Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Có gì không ổn trong lời kêu gọi đa đảng trước thềm Đại hội XIII?

 


Trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một số gương mặt trong dư luận “lề trái” đã tuyên truyền rằng nếu muốn phát triển, Việt Nam không còn cách nào khác ngoài chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập. Hãy cùng điểm qua các lập luận của họ, để đánh giá độ thuyết phục của chúng.

Một bài viết tiêu biểu thuộc khuynh hướng này là bài của Phạm Đỗ Chí viết BBC hôm 31/12/2020. Ông Chí viết: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong khoảng thời gian gấp đôi sự tồn tại của VNCH, là 45 năm (1975-2020), Việt Nam thống nhất đã thừa hưởng được nhiều di sản của VNCH và thành công hơn trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế của cả nước. Tuy với vấn nạn tham nhũng trầm trọng và sự yếu kém khả năng kỹ trị của giới chức cầm quyền, VN đã thực hiện được hai thập niên với độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5%-6% nhờ vào sự thông minh chăm chỉ của đại đa số dân chúng, nói rõ hơn là mồ hôi và nước mắt của họ.  Nhiều quan sát viên còn nhận xét rằng nếu có nền dân chủ pháp trị, bỏ bớt hệ thống luật lệ kiểu xã hội chủ nghĩa trói chặt khu vực tư nhân, và biết áp dụng nguồn vốn con người (human capital) như ngay dưới thời VNCH chứ không cần nhìn đâu xa, nước Việt Nam ngày nay đã có thể tăng trưởng 10%-12% hàng năm từ vài thập niên qua trong các điều kiện hòa bình và thống nhất thuận lợi hơn xa VNCH ngày xưa. Và có thể dễ dàng thoát bẫy thu nhập trung bình loại thấp trong dài hạn. (…) Cần cần chấp nhận ngay thể chế dân chủ pháp trị để tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường và sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân.”

Thông điệp tuyên truyền này cũng được minh họa bởi ý kiến rằng mô hình độc đảng không chống được tham nhũng. Chẳng hạn, trả lời phỏng vấn RFA hôm 06/01, ông Nguyễn Đình Cống nói: “Nếu như Đảng CSVN lãnh đạo không thay đổi quan điểm về đường lối cán bộ, qua việc tuyển chọn cán bộ theo Chủ nghĩa Marx-Lenin và trung thành với Đảng CSVN thì ước mơ cán bộ liêm chính sẽ không bao giờ thành sự thật.”

Sau khi xem xét các quan điểm trên, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhât, chế độ VNCH là một chế độ độc tài, chứ không phải một chế độ đa đảng. Cần nhớ rằng Ngô Đình Diệm là một Tổng thống được người Pháp trao quyền, còn Nguyễn Văn Thiệu là một tướng lĩnh được người Mỹ đưa lên làm Tổng thống sau khi họ giết ông Diệm. Cả Ngô Đình Diệm lẫn Nguyễn Văn Thiệu đều đàn áp đối lập, trong đó ông Diệm có thành tích dày hơn: tiêu diệt các tôn giáo ngoài Công giáo, thiết lập hệ thống gia đình trị, và truy bức các trí thức, văn nghệ sĩ phản biện, đến mức nhà văn Nhất Linh tự sát để phản đối lệnh bắt của chính quyền. VNCH cũng không phải là một nhà nước độc lập, mà lệ thuộc vào Mỹ cả về mặt quân sự lẫn kinh tế. Với những biểu hiện này, không thể coi VNCH như một ví dụ về đa đảng để đem so sánh với độc đảng.

Thứ hai, chế độ chính trị của một nước phụ thuộc vào tình trạng văn hóa, nhân khẩu, kinh tế và địa chính trị của nước đó, hơn là vào các quyết định duy ý chí của lãnh đạo hoặc sự áp đặt chuẩn mực của nước ngoài. Trước khi nói rằng Việt Nam nên chuyển sang mô hình đa đảng cho nó giàu và đỡ tham nhũng, phải xem người Việt Nam đã sống được theo mô hình này chưa đã.


