Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Tà đạo Dương Văn Mình: những điều không tưởng!


Sau 5 năm ngồi tù với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành nghề mê tín dị đoan”, ngay khi ra tù, tà giáo Dương Văn Mình tiếp tục hành nghề mê tín dị đoan, thành lập ra cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình”, tự phong làm “Giáo chủ” dụ dỗ, lừa gạt người Mông.


 

Để tạo dựng thân thế cho bản thân như một người được bề trên chỉ điểm, là đấng thần linh, lợi dụng nhân dân trong vùng trình độ thấp kém, Dương Văn Mình chỉ đạo tay chân dựng cổng chào, treo băng rôn có nội dung: “Dương Văn Mình ra đời đúng 12 giờ đêm ngày 1-8-1989, là đấng cứu thế của người Mông” và tuyên truyền “đến năm 2000 Trái đất nổ tung con người sẽ chết hết, muốn sống phải theo Dương Văn Mình”. Người Mông theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình lâu năm như ông Giàng Ly Pao tin rằng: chỉ cần treo cờ Dương Văn Mình trong nhà, khấn vái hàng ngày là không cần làm cũng có ăn, không cần học cũng biết chữ, trẻ mãi không già, già lại hóa trẻ, có chết cũng được lên trời sống sung sướng.

Nghe theo lời xúi giục của tà đạo Dương Văn Mình, hàng ngàn người Mông bỏ nhà cửa, bỏ bê đồng ruộng, không chịu làm ăn, đi theo Dương Văn Mình để chờ Vua làm phép lạ, để của trên trời rơi xuống. Cuối cùng tiền không thấy đâu, gạo thịt cũng không, hàng ngàn người Mông khốn khổ trong hoang lạnh, nhiều người ốm, đói, có người đã chết. Thời điểm đó, chính quyền địa phương, các chiến sĩ công an nhân dân phải mất bao nhiêu công sức thuyết phục để đưa bà con về lại với cuộc sống lao động, phải chi ngân sách giúp bà con khôi phục lại đời sống bình thường.

Tin vào lời chiêu dụ của tà đạo, Nhiều người Mông vì nhẹ dạ, cả tin đã bán lúa, ngô, trâu bò, mang của cải vật chất đến nộp cho Dương Văn Mình và đồng bọn. Dương Văn Mình đã dùng tiền, vật chất đó để chi tiêu cá nhân, sống phù phiếm, và hàng ngày hưởng thụ nhục dục – quan hệ bất chính, ăn nằm như vợ chồng với em gái vợ. Điều này trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức lối sống của người Mông, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình đã được pháp luật nhà nước qui định.

Không những vậy, lợi dụng trình độ nhận thức của đông đảo bà con người Mông còn hạn chế, Dương Văn Mình tuyên truyền, dụ dỗ, mị người đồng bào Mông tổ chức cho phụ nữ xuống suối tắm rửa tội và buộc họ thuận tình ngủ với hắn, để hắn thỏa thú tính.

Vì tin lời mị “chỉ cần đưa người chết vào Nhà đòn do tà đạo Dương Văn Mình tạo ra, khấn vái đủ 24h, có khả năng người chết sẽ sống lại” mà đã có không biết bao nhiêu người Mông khi ốm không được đi bệnh viện để hắn cầu hồn, cuối cùng đã bị chết.

Theo chính những người Mông xuống “khiếu kiện” tại Hà Nội cho biết: các đệ tử đạo Dương Văn Mình vận động bà con, muốn được “đắc đạo” của Dương Văn Mình, được về trời thì phải phá bỏ bàn thờ tổ tiên, đục hình con ve, con cóc dùng làm nghi lễ tâm linh cho người chết thay cho các nghi lễ truyền thống của người Mông.

Điều đáng chú ý ở đây, nghi lễ tâm linh đưa người chết vào Nhà Đòn rồi hàng ngày cùng nhau đến để khấn vái là nghi lễ chưa từng có trong lịch sử sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Mông. Mặc dù chính quyền, lực lượng Công an kiên trì đến tận nhà vận động, và mời đến cơ quan làm việc, nhưng dưới sự xúi giục của tà đạo Dương Văn Mình, những người Mông đã trót tin vào “giáo chủ Dương Văn Mình” tỏ ra bất tuân dân sự, chống đối.

