Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

TRUMP CẤM HUAWEI, CÓ GÌ ĐÁNG VUI?




Sự việc Huawei bị Trump và các hãng điện tử của  Châu Âu "tẩy chay" đang được hưởng ứng khắp cả nước Việt Nam. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là đáng mừng. Huawei bị tố là gián điệp thông tin và ăn cắp công nghệ, tuy nhiên, Mỹ cũng là một nước thao túng công nghệ Internet toàn cầu và không hề ngần ngại do thám tin tức thông qua thu thập và phân tích dữ liệu cũng như lấy trộm thông tin người dùng phục vụ kinh doanh và chính trị. Hạ bệ Trung Quốc, Trump đã giúp nước Mỹ đánh bật các tập đoàn công nghệ của nước này để độc quyền do thám thông tin toàn cầu. 
 ã€Œhuawei, chiến thanh thÆ°Æ¡ng mại」的圖片搜尋結果
Hãy xem Google - tập đoàn đầu tiên đã nghỉ chơi với Huawei có thể do thám những gì về chúng ta? Tất cả những bức email chúng ta gửi, những thói quen search, những địa điểm định vị trên Google Map... đều là dữ liệu để Google sử dụng trong dịch vụ quảng cáo. Và các công cụ phân tích tự động của Google có thể cho chính phủ Mỹ biết tất cả những thói quen của người dùng và hoàn toàn có khả năng do thám thư từ của các quan chức Việt Nam nếu họ sử dụng Gmail để liên lạc. Google không đơn độc, họ hợp tác với Android (cũng là thương hiệu đã nghỉ chơi với Huawei). Vào tháng 10 năm 2013, The Washington Post cho biết rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã chặn các liên lạc giữa các trung tâm dữ liệu của Google như một phần của chương trình có tên MUSCULAR. Việc nghe lén này đã được thực hiện do Google không mã hóa dữ liệu được truyền trong mạng riêng của họ. Google bắt đầu mã hóa dữ liệu được gửi giữa các trung tâm dữ liệu vào năm 2013.

Ngoài tra, phát ngôn viên của Google tại Châu Âu khi trả lời tờ báo tiêng Đức WirtschaftsWoche đã cho biết Google đã cung cấp thông tin người dùng tại Châu Âu cho các cơ quan mật vụ Mỹ để phục vụ công tác điều tra. Luật pháp Mỹ cũng yêu cầu các công ty công nghệ của Mỹ  cung cấp các thông tin không phải chỉ trong nước mà của cả nước ngoài để phục vụ các mục đích "điều tra", mà trên thực tế là do thám. 

Với sức ảnh hưởng toàn cầu của các công nghệ thông tin mà nước Mỹ đang sở hữu hiện nay, đó sẽ là một quyền lực đáng sợ. Nước Mỹ có thể do thám bất cứ quốc gia nào trên thế giới, và Việt Nam không thoát khỏi điