Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Đời sống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, có đen tối như mô phỏng?

 


Hàng ngày, nếu bạn lên trên mạng xã hội hay đọc một số trang báo nước ngoài, hay nghe báo cáo tư do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì chỉ thấy bức tranh đời sống tín ngưỡng Việt Nam một màu đen tối, đến nỗi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách “theo dõi đặc biệt” hay Ủy ban tự do tôn giáo Mỹ đòi đưa Việt Nam vào danh sách CPC, tức các quốc gia đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên, là người dân Việt Nam, chứng kiến hàng ngày đời sống tín ngưỡng, tôn giáo quanh bạn, bạn có tin vào những thông tin hay báo cáo này không?

Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, nếu vđàn áp hay không có tự do tôn giáo thì liệu tín đồ các tôn giáo Việt Nam tăng lên từng ngày, tổ chức mới mọc lên như nấm, hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo “bùng nổ” chưa từng có lịch sử? Chẳng hạn theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ nhất là: Phật giáo - khoảng trên 14 triệu tín đồ, Công giáo - khoảng 7 triệu tín đồ, Phật giáo Hòa Hảo - khoảng 1,5 triệu tín đồ, Tin lành - khoảng 1,21 triệu tín đồ; Cao Đài - khoảng trên 1,1 triệu tín đồ. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư đạo, Minh lý đạo… Hiện nay, ở Việt Nam có 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.

Bản thân các nhà sư, chức sắc tôn giáo tích cực tham gia vào các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội rất đông vui và đa dạng, chẳng hạn, Quốc hội khóa X, có 05 vị chức sắc trúng cử đại biểu; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026, là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tích cực tham gia các Hội, đoàn thể khác như: Hội người cao tuổi Việt Nam, Hội người bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam...

Ngay cả tổ chức tôn giáo được Mỹ ưu ái như “quốc giáo”, bảo trợ là Tin Lành cũng rất “thịnh phát” ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2021, cả nước có trên 3.300 điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc có 1.647 điểm nhóm, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có 1.744 điểm nhóm. Số lượng tín đồ tăng theo thời gian.

Xem trên mạng xã hội, nhiều nhất là Facebook, Youtube mới thấy, Việt kiều đánh giá cao đời sống tự do tín ngưỡng ở Việt Nam như thế nào. Tất nhiên là những kênh người dân chứ không phải của mấy tổ chức, cá nhân phản động, chẳng hạn như Vietvision, Sóng Ngầm TV, BolsaTV,…

Còn dựa vào một vài tỏ chức tà đạo, dị giáo không được cấp phép hoạt động, hay việc bắt, xử lý một vài tín đồ nhưng tham gia tổ chức phản động, chống Nhà nước Việt Nam, hay vài trường hợp khiếu kiện đất đai liên quan thờ tự, thậm chí mâu thuẫn giữa các tín đồ, giữa vài nhóm tôn giáo với nhau, lấy vài hiện tượng đơn lẻ, tiêu cực đó làm căn cứ đánh giá “tự do tôn giáo” của một quốc ga, thì quá bằng trò hề của phường bát nháo. Hết cớ thì bịa đặt liều, bất chấp luân thường đạo lý thì bó tay luôn rồi. Bảo sao quan hệ Việt Mxy về kinh tế tốt đến thế, ngoại giao cũng không tệ, nếu không muốn nói thực sự đáng ngạc nhiên, nhưng gặp vài chiêu trò này, khác nào cắn phải hạt sạn giữa bát cơm ngon đâu nhỉ

 

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

USCIRF đánh giá về tôn giáo từ BPSOS?!


Trong báo cáo về tự do tôn giáo Việt Nam 2022, USCIRF lấy toàn bộ nguồn tin từ độc nhất BPSOS làm căn cứ phán xét Việt Nam “đàn áp tôn giáo” ở các tỉnh Tây Nguyên, xin trích nguyên văn trong báo cáo này:

“Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS), trong năm qua có ít nhất 95 vụ việc mà trong đó, công an địa phương đã triệu tập, thẩm vấn, sách nhiễu hoặc đe dọa các thành viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ (một nhóm chưa đăng ký), Hội Truyền giảng phúc âm, Hội thánh Đề Ga Quốc tế, và các hội thánh tư gia, tại đồn cảnh sát địa phương hoặc nơi cư trú của người dân. BPSOS cho biết trong một số trường hợp, công an địa phương ép các cá nhân đến trình diện đồn công an và sau đó thẩm vấn họ trong nhiều giờ trước khi thả họ ra mà không khởi tố. Theo báo cáo, nhà chức trách yêu cầu họ chấm dứt mối liên hệ với các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và không được cung cấp các báo cáo có tính chất “tiêu cực” cho các tổ chức quốc tế. Trong một số trường hợp, công an địa phương yêu cầu một số tín đồ tôn giáo xin phép nhà chức trách trước khi đi ra khỏi xã của họ. Một thành viên của Hội thánh Đề Ga Quốc tế ở tỉnh Gia Lai cho biết trong năm qua, anh này đã bị công an thẩm vấn, giam giữ và đánh đập nhiều lần trong khi chính quyền liên tục yêu cầu anh này từ bỏ hội thánh của mình. Anh này cho biết vào tháng 8, cảnh sát đã đốt Kinh thánh và các tài liệu tôn giáo khác của anh này và đặt than hồng lên mặt anh. Anh này cũng cho biết lực lượng công an đã treo anh ta lên trần nhà và đánh anh ta bằng gậy trong nhiều giờ. Vào tháng 6, công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ và thẩm vấn ba tín đồ đạo Cơ đốc là người dân tộc thiểu số sau khi họ yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp thông tin về cách đăng ký hợp pháp cho hội thánh tư gia của họ”.

Vậy BPSOS là ai, tại sao tổ chức này có tư liệu về các nhóm tôn giáo trái phép trên, những thông tin mà BPSOS cung cấp cho USCIRF có đáng tin?

BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu người vượt biển) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933), nguyên là sỹ quan Hải quân Việt Nam cộng hòa và Nguyễn Hữu Xương, nguyên giáo sư Đại học San Diego, thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, California (Mỹ) với mục đích giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Mỹ.

Năm 1990, Phan Lạc Tiếp và Nguyễn Hữu Xương đã chuyển giao cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958, tại TP. Hồ Chí Minh, quốc tịch Mỹ) giữ vai trò Chủ tịch điều hành BPSOS. Sau khi tiếp nhận, Thắng đã hướng lái hoạt động của tổ chức ngày càng đi sâu vào các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, trở thành một tổ chức phản động lưu vong chống phá quyết liệt ở cả trong và ngoài nước, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Đình Thắng triệt để lợi dụng danh nghĩa của tổ chức NGO hoạt động trên lĩnh vực “cứu trợ thuyền viên”, “người tị nạn” để xin kinh phí hoạt động trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, Ca-na-đa. Thắng và BPSOS sớm bộc lộ bản chất trục lợi vì mục đích cá nhân.