Đặc biệt, hàng ngày theo chỉ đạo của Dương Văn Mình phải đến “nhà đòn” tập hợp, không được đến nhà văn hóa do chính quyền địa phương xây dựng. “Nhà đòn” này chỉ để một số đồ dùng tang lễ, ngoài ra chỉ có một thánh giá lớn để hàng ngày các đệ tử Dương Văn Mình vận động bà con đến cầu nguyện, hoặc nghe chúng tuyên truyền về nước Mông.

“Nhà đòn” thực chất là cơ sở tôn giáo trái phép lập ra để cạnh tranh với nhà văn hóa, các công trình văn hóa do chính quyền địa phương và bà con xây dựng nên. Những tuyên truyền của tà đạo nhằm phá vỡ những tiến bộ không chỉ trong kinh tế xã hội mà còn cả về văn hóa của người Mông trong những năm vừa qua.

Đồng bào dân tộc thiểu số, nhẹ dạ, cả tin luôn là điểm tiếp cận và là con mồi cho các thành phần vi phạm pháp luật, các đối tượng cầm đầu, cốt cán của những tổ chức chống phá nhấm đến. Trước những hiện tượng như tà đạo Dương Văn Mình, cần phân biệt đâu là tôn giáo và hiện tượng tương tự. Dĩ nhiên tà đạo Dương Văn Mình chưa bao giờ được công nhận là tổ chức tôn giáo và việc không cho phép hoạt động là đương nhiên.

 

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Vì sao hiện tượng “tôn giáo mới” Dương Văn Mình lại nảy sinh, hoành hành?

 


Trước hiện tượng Dương Văn Mình đã có những tác động tiêu cực đến cuộc sống của đồng bào, gây phức tạp xã hội, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh trật tự ở khu vực đặt ra cho chúng ta thắc mắc vì sao nó lại phát sinh, lộng hành, lan rộng và tồn tại dai dẳng như vậy


 

Hiện tượng Dương Văn Mình do Dương Văn Mình, người dân tộc Mông thành lập tại xã Yên Hương huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang năm 1989. Những người theo Dương Văn Mình coi ông như “Đấng Cứu thế”, hay “Bố” của người Mông, dạy dỗ họ những điều tốt đẹp. Sau khi hình thành hiện tượng Dương Văn Mình đã phát triển sang các tỉnh khác ở vùng miền núi phía Bắc.

Ở tỉnh Cao Bằng, người Mông theo hiện tượng Dương Văn Mình từ năm 1989, hoạt động lén lút. Họ đã dựng nhiều “nhà đòn” để dụng cụ tang lễ. Tháng 6-2016, có 2.400 người, toàn bộ là người Mông theo hiện tượng này, trong đó có người là đảng viên, cán bộ xã, cán bộ xóm, đoàn viên, hội viên. Năm 2019, toàn tỉnh Cao Bằng có 2.772 người theo hiện tượng Dương Văn Mình, trong đó có người là đảng viên.

Tỉnh Bắc Kạn, tháng 3-2010, toàn tỉnh có 321 người Mông theo hiện tượng Dương Văn Mình ở 3 huyện: Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Mới. Năm 2015 có 760 người theo ở 5 huyện, trong đó có cán bộ, đảng viên, bí thư chi đoàn, trưởng thôn. Năm 2018 toàn tỉnh có 820 người theo hiện tượng Dương Văn Mình. Những người đứng đầu tổ chức thường xuyên liên lạc với các nhóm trong và ngoài tỉnh để trao đổi thông tin và tổ chức ăn tết chung; tiếp tục gửi đơn thư khiếu nại chính quyền cơ sở; tái dựng nhà đòn; gặp gỡ người nước ngoài; tìm cách đối phó với chính quyền.