 Chừng nào các “nhà dân chủ” người Việt còn lừa nhau, chửi nhau, dọa giết nhau vì một cuộc bầu cử Tổng thống ở nước… Mỹ, thì trong bối cảnh Việt Nam bị kẹt giữa cuộc giao tranh giữa các cường quốc, chuyển đánh bụp sang đa đảng cũng chẳng khác gì đẩy đất nước vào nội chiến hay trở thành công cụ cho nước lớn “đánh nhau”

Nguyễn Biên Cương

 

 

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Vì sao BBC và RFA kêu gọi Đại hội XIII tiến hành “tranh cử trong Đảng”?

 


Khi Đại hội XIII đang đến gần, hai đài BBC và RFA đã đẩy mạnh tuyên truyền rằng để đảm bảo tính dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cần mạnh dạn tổ chức “tranh cử trong Đảng”, và công khai mọi thông tin về Đại hội. Dù quan điểm này có vẻ hấp dẫn và dễ lọt tai, những thực tế đằng sau nó có thể không đơn giản như vậy.

Trước tiên, hãy lắng nghe thông điệp tuyên truyền của họ. Trả lời phỏng vấn BBC hôm 15/10/2020, Luật sư Trần Quốc Thuận (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nói:

"Vừa rồi có nhiều người dân nói và mong muốn là có tự do ứng cử, tự do đề cử ngay trong nội bộ đảng, nhưng cái đó cũng chưa thực hiện được, đúng hơn là không được thực hiện, huống gì ra ngoài xã hội, ra tới người dân. Ra ngoài xã hội, ra ngoài dân, như trường hợp cô Phạm Đoan Trang và nhiều người khác phát biểu, thì người ta xử lý ngay.

Thành ra đó là cái mà nhiều người nói là ở Việt Nam thì còn lâu và còn mơ. Bây giờ cái mơ gần hơn là làm sao trong đảng có những cuộc bầu cử, ứng cử tự do, có cuộc tranh luận, tranh cử công khai, thực chất, thì cái đó sẽ là từng bước cụ thể, nếu làm được thì tốt.”

Mới đây, trên RFA hôm 06/01, ông Phạm Quý Thọ cũng đề cập đến nhu cầu gia tăng sự tham gia của người dân khi viết: “Những lý lẽ mọi việc cần công khai để ‘dân biết, dân kiểm tra, giám sát’ như Đảng đã cam kết, và sự tham gia chính trị của quyền người dân được quy định trong Hiến pháp… trở nên lạc lõng, được cho là ‘không phù hợp’, thậm chí bị chỉ trích có ‘biểu hiện dân tuý’”.

Vậy ý kiến mà hai ông Trần Quốc Thuận và Phạm Quý Thọ đưa ra có xác đáng không? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần ghi nhận 3 thực tế:

Thứ nhất, Đại hội XIII là không gian sinh hoạt chính trị của ĐCSVN, chứ không phải là của mọi công dân Việt Nam. Vì vậy, ĐCSVN có quyền tự quyết định quy trình tiến hành và mức độ công khai của Đại hội. Đây là một điều bình thường trên thế giới: Đại hội gần nhất của Đảng Cộng hòa Mỹ, khai mạc hôm 21/08/2020, đã được tổ chức kín, phóng viên không được phép tham dự.