Điển hình, ngày 10-7-2019, Nguyễn Đình Thắng đã bị Tòa thượng thẩm Quận Cam, California phán quyết hoàn trả toàn bộ số tiền làm thất thoát, bồi thường danh dự cho bà Holly Ngô (nguyên là Phó Ban Tài chính của BPSOS) vì biển thủ ngân quỹ, dùng tiền quỹ để chi tiêu cá nhân.

Nhiều năm qua, dưới danh nghĩa tư vấn, hỗ trợ tị nạn cho những người xuất cảnh trái phép, Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã dùng đủ mọi chiêu trò lừa phỉnh, tự tô vẽ cho mình như một tổ chức nhân đạo có tầm ảnh hưởng lớn tác động được cả giới chức Mỹ và Cao ủy tị nạn LHQ để đưa họ định cư tại Hoa Kỳ hay các nước phương Tây. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời hứa hẹn viển vông. Thực tế, hàng ngàn người Việt Nam xuất cảnh trái phép đang bị bỏ mặc, sống chui lủi, đói khổ trong các trại tị nạn ở Thái Lan. 

BPSOS tận dụng sự hỗ trợ của một số chính khách nước ngoài và các tổ chức phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam để tham gia một số diễn đàn quốc tế. Thông qua đó, Nguyễn Đình Thắng thường xuyên có phát biểu xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam; phát động các chiến dịch như “Thỉnh nguyện thư”, “Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản”... vận động chính giới các nước thông qua dự luật nhân quyền nhằm áp đặt chế tài, gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho một số đối tượng chống đối trong nước bị bắt và xử lý; vận động một số nghị sỹ Quốc hội Mỹ gây sức ép với Việt Nam, cản trở nỗ lực nâng tầm quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ...

Bên cạnh đó, BPSOS xây dựng các kế hoạch hoạt động với mưu đồ “chuyển hóa nền dân chủ Việt Nam” theo mô hình phương Tây; đề ra mục tiêu lôi kéo, tập hợp lực lượng hình thành khoảng 1.000 hội, nhóm xã hội dân sự trong nước dưới danh nghĩa hoạt động “dân chủ, nhân quyền”. Thông qua các nhóm này, BPSOS đã thu thập thông tin, xây dựng báo cáo, tập hợp hàng trăm hồ sơ về các vụ việc mà chúng cho là “vi phạm nhân quyền” tại Việt Nam trong khoảng 15 năm gần đây để tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp dân chủ, nhân quyền”, “không có tự do tôn giáo” tại các diễn đàn quốc tế; qua đó vận động Chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế can thiệp, gây áp lực với Việt Nam.     

Móc nối với các tổ chức hoạt động lưu vong khác hoạt động chống phá Việt Nam. Điển hình khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vào tháng 2-2020, BPSOS cùng một số tổ chức người Việt phản động ở nước ngoài đã ký tên vào cái gọi là “Thư gửi Nghị viện EU” phản đối Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) cho phép Việt Nam tham gia EVFTA và EVIPA; hay lợi dụng tình hình dịch diễn biến phức tạp, chúng đã gửi thư chung đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính Mỹ áp dụng chế tài theo Luật Magnitsky toàn cầu đối với Việt Nam vì “leo thang vi phạm nhân quyền”, “đàn áp tôn giáo”… 

BPSOS thường xuyên tổ chức các diễn đàn dưới hình thức trực tuyến qua nền tảng mạng xã hội, gần đây nhất là 4 hội luận trong khuôn khổ Hội nghị tự do tôn giáo hay niềm tin khu vực Đông Nam Á (SEAFORD) 2022 với nhiều nội dung xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo cớ vận động các nước, các cơ chế nhân quyền quốc tế gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Quá trình hoạt động của BPSOS cho thấy chúng chủ trương móc nối, tạo dựng cơ sở và tổ chức huấn luyện cho số đối tượng chống đối trong nước, nhằm thúc đẩy xã hội dân sự, hình thành các hội, nhóm tôn giáo đối lập tại Việt Nam. Ở nước ngoài chúng tuyển lựa những phần tử có tư tưởng chống đối, bất mãn chế độ và dùng số này như những nhân chứng sống để tiếp cận giới chức phương Tây, gửi những bản báo cáo, thỉnh nguyện thư, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo, dù những thông tin này hoàn toàn thiếu căn cứ do chúng tự xuyên tạc, bịa đặt nhằm hạ thấp uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc t

Như vậy, BPSOS bản chất là kẻ nuôi dưỡng, hậu thuẫn, thúc đẩy các tổ chức phản động trong nước dưới danh nghĩa tổ chức XHDS hay tin ngưỡng tôn giáo, dân tộc. Nghe theo, dựa trên “báo cáo” của kẻ đang thúc đẩy hoạt động lật đổ, chống phá Nhà nước thì USCIRF thực sự muốn lấy thông tin gì, hay phải chăng đó chỉ là mượn cớ báo cáo tự do tôn giáo để quảng bá, hợp pháp hóa cho tổ chức thù địch chống Việt Nam của Mỹ?

 

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2023

Vì sao họ phản ứng khi Việt Nam xóa bỏ tà đạo Dương Văn Mình?

 

Việc Dương Văn Mình chết đúng thời điểm đại dịch CoVid19, chính quyền bắt giữ toàn bộ tay chân cốt cán của tà đạo này, đấu tranh buộc họ khai nhận quá trình phạm tội, xử lý những kẻ ngoan cố, tha bổng cho những kẻ biết ăn năn hối cải, dần dần xóa bỏ tàn tích của tà đạo này ở các tỉnh miền núi phía Bắc dường như khiến thế lực luôn nhân danh “bảo vệ tự do tôn giáo” cay cú, phản ứng kịch liệt, như thể Việt Nam khai tử đứa con ruột của họ, thực sự đáng để chúng ta đặt dấu chấm hỏi về động cơ của cái gọi là “bảo vệ tự do tôn giáo” này.



Chẳng hạn, nhìn vào báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo quốc tế của USCIRF cho thấy, năm nào họ cũng dành nội dung rất dài để tố chính quyền “phân biệt đối xử”,”xóa sổ” tà đạo Dương Văn Mình. Năm 2022, dù Dương Văn Mình chết, toàn bộ cốt cán bị bắt, đưa ra xét xử 15 trường hợp thig cả báo cáo của USCIRF “ưu ái” dành nhiều trang giấy để mô tả chính quyền “đàn áp” các tín đồ “ủng hộ Dương Văn Mình”, chẳng hạn:

“Những người này nằm trong số 56 tín đồ người H'mông bị bắt giam tại đám tang của Dương Văn Minh vào tháng 12 năm 2021, do họ đã phản đối khi chính quyền địa phương tiến hành giải tán đám đông với lý do thực hiện các quy định về giãn cách xã hội trong giai đoạn đại dịch”.