Tỉnh Thái Nguyên, năm 2019, số người tin theo hiện tượng Dương Văn Mình là 1.131 người; có 6 nhà đòn ở huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai.

Tỉnh Hà Giang, từ năm 2001 đã có 147 hộ người Dao ở 4/5 thôn, bản của xã Tả Pan huyện Mèo Vạc theo hiện tượng Dương Văn Mình. Gần đây hiện tượng này đã phát triển vào xã Tả Lủng và Niêm Sơn với 6 hộ/33 người.

Hiện tượng Dương Văn Mình chưa có hệ thống giáo lý hoàn chỉnh. Những lời dăn dạy của Dương Văn Mình là nền tảng tinh thần và phương châm hành xử của các tín đồ. Nghi lễ thờ cúng theo hướng giản tiện về nghi thức, hạn chế tốn kém về kinh tế và tiết kiệm thời gian, chủ yếu hành lễ trong những sự kiện quan trọng như lễ cưới, lễ tang, hay ăn tết chung. Những người theo đạo đã bước đầu hình thành tổ chức theo các điểm nhóm giống với đạo Tin Lành.

Giống như các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác, hiện tượng tôn giáo mới như tà đạo Dương Văn Mình cũng có chức năng an ủi, xoa dịu nỗi đau của con người trong đời sống xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm linh, bù đắp sự cô đơn và mong ước được khỏi bệnh tật, đói nghèo của không ít người dân. Sự đơn giản trong nghi lễ của các hiện tượng tôn giáo mới cũng được xem là phù hợp với xã hội hiện đại. Thực tế hơn 7.000 người DTTS theo hiện tượng Dương Văn Mình, cũng như hàng nghìn người Dao ở Hà Giang theo hiện tượng San sư khẹ tọ hiện nay là những minh chứng thuyết phục về nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào khi theo hiện tượng tôn giáo mới.

Tuy nhiên, những hiện tượng tôn giáo mới tác động tiêu cực đến cộng đồng DTTS miền núi phía Bắc, gây phức tạp tình hình, làm xáo trộn đời sống xã hội nói chung, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ, tiềm ẩn nhân tố gây bất ổn trong vùng đồng bào. Một số hoạt động có tính chất cực đoan, mê tín. Nguyên nhân cơ bản làm cho một bộ phận đồng bào DTTS theo những hiện tượng tôn giáo mới là do đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của họ còn khó khăn. Đến nay, vùng Tây Bắc vẫn là khu vực nghèo nhất cả nước; cơ sở kinh tế như điện, đường, trường trạm còn hạn chế, giao thông, đi lại khó khăn. Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS nói chung còn nghèo nàn, ở nhiều địa phương, nặng về các cuộc tang lễ, cưới xin, cúng bái với hủ tục nặng nề tốn kém, thực sự là gánh nặng đối với người dân. Họ đã theo hiện tượng tôn giáo mới để vừa thỏa mãn được nhu cầu tâm linh, tôn giáo vừa đỡ tốn kém trong thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

Một lý do rất quan trọng dẫn tới tình trạng đồng bào DTTS theo các hiện tượng tôn giáo mới là do một số tỉnh chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Miền núi phía Bắc là nơi thực hiện Chỉ thị 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành (sau đây gọi là Chỉ thị 01) chậm hơn cả so với các vùng miền khác trong cả nước. Đến nay toàn vùng vẫn còn hơn 50% điểm nhóm đạo Tin Lành chưa được cấp đăng ký sinh hoạt, tức là chậm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người DTTS, từ đó những hiện tượng tôn giáo mới có cơ sở thuận lợi phát triển để bù đắp vào khoảng trống tâm linh của người dân.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng một bộ phận đồng bào DTTS miền núi phía Bắc theo những hiện tượng tôn giáo mới là do hoạt động truyền giáo ở trong nước cũng như từ nước ngoài. Trong thực tế, những cá nhân ở nước ngoài đã liên hệ, cung cấp tiền cho một số nhóm người DTTS ở các tỉnh để họ có kinh phí hoạt động, mua điện thoại, hòa mạng internet, vào các trang mạng xã hội nghe, xem truyền giáo, chỉ đạo trực tiếp từ nước ngoài. Sau đó, số “người truyền đạo” tích cực ở các địa phương lợi dụng hoàn cảnh sống còn nhiều khó khăn của đồng bào dân tộc Mông ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa để lôi kéo họ tham gia. Lực lượng này kết hợp các hình thức hỗ trợ vật chất, lôi kéo, đặc biệt thường lợi dụng triệt để những vấn đề bức xúc, khó khăn của người dân, những người bị mất niềm tin vào cuộc sống thực tại để tác động lôi kéo họ vào đạo.