Thứ hai, mọi công dân Việt Nam đều tham gia quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng dưới hình thức góp ý. Họ cũng có quyền tham gia các sinh hoạt chính trị của Nhà nước Việt Nam dưới những hình thức như thảo luận, góp ý, kiến nghị, khiếu kiện, và tác động qua các Đại biểu Quốc hội. Gần đây, hai luật sư Ngô Ngọc Trai và Ngô Anh Tuấn đã kêu gọi cộng đồng tích cực tham gia những phương thức sinh hoạt sẵn có này, đồng thời cho biết chúng đã có hiệu quả:




Thứ ba, BBC và RFA không tuyên truyền về Đại hội Đảng một cách vô vụ lợi. Hoạt động tranh cử công khai trong nội bộ Đảng, mà họ đang kêu gọi tiến hành, có thể dẫn đến sự xuất hiện của các “đảng trong Đảng”, từ đó hình thành các đảng đối lập. Quá trình này sẽ biến Việt Nam thành một nước đa đảng, buộc nền kinh tế và chính trị ở Việt Nam phải vận hành theo trật tự quốc tế mà các nước phương Tây áp đặt, từ đó làm lợi cho các chính phủ Anh (sở hữu BBC) và chính phủ Mỹ (đứng đằng sau RFA).

Không lâu trước khi “nhà dân chủ” Phạm Đoan Trang bị bắt, vụ bê bối tài chính trong NXB Tự Do đã cho thấy bản thân Trang cũng không được tập thể bầu lên một cách dân chủ. Vì vậy, thiết nghĩ các “nhà dân chủ” nên tự nâng cao tính dân chủ trong sinh hoạt nội bộ của mình, trước khi gạ gẫm người khác làm chuyện ấy

Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Vì sao BBC và RFA tích cực tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam?

 


Trong những tháng cuối năm 2020 và tuần đầu năm 2021, các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã tăng cường tuyên truyền về Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25/01/2021. Đặc biệt, các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, RFA… đã dẫn đầu một dòng dư luận đòi “đa dạng hóa” đời sống chính trị ở Việt Nam cả về mặt sinh hoạt lẫn thông điệp. Về mặt sinh hoạt, họ kêu gọi công dân ngoài Đảng Cộng sản tham gia đọc, viết, thảo luận về chính trị trên Internet, dưới danh nghĩa “góp ý cho Đại hội Đảng”. Về mặt thông điệp, họ đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (đặc biệt trong vấn đề quyền sở hữu đất đai), và đòi chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập… Mục đích của họ là khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mất khả năng kiểm soát hạ tầng và định hướng thượng tầng của xã hội, và tạo cơ hội cho các lực lượng thân phương tây tranh giành quyền kiểm soát, định hướng đó.

Cụ thể, trong vòng 1 tháng, từ ngày 11/12/2020 đến ngày 10/01/2021, BBC đã đăng 68 bài viết thuộc mục “Việt Nam”. Trong đó có 19 bài về Đại hội XIII của ĐCSVN, chiếm 28%  tổng số. Tỉ lệ này cho thấy đây là một chủ đề mà BBC tập trung khai thác.

Các bài viết thuộc chủ đề này thu hút nhiều người xem trên BBC:



Trong khi đó, RFA có một chuyên mục về Đại hội XIII:



BBC và RFA gần như có chung danh sách những người viết bài / trả lời phỏng vấn, và danh sách các thông điệp tuyên truyền về chủ đề này.

Những người viết bài / trả lời phỏng vấn chủ yếu bao gồm 2 thành phần, là cựu công chức, Đảng viên và chuyên gia kinh tế ở hải ngoại.

Các thông điệp mà BBC và RFA sử dụng khi tuyên truyền về Đại hội XIII đều dễ lọt tai người dân, do liên quan đến các quyền lợi ngắn hạn của họ (VD: có thêm quyền sở hữu đất đai, có thêm quyền bầu chọn các lãnh đạo cấp cao…).

Tuy nhiên, nếu được thực hiện, các yêu sách trong những thông điệp này sẽ khiến ĐCSVN mất khả năng kiểm soát, quản lý xã hội, qua những kịch bản như:

_ Kịch bản kinh tế: Khi các nhóm lợi ích tích lũy một lượng lớn tài sản (VD: đất đai) mà chỉ chịu sự điều chỉnh của quy luật của thị trường, không chịu sự điều chỉnh của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kinh tế sẽ thay đổi hoàn toàn theo hướng chủ nghĩa tư bản, khiến các nhóm tư sản nắm quyền lực thực tế trong xã hội. 

