trong nhận thức của một bộ phận nhân dân.
- Thứ ba, các thế lực phản động rất có ý thức Bác Hồ là sự kết tinh hài hòa những giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa của nền cách mạng mới nên chúng ra sức “xây dựng” một mô hình Hồ Chí Minh khác.
Dư luận nhiều lần kiến nghị cần phải bổ sung vào luật hình sự và xử phạt nặng hành vi xúc phạm, phỉ báng lãnh tụ dân tộc mới khiến cho những kẻ tiếp tay tán phát, công kích, phỉ báng lãnh tụ phải chùn tay. Đây là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ thành quả, giá trị cách mạng, tinh thần dân tộc và nhất là hình ảnh của con người đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước hòa bình, thống nhất hôm nay
Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Xung quanh vụ án Hồ Duy Hải: Đa đảng và tam quyền phân lập không phải là cách kiểm soát quyền lực duy nhất



Ngày 08/05/2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận báo chí và mạng xã hội.

Trong dư luận, có nhiều ý kiến phản đối kết luận của tòa, vì các cơ quan điều tra, xét xử đã vi phạm một lượng lớn nguyên tắc tố tụng hình sự trong quá trình xử lý vụ án; và vì một số vụ án cùng thời kỳ, như vụ Nguyễn Thanh Chấn, là án oan do ép cung nên họ có quyền lo ngại bản án này. Đáng chú ý, một số kẻ cực đoan lợi dụng tâm lý này để tuyên truyền chống chế độ, vi phạm pháp luật như: ca ngợi “công lý đám đông”; kêu gọi kết tội, truy tìm nghi can Nguyễn Văn Nghị; kêu gọi ám sát thẩm phán; và tung tin đồn chưa kiểm chứng về thẩm phán Nguyễn Hòa Bình để tác động đến các quyết định nội chính. Họ đồng loạt tuyên truyền rằng vụ án Hồ Duy Hải đã “phơi bày sự bất công của chế độ”, “xóa sạch mọi uy tín” mà chế độ có được nhờ đợt xử lý dịch COVID-19 vừa qua, và khiến không ai còn hy vọng rằng chế độ có thể thay đổi. Mục đích sau cùng của hướng tuyên truyền này là làm mất hy vọng, niềm tin của người dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ hiện tại.

Về mặt cảm xúc, hướng tuyên truyền này tập trung khai thác hình ảnh bà mẹ Hồ Duy Hải kêu khóc trước tòa, và lập luận rằng mọi người Việt Nam đều có thể chịu chung số phận với Hồ Duy Hải nếu không hành động.

Về mặt lập luận, hướng tuyên truyền này tập trung vào 3 ý:

Thứ nhất, họ viết rằng Việt Nam chỉ có các phiên tòa công bằng nếu có đa đảng, tam quyền phân lập và báo chí độc lập. Điển hình cho lập luận này là một số bài viết của Việt Tân và Nguyễn Văn Đài:


Thứ hai, họ viết rằng Bộ Chính trị Việt Nam đã chỉ đạo tử hình Hồ Duy Hải, vì vậy Bộ Chính trị mới là cơ quan phải chịu trách nhiệm về cái chết của Hải. Chẳng hạn, để chứng minh ý này, Nguyễn Anh Tuấn viết rằng Bộ Công an đã “đưa ra tuyên bố rõ ràng” rằng “tử hình Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng luật”, trong khi Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị:



Trong thực tế, Bộ Công an không đưa ra tuyên bố chính thức như vừa nêu, đó là kết luận trong báo cáo của tổ điều tra do Bộ Công an thành lập để thẩm định lại vụ án. Cụ thể, bài trên trang Tintucvietnam.vn có đoạn: “Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết sau khi có kháng nghị của Viện KSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giao cơ quan điều tra của bộ thành lập một tổ công tác điều tra độc lập để thẩm định lại vụ án này. Tổ công tác này đã trình bày báo cáo trước Hội đồng thẩm phán.  Báo cáo của Bộ Công an xác định bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.

