Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

"Thần tượng" Phạm Đoan Trang: một sản phẩm tuyên truyền đậm nét hư cấu?

 

Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một nhà trọ ở Tp.HCM, và bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Do Trang từng giữ vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam - như VOICE, Luật khoa Tạp chí, NXB Tự Do…, từng được giới chống đối trong nước kỳ vọng sẽ thành Aung Suu Kyi hay bà Thái Anh Văn của Việt Nam nên việc bà này bị bắt khiến giới zân chủ đẩy mạnh tuyên truyền yểm trợ Trang, kêu gọi tham gia các hoạt động mà Trang đang làm dở, và giữ cho phong trào của họ khỏi tan vì nỗi sợ từ vụ bắt giữ.



Đặc biệt, trong suốt chiến dịch tuyên truyền này, họ đã tô vẽ Đoan Trang thành một thần tượng với những phẩm chất toẹt vời, khéo còn hoàn mỹ hơn cả Donald Trump. Bảng sau ghi lại 10 đặc điểm của Đoan Trang, qua lời mô tả của các fan hâm mộ:

(1)  Là người yêu nước: luôn nghĩ về đất nước đến nỗi mất ngủ, thấm đẫm văn hóa Việt Nam và sẵn sàng hy sinh cho cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do ngôn luận, báo chí, bầu cử

(2)  Là người chịu nhiều hy sinh: Chấp nhận chuyển từ phóng viên báo chính thống thành người “đấu tranh dân chủ” (kỳ thực bị tuột xích), Chấp nhận không tị nạn và định cư ở Mỹ để về nước (chị mà về nước thì bị cắt tài trợ luôn); Bị công an đánh cho tàn tật 2 tay 2 chân (đây là chị tự xướng); Dù vậy vẫn sợ mình đi tù hoặc đi viện khi chưa viết xong loạt sách; Ngủ 3h/ngày và sụt 7kg khi viết “Báo cáo Đồng Tâm”; “Không cần tự do cho riêng mình”, mà cần “tự do, dân chủ cho cả Việt Nam”

(3)  Là người can đảm: Chuẩn bị thư ngỏ để đăng khi mình đi tù từ ngày 27/05/2019; Không muốn được bào chữa để giảm án; Không muốn đi nước ngoài tị nạn

(4)  Là người trí tuệ: “Là cựu nữ sinh trường Am, trường ĐH Ngoại Thương”;“Làm việc cho hơn chục tờ báo, trình độ viết lách lý luận thuộc loại cao thủ”; Từng viết khoảng 10 đầu sách

(5)  Là người ôn hòa: “Vẫn trung thành với các nguyên tắc vận động hòa bình cho nhân quyền và dân chủ” “dù phải hứng chịu nhiều năm bị chính quyền quấy rối có hệ thống”

(6)  Là người đáng yêu: Dễ gần; Luôn nghĩ cho đồng đội; Nhiều lần khóc vì người dân và đất nước

(7)  Là người lãng mạn nghệ sĩ: “Yêu Hà Nội”; “Là một nhà hoạt động chính trị nhưng lại mang tâm hồn lãng mạn của một nghệ sĩ”; Nói mình không muốn hoạt động chính trị, chỉ muốn tập trung vào nhạc; Nói rằng với mình, “đàn guitar quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo”;

(8)  Là người giản dị: Dễ gần; Sống bôn ba, không có nhiều tài sản; viết cuốn sách “Chính trị bình dân”; Làm gương cho người khác, ai cũng có thể bắt chước

(9)  Là người đáng thương: Tàn tật; Sống nay đây mai đó; Có mẹ già mà nhiều năm chưa được gặp

(10) Là người có chỗ đứng trong lịch sử: Tham gia phong trào in áo và biểu tình chống Trung Quốc, chống chặt cây xanh, chống nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển; Xây dựng một “lực lượng hùng hậu” các nhà hoạt động; Viết nhiều báo cáo về nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam; Viết khoảng 10 đầu sách; Là người không đơn độc, được nhiều tổ chức quốc tế ca ngợi, bảo vệ và được đồng đội sát cánh

Tóm lại, trong ống kính của truyền thông chống Cộng, thần tượng Phạm Đoan Trang đang được mô tả như hỗn hợp giữa một “nạn nhân Cộng sản”, một thánh tử đạo Kitô giáo, và một anh hùng cách mạng cả đời vì nước vì dân. Đáng tiếc, 3 lớp áo này không những không ăn nhập với nhau, mà còn quá rộng so với phẩm chất thật mà Trang đã thể hiện.

Lòng yêu nước của Đoan Trang thể hiện qua việc Trang coi dân như lợn, chỉ vì người dân vẫn còn tin tưởng Đảng Cộng sản:



 Sự ôn hòa của Đoan Trang thể hiện qua những lần Trang thống lĩnh chiến dịch chửi nhau với dư luận viên, đến nỗi đàn em Phạm Lê Vương Các phải nhắc nhở:




Đúng là Trang luôn nghĩ cho đồng đội, nhưng có những suy nghĩ chỉ được nói sau lưng:



Và số tiền tài trợ này (chỉ là một trong rất nhiều khoản mà Trang đã nhận) phản ánh đời sống giản dị, chỉ có hy sinh của Trang và đồng đội:




Đoan Trang có đơn độc không? Đây là nhận xét của các nhà dân chửi:




Những hình ảnh trên cho thấy thần tượng Đoan Trang là một sản phẩm tuyên truyền mang đậm nét hư cấu, mà chính những đồng đội của Trang cũng không tin được.