_ Kịch bản chính trị: Hoạt động tranh cử công khai trong nội bộ Đảng dẫn đến sự xuất hiện của các “đảng trong Đảng”, từ đó hình thành các đảng đối lập.

Như vậy, khi BBC và RFA tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản, họ không có mục đích nào khác ngoài lật đổ, thay thế hệ thống chính trị hiện tại ở Việt Nam. Việc lật đổ này tất nhiên có lợi cho các chính phủ phương Tây đứng đằng sau 2 đài này, vì nó buộc nền kinh tế và chính trị ở Việt Nam phải vận hành theo trật tự quốc tế đang do họ kiểm soát. Dù vậy, nó chưa chắc đã có lợi cho người dân Việt Nam, như những gì mà người dân các nước Arab đã nhận ra sau cuộc Cách mạng Hoa Nhài:


Việc lựa chọn mô hình chính trị của một quốc gia phải dựa trên các đặc điểm văn hóa, nhân khẩu, kinh tế, địa chính trị… của quốc gia đó, thay vì dựa trên các quy chuẩn mà nước ngoài áp đặt. Nếu chính phủ Anh và Mỹ không thể chịu trách nhiệm về hậu quả của các cuộc cách mạng đường phố ở nước khác, họ không nên dùng các đài như BBC và RFA để chủ động can thiệp vào nền chính trị của các nước khác.

Nguyễn Biên Cương

 

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

“Nhân sự thuộc trường hợp đặc biệt” trong Đại hội XIII có gây nguy cơ lạm dụng quyền lực không?

 


Trong những tháng cuối năm 2020, các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã tăng cường tuyên truyền về Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25/01/2021. Đặc biệt, các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, VOA, RFA… đã dẫn đầu một dòng dư luận đòi “đa dạng hóa” đời sống chính trị ở Việt Nam cả về mặt sinh hoạt lẫn thông điệp. Về mặt sinh hoạt, họ kêu gọi công dân ngoài Đảng Cộng sản tham gia đọc, viết, thảo luận về chính trị trên Internet, dưới danh nghĩa “góp ý cho Đại hội Đảng”. Về mặt thông điệp, họ đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (đặc biệt trong vấn đề quyền sở hữu đất đai), và đòi chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập… Mục đích của họ là khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mất khả năng kiểm soát hạ tầng và định hướng thượng tầng của xã hội, và tạo cơ hội cho các lực lượng thân phương tây tranh giành quyền kiểm soát, định hướng đó.



Một chủ đề họ đặc biệt khai thác là đòi trẻ hóa nhân sự và bỏ xem xét “các trường hợp đặc biệt” khi quy hoạch nhân sự cho Trung ương Đảng.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 25/12/2020, cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan nói: “Đã có tuổi, thì vẫn có thể tham gia, nhưng nên tìm hình thức, vị trí phù hợp khác, song tôi vẫn nhấn mạnh là nên nhường đường và tạo điều kiện cho lớp trẻ họ tham gia thì có lẽ là tốt hơn, tôi xin miễn bình luận vào trường hợp cụ thể nào vì có thể là nhạy cảm.”

Sau đó, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói trên BBC hôm 28/12/2020 như sau: “Điều đáng nói về Hội nghị 15 là, Đảng một lần nữa lại bỏ qua tiêu chí tuổi tác do chính mình đề ra. (…) Quan sát các xã hội đương đại, ta thấy rằng, cách thức tuyển chọn các nhà lãnh đạo xã hội có những tiêu chí riêng, nơi thì giới hạn nhiệm kỳ, nơi lại đặt giới hạn tuổi tác. Khi người ta tự thay đổi các tiêu chí do chính mình đặt ra thì điều đó phản ánh tính bất ổn của chính thiết chế xã hội của hệ thống chính trị đó. (…)

Bất cứ ai - dù kiệt suất đến đâu - nắm giữ quyền bính quốc gia suốt đời là trái với sự tiến bộ lịch sử. (…) Tại Trung Quốc và Nga sự phá vỡ "thông lệ" đã và đang dẫn tới sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Liệu đó có nên coi là bài học cho Việt Nam hay không?”.