Trước sự phát triển các hiện tượng tôn giáo mới, trong thời gian qua các tỉnh miền núi phía Bắc đã thực hiện một số nhiệm vụ để ổn định tình hình xã hội vùng DTTS. Tuy nhiên, tình hình hiện tượng tôn giáo mới vẫn diễn biến khá phức tạp, vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần lưu ý thực hiện một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, hạn chế những tác động tiêu cực của các hiện tượng này, góp phần ổn định và phát triển vùng DTTS.

Trước hết, cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, chú trọng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tôn giáo; sắp xếp, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo ở cơ sở, nhất là những địa bàn trọng yếu, đông tín đồ đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ; bố trí, sắp xếp cán bộ là người DTTS tại địa phương làm công tác tôn giáo ổn định, lâu dài. Thực hiện hiệu quả hơn quá trình bình thường hóa hoạt động của đạo Tin Lành và củng cố, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát huy lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng tôn giáo mới. Nâng cao vai trò của đội ngũ những người có uy tín trong cộng đồng các DTTS trong việc duy trì tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc.

 

 

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

Thủ đoạn lợi dụng tà đạo để hình thành “Nhà nước tự trị”

 


Báo Công an nhân dân mới đây đã có bài “ Vạch trần thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để hình thành “Nhà nước Mông””, nội dung phơi bày mưu đồ của các thế lực thù địch, phản động không ngừng gieo rắc niềm tin tín ngưỡng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm lừa phỉnh, dụ dỗ, lôi kéo, tập hợp lực lượng phục vụ mưu đồ ly khai, tự trị, hình thành “Nhà nước” riêng, tách ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam khiến nhiều người Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc bị xúi giục, ép buộc, lừa mị tin theo cái gọi là đạo “Giê Sùa” với những luận điệu viển vông…

 
 
CHÂN DUNG TỔ CHỨC “GIÊ SÙA”?
 
Có nguồn gốc ngoại sinh từ một người có quốc tịch Mỹ sáng lập và đưa vào Việt Nam; dựa vào Kinh thánh của Tin lành, lấy cơ sở để phát triển tổ chức “Giê Sùa”. Người sáng lập “Giê Sùa” là David Her tên thật là Hờ Chá Sùng, người Mông, gốc huyện Phon Xa Vẳn Xiêng Khoảng, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hiện đang sinh sống tại Bang California, có quốc tịch Mỹ sáng lập ra.
 
“Hội thánh Giê Sùa” không có giáo lý rõ ràng mà dựa vào một số câu trong Kinh thánh để tuyên truyền, cho rằng Tên Chúa Giê Su phải gọi là “Giê Sùa” và giải thích Giê Su là tên nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa mọi người. Tổ chức này đả kích, không thừa nhận các tôn giáo khác, cho rằng chỉ có “Giê Sùa” mới là tôn giáo có thật, chính thống, tôn giáo của tất cả người Mông. Hội thánh “Giê Sùa” không thừa nhận A-đam và E-Va trong Kinh thánh, thay vào đó là nhân vật chàng Ong và cô Ía theo truyền thuyết người Mông; không tổ chức lễ Giáng sinh, Phục sinh và coi đây là trò bịp bợm, vì lợi ích của nhà cầm quyền La Mã; không bắt buộc dâng hiến 10% thu nhập; kiêng ăn hịt lọn và một số loại cá không có vảy, cua, ốc…
 