“các tín đồ đạo Dương Văn Mình ở tỉnh Cao Bằng nói rằng nhà chức trách địa phương từ chối cấp đăng ký thường trú và sau đó từ chối hoặc trì hoãn chấp thuận đăng ký kinh doanh cho các tín đồ đạo Dương Văn Mình thiếu đăng ký thường trú. Nhà chức trách địa phương yêu cầu các tín đồ đạo Dương Văn Mình phải ký cam kết chấm dứt theo đạo Dương Văn Mình nếu họ muốn nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương cấp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số để xây dựng nhà ở. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân nói rằng họ suy đoán việc nhà chức trách phân biệt đối xử với họ là vì lý do tôn giáo của họ”

Qua việc thu thập những thông tin lượm lặt từ thành phần chống đối chính quyền, biến nó thành căn cứ vu cáo chính quyền “đàn áp” tôn giáo, không đếm xỉa đến hành vi vi phạm pháp luật như quy định phòng chống dịch, chống người thi hành công vụ, chống lại việc cách ly,…của những tay chân tà đạo Dương Văn Minh này, quả thực vô lối, ngang ngược. Phiên tòa xét xử các đối tượng không phải vì tin theo tà đạo mà vì hành vi chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh.

Vậy tà đạo Dương Văn Mình có gì mà khiến họ “lưu luyến” và quyết tâm “bảo hộ” đến vậy?

Theo báo Công an nhân dân, Dương Văn Mình sinh năm 1961 tại Hà Quảng (Cao Bằng), là người dân tộc Mông, trình độ học vấn phổ thông chỉ 1/10. Tên thật của Dương Văn Mình theo tiếng Mông là Sôngz Mênhx Zex, phiên âm sang tiếng Việt là Giàng Sông Mềnh. Khi khai làm Chứng minh nhân dân, y đã láy âm, đổi tên thành Dương Văn Mình. Gia đình và bản thân y vốn là dân nghèo vùng cao chuyên nghề nương rẫy. Sau chiến sự 1979, y và gia đình di cư đến xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 

Khởi điểm của cái được gọi là “đạo Dương Văn Mình” là vào năm 1989 sau khi y nghe được các bản tin đài nước ngoài tuyên truyền về đạo Tin lành vào đồng bào dân tộc Mông khu vực miền núi phía Bắc. Suốt nhiều ngày, y điên dại, quay cuồng với những lời lẽ như Vex Chưr ntux (chúa chủ trời - tức đức chúa trời), Chưr Zil Sưv (chúa Giê-su) Xiz Fưz Par Laux (Giáo hoàng Pao Lô) và tự nhận y là "con của Chúa Trời, là vua của người Mông", đang nói lời của Chúa và thừa mệnh của Chúa xuống giao thoa với người trần, với người Mông.

Lợi dụng thời điểm đó, đồng bào dân tộc Mông còn nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống tâm linh có nhiều khủng hoảng, trình độ nhận thức còn hạn chế, hủ tục lạc hậu ăn sâu vào đời sống, Dương Văn Mình đã mị dân bằng học thuyết đi theo y “không làm mà cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi, tiền tự khắc trên trời rơi xuống, chỉ cần đưa người chết vào "Nhà đòn", khấn vái đủ 24h, có khả năng người chết sẽ sống lại”. Và thế là một bộ phận những người Mông “nhẹ dạ, cả tin”, mê tín dị đoan bán hết trâu bò, lợn gà, bỏ nương bỏ rẫy để trở thành tín đồ của “giáo lý” và “giáo lễ” quái gở này. Cuối cùng, tiền không thấy, gạo thịt cũng không, hàng ngàn người Mông rơi vào cảnh khốn cùng, chết chóc, tan của nát nhà đến đau lòng. Còn tiền bà con cống nạp cho “con của Chúa Trời”, được y và đồng bọn dùng để tiêu xài cho mục đích cá nhân.

Thậm chí, y cho đồng bọn dựng băng rôn, treo khẩu hiệu khắp thôn, xóm “Dương Văn Mình ra đời đúng 12 giờ đêm ngày 1-8-1989, là đấng cứu thế của người Mông” và tuyên truyền “đến năm 2000 Trái đất nổ tung con người sẽ chết hết, muốn sống phải theo Dương Văn Mình”. Vậy thế là “cái lý hại đời” của Dương Văn Mình lại bắt đầu có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của một bộ phận người Mông.

Ngay cả tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện đạo hiếu cũng bị y tuyên truyền phá bỏ. Muốn đi theo "đạo Dương Văn Mình", muốn sung sướng thì trước hết phải vứt bỏ ngay bàn thờ tổ tiên; bỏ ngay kiểu ma chay, cưới xin theo truyền thống “đã lạc hậu”… Và muốn lên được “đất trời” thì phải thôi ngay - thôi tất cả: thôi lao động sản xuất; thôi học hành, đi xa; thôi tất cả mọi việc thường nhật của đời trần gian; có gia súc, gia cầm thì phải giết mổ ăn hết, có váy áo mới, váy áo đẹp không vứt thì phải xé bỏ, kể cả đồ trang sức là kim hoàn, kim loại quý cũng phải vứt bỏ. Con gái dậy thì mà chưa chồng thì phải ngủ với trai trước, vì chúa trời không nhận gái còn trinh...

Điển hình, ngày 29-9-1989, do tin Dương Văn Mình, gia đình Lý Văn Khìn ở Khuổi Rẩu - Hòa An (Cao Bằng) đã dùng cái chết để được “bay lên trời” bằng cách ăn lá ngón tập thể. Kết quả là 4/11 người trong gia đình đã chết.

Chưa dừng lại ở đó, theo con đường di cư và thăm thân, thứ học thuyết do Dương Văn Mình sáng tạo ra đã nhanh chóng lan toả ra một số địa phương lân cận có người Mông sinh sống, đặc biệt là Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Tuyên Quang gây nên những bất ổn trong xã hội ở giai đoạn đầu sự nghiệp đổi mới và mở cửa.

Năm 1990, Dương Văn Mình bị kết án 5 năm tù giam với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tuyên truyền, hành nghề mê tín dị đoan”. Ngay khi ra tù, "giáo chủ tà giáo" Dương Văn Mình đã rời bỏ địa phương, đi sang các vùng lân cận để trốn tránh sự kiểm soát của chính quyền, hành nghề mê tín dị đoan, tiếp tục tuyên truyền cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình”, “đạo Dương Văn Mình” để dụ dỗ, lừa gạt người Mông. Dẫu vậy, khi làm việc với các cơ quan chức năng, bản tính “hèn nhát” của một kẻ “giáo chủ” tự xưng lại bộc lộ. Y không dám thừa nhận sự hiện diện của tổ chức do mình sáng lập, trốn tránh đổ lỗi trách nhiệm cho những người đang trao trọn niềm tin theo y.

Trong hơn 30 năm qua, “đạo Dương Văn Mình” đã trở thành một hiện tượng nhức nhối gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống, tinh thần của một bộ phận người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thực tế tại các địa phương cho thấy, thứ tà đạo do Dương Văn Mình lập ra từng bước lộ rõ ý đồ xây dựng lên một “tổ chức bất hợp pháp khoác áo tôn giáo”.