 

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Chiêu trò giả mạo thông báo của Ban Tuyên giáo của Bùi Thanh Hiếu - Người Buôn gió!

 

Lợi dụng thông tin, bình phẩm, tranh cãi của dư luận, truyền thông báo chí xung quanh việc nữ ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ hỗ trợ bà con miền Trung lũ lụt, Bùi Thanh Hiếu Người Buôn gió đang sống ở Đức tung lên bức ảnh chụp thể hiện “định hướng” dư luận từ tài khoản của “Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam” ngày 18/10. Ảnh chụp này có nội dung xúc xiểm, gọi những cá nhân, hội nhóm quyên góp tiền từ thiện ủng hộ người dân miền Trung là “những kẻ đang đánh bóng tên tuổi, những hội nhóm bất minh, thường xuyên gây rối loạn và giờ ra vẻ “giúp đỡ”” và kêu gọi quyên góp tiền vào các tổ chức chính thống như hội chữ thập đỏ, các cơ quan báo chí, quân đội.



Dựa trên ảnh chụp của “Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam” ngày 18/10, Bùi Thanh Hiếu xuyên tạc việc “Thuỷ Tiên quyên góp được hơn 100 tỷ giúp đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt miền Trung. Đây là đòn đau giáng vào uy tín chế độ” và vu cáo “có cuộc họp bàn để làm giảm giá trị em ấy”, “Một số bọn bồi bút của chế độ sẽ dựa trên tính đố kỵ của người ta, để khai thác thành chiến dịch truyền thông bôi nhọ em ấy”. Status của Bùi Thanh Hiếu thu hút hàng trăm đối tượng chống đối vào bình luận, chia sẻ, tung hứng, phụ  họa để công kích, bôi nhọ chính quyền, Ban Tuyên giáo Trung ương và chế độ đang “ganh ghét” nữ ca sĩ Thủy Tiên, “mất uy tín” với người dân.

Tìm trên mạng xã hội, tất nhiên sẽ không ai có thể tìm ra bất cứ trang tin, tài khoản nào có tên “Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam”, ngoại trừ bài viết bóc mẽ của blogger Tre Làng về một stt giả mạo có nội dung y trang từ năm 2016! (1). Như vậy đã rõ, Bùi Thanh Hiếu đưa ảnh cũ từ nhiều năm trước gán vào thời điểm hiện nay để công kích bôi nhọ BTGTW và đả kích chế độ mà y và đồng bọn luôn hằn học, cay cú.

Bản thân tài khoản “Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam” là tài khoản giả mạo. Nhiều năm qua, những kẻ có ý đồ xấu đã nhiều lần lập ra các tài khoản giả mạo BTGTW để tung ra những thông tin cách thức tương tự như nội dung đả kích cá nhân, hội nhóm tự nguyện quyên tiền ủng hộ lũ lụt như trên, vào các vụ như  "Cảnh giác với chiêu bài bảo vệ nước mắm truyền thống", hay  “Chỉ đạo chính thức của Ban Tuyên giáo về vụ hôn bé gái trong thang máy” báo chí đã phản ánh trong tháng 3/2019 và đại diện BTGTW đã lên tiếng khẳng định BTGTW không có tài khoản mạng xã hội như vậy, đây là tài khoản giả mạo, yêu cầu Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm. Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc yêu cầu Facebook đóng những tài khoản giả mạo này. (2,3)

Hành vi của Bùi Thanh Hiếu lần nữa lột mặt nạ giả dối, thủ đoạn đê tiện để “đấu tranh dân chủ”, “yêu nước” của y.

Trước đây Phạm Đoan Trang cũng có chiêu trò tung hứng tài khoản giả mạo của BTGTW để đả kích, xuyên tạc, bôi nhọ BTGTW với cách thức y chang Bùi Thanh Hiếu đang làm này(4). Như vậy, rõ ràng đây là chiêu trò tung hứng: kẻ làm giả, kẻ họa xướng để bôi nhọ BTGTW nói riêng và chế độ nói chung của những kẻ chống đối, phản động!

Còn nhớ, chính Bùi Thanh Hiếu là kẻ dẫn dắt Phạm Đoan Trang vào con đường chống đối, trở thành tay sai đắc lực cho tổ chức khủng bố Việt tân. Đến nay, Phạm Đoan Trang đã chính thức bị khởi tố, điều tra về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN, còn Bùi Thanh Hiếu trốn biệt sang Đức cư ngụ và trở thành kẻ viết thuê, chửi mướn cho các tổ chức phản động, chống phá ở hải ngoại.