“Giê Sùa” chưa có giáo lý, giáo luật, hiến chương; tài liệu, kinh sách sử dụng là một số điều trong Kinh thánh (Tân ước và Cựu ước) và một số tài liệu do David Her tự soạn thảo, tán phát trên mạng Internet.
Thường sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần, sinh hoạt với nội dung, hình thức gần giống với điểm nhóm Tin lành (hát thánh ca, chia sẻ lời Chúa, cầu nguyện). Tuy nhiên, một số nội dung giảng dạy trong kinh thánh khác với điểm nhóm Tin lành, tin vào việc Chúa tái lâm, không thừa nhận tên Chúa là Giê Su mà gọi là Giê Sùa. Bác bỏ ngày lễ trọng trong năm như lễ Noel, Lễ Phục sinh 
 
David Her đã thông qua mạng Internet để tán phát các video clip có nội dung tuyên truyền đạo “Giê Sùa” trên Wedsite WAVw… Trong thời gian hoạt động tại một số địa phương Tây Bắc, “Giê Sùa” đã có những hoạt động gây mất tình hình an ninh trật tự (ANTT) nơi nó du nhập vào. Các đối tượng lợi dụng, xuyên tạc một số câu trong Kinh thánh để tuvên truyền, lôi kéo người khác tin theo như “Không thừa nhận tên Chúa Giê Su như các tổ chức Tin lành khác như Giê Sùa và giải thích rõ ràng là do nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa gạt và đả kích mọi người. Trong một số bài tuyên truyền, đối tượng David Her còn cho rằng, Chúa trời Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng do người Mông không đoàn kết không biết bảo vệ nhau nên đất đai bị các dân tộc khác xâm chiếm, cho nên người Mông mới không có lãnh thổ, đất nước riêng, suốt đời phải đi làm thuê cho dân tộc khác.
 
David Her nhận mình là người đưa tin của “Chúa Giê Sùa”; “Chúa Giê Sùa” tái lâm để bảo vệ người Mông, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ở các nước vê Lào chiến đấu xây dựng “Nhà nước Mông”. Các nhóm tà đạo “Giê Sùa” trên địa bàn đã hình thành tổ chức, phân công vai trò, vị trí đối tượng trong nhóm và đang ráo riết tuyên truyên, lôi kéo người khác tin theo. Tuy nhiên, giữa các điểm nhóm bị ảnh hưởng chưa có sự liên kết, thống nhất với nhau hoạt động. Một số đối tượng lợi dụng giáo lý danh nghĩa của các hệ phái để che giấu việc tin theo tà đạo “Giê Sùa”.
 
“Giê Sùa” xuất hiện khoảng tầm 5 năm trở lai đây ở các địa phương vùng núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng mức độ ảnh hưởng của “Giê Sùa” khá nhanh, mức độ ảnh hưởng rộng đến đồng bào dân tộc Mông; lôi kéo người dân tin theo nhằm mục đích xây dựng nhà nước riêng, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ờ các nước về Lào chiến đấu để xây dựng “Nhà nước Mông” tại tỉnh Xiêng Khoảng. Theo con số thống kê các địa phương gửi báo cáo, hiện “Giê Sùa” hoạt động tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Mức độ lan nhanh ảnh hưởng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số như đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, theo con số thống kê được của các địa phương có khoảng 1.297 người tin theo.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

“Tín ngưỡng Dương Văn Mình” sự thực là một tà đạo

 Thời gian qua, có một số người Mông tự nhận là theo cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình” đến từ một số tỉnh Đông Bắc, do bị kích động đã xuống tập trung đông người ở khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng để khiếu kiện, đòi công nhận tôn giáo này. Một số trang mạng Internet đã có những bài viết cáo vu cáo Công an đàn áp số người Mông đến đây; yêu cầu đòi trả lại tiếng thơm cho Dương Văn Mình, người mà các bài viết cho rằng đã giúp người Mông có thoát khỏi các hủ tục lạc hậu, có cuộc sống văn minh. Vậy thực sự vấn đề này là gì? Dương Văn Mình là ai? Cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình” bản chất là gì?