 

Từ thực tế đó cho thấy, động cơ của kẻ muốn “bảo hộ” tà đạo này là muốn Việt Nam chia năm xẻ bảy, muốn dùng con bài tôn giáo làm cái cớ nuôi dưỡng tổ chức dân tộc cực đoan, đòi ly khai tự trị và can thiệp trong trường hợp có bằng chứng đàn áp tôn giáo kia. Thật may, khi chính quyền cơ sở đã làm tốt công tác ngăn chặn tà  đạo này tác oai tác quái trong đồng bào người Mông, đồng nghĩa với việc thế lực thù địch chống Việt Nam mất đi cánh tay, mất đi cái cớ can thiệp, mất đi nhiều trang giấy kể lể, đấu tố Việt Nam liên quan tà đạo này.

 

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2023

Không thể dựa vào phần tử cực đoan đội lốt tôn giáo để phán xét tự do tôn giáo của Việt Nam

 


Các báo cáo của USCIRF và các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam lâu nay chủ yếu dựa vào một số phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo hoạt động chống Nhà nước Việt Nam, bị tòa án phạt tù, lấy đó là những “tù nhân lương tâm” (?!) để quy kết Việt Nam vi phạm nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo.

Trước đây thì họ khai thác các đối tượng như: Nguyễn Bắc Truyển (nhóm Phật giáo Hòa Hảo truyền thống, bị tuyên phạt 11 năm); Y Yich (bị kết án 12 năm) - người dân tộc thiểu số theo nhóm Tin lành cực đoan ở Tây Nguyên; Phan Văn Thu (án tù chung thân) - người sáng lập nhóm Ân đàn Đại đạo (Phú Yên),...để vu cáo, xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Báo cáo mới đây nhất thì họ lợi dụng việc tòa án tỉnh Tuyên Quang tuyên phạt 15 tín đồ người Mông theo tà đạo Dương Văn Minh (tháng 5/2022) hay vụ việc tại Tịnh Thất Bồng Lai (tháng 7/2022) hay việc xử lý “Y Wô Niê, người dân tộc Ê Đê theo Thiên chúa giáo, bốn năm tù giam vì tội “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”… Đó đều là những phần tử lợi dụng tôn giáo chống Nhà nước Việt Nam hoặc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội nên bị phạt tù theo quy định của Bộ luật Hình sự, chứ không phải các “tù nhân lương tâm”, như USCIRF gán cho.

Cách thức “bảo vệ tự do tôn giáo” kiểu này không khỏi khiến chúng ta nhận ra rằng, thực chất là họ đã và đang lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá các nhà nước không thân thiện với họ, trong đó có Việt Nam. Mục đích của họ không có gì khác là nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Một số phần tử cơ hội chính trị ở trong nước đã ngay lập tức lợi dụng lòng tin của nhân dân để thực hiện các động cơ chính trị đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, kích động quần chúng chống phá, gây rối an ninh trật tự, tạo các “điểm nóng” về chính trị, v.v. Song sự thật vẫn là sự thật, dù họ có phớt lờ hoặc cố tình không nhận thấy thì sự phát triển và những thành tựu về tôn giáo ở Việt Nam tự nó đã làm bẽ mặt những kẻ lâu nay vẫn rắp tâm chống phá.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch sử dân tộc. Mặc dù đức tín, giáo lý và sự thời phụng của đồng bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chính vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam, luôn được tôn trọng,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân tộc. Tuyệt nhiên không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị chính quyền ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo sáng”, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo, vừa hăng hái lao động sản xuất kinh doanh, góp phần cùng toàn dân đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn sinh động đó đã, đang được khẳng định qua những thành tựu đã đạt và được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc vô lối với ý đồ đen tối nêu trên 

 

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Nhà nước Việt Nam có gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo?

  

Trong các báo cáo về tự do tôn giáo của Việt Nam, các tổ chức thiếu thiện chí đều nhai đi nhại lại rằng Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Họ lập luận hàm hồ rằng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bắt các tôn giáo phải đăng ký, bao gồm: các điều khoản mơ hồ cho phép tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội; đặt ra gánh nặng và yêu cầu phức tạp đối với các nhóm tôn giáo để đăng ký với chính phủ; có những quy định sự kiểm soát đáng kể của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo bằng những điều khoản hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như duy trì một quy trình đăng ký và công nhận nhiều giai đoạn cho các nhóm tôn giáo (?!).Đây là nhận định rất thiếu tính khách quan.

Những nhận định trên rõ ràng là mang tính áp đặt, không đúng với điều kiện thực tế công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam. Bởi lẽ, mỗi quốc gia đều có cách thức quản lý hoạt động tôn giáo phù hợp với truyền thống và thực tế của mình, trong đó quản lý hoạt động tôn giáo thông qua con đường đăng ký là một hình thức phổ biến, thích hợp và hiện thực ở nhiều quốc gia (như Pháp, Bun-ga-ri, Ba Lan, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc...), trong đó có Việt Nam. Theo đó, mỗi quốc gia có những yêu cầu riêng về điều kiện và thể thức việc đăng ký xem xét tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Có quốc gia xem việc đăng ký pháp nhân của tổ chức tôn giáo thuộc vấn đề ở cấp quốc gia, như Ba Lan, Nga, I-ta-li-a, Đức, Lat-vi-a; có quốc gia chỉ ở cấp hội đồng tỉnh, thành phố (Bun-ga-ri). Về điều kiện, có sự khác biệt giữa các nước, trong đó yếu tố thời gian tồn tại, số lượng, cơ sở tài sản tôn giáo, nhân sự, khả năng tài chính..., là những tiêu chí cơ bản(10). Việt Nam lựa chọn mô hình quản lý theo hình thức “đăng ký” và phân cấp chủ thể có thẩm quyền cấp đăng ký theo phạm vi hoạt động của tôn giáo là hợp lý và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Luật pháp Việt Nam đưa ra những tiêu chí cụ thể để công nhận tổ chức tôn giáo chứ không phải để cản trở tự do tôn giáo. Theo đó, mọi tôn giáo nếu bảo đảm những điều kiện đó đều được công nhận, khác với một số quốc gia chỉ thừa nhận một số tôn giáo chủ yếu(11). Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam ngoài những điều kiện về thời gian (giảm từ 23 năm theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo xuống còn 5 năm), nhân sự, địa điểm hợp pháp, còn có yêu cầu về hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích... Luật Tín ngưỡng, tôn giáo còn phân cấp quản lý (Trung ương và địa phương) theo phạm vi hoạt động của tổ chức tôn giáo. Bởi lẽ, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, có tôn giáo phạm vi sinh hoạt trên khắp cả nước, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành; có tôn giáo phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực, như Phật giáo Hòa Hảo, Bà-la-môn giáo, có tôn giáo thuộc loại nhóm nhỏ, như Minh sư đạo, Minh lý đạo, Bửu sơn Kỳ hương, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Mặc Môn, đạo Baha’i (ở Việt Nam); có tôn giáo có nhiều tổ chức, hệ phái khác nhau, như Cao Đài, Tin lành,... Do đó, cơ chế công nhận và quản lý hoạt động của tổ chức tôn giáo theo hình thức đăng ký theo quy mô hoạt động của tôn giáo là phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, cũng giống như nhiều quốc gia khác và được luật pháp quốc tế thừa nhận (tính đặc thù). Đó không phải là điều kiện đặt ra để hạn chế hay cản trở quyền tự do tôn giáo như USCIRF hay các thế lực phản động, thù địch xuyên tạc.