 Nguyên Biên Cương

Linh bài tham khảo

(1) Bài trên blog Tre Làng  “Thông báo: Xuất hiện facebook mạo danh Ban Tuyên giáo Trung ương

(2) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/de-nghi-xu-ly-nghiem-facebook-mao-danh-ban-tuyen-giao-tu-512932.html#inner-article

(3) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/facebook-ban-tuyen-giao-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam-la-gia-mao-1398036.tpo

(4) http://hoangthinhatle.com/bai-noi-bat/pham-doan-trang-dung-sau-fanpage-mao-danh-ban-tuyen-giao/

 

 

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Kịch bản đi tù hoàn hảo của Phạm Đoan Trang và hiện thực có như mơ?!

 


Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một nhà trọ ở Tp.HCM, và bị khởi tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội “Tội  làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” (Điều 117, Bộ luật hình sự 2015. Do Trang từng giữ vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam – như VOICE, MLBVN, Vì Một Hà Nội Xanh, Luật khoa Tạp chí, NXB Tự Do…nên kể từ khi Trang bị bắt, đồng bọn của Trang đã tập trung tuyên truyền về vụ việc để yểm trợ Trang, kêu gọi tham gia các hoạt động mà Trang đang làm dở, và giữ cho phong trào của họ khỏi tan rã vì nỗi sợ từ vụ bắt giữ.

Trước khi bị bắt, Phạm Đoan Trang đã cùng các cộng sự thân cận trong VOICE (như Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn…) chuẩn bị sẵn kịch bản truyền thông cho việc mình bị bắt. Trang đã nhờ Will Nguyễn công bố một bức thư ngỏ mà mình soạn từ ngày sinh nhật thứ 41 (tức 27/05/2019); nhờ một cộng sự giấu tên quản lý tài khoản Facebook của mình và dùng nó để đưa tin về chiến dịch (với sự xác nhận của Trịnh Hữu Long); và nhờ Đặng Đình Mạnh làm luật sư bào chữa. Vì vậy, kịch bản của chiến dịch tuyên truyền sau khi bị bắt của Trang được thể hiện qua bức thư ngỏ của Đoan Trang, cùng các phát ngôn của Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn và Đặng Đình Mạnh.

Trước hết, qua thư ngỏ của Đoan Trang với tựa đề “Nếu tôi có đi tù”, Trang viết rằng mình đi tù để thực hiện một số mục đích đã định trước, mà Trang cần độc giả giúp thực hiện. Nội dung cụ thể của những mục đích đó là vận động thông qua Luật Bầu cử mới, Luật Tổ chức Quốc hội mới, quảng bá sách của Trang viết và vận động trả tự do cho Trang vào thời điểm “bắt đầu từ khoảng năm thứ 3 hoặc thứ 4 (tính từ thời điểm bị bắt)”

 



Thứ hai, Trịnh Hữu Long phát triển thông điệp trong bức thư ngỏ của Đoan Trang bằng cách đưa ra thêm lời kêu gọi mọi người “viết báo, mở báo, viết sách, in sách” để “tiếp nối những gì Trang làm”, kêu gọi mọi người “chia lửa” cho các “nhà hoạt động” như Trang, bằng cách như nếu có rất nhiều người tham gia soạn “Báo cáo Đồng Tâm”, hoặc có nhiều “Báo cáo Đồng Tâm” khác ngoài báo cáo của Trang, thì xác suất chính quyền dồn mọi sự chú ý vào Trang sẽ thấp hơn, đồng thời các hoạt động thực hiện quyền tự do ngôn luận cũng dần được bình thường hóa…

Thứ ba, luật sư Đặng Đình Mạnh và Đoan Trang dường như đã thống nhất với nhau trên một quan điểm: bị cáo sẽ không nhận tội, và luật sư sẽ không bào chữa cho bị cáo theo hướng làm giảm án. Thay vào đó, bị cáo và luật sư sẽ phối hợp với nhau để làm truyền thông, để: (i) Thuyết phục công chúng rằng hành vi của bị cáo không phải là tội; (ii) Công kích chế độ (trong những vấn đề như đàn áp tự do ngôn luận, vi phạm quy định tố tụng…); (iii) Vận động nước ngoài can thiệp. Tóm lại, Phạm Đoan Trang thuê Đặng Đình Mạnh và các luật sư khác là để làm truyền thông – như đưa tin từ trại giam, phát biểu tại tòa, tiếp xúc với nước ngoài… – chứ không phải để bào chữa.

Qua các dữ kiện trên, có thể thấy Đoan Trang đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch truyền thông cho mình sau khi bị bắt và bàn bạc kỹ với ekip của VOICE cùng luật sư bào chữa. Ý đồ của Trang bộc lộ rõ tham vọng đạt được cùng lúc 3 mục đích:

(i) Duy trì các di sản của Trang, bao gồm phong trào tự ứng cử vào Quốc hội và những sách Trang đã soạn;

(ii) Giúp Trang gây dựng hình tượng, thậm chí được tôn làm thần tượng của đối lập;

(iii) Thu hút sự quan tâm của quốc tế đến vụ việc của Trang (phần vi Trang là thần tượng của đối lập Việt Nam, phần vì vụ việc của Trang được đính kèm với mọi cuộc vận động về quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do bầu cử và ứng cử).