 

Dương Văn Mình sinh năm 1961, ở xã Yên Hương (nay là xã Yên Lâm), huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tháng 8/1989, Dương Văn Mình bỗng dưng “lên đồng” nhảy nhót, nói rằng mơ thấy Chúa Jêsu từ trên trời xuống nhập vào mình, y tuyên truyền với luận điệu mê tín, dị đoan, trái với thuần phong, mỹ tục dân tộc Mông, phản văn hóa, phản khoa học như: “Năm 2000 quả đất và mặt trời va chạm vỡ tung, con người chết hết, ai muốn sống phải cầu khấn bố trời và theo Mình sẽ được lên trời, ở đó người Mông có quốc gia, không cần học cũng biết chữ, lao động bằng cơ giới, cuộc sống sung sướng, bát đũa bằng vàng, người trẻ không biết già, người già sẽ lột xác trẻ lại…Tháng 10/1989 sẽ có mưa to gió lớn và trời tối ba ngày, ba đêm…” nhằm mê hoặc quần chúng tin theo. Để thần thánh hoá, Dương Văn Mình cho tay chân đi các nơi tuyên truyền: “Dương Văn Mình là người linh thiêng, là đấng cứu thế Jêsu”, bà con người Mông phải nhanh chóng đến nơi “ngự” của đấng cứu thế Dương Văn Mình để y làm lễ cầu hồn cho khỏi ốm đau. Với luận điệu tuyên truyền mê hoặc của Y, có người Mông do trình độ nhận thức còn thấp, lạc hậu đã tin theo. Bên cạnh lừa bịp, lôi kéo người tham gia tổ chức, Dương Văn Mình, cùng đồng bọn đã đưa đơn lên các cấp chính quyền đòi công nhận cái gọi là “Tín ngưỡng Dương Văn Mình”, là một tôn giáo, do Chính y làm Giáo chủ.

“Tín ngưỡng Dương Văn Mình” thực chất là một tà đạo, hoạt động không theo một tôn giáo chính thống nào, thực chất là một thứ hổ lốn, cụ thể:

+ Về mặt giáo lý: Dương Văn Mình và tay chân tuyên truyền tự cho Dương Văn Mình là chúa Jê su, Mình sẽ làm cho mọi người sung sướng, không học cũng biết chữ…những luận điệu này được chúng ghi lại coi như là kinh sách. Dương Văn Mình và đồng bọn còn sáng tác nhiều bài hát ca ngợi DVM đựoc sử dụng như “thánh ca” trong các buổi lễ. Thực chất chúng không có giáo lý căn bản, kinh thánh của một tôn giáo chính thống nào và là sự pha trộn giữa những yếu tố hoang tưởng, mê tín dị đoan với những hiểu biết lệch lạc về đạo Thiên chúa, Tin lành.

+ Về cách thờ cúng: Dương Văn Mình hướng dẫn mọi người cách cúng mới bằng cách rỡ bỏ bàn thờ truyền thống, dùng thuốc lá, tổ chức lễ gọi vía, cầu hồn cho mọi người khỏi ốm đau. Người đến lễ phải mang chè, thuốc lá, tiền nộp cho Dương Văn Mình.

Từ khi Dương Văn Mình và đồng bọn dựng lên cái gọi là “Tín ngưỡng Dương Văn Mình” đã gây hậu quả cho xã hội, nhân dân trong vùng và khu vực. Bản chất của nó mang nặng màu sắc mê tín dị đoan, không theo một tôn giáo chính thống hoặc một tín ngưỡng truyền thống nào, lợi dụng các hình thức tín ngưỡng tôn giáo một cách lệch lạc với mưu đồ và quyền lợi riêng của một nhóm người. Đáng chú ý ở đây nó còn có mầu sắc ly khai tự trị, trong nội dung tuyên truyền có đề cập đến quốc gia của người Mông, năm 2000 Dương Văn Mình sẽ làm tổng thống. Do đó, việc chính quyền không công nhận và chủ trương xóa bỏ là phù hợp với luật pháp, phù hợp với nguyện vọng của người Mông và các tôn giáo chính thống.