Thực tế, Nhà nước Việt Nam đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận cho 311 chi hội, 1.742 điểm nhóm của đạo Tin lành ở Tây Nguyên, 14 chi hội và 797 điểm nhóm Tin lành ở khu vực miền núi phía Bắc. Điều này đã được thừa nhận trong Báo cáo thường niên năm 2020 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ. Ngoài ra, các tổ chức của Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Bàni giáo, Bàlamon giáo, ... cũng được Nhà nước Việt Nam thừa nhận và được tự do hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo (tổ chức của Công giáo, Phật giáo được thừa nhận và hoạt động trong vùng dân tộc thiểu số ở các khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ; tổ chức của Bàlamon giáo, Bà ni giáo, Hồi giáo được thừa nhận và hoạt động trong cộng đồng người Chăm).

Việc một số hội, nhóm tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số chưa được thừa nhận như: “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế”,... đang bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật. Thực chất các tổ chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. “Hội thánh Đề ga quốc tế” với những nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan Ngol, Y Wi Ksơn (A ma Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với mưu đồ thành lập “Nhà nước Đề ga tự trị” ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu và nhóm cốt cán của các nhóm “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam”, “Cây Thập giá Chúa Jêsu Krits” và “Hà Mòn” ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các hiện tượng này trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, còn gọi là “Tin lành Đề ga” và “Công giáo Đề ga” - được hứa hẹn là quốc giáo của “Nhà nước Đề ga”, thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai, phục vụ mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

 

Mong rằng với chính sách mở, truyền thông rộng rãi như hiện nay, những luận điệu lạc lõng n ày sẽ không còn đất sống.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Không thế lực nào có thể phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

 


 Đầu tháng 12-2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phát đi thông cáo, trong đó đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Từ thười điểm này, các cá nhân, tổ chức vốn thù địch với Việt Nam đẩy mạnh hoạt động chống phá Việt Nam về tôn giáo, xem đó như là lĩnh vực, mũi nhọn tấn công, can thiệp vào nội bộ Việt Nam.

Tiêu biểu như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) luôn đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là “bóp nghẹt tôn giáo”, “không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”. Họ lợi dụng triệt để quan điểm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” để cho rằng “tự do tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức”. Một việc làm đáng xấu hổ của tổ chức này là  bênh vực những tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật như tổ chức Dương Văn Mình (Tây Bắc), Hà Mòn (Tây Nguyên) và gần đây nhất là Tịnh thất Bồng Lai (Long An) để vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo.

 Thực tế cho thấy, việc sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn khác xa với những nhận định mang tính định kiến, xuyên tạc trên.

Việt Nam hiện có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với hơn 26,7 triệu tín đồ, trên 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc và trên 29.000 cơ sở thờ tự… Nhiều hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã trở thành lễ hội của đông đảo người dân như lễ Phật đản, lễ Giáng sinh… Việt Nam đã đăng cai tổ chức nhiều hoạt động của Công Giáo, Tin Lành như Đại hội đồng Giám mục Á châu; lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hội thảo tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ; đối thoại Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ VI... 

Trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng, không gây ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác và đặc biệt không được ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, môi trường, đạo đức xã hội.

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, được đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình hưởng ứng và thừa nhận. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Trong 15 năm qua, cả nước đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 7.916 cơ sở thờ tự, v.v. Đồng thời, coi trọng củng cố mối quan hệ đoàn kết lương - giáo, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thôn, bản, địa phương vững mạnh, giàu đẹp, văn minh, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, có thể khẳng định rằng những luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam mà Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ và Ngoại trưởng Mỹ đưa ra là hết sức vô lý . Nhằm ý đồ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự hoài nghi của cộng đồng các tôn giáo đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mục đích chống phá, gây ra bất ổn về tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta. Do đó, những nhận định thiếu khách quan, xuyên tạc, sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cần phải được vạch trần, phê phán, bác bỏ.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

Vì sao cần quán triệt phương châm tôn giáo đồng hành cùng dân tộc?

 

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam luôn được nuôi dưỡng bởi truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc. Bởi vậy, họ không chỉ có đức tin và sự cố kết với tôn giáo của mình, mà luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chủ rương, phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, “tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” là bài học quý báu mà ông cha ta đã tổng kết được trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, các thế lực thù địch không ngừng dùng những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo với nhiều hình thức để chống phá Nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng cho rằng "tôn giáo ở Việt Nam đứng ngoài chính trị, tôn giáo độc lập với chính quyền, tôn giáo có sự "tự do" tuyệt đối, tôn giáo đứng ngoài pháp luật"…

Chúng lợi dụng triệt để quan điểm "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật" để cho rằng "tự do" tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức, vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp giáo sĩ, tăng sức ép với Việt Nam qua việc quốc tế hóa các vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng... Một số người đứng đầu các tổ chức tôn giáo đã bị đối tượng xấu xúi giục, kích động, mua chuộc trở nên cực đoan, phản động, coi tổ chức tôn giáo của mình như một cá thể độc lập, nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, của giáo hội, không liên quan đến chính quyền, tự đưa ra các quy định, các "điều luật" riêng, thậm chí đi ngược lại với những giáo lý và pháp luật...

Mặc dù cho rằng tôn giáo Việt Nam đứng ngoài chính trị, nhưng các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng tôn giáo hòng thực hiện các mưu đồ chính trị nhằm hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" để xuyên tạc, bóp méo cho rằng Việt Nam "đàn áp tôn giáo"; lợi dụng các vấn đề chính trị-xã hội phức tạp trong nước để kích động ly khai, biểu tình; lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận dân chúng để thành lập các "đạo lạ", các tổ chức núp dưới danh nghĩa tôn giáo nhưng mang màu sắc chính trị, truyền đạo trái phép; lồng ghép những tư tưởng phản động, xuyên tạc bản chất chế độ chính trị, chống đối chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa tôn giáo với chính quyền, gieo nên những ánh nhìn định kiến, ác cảm của đồng bào tôn giáo đối với chính quyền, kích động gây rối, làm mất ổn định chính trị-xã hội, gây mất đoàn kết lương-giáo, chia rẽ dân tộc...