Lý do Trang đề nghị ekip truyền thông của mình đợi 3 hoặc 4 năm sau khi bắt đầu chiến dịch vận động đòi thả mình, có lẽ Trang muốn chiến dịch rơi vào thời điểm thuận lợi nhất. Cụ thể, đó là thời điểm Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo, tức đế chế của “nhà buôn” của Trump sắp kết thúc, Đảng Dân chủ với sách lược dùng giá trị dân chủ, nhân quyền sẽ thế ngôi, Việt Nam sắp trải qua một giai đoạn chuyển đổi giữa các thế hệ lãnh đạo. Đồng thời, đó là thời điểm chín muồi “thử thách” bản lĩnh tù đày của một “thủ lĩnh đối lập” mà Trang nuôi mộng. Kịch bản cũng cho thấy Trang đặc biệt quan tâm đến phong trào tự ứng cử, đòi mở rộng quyền bầu cử và ứng cử. Hiện các luật này Trang quảng bá đã viết nhưng chưa hề tung ra, phải chăng Trang dự định hoàn thành nó trong tù trong thời điểm 3-4 năm này và khi mình ra tù, sẽ trở thành “thủ lĩnh đối lập” đòi quyền tự do tranh cử thời hậu cộng sản!?!

Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao Trang lại chọn con đường đi tù thì nên nhớ, khi Trang về nước sau hai năm học hỏi các kinh nghiệm lật đổ chính quyền từ kho tư liệu của Mỹ và giới chống đối hải ngoại, Trang đã muốn thiết lập phong trào Hiến chương 2015, mang kịch bản Ba Lan vào Việt Nam với vai trò thủ lĩnh phong trào này nhưng đã thất bại thảm hại vì bị đồng bọn phá, nhất là giới chống đối cứng tuổi trong nước. Thêm vào đó, cả cái làng zân chủ ấy lại suy tôn Trần Huỳnh Duy Thức và cuốn sách dang dở của Thức từng bị Trang ví von ngang với trình độ sinh viên Đại học. Trang vô cùng bất mãn, than thở với thân tín, trong làng zân chủ Việt, không có cái mác tù nhân thì không trở thành mơ giấc mơ “lãnh tụ” được (tức không có quyền nói đồng bọn phải nghe). Từ đó, Trang đã nuôi kế hoạch đi tù và con đường viết sách để khẳng định “đẳng cấp” của mình. Dự đoán trong kịch bản này, Trang đã bàn kỹ với Trịnh Hội và ekip VOICE về các giải thưởng nhân quyền sẽ vận động cho Trang trong 3-4 năm tù tới cùng nhiều kế hoạch "thuyết khách" khác.

Xem xét toàn bộ kịch bản tuyên truyền của Đoan Trang, ai cũng có thể thấy nhược điểm lớn nhất của nó là sự giả tạo. Dù Đoan Trang đã lên kế hoạch để mô tả mình như một thánh tử đạo, từng đường đi nước bước của kế hoạch đều được tính toán sao cho Trang không bị thiệt. Nếu kế hoạch thuận lợi, Trang sẽ được can thiệp ra tù hoặc đen đủi hơn cũng sẽ giành được suất đi tị nạn nước ngoài sau 3 hoặc 4 năm tù và Đoan Trang sẽ nghiễm nhiên trở thành “minh chủ” của giới chống Cộng Việt Nam, trong khi các “tượng đài” khác như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hải Điếu Cày… đã thân bại danh liệt.

Thêm nữa, thời gian công an bắt Trang đã bị “chậm” so với dự định, trong khoảng thời gian đó, Trang đã tự phá nát “danh tiếng xả thân vì nước” và “vỏ bọc trí thức” mình đã kỳ công xây dựng bằng sự cực đoan, điên cuồng hô hào chửi bởi vô học vì sự xuống dốc của phong trào và sự đả kích của phe cánh “ủng hộ Trump”. Thêm nữa, hành xử “độc tài”, “yếu kém năng lực điều hành tổ chức” của Trang đã bị phơi bày toàn bộ qua vụ thanh trừng đồng bọn trong “Nhà xuất bản Tự do” đã khiến “tượng đài” mà Trang kỳ công gây dựng trong phong trào chống cộng vỡ vụn. Thiên hạ càng thêm chắc chắn về hành xử độc tài, bè phái mà Trang thể hiện từ khi về nước, đã nhiều lần xua bè đảng đi đấu tố các “nhà hoạt động” trái ý mình, trong những sự vụ như vụ Mạng lưới blogger Việt Nam (2013), vụ Hiến chương 2015, vụ tẩy chay Nguyễn Đình Hà (2017), vụ đánh “trí thức phò chính thống” (2019), vụ Nguyễn Phương Hoa (2020)… Thái độ độc tài, cực đoan của Trang đã làm mếch lòng không ít “nhà hoạt động” như Nguyễn Lân Thắng và nhóm chủ chốt NO-U Hà Nội, Đinh Thảo và nhóm trẻ Hà Nội, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng các nữ lưu zân chủ có tiếng tăm,…, tới mức mỗi lần gặp nhau là các nhóm này bàn cách hạ bệ Trang, khiến Trang phải chạy vào nương náu ở miền Nam dưới danh nghĩa “trốn công an”. Sau 3, 4 năm tù với sự xuống dốc tệ hại của “phong trào dân chủ” hiện nay, không chắc Đoan Trang còn lại bao nhiêu ảnh hưởng trong giới.