Tóm lại, bà Phạm Thị Loan và ông Lê Văn Sinh đòi bỏ xem xét “các trường hợp đặc biệt” về mặt tuổi tác, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi quy hoạch nhân sự cho Trung ương Đảng. Họ nói rằng đây là việc cần thiết để cá nhân không thể lạm dụng quyền lực trong hệ thống.

Về vấn đề này, tôi xin chia sẻ 2 ý kiến:

Thứ nhất, cần nhớ rằng tại Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII), vấn đề “trường hợp đặc biệt” chỉ được bàn đến sau cùng, khi Hội nghị đã bàn xong về nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và 4 chức danh chủ chốt. Quy trình này cho thấy “trường hợp đặc biệt” chỉ có vai trò lấp các vị trí còn trống, do Hội nghị chưa chọn được người có đủ năng lực đảm nhiệm, chứ “trường hợp đặc biệt” chưa được quyết định từ trước khi Hội nghị diễn ra. Khi Hội nghị diễn ra trong một thế quyền lực cân bằng, và diễn ra theo các quy trình dân chủ, thì còn hơi sớm để nói đến khả năng lạm quyền.

Thứ hai, hiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 76 tuổi, không quá cao tuổi so với ông Donald Trump (74 tuổi) và ông Joe Biden (78 tuổi). Vì vậy, sau khi dành cả năm 2020 để tâng bốc năng lực của hai ứng viên Trump và Biden, làng dân chửi không nên tuyên truyền rằng ông Trọng không đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục làm việc.

Cuối cùng, công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII, nhất là vấn đề tuyển chọn nhân sự, quy trình, cơ chế bầu cử…đã được Đảng chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ suốt nhiều năm. Diễn biến lựa chọn nhân sự dân chủ và tạo được sự đồng thuận, đoàn kết trong Đảng nên khiến truyền thông nước ngoài như BBC, VOA, RFA “đói tin”, và những kẻ chuyên viết chuyện “cung đấu”, “thuyết âm mưu” dịp này không có khả năng tiếp cận bất cứ nguồn tin trôi nổi nào, khiến chưa bao giờ thấy chúng dựng chuyện nhạt nhẽo, bá láp, thiếu sức sống như hiện nay.

Do vậy, việc tạo chủ đề hời hợt, không đi vào thực chất, thiếu sức thuyết phục kiểu này khiến mấy truyền thông “báo bắp cải”, “lá cải” càng mất uy tín hơn mà thôi

 

 


Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Có cần đa đảng để tuyển “nhân tài”?

 


Trong những tháng cuối năm 2020, các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã tăng cường tuyên truyền về Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25/01/2021. Đặc biệt, các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, VOA, RFA… đã dẫn đầu một dòng dư luận đòi “đa dạng hóa” đời sống chính trị ở Việt Nam cả về mặt sinh hoạt lẫn thông điệp. Về mặt sinh hoạt, họ kêu gọi công dân ngoài Đảng Cộng sản tham gia đọc, viết, thảo luận về chính trị trên Internet, dưới danh nghĩa “góp ý cho Đại hội Đảng”. Về mặt thông điệp, họ đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (đặc biệt trong vấn đề quyền sở hữu đất đai), và đòi chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập… Mục đích của họ là khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mất khả năng kiểm soát hạ tầng và định hướng thượng tầng của xã hội, và tạo cơ hội cho các lực lượng thân phương tây tranh giành quyền kiểm soát, định hướng đó.