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chống đối dưới chiêu bài đòi tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, các thế lực phản động không ngừng các thủ đoạn thâm độc kích động bà con giáo dân phản đối các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc không thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; không tham gia các sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng; không thực hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc; không tham gia các tổ chức chính trị ở địa phương; không tham gia thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương... Từ đây chúng âm mưu lôi kéo đồng bào ra khỏi sự quản lý của chính quyền, của pháp luật, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở; hòng làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng với chế độ, từ đó dễ bề chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Lợi dụng quyền "tự do tôn giáo" chúng cố tình đánh tráo khái niệm để cho rằng con người có quyền "tự do tuyệt đối về tôn giáo" tức là tôn giáo đứng ngoài pháp luật. Tuy nhiên cần phải hiểu "tự do tôn giáo" là việc mỗi người có quyền tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Tại khoản 3, Điều 18, Công ước quốc tế đã chỉ rõ: "Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác."… Không chỉ Việt Nam, mà các nước phát triển đều đặt giới hạn cho tự do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, đặt tự do tôn giáo trong mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước, pháp luật, chính quyền.

Lịch sử Việt Nam luôn đồng hành cùng tôn giáo, dân tộc

Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ, thời nào các bậc minh quân khéo biết dùng chính sách đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc thì đất nước thái bình, thế nước vững như “Âu vàng”. Ngay khi bắt tay vào xây dựng nền độc lập cho quốc gia Đại Việt, vua Đinh Tiên Hoàng đã biết phát huy Phật giáo ở cả khía cạnh trí tuệ và cố kết nhân tâm, để đoàn kết, phò Vua, chống giặc, giúp nước. Vua đã phong cho Thiền sư Ngô Chân Lưu làm Tăng thống, chức đứng đầu các sư cả nước; sau lại phong là Khuông Việt Đại sư, nghĩa là bậc Đại sư khuông phò nước Việt nhằm tôn vinh, khích lệ sự cống hiến của ông đối với đất nước. Thời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo trở thành Quốc đạo và đã có công lớn trong việc cố kết nhân tâm và vun bồi trí đức; nhờ đó mà dân tộc ta đã đoàn kết một lòng, đánh tan những đội quân xâm lược mạnh nhất đương thời. Đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc đã trở thành tư tưởng xuyên suốt, một chiến lược cách mạng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm trên thực tế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết tôn giáo; hoà hợp dân tộc. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3-9-1945), Người đã khẳng định: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đã là người Việt Nam, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì đều chung một dân tộc, đều là con cháu của dòng dõi Lạc-Hồng, vì vậy, đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề tất yếu, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Tư tưởng đoàn kết của Người không chỉ xuất phát từ thực tế của đất nước, mà từ kinh nghiệm xương máu trong truyền thống mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, từ tinh hoa văn hoá của nhân loại, từ lý luận học thuyết Mác - Lê-nin. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” là sức mạnh chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ; là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. Trong mối quan hệ giữa dân tộc và nhân dân, Bác Hồ đã dạy: đất nước có độc lập thì nhân dân mới được tự do. Đối với tôn giáo, Người cũng đã chỉ rõ: “…hơn ai hết, đồng bào công giáo càng mong cho Tổ quốc được độc lập, cho tôn giáo được hoàn toàn tự do…”2.

Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này được thể hiện rõ trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tại Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”3. Nghị quyết 25-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (khoá IX), xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Hiến pháp nước ta qua các thời kì đã ghi rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều 70, Hiến pháp 1992 đã ghi: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ”. Đặc biệt, Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khoá IX) thông qua ngày 18-6-2004 và được Chủ tịch Nước ký lệnh công bố ngày 29-6-2004 tiếp tục khẳng định: tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta. Sự ra đời của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng cơ bản nguyện vọng chính đáng của các tôn giáo; tạo sự phấn khởi trong đại đa số đồng bào tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo ở nước ta. Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho “lòng dân, ý Đảng” hoà quyện, tạo nên sức mạnh vô địch trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

 

 

Không thể phủ nhận đóng góp tôn giáo với dân tộc

 

Ở Việt Nam, các tín ngưỡng, tôn giáo đều mang những bản sắc riêng, nhưng đều có sự dung hợp, đan xen, thống nhất trong đa dạng và đều hướng đến giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Trong lịch sử dân tộc, đồng bào theo những tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn luôn hòa hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận không tách rời của đời sống văn hóa-tinh thần của dân tộc. Suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và phát triển đất nước đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của hàng chục nghìn chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo. Với phương châm sống "tốt đời, đẹp đạo", "tôn giáo đồng hành cùng dân tộc", nhiều tổ chức tôn giáo cùng các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước, cùng đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

 

Ở Việt Nam hiện nay, tôn giáo có mối quan hệ tương đối thống nhất với chế độ chính trị. Nhà nước bảo đảm tạo mọi điều kiện về "quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng", tạo điều kiện giúp đỡ các tôn giáo được bảo đảm lợi ích và hoạt động trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Còn các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật và có nhiều đóng góp vào việc xây dựng quê hương, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Sự đồng hành của tôn giáo với sự phát triển của đất nước được thể hiện rõ nét qua việc đóng góp các nguồn lực vào công cuộc phát triển đất nước; qua nhiều hoạt động thiện nguyện; chung tay cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới; giúp đỡ nhân dân trong khó khăn, dịch bệnh, thiên tai; giúp đỡ những người yếu thế, người già, trẻ em không nơi nương tựa trong xã hội,... Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy, các tổ chức tôn giáo đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo: mở 300 trường mầm non, 2.000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề và một số trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên cả nước; tổ chức hơn 500 cơ sở y tế, khám, chữa bệnh từ thiện; thành lập hơn 113 cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội. Trong dịch Covid-19 vừa qua, 3.000 tình nguyện viên của các tổ chức tôn giáo đã tham gia chống dịch; các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng cho quỹ vắc-xin, hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống Covid-19, tặng 24 xe cứu thương, nhiều trang thiết bị với hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động nhân đạo... Các hoạt động này thể hiện sự chung tay, góp sức một cách tích cực của các tổ chức tôn giáo Việt Nam với chính quyền các cấp, góp phần hỗ trợ chính quyền trong việc phát triển kinh tế-xã hội địa phương, giúp đỡ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Không ít chức sắc, tín đồ tôn giáo là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, có nhiều đóng góp quan trọng trong hệ thống chính trị, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Cụ thể, có 5 chức sắc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.

 

Mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo còn thể hiện ở việc các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã và đang góp phần đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào một cách nhanh chóng; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phối hợp chính quyền ở địa phương vận động đồng bào tôn giáo xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới, đô thị mới; lên án, bài trừ hủ tục góp phần xây dựng đời sống mới với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho chính đồng bào...