Ngoài ra, kịch bản còn một điểm sơ hở khác: Đoan Trang không có tư cách để trở thành biểu tượng của quyền tự do ngôn luận và tự do bầu cử, khi chính Trang không mấy tôn trọng các quyền này. Về vấn đề này, xin bàn đến trong các bài sau.

 

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Đảng CSVN tự chuyển thành đa đảng sẽ giúp giữ ổn định và giải quyết khó khăn về nhân sự Đại hội XIII?

 


Cuối tháng 09/2020, các nhóm chống Nhà nước đã tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm tác động đến Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Trong số đó, nổi bật là các bài viết kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam tự chuyển thành đa đảng.

Hướng tuyên truyền này đã được thúc đẩy bởi các cuộc phỏng vấn của BBC trong suốt vài tuần gần đây. Những người trả lời phỏng vấn tuyên truyền rằng việc ĐCSVN tự chuyển thành đa đảng sẽ giúp chế độ “ổn định, không biến loạn”, và giải quyết được các khó khăn về công tác nhân sự.

Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) đề xuất tách ĐCS ra làm 2 đảng, một đảng cấp tiến, một đảng bảo thủ:




Trong khi đó, Hoàng Ngọc Giao đề xuất gia tăng thực hành dân chủ trong ĐCSVN, chẳng hạn cho bầu bí thư tại các địa phương bằng hình thức tranh cử:



Nhưng dù những bài phỏng vấn thuộc hướng tuyên truyền này được BBC đăng ở vị trí khá nổi bật, vẫn có 3 điểm yếu khiến chúng mất đi tính thuyết phục:

Thứ nhất, dù những người được phỏng vấn muốn thuyết phục ĐCSVN, bản thân họ lại có mâu thuẫn lợi ích với ĐCSVN. Cụ thể, Nguyễn Hữu Vinh từng bị kết án 5 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước” (Điều 258 Bộ luật Hình sự). Ông Hoàng Ngọc Giao thường xuyên công kích chế độ trong các cuộc phỏng vấn, hội luận của BBC. Như vậy, bất cử Đảng viên nào cũng có thể cho rằng ý kiến của 2 người này xuất phát từ ác ý thay vì thiện chí, do đó thiếu tính thuyết phục.

Thứ hai, ý kiến này được đưa ra vào thời điểm Nhà nước Việt Nam gần như không nhận được bất cứ sức ép nào liên quan đến đòi hỏi thay đổi chế độ, dù là trong nước hay ngoài nước. Ở trong nước, người dân đang hài lòng với một chính quyền mạnh và ổn định, đủ sức chống đỡ dịch bệnh, thiên tai và ngoại xâm. Ở ngoài nước, phương Tây cần Việt Nam cho ván cờ về an ninh trên Biển Đông, cũng như cho các hoạt động giao thương, và hầu như không có phản ứng đáng kể nào khi Trịnh Bá Phương và Phạm Đoan Trang bị bắt. Như vậy, chỉ những nhóm chống chế độ mới đang có nhu cầu thay đổi chế độ.

Thứ ba, trong bối cảnh văn hóa tranh cử của Mỹ bị thời thế làm cho xuống cấp đến nỗi hai ứng viên Tổng thống chuyển sang tranh biện theo kiểu chợ búa, khiến cả thế giới chê cười, thì lời kêu gọi áp dụng tranh cử ở Việt Nam trở nên vô duyên, không có trọng lượng.

Ba lý do trên khiến lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Vinh và Hoàng Ngọc Giao chỉ là lời nói suông, chẳng có tác dụng gì ngoài mua vui cho bản thân giới chống Cộng.

 

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Giới chống Cộng đã góp phần gây ra những hậu quả của vụ Đồng Tâm?

 

Kể từ khi xảy ra bắt giữ trái phép 38 cán bộ, chiến sỹ công an tại Đồng Tâm, giới “đấu tranh dân chủ” hay nói thẳng là giới chống cộng đã viết hàng ngàn bài viết, tổ chức hàng trăm chuyến thăm viếng, cổ vũ và quyên góp hàng tỷ đồng để “ủng hộ dân Đồng Tâm giữ đất”. Chưa hết, giới chống cộng đã gieo rắc ảo tưởng cho nhóm Đồng Thuận về việc Mỹ và EU “đang quan tâm”, “theo dõi sát sao” vụ Đồng tâm để nuôi dưỡng ảo tưởng cho những kẻ chống đối ở Đồng Tâm về việc “được cả thế giới bảo vệ” và không ngại gì chuyện thách thức, khiêu khích, thậm chí khoe khoang về kế hoạch sử dụng bạo lực chống chính quyền đến cùng.



Có thể thấy nhìn rõ nhất tham vọng và ý đồ của đám tay chân VOICE là Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn qua biên soạn và công bố “Báo cáo Đồng Tâm” bằng song ngữ Anh - Việt không giấu giếm mục đích “Lưu lại tội ác của chính quyền” và “Vận động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập”, nhưng thực chất là muốn tiếp sức, cổ vũ cho các bị cáo, các luật sư, số thành viên “tổ Đồng Thuận” đang tại ngoại và dư luận chống Cộng một chút hy vọng, nhằm thúc đẩy số người này tiếp tục theo đuổi vụ việc.