Chẳng hạn, mới đây, họ đã đăng một số bài viết đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 25/12/2020, cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan nói: “Về nhân sự, tôi thấy đảng cũng đã có sự chuẩn bị, nhưng cách làm cần phải đổi mới, sao cho dân chủ, thực chất hơn và nó cần mở rộng ra, cần đi tới cả cơ sở, để có thể có được nhiều người tài tham gia hơn…”

Trên BBC hôm 28/12/2020, luật sư Ngô Ngọc Trai đã đòi “Thực hiện chính sách nhân tài công bằng, thay vì chỉ dành cơ hội cho những người thuộc bộ máy Đảng hoặc bộ máy Nhà nước, còn người bên ngoài thì rất khó thể tham giao vào guồng máy lãnh đạo điều hành quốc gia.”

Trước đó, trên BBC hôm 26/12/2020, tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm viết như sau: “Chính phủ cần cho phép Việt kiều chưa hề bỏ quốc tịch Việt Nam được ứng cử quốc hội. Ngày nay, so với các nước ASEAN, công dân Việt sống ở nước ngoài bị đối xử kém hơn nhiều vì không có quyền bỏ phiếu và ứng cử gì hết.  Chưa nói các ngành khác, những ngành mà Việt kiều có ưu thế là khoa học, giáo dục thì chức thứ trưởng, viện trưởng về khoa học, công nghệ, giáo dục nên có sự tham gia của họ.”

Nhu cầu đưa nhân tài vào hệ thống chính trị là nhu cầu có thực, bản thân Đảng, Nhà nước đã đưa nhiều ưu đãi và chiến lược, cơ chế để trọng dụng "nhân tài". Tuy nhiên, ý kiến của 3 người vừa nêu thực chất muốn đưa “nhân tài” ngoài Đảng Cộng sản, bao gồm cả Việt kiều, vào làm lãnh đạo ở các cấp. Về vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ ý kiến như sau:

Thứ nhất, trong chính trị, “nhân tài” là một khái niệm mang tính chủ quan chứ không phải khách quan. Việc lựa chọn “nhân tài” được quyết định bởi các hệ thống mang tính chủ quan – như hệ thống thi cử, hệ thống tuyển dụng, hệ thống bầu cử, quy định về việc bổ nhiệm… Vì vậy, thay vì nói khơi khơi rằng cần đưa “nhân tài” vào bộ máy chính trị, quý vị nên nói rõ xem mình muốn thay đổi cách thức chọn lựa lãnh đạo theo hướng nào. Nếu chỉ mượn cớ “nhân tài” để kêu gọi Việt Nam chuyển sang áp dụng mô hình tranh cử tự do, thì quý vị nên nhìn chất lượng của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden, để thấy mô hình này đang gặp khủng hoảng trong thời đại của quảng cáo chính trị và chủ nghĩa dân túy. Chừng nào người đắc cử còn là người mị dân giỏi hoặc chi nhiều tiền để mua quảng cáo, thay vì người có khả năng làm việc thật, thì tranh cử còn chưa phải là cách duy nhất đúng để chọn lãnh đạo cho các cấp chính quyền.

Thứ hai, nếu chấp nhận việc tuyển chọn nhân tài theo mô hình độc đảng thay vì đa đảng, thì quý vị có thể tham khảo “chiến lược cường quốc nhân tài” mà Trung Quốc thực hiện từ năm 2003. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn hóa trong thời gian qua cho thấy chiến lược này không phải không có hiệu quả.

Thứ ba, xin mạn phép hỏi: công tác tuyển chọn “nhân tài” trong “phong trào dân chủ Việt Nam” dạo này có thuận lợi không? Sao quanh năm quý vị vẫn chỉ có vài gương mặt, và còn ngày càng rơi rụng bớt? Khi nhiều “nhà dân chủ” ngày càng tha hóa vì thói độc đoán, tham nhũng, bè phái, giả dối, trong khi phần còn lại của xã hội tiếp tục phát triển, thì có phải quy trình tuyển chọn “nhân tài” của quý vị đang có vấn đề hay không?

Đừng cho người khác những lời khuyên mà mình không thể thực hiện.

Nguyễn Biên Cương