Thứ ba, họ viết rằng phiên giám đốc thẩm của vụ Hồ Duy Hải chỉ là một nước cờ “đấu đá nội bộ” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm đưa “những người thân cận” lên trong Đại hội XIII. Điển hình cho lập luận này là post của Nguyễn Thành Kiên:


Khi trả lời phỏng vấn BBC, Nguyễn Hữu Vinh cũng nói rằng phiên giám đốc thẩm này liên quan đến Đại hội XIII. Tuy nhiên, ông Vinh đưa ra một quan điểm hơi khác, khi cho rằng việc này hợp lý về mặt chính trị:


Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, đa đảng, tam quyền phân lập, báo chí độc lập và thân Mỹ không phải là điều kiện đủ để công lý tồn tại. Ở nước Mỹ, con số ước tính, ít nhất 4% án tử hình oan sai mỗi năm. Ở nước đa đảng Philippines, mỗi năm đang có hàng nghìn người bị giết mà không qua xét xử, do bị cáo buộc tham gia buôn bán ma túy. Tổng thống Duterte còn khoe mình đã ném một nghi phạm ra khỏi trực thăng. Để có công lý, kiểm soát quyền lực là điều cần thiết (như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định), tuy nhiên không nên cho rằng đa đảng và tam quyền phân lập là những phương thức kiểm soát quyền lực duy nhất:


Thứ hai, thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam có khả năng điều chỉnh để đảm bảo kiểm soát quyền lực hiệu quả, sao cho công lý được thực thi. Các cơ chế từ trên xuống (như hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp), hay từ dưới lên (như việc cho phép quay phim CSGT làm nhiệm vụ, bản thân hoạt động của dư luận mạng xã hội…) đã phát huy tác dụng trong nhiều vụ việc gần đây – như vụ triệt phá đường dây đánh bạc do 2 tướng công an bảo kê, vụ Vũ Nhôm, vụ Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái… Bộ máy chính trị của Việt Nam cũng có khả năng tiến hành nhiều điều chỉnh khác – như việc chuyển hệ thống trại giam cho Bộ Tư pháp quản lý, một việc mà Trung Quốc đã làm. Ngoài ra, nên nhớ rằng trong vụ án Hồ Duy Hải, chính Viện Kiểm sát đã chỉ ra những nguyên tắc tố tụng hình sự bị vi phạm trong quá trình xử lý vụ án.

Nếu thực lòng muốn bảo vệ công lý ở Việt Nam, độc giả có thể tham gia vào những quá trình cải cách nêu trên, thay vì đòi phá hoại hệ thống hiện tại và đẩy đất nước vào một trạng thái vô chính phủ không đảm bảo được ngay cả thứ công lý tối thiểu.
Nguyễn Biên Cương


Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Việt Tân và chiến dịch “tháng tư đen”: một tổ chức sống bằng thù hận?



Trong suốt tháng 04/2020, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền để kỷ niệm 45 năm ngày sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa, với nội dung chính tương tự các năm trước. Điểm mới đáng chú ý trong năm nay là chiến dịch “45 năm tháng tư đen”, do đảng Việt Tân tổ chức.
Cụ thể, ngày 30/01/2020, chi nhánh Bắc Mỹ của đảng Việt Tân công khai kêu gọi cộng đồng tham gia phong trào “Chống ngoại xâm - Xóa độc tài - Xây dân chủ”, để kỷ niệm 45 năm ngày sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Cùng ngày, họ lập fanpage “45 năm tháng tư đen” để quảng bá phong trào đó. Các ảnh chụp cho thấy ngay từ thời điểm đó, họ đã thống nhất về mẫu logo và áo phông “45 năm tháng tư đen”:

Trong tháng 02/2020, fanpage “45 năm tháng tư đen” đã tự xưng là “Ban tổ chức ngày 30/04/2020”, và công bố các hoạt động của sự kiện.
Ban Tổ chức bao gồm “Việt Tân Bắc Mỹ”, “Hệ thống truyền thông Tiếng Nước Tôi”, và “Hội Dân chủ cho Việt Nam”. Đại diện Ban Tổ chức là Đặng Vũ Chấn (Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân), và email liên lạc của sự kiện cũng có đuôi viettan.org:


Tháng 04/2020, Ban Tổ chức thông báo chuyển sự kiện thành “tưởng niệm và tâm tình trên mạng xã hội” để tránh dịch COVID-19:


Để hưởng ứng phong trào này, trong tuần cuối tháng 4, các đảng viên và thân hữu Việt Tân ở hải ngoại đã đồng loạt để avatar, đăng ảnh mặc áo “45 năm tháng tư đen”:

Ở trong nước, hầu như không ai hưởng ứng chiến dịch này của Việt tân, ngoại trừ Trương Văn Dũng trình diễn một bức ảnh.
Qua nội dung chiến dịch “45 năm tháng tư đen”, có thể rút ra 2 nhận xét:
Thứ nhất, Việt Tân sẽ tiếp tục coi “chống Trung Quốc” như một vỏ bọc quan trọng và định hướng tuyên truyền quan trọng trong các hoạt động chống Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai, Việt Tân duy trì cộng đồng của họ ở hải ngoại bằng cách nhắc lại một cảm xúc chung là hận thù. Đây sẽ là điểm yếu trong hoạt động tuyên truyền và xây dựng cộng đồng của họ, do thiếu khả năng thu hút giới trẻ ở hải ngoại.
Một chiến dịch truyền thông phủ nhận sạch trơn mọi nỗ lực và thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông, cùng thực tế rằng Chính phủ là lực lượng duy nhất có đủ nguồn lực và quyết tâm để giữ nền độc lập, liệu có giúp ích cho việc “chống ngoại xâm” không? Một lực lượng tồn tại nhờ chính giới Âu Mỹ thay vì người dân Việt Nam liệu có thể “xây dân chủ” không? Và một cộng đồng hình thành nhờ hận thù có thể đem lại một tương lai hòa bình, tự do cho đất nước không?
Bằng chiến dịch “45 năm tháng tư đen”, Việt Tân đã tự khẳng định rằng họ là một tổ chức mà người dân Việt Nam, cả trong nước lẫn hải ngoại, không nên tin tưởng.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Xung đột trên Biển Đông gia tăng, bàn về thái độ của giới zân chủ Việt


Mỗi khi tình hình Biển Đông căng thẳng do Trung Quốc gây hấn, điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến là giới zân chủ, biểu tình viên thể nào cũng hô hào biểu tình lấy vốn, cứu vãn phong trào èo uột, bệ rạc kia. Nhưng xem ra năm nay, phong trào zân chủ, phong trào biểu tình xuống dốc không phanh, vậy nên dù mấy anh cờ vàng tích cực livestream như Tân Thái, Benny Trương gào bỏng họng, mấy anh No-U Hà Nội hay mấy chị zân oan chuyên nghiệp nhớ nghề, bị quên lãng gợi ý mỏi bàn phím, mấy tay Việt tân ghép hẳn vào chương mục vận động chiến dịch truyền thông tưởng niệm Tháng tư đen, nhưng tiệt nhiên không hề thấy dấu hiệu ngo ngoe biểu tình nào. Thậm chí ngược lại, một số biểu tình viên còn bật lại, đám hải ngoại có giỏi thì về nước mà biểu tình, chỉ giỏi cào bàn phím, lợi dụng đám trong nước cào tiền!?!




Dù sao thì nghề cào bàn phím vẫn là dễ nhất. Mấy ông bà “nhân sỹ trí thức” tận dụng cơ hội này phát hành “Tuyên bố Biển Đông 4-2020”, hò nhau ký tên cho đủ chục cái tuyên bố mỗi năm, khỏi bị lãng quên là “nhân sỹ trí thức yêu nước” và mớ hội nhóm mang danh XHDS  chót lập dự án PR rùm beng với vài gương mặt nhàu nhĩ, quen thuộc. Tuyên bố vẫn y như mọi bản tuyên bố trước, nào là đòi kiện TQ, đòi thả đồng bọn trong tù, đòi quyền được biểu tình, đòi đất nước phải thay đổi thể chế chính trị…
Điểm mới năm nay là nghe nói, rộ lên thông tin trong Công hàm phía Trung Quốc gửi đến Liên Hiệp Quốc có viện ra  Công hàm ngoại giao của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 thừa nhận tôn trọng chủ quyền 12 hải lý. Các trang ba que, cờ vàng nở rộ bài vở bình phẩm đủ thuyết âm mưu, kịch bản quen thuộc kiểu như ông Phạm Văn Đồng đã thừa lệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Công hàm bán nước cho Trung Quốc, đòi phải “cắt hết mọi chức vụ trong đảng và chính quyền của Phạm Văn Đồng để trừ mọi hậu họa do ông ta gây ra cho đất nước”, đòi bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách “giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam, khôi phục lại tư thế pháp nhân của Việt Nam Cộng hòa”…Nhóm này đều xem việc Trung Quốc sử dụng Công hàm 1958 như là cái cớ để đòi “tư cách pháp nhân” cho chế độ ngụy quyền VNCH cũng như là cái cớ phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và thanh minh, chạy tội cho Mỹ là kẻ xâm lược Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn VNCH, vu cáo “miền Bắc xâm lược miền Nam”.
Hài hước hơn là một số zân chủ như Nguyễn Hoàng Vi trong nước tung ra thuyết âm mưu cho rằng, để giảm tải ảnh hưởng dịch CoVid-19 và nhiều vấn đề nội tình nên Việt Nam, Trung Quốc bắt tay nhau làm nóng Biển Đông để chuyển sự chú ý dư luận giãn ra bên ngoài!!! Tư tưởng này khá giống với Bùi Hằng, Vy Nguyễn, Nguyên Ngọc…mỗi bận TQ gây hấn trên biển, họ lại cầu nguyện cho TQ đánh VN mới vui!!!



Hành động trên cho thấy, họ xem việc Trung Quốc gây hấn, dã tâm độc chiến Biển Đông như là cơ hội để “thừa nước đục thả câu”, tấn công vào chính thể và đòi quyền “lật đổ” chính thể hiện hành, không mảy may lo cho sự tồn vong đất nước, ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc, quyền lợi của đa số người dân.
Bàn về Công hàm 1958, báo Thanh Niên đã đăng bài phỏng vấn ông Hoàng Việt, chuyên gia Biển Đông đưa ra các căn cứ phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm này, không cần bàn cãi gì thêm
Nếu đúng như ông Hoàng Việt tiết lộ trên Facebook, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay lập tức đã có công hàm trình bày với Liên Hiệp Quốc, vào năm 1958, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được quản lý bởi chính quyền VNCH chứ không phải VNDCCH. Vì vậy, Công hàm năm 1958 không có giá trị pháp lý, và không ảnh hưởng đến tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam hiện nay.


Thứ hai, các diễn biến trong quá khứ không thể che lấp một sự thật rằng Chính phủ Việt Nam hiện nay là lực lượng duy nhất có cả quyết tâm lẫn khả năng bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua cả phát ngôn, chính sách, lẫn hiệu quả bảo vệ chủ quyền trong thực tế đã được bạn bè quốc tế ghi nhận. Ngay cả chính sách “ba không” trong Sách trắng Quốc phòng VIệt Nam nêu ra, không ít lần được tướng lĩnh Hoa Kỳ thừa nhận, cho rằng Mỹ sẵn sàng hợp tác với quốc gia có chủ trương không liên minh quân sự miễn vì lợi ích chung!
Khi so sánh một Chính phủ đang nỗ lực bảo vệ biển đảo bằng biện pháp hòa bình với các nhà dân chửi đang mong chiến tranh xảy đến để Mỹ đổ quân vào Việt Nam, không có người dân nào không ngộ được ra rằng trong các cuộc tranh cãi về vấn đề Biển Đông, ai đang giữ nước và ai đang bán nước!
Cuối cùng, việc đòi thừa nhận chủ thể VNCH hợp pháp, từng là một quốc gia có chủ quyên được công nhận bởi Liên Hiệp Quốc không che khuất được 2 thực tế là VNCH phi dân chủ, lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ về mặt kinh tế và chính trị và VNCH không còn tồn tại!  Chính phủ Việt Nam hiện nay là lực lượng duy nhất có cả quyết tâm lẫn khả năng bảo vệ chủ quyền của đất nước. Vì vậy, không thể mượn việc thừa nhận chủ quyền của chế độ VNCH để phủ nhận giá trị của chiến tranh chống Mỹ, hay phủ nhận tính chính đáng của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Biên C