 Tuy nhiên nội dung báo cáo và chiến dịch quảng bá cho “Báo cáo Đồng Tâm” này, Đoan Trang, Will Nguyễn không chỉ đưa diễn biến sai lệch, một chiều có lợi cho nhóm Đồng Thuận, mà còn đưa ra những thông điệp tuyên truyền bóp méo hoàn toàn hậu quả của vụ án. Cụ thể:

Thứ nhất, là thông điệp rằng vụ việc khiến cho người dân sợ hãi. Chẳng hạn, Đoan Trang nói: “Với những người không phải là dân làng Đồng Tâm, dân chúng trong cộng đồng và toàn xã hội nói chung thì rõ ràng vụ án này cũng đã gây ra một nỗi khiếp sợ, ngay cả giới hoạt động nhân quyền, tôi nghĩ rằng họ cũng sợ. Bởi vì không ai có thể tưởng tượng được một nhà nước giết dân.”

Về thông điệp này, chúng tôi thấy bây giờ “giới hoạt động” mới sợ là hơi muộn. Lẽ ra họ nên sợ từ khi họ kêu gọi “tổ Đồng Thuận” coi công an là kẻ thù, hoặc khi họ Like, Share các clip có cảnh Lê Đình Công tuyên bố tàng trữ vũ khí, sẵn sàng giết 200 công an để “giữ đất”. Lẽ ra họ nên trung thành với các tuyên bố về “bất bạo động” của mình, thay vì “yểm trợ” một nhóm người mà chính họ biết rằng có cả năng lực lẫn quyết tâm để tiến hành bạo động. Kết quả bi thảm của “vụ Đồng Tâm” xuất phát từ lỗi của nhiều phía, trong đó có “tổ Đồng Thuận” và “giới hoạt động”. Còn nếu “giới hoạt động” “không thể tưởng tượng được một nhà nước giết dân”, thì cứ bật TV lên mà xem Ngài Trump tung quân đàn áp biểu tình George Floyd, hoặc thúc dân đi làm giữa dịch COVID-19.

Tiếp đến, là thông điệp tuyên truyền rằng vụ việc khiến người dân không còn tin vào lãnh đạo, chế độ và pháp luật, và đó là thiệt hại cho chế độ. Chẳng hạn, Đoan Trang nói: “Tôi nghĩ rằng sau vụ này thì lòng tin của một bộ phận khá đông dân chúng vào Đảng cầm quyền và vào luật pháp của Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Bởi vì, người dân thấy rằng bao giờ kẻ mạnh cũng thắng và chính quyền luôn thắng. Bất cần lý lẽ, chính quyền cứ mang súng và mang còng đến là xong. Cho nên, họ không tin vào Đảng và không tin vào luật pháp nữa. Chẳng có luật nào xử người dân cả. Chẳng có tòa án nào công minh để cho họ dựa vào. Hay chẳng có luật sư nào có thể tranh tụng cho họ. Tóm lại, lòng tin của một bộ phận khá đông trong dân chúng, đặc biệt là các đảng viên bị giảm sút. Đó là thiệt hại đối với Đảng CSVN cầm quyền.”

Về thông điệp này, Đoan Trang nên nhìn lại toàn bộ vụ việc, xem có thật là Chính phủ “bất cần lý lẽ” hay không. Chính quyền Tp. Hà Nội đã đối thoại với “tổ Đồng Thuận” trong suốt hơn 3 năm – ngay cả sau những lần nhóm này dùng thông tin sai về giá đất để kích động nông dân, bắt cóc công an, chửi bới cán bộ đến đối thoại, tuyên bố tàng trữ vũ khí và đe dọa giết cảnh sát… Đụng độ bằng vũ lực đã chỉ xảy ra sau 10 ngày công an bắc loa kêu gọi đầu hàng, và các clip tự quay của “tổ Đồng Thuận” cho thấy  họ là bên khởi đầu vụ việc bằng cách dùng pháo nổ tấn công công an. Chẳng có người dân tỉnh táo nào chọn cách làm giống như “tổ Đồng Thuận”. Những hành vi cực đoan như của “tổ Đồng Thuận”, và của chính Đoan Trang, chính là lý do khiến bộ máy thi hành pháp luật đáp trả bằng những giải pháp cực đoan tương tự. Quá trình này, cùng những rạn nứt mà nó gây ra, rốt cuộc đã mang lại thiệt hại cho chính người dân, thay vì mang lại thiệt hại cho Nhà nước và cơ hội cho giới chống Cộng, như cách Đoan Trang mô tả.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Vì sao người dân Việt Nam thờ ơ với vụ Đồng Tâm?