Xuất phát từ thực tế đó, không có thế lực nào có thể xuyên tạc, chia rẽ, phá hoại chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

Về luận điệu “đàn áp người Thượng”, “gây bất bình đẳng, kỳ thị dân tộc”

 


Sự kiện xảy ra ở 2 xã của một huyện ở Tây Nguyên gần đây làm 9 người chết và nhiều người bị thương, đã và đang được các thế lực cơ hội, thù địch triệt để khai thác với dã tâm xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta trong việc đề ra và thực thi chính sách dân tộc. Tôi đồng tình cơ bản với cách phân tích và nội dung mà tác giả Đoàn Kết đã đề cập sự kiện nói trên. Nhân đây, tôi muốn bổ sung và nhấn mạnh rằng, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những nỗ lực lớn lao trong việc đề ra đường lối, chính sách cũng như quá trình thực thi, biến các chủ trương ấy thành hiện thực sinh động, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, đến việc phát triển nông – lâm nghiệp; trên cơ sở đó, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là chăm lo hỗ trợ kinh tế cho vùng sâu, vùng cao, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách, các gia đình neo đơn, những hộ còn túng bấn, nghèo khó… Đó là một sự thật hiển nhiên, nhưng các thế lực xấu vẫn cố tình buộc tội chế độ ta “bỏ rơi”, thậm chí “đàn áp người Thượng”, “gây bất bình đẳng, kỳ thị dân tộc”, v.v và v.v… do vậy “dồn họ đến chân tường”, buộc họ phải “vùng lên phản kháng chế độ độc tài”?!

Đông đảo đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên cũng như ở nước ta đồng tình với Người phát ngôn của Bộ Công an – Trung tướng Tô Ân Xô khi nói với báo chí: “Đây là hành động khủng bố có tổ chức, có yếu tố bên ngoài”. Nhắc đến “yếu tố bên ngoài”, chúng ta không loại trừ hoạt động của đảng “Việt Tân” – một đảng hình thành ở ngoài Việt Nam từ lâu, đã bền bỉ tập hợp các lực lượng phản động trong số người Việt lưu vong đang sống ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt ở những nơi có nhiều Việt kiều cư trú. Với luận điệu mị dân, họ tuyên truyền mục tiêu của Việt Tân là “khôi phục và phát triển nền dân chủ”, “phục hưng nền văn hóa” để dễ bề tập hợp, kích động những người nhẹ dạ làm theo chúng. Được các thế lực nước ngoài chống Việt Nam bơm tiền và vũ khí, Việt Tân dã cử nhiều nhóm về nước để cài cắm lực lượng, phối hợp trong, ngoài để chờ thời điểm “trong nổi dậy, ngoài hưởng ứng chi viện” để “lật đổ ách thống trị của cộng sản”! Việc lực lượng an ninh của Việt Nam đã nhiều lần bắt quả tang các nhóm mang vũ khí về nước, thậm chí đặt thuốc nổ ở các địa bàn quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phá hoại các công trình, gây hoang mang dư luận xã hội, đã phơi bày dã tâm xấu độc của đảng Việt Tân. Nhưng “thua keo này, chúng lại bày keo khác”, mà vụ việc ở Tây Nguyên vừa qua là sự tiếp nối của một chủ trương chọn “vấn đề dân tộc” làm ngòi nổ – như chúng đã làm trong các năm 2001 và 2004 để thực hiện âm mưu bạo loạn, lật đổ chính quyền, xây dựng “Nhà nước Đề ga độc lập”! Kết quả, chúng đã nhận “trái đắng” thế nào, mọi người đã rõ. Lần này, hàng chục đồng bọn của chúng đã bị bắt và khai nhận có sự chỉ huy ở bên ngoài, càng phơi bày “mặt nạ” của đảng Việt Tân rêu rao chủ trương “đấu tranh bất bạo động”?!

Về chính trị, họ còn đưa ra một luận thuyết: “phải xây dựng một xã hội dân sự mới có được nền dân chủ đích thực” ở Việt Nam. Họ cố tình không hiểu rằng, mỗi một quốc gia, dân tộc có quyền chọn lựa chế độ chính trị; từ đó chọn cách thức xây dựng xã hội đó phù hợp với thực tiễn nước đó, đặc biệt là được sự chấp nhận và ủng hộ của nhân dân. Công cuộc đổi mới đất nước ta trong 37 năm qua, dù người khó tính đến mấy cũng khó có thể phủ nhận những thành tựu lớn lao trong nhiều lĩnh vực. Những người chân chính đều hiểu rằng, Việt Nam chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là việc làm mới mẻ, là việc “dò đá qua sông”, nhưng để có dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì khó mấy cũng làm. Do vậy, cùng với mặt được là cơ bản, không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Nhưng họ đã khoét sâu, thổi phồng khuyết điểm, rồi quy chụp nguyên nhân của mọi nguyên nhân là “chỉ duy trì một đảng, ắt dẫn đến độc tài, triệt tiêu dân chủ”?! Thử hỏi, trên thế giới có nước nào khi tiến hành kỳ họp Quốc hội, thì trước và sau kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đều phải về cơ sở tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị cụ thể. Ngay buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội, thì Báo cáo đầu tiên là “Báo cáo kiến nghị của cử tri với Quốc hội” do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày. Kỳ họp nào cũng vậy, Quốc hội đều dành gần 3 ngày để đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, kể cả Thủ tướng!

Chỉ đơn cử qua vài ví dụ nêu trên, họ hãy tự trả lời ở Việt Nam có cần “xã hội dân sự” để “có dân chủ” hay không? Nhân đây, có lời nhắn gửi các ngài lãnh đạo đảng Việt Tân: Nhân dân Việt Nam đã và đang sát cánh với Đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – đó là sức mạnh vô địch, là bức trường thành vững chắc mà bất cứ thế lực nào đụng vào đó, đều sẽ chuốc thất bại nhục nhã!

 

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Luật pháp về Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế

 Kể từ khi Luật Tín ngưỡng tôn giáo được ban hành, ngày 1/1/ 2018, báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo quốc tế ở Việt Nam, USCIRF đều dành câu từ công kích, xuyên tạc những quy định này ngay từ đầu, với lập luận đều rưa rứa kiểu như “Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật quy định sự kiểm soát đáng kể của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo và có những quy định mập mờ cho phép hạn chế tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước” (Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của USCIRF năm 2022). Vậy Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam có “hạn chế tự do tôn giáo” hay bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân khồng bị xâm hại và tương thích với pháp luật quốc tế mà bất cứ nhà nước, chính thể nào cũng phải thực hiện?!?

Cần phải khẳng định rằng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người. Điều này không chỉ được thể hiện rất rõ ràng trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà còn được quy định cụ thể trong hệ thống luật pháp của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Tại Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966 (Việt Nam đã tham gia Công ước này ngày 24-9-1982), ghi rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo; 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng; 3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo, tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác.”

Trên cơ sở Công ước quốc tế và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội lịch sử truyền thống của mỗi quốc gia, các nước trên thế giới đều ban hành những quy định pháp lý về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Trên thế giới không có nơi nào tín ngưỡng, tôn giáo đứng ngoài pháp luật, hoạt động theo kiểu tự do vô tổ chức mà đều có những hạn chế theo luật pháp quy định vì một nền trật tự an ninh chung, vì sức khỏe hay đạo đức cộng đồng hoặc vì sự bảo vệ các quyền và tự do của người khác.