 


Sau phiên xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, một phần không nhỏ giới chống đối đã chửi bới, than phiền về việc đa số người dân “thờ ơ, vô cảm” với vụ Đồng Tâm. Để giải thích cho hiện tượng này, ngày 18/09, Luật khoa Tạp chí đăng một bài viết bút danh “Cái Lư Hương”, có tựa đề “Tay đấu tranh bất công, tim một lòng yêu đảng: Bốn lý do của một song đề quái gở”. Bài viết cho rằng đa số người dân vẫn tin tưởng chế độ sau những vụ việc như Đồng Tâm vì 4 lý do:

Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là một chính quyền dân túy, với 3 đặc tính: “(1) tối giản hóa các câu hỏi thể chế nhằm đưa ra những câu trả lời sai lệch nhưng hấp dẫn với số đông, (2) xây dựng tư duy “chúng ta - chúng nó” để tạo lập kẻ thù chung, tạo tính chính danh cho sự cầm quyền của mình, và cuối cùng (3) tiếm quyền với danh nghĩa “người đại diện duy nhất” cho một cộng đồng”.

Thứ hai, các nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam dùng công luận “như một công cụ” để quản trị quốc gia, thông qua việc cải tiến hệ thống khiếu nại ở địa phương và liên tục theo dõi, lắng nghe dư luận. Các giải pháp này giúp chính quyền kịp thời xử lý các vi phạm và điều chỉnh chính sách, nhằm tránh dư luận bức xúc gây bất ổn xã hội (VD: lần hoãn Dự luật Đặc khu Kinh tế năm 2018). Ở mặt trái, cách làm này “khóa chặt người dân” vào cách giải quyết vấn đề theo kiểu nhỏ giọt trong khuôn khổ của chế độ, và khiến các phong trào xã hội nhanh chóng xẹp, không thể trở thành cách mạng để thay đổi chế độ, trong khi các thủ lĩnh lần lượt bị bắt.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xóa bỏ các lực lượng đối lập và độc lập trong xã hội, khiến người dân không biết đặt niềm tin vào đâu ngoài chế độ.

Thứ tư, các nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì được đà phát triển kinh tế, vì vậy người dân không bất mãn trên diện rộng.

Bốn ý mà bài viết trên Luật khoa Tạp chí đã nêu ra có giá trị tham khảo nhất định. Tuy nhiên, bài viết đã bỏ sót 2 lý do khác, mà chúng tôi tin rằng cũng không kém phần quan trọng:

Thứ nhất, phải thừa nhận một thực tế rằng dù chuyện gì đã xảy ra ở thôn Hoành rạng sáng 09/01/2020, thì “tổ Đồng Thuận” cũng không phải là một hình mẫu mà người dân Việt Nam có thể đồng cảm. Việc “tổ Đồng Thuận” đòi quyền sử dụng những khu đất mà họ không có liên quan quyền lợi, bịa đặt về khu đất “đồng Sênh” phía Đông, phía Tây để lừa dân chúng và dư luận, và dùng thông tin sai sự thật về giá đất để kích động đám đông… cho thấy họ bị thúc đẩy bởi lòng tham, chứ không phải bởi ý thức đòi quyền lợi hợp pháp. Những hành động như dùng vũ lực để bắt cóc công an, livestream đe dọa giết người, tàng trữ vũ khí, tấn công cảnh sát bằng vũ khí cháy nổ… đều là những hành động vi phạm pháp luật, không quốc gia nào chấp nhận được. Sau cùng, bất cứ ai có thần kinh bình thường cũng cảm thấy buồn nôn sau khi xem hàng loạt clip livestream, trong đó “tổ Đồng Thuận” khoe khoang chiến tích bạo động bằng thái độ hống hách, hoặc chửi bới những cán bộ đến đối thoại với họ bằng ngôn ngữ vô học. Nhóm dư luận dễ đồng cảm với “tổ Đồng Thuận” là nhóm thù ghét chế độ, chứ không phải là những người dân đang sống yên ổn, chưa bị lôi vào những chuyện tranh đoạt.



Thứ hai, phải nhìn lại xem “các lực lượng đối lập” ở Việt Nam sập xệ do bị công an đàn áp, hay do tự họ hại nhau. Công an không gây ra các vụ bê bối liên quan đến tham nhũng tiền tài trợ, lừa tiền, lừa tình của giới dân chửi trong và ngoài nước. Công an cũng không phải là lý do khiến các nhóm dân chửi hải ngoại nát bét vì các tranh cãi liên quan đến Donald Trump, hoặc các vụ dùng tin giả đánh phá lẫn nhau.


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lên tiếng vì bị đồng bọn chế ảnh vu khống


Giới dân chửi nên thừa nhận rằng người dân thờ ơ với vụ Đồng Tâm không phải vì Nhà nước Việt Nam, mà vì chính “tổ Đồng Thuận” và bản thân họ.

“Báo cáo Đồng Tâm” đã bị những người viết “tự kiểm duyệt” như thế nào?

 

Ngay sau phiên xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, ngày 25/09/2020, hai thành viên VOICE là Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn đã công bố “Báo cáo Đồng Tâm” bản mới, bằng song ngữ Anh - Việt, dày 130 trang (nối tiếp phiên bản cũ được ra mắt hồi tháng 02/2020. Nhìn chung, báo cáo kế thừa bố cục và nội dung của bản cũ, đồng thời bổ sung những lời kể và bình luận liên quan đến các diễn biến trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 9 khi tòa tuyên án sơ thẩm). Các phần nội dung mới tập trung phản ánh “những vi phạm của cơ quan tố tụng đối với chính luật pháp Việt Nam, chưa kể vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền”. Tương tự như bản cũ, báo cáo bản mới được công bố trên Luật khoa Tạp chí, nơi Đoan Trang làm biên tập viên.