Chẳng hạn ở châu Âu, Cộng hòa Pháp được xem là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng đây cũng là quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ và chi tiết nhất về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo luật ngày 09-12-1905 của nước này ghi rõ: “Nền Cộng hòa bảo đảm quyền tự do lương tâm, bảo đảm quyền tự do thực hành các việc thờ phụng với những hạn chế duy nhất được ban bố… vì lợi ích trật tự công cộng” (Điều I). Tại Điều 25 của Đạo luật trên cũng ghi: “Các cuộc hội họp để cử hành một việc thờ phụng được điều hành trong những trụ sở thuộc một hiệp hội tôn giáo… là công cộng. Chúng được đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách vì lợi ích của trật tự công cộng”.

Tương tự ở châu Á, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một nước có truyền thống tín ngưỡng, văn hóa lâu đời. Nghị định 145 ngày 31/01/1994 của nước này quy định: “Các nơi hoạt động tôn giáo phải đăng ký theo thể thức do Cục Tôn giáo Quốc gia ấn định. Các nơi đó không thể do người nước ngoài điều khiển. Các nơi thờ tự không được nhận tiền bạc của các tổ chức và cá nhân từ nước ngoài gửi về. Tiền bạc do người nước ngoài tặng hoặc dâng cúng phải được tiếp nhận theo luật pháp quốc gia… Nghị định 144 ngày 31/01/1994 của Trung Quốc cũng quy định: “Cấm người ngoại quốc không được thành lập các tổ chức tôn giáo và các cơ cấu phụ thuộc tôn giáo… không được hoạt động truyền đạo trong nhân dân trừ phi được phép của chính quyền. Cấm người nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc các sách, báo và tài liệu tôn giáo. Các tài liệu khác như sách tôn giáo, băng video, cát-sét tôn giáo thì được phép mang theo và chỉ sử dụng riêng cho bản thân”.

Còn ở Việt Nam, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh chính sách “tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết”. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cũng đã nêu rõ: “Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến bản Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định và mở rộng hơn, trong đó quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” (Điều 26).

Sau khi đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 đã ghi: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 80). Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 70).

Bước vào thời kỳ đẩy CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013, hiến định một cách toàn diện hơn các quyền chính trị, dân sự của người dân; trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện khá toàn diện và đầy đủ, đảm bảo dân chủ, tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người được thực hành tín ngưỡng và tôn giáo của mình. Điều 24 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp lệnh, chỉ thị về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam thường xuyên được chú trọng xây dựng và hoàn thiện nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với với các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. Chính điều đó đã đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân phù hợp với Công ước quốc tế và ngang tầm với luật pháp của nhiều nước có nền pháp chế lâu đời. Nhà nước Việt Nam không những tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn giúp đỡ nhân dân thực hiện quyền lợi ấy. Đồng thời cũng như mọi quốc gia trên thế giới pháp luật Việt Nam sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật.

Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước ta vừa nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lạm dụng tôn giáo để làm trái pháp luật. Nếu những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm nghiêm trọng pháp luật như gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, đến truyền thống văn hóa dân tộc… có thể bị đình chỉ. Quy định như vậy chính là đảm bảo cho những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân dân, không bị các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với thuần phong, mỹ tục làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, sức khỏe, nhân phẩm, tiền bạc của nhân dân…chứ hoàn toàn không phải chỉ để “phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản…” như giọng điệu của USCIRF và các thế lực thù địch, phản động từng xuyên tạc, rêu rao./

 

Tự do tôn giáo ở Việt Nam – Thành quả không thể phủ nhận

 


Vừa qua Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố sách trắng “ Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Nội dung của cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về Tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam; về những thành tựu cũng như những thách thức trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về đối với tín ngưỡng và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thế nhưng, các lực lượng chống đối, thiếu thiện chí với Việt Nam từ trước tới nay thường xuyên câu kết, móc nối với các phần tử cực đoan nhằm mục đích chính trị hóa và quốc tế hóa vấn đề tôn giáo khi họ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bóp méo vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chính vì vậy, ngay sau khi các cơ quan chức năng công bố sách trắng về tôn giáo thì một số phương tiện truyền thông, như RFA, RFI, VOA… cùng nhiều phương tiện của một số tổ chức, cá nhân của các lực lượng chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam đã liên tục có những bình luận sai trái, những tin, bài viết xuyên tạc về cuốn sách trắng này! Vậy họ tập trung xuyên tạc những vấn đề gì?

Họ đưa ra những luận điệu hết sức sai trái khi cho rằng, việc đưa ra cuốn sách trắng về tôn giáo ở Việt Nam để công bố thực ra chỉ là “ bức bình phong” nhằm che đậy những vi phạm về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Họ lập luận rằng, việc vi phạm đó đã khiến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa trở lại Việt Nam vào danh sách các nước theo dõi đặc biệt về tôn giáo. Đáng chú ý là những luận điệu sai trái này hoàn toàn dựa vào số đối tượng cực đoan, chống đối dai dẳng trong các tôn giáo, như: Lê Quang Hiển, Đinh Hữu Thoại, Thích Văn Phước… Các đối tượng trên đều tham gia cái gọi là “ Hội đồng Liên tôn Việt Nam”- một tổ chức tôn giáo bất hợp pháp tại Việt Nam!

 Có một nét chung là các đối tượng phát ngôn trên đều là những phần tử chống đối , có tư tưởng bất mãn và ly khai khỏi các tôn giáo được Nhà nước công nhận và liên kết với nhau thành lập một tổ chức bất hợp pháp để thực hiện ý đồ chống phá của mình. Họ câu kết với các tổ chức phản động ở nước ngoài để tán phát các tài liệu phản động và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp lực lượng chống đối, gây rối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội nói chung, sinh hoạt –  hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo nói riêng. Chính họ đã và đang phá hoại sự bình an, hạnh phúc của nhân dân và tác động xấu đến truyền thống văn hóa dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, những ý kiến mà họ cung cấp cho các trang báo điện tử của RFA, RFI, VOA đều mang tính thù địch với Việt Nam. Những ý kiến kiểu này không khách quan, không có tinh thần xây dựng nhưng rất tiếc các các đài trên lại sử dụng cho thấy không có tính thuyết phục và không tôn trọng sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra hằng ngày.

 Cần nhấn mạnh rằng, các hoạt động tôn giáo lớn đã trở thành những Lễ hội của mọi người Việt Nam. Ví dụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ba lần tổ chức rất thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK. Ngày Lễ Giáng sinh của người Công giáo hằng năm đã trở thành Lễ hội thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ ở Việt Nam. Nghị quyết số 25 – NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “ Công tác tôn giáo trong tình hình mới” và Chỉ thị số 18-CT/TƯ của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo đã và đang đi vào cuộc sống. Do vậy, những luận điệu phủ nhận về sách trắng Tôn giáo ở Việt Nam là không thể đạt được mục đích đen tối của họ!