Đoan Trang và Will Nguyễn cho biết báo cáo nhắm đến 3 mục đích:

(1) Cung cấp một dạng sách “chỉ dẫn” để độc giả có thể tìm hiểu về vụ Đồng Tâm “một cách nhanh chóng mà vẫn tương đối đầy đủ”

(2) “Vận động quốc tế để bảo vệ quyền của các nạn nhân”

(3) “Lưu trữ hồ sơ vụ việc”

Vấn đề lớn nhất của “Báo cáo Đồng Tâm” nằm ở chỗ nó đã bị chính người viết  “tự kiểm duyệt” để trở thành một ấn phẩm tuyên truyền chủ quan và một chiều, thay vì một bản tường thuật khách quan và đa chiều để giúp người đọc tìm kiếm sự thật. Có thể nhận thấy vấn đề này qua ít nhất 2 biểu hiện:

Thứ nhất, “Báo cáo Đồng Tâm” tránh đề cập đến tất cả những chi tiết gây bất lợi cho “tổ Đồng Thuận” - như việc nhóm này đòi quyền sử dụng những khu đất mà họ từng được giao sai luật, việc bản đồ Google Map cho thấy kết quả đo đạc của họ là sai - còn của chính quyền là đúng, việc ông Lê Đình Kình dùng thông tin sai sự thật về giá đất để lôi kéo người đòi đất… Để có thể tuyên bố rằng hầu hết tang vật thu giữ tại hiện trường là “đồ gia dụng”, nên không thể xem là bằng chứng bạo động, báo cáo đã tránh nhắc đến một thực tế rằng số tang vật bao gồm cả dao bầu gắn trên tuýp sắt, bom xăng, pháo hoa. “Báo cáo” cũng tránh nhắc đến các clip cho thấy “tổ Đồng Thuận” đã dùng pháo hoa để tấn công công an. Quan trọng nhất, “báo cáo” viết rằng công an đã tấn công vào nhà dân mà không thông báo; trong khi các bằng chứng cho thấy “tổ Đồng Thuận” đã dùng bom xăng, pháo hoa để tấn công trước, khi công an mới dựng rào chắn ở cổng làng và chính hành động phạm tội quả tang này khiến công an có quyền dùng vũ lực với họ. “Báo cáo” càng không nhắc đến việc công an đã gọi loa kêu gọi “tổ Đồng Thuận” dừng tấn công, trước khi phía công an tiến vào nhà Lê Đình Kình

Thứ hai, “Báo cáo Đồng Tâm” vừa coi mọi lời kể của “tổ Đồng Thuận” như “sự thật không thể bàn cãi”, vừa không tường thuật đầy đủ những lời kể của phía công an, không xem xét đến cáo trạng, cũng như lờ đi diễn biến thực tế do chính những kẻ trong cuộc lúc đó là Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, và kẻ làm truyền thông bên ngoài là Trịnh Bá Phương ngay đêm 9/1/2020, livestreams và tường thuật, thách thức, đe dọa công an. Khôi hài hơn khi nhiều tình tiết chứng minh, nhóm biên soạn làm “báo cáo” một cách vô trách nhiệm, làm cho có “sản phẩm”. Chẳng hạn, khi mà lời kể của thân nhân “tổ Đồng Thuận” chứa không ít thông tin sai sự thật, mâu thuẫn nhau (VD: bà Dư Thị Thành kể rằng công an tấn công vào nhà ông Kình khi cả nhà đang ngủ, trong khi chính “Báo cáo Đồng Tâm” trước đó từng đề cập rằng đêm đó “tổ Đồng Thuận” thức để chuẩn bị chống trả bằng vũ lực).

Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật. Tiếc rằng “Báo cáo Đồng Tâm” đã cung cấp một sự thật méo mó cho phía nước ngoài, bất chấp phiên tòa đã mở ra, mọi tình tiết, diễn biến đều đã được phơi bày, bản thân các bị cáo tường thuật diễn biến sự việc phù hợp với cáo trạng, nhận tội và xin khoan hồng minh bạch. Cách làm “báo cáo” theo kiểu “một nửa sự thật” này càng chứng tỏ, băng nhóm VOICE không tôn trọng người đọc trong nước vốn đã theo dõi và nắm được diễn biến vụ án qua phiên xử. Họ đội lốt “tổ chức xã hội dân sự độc lập” viết báo cáo về vụ việc nhằm lừa đảo người nước ngoài để họ nhìn nhận sai lệch về vụ án. Mục đích thì chắc không ai cần bàn cãi, những vụ lùm xùm chia chác tiền tài trợ khủng từ các “dự án” của Hội Anh em dân chủ, Hội Nhà báo độc lập và chính “Nhà xuất bản Tự do” của Phạm Đoan Trang mới đây cho thấy, họ cần “quyết toán dự án” đã có và vận động các nhà đầu tư tiếp tục bỏ vốn cho băng đảng đội lốt “tổ chức xã hội dân sự độc lập” tiếp tục đấu tranh dân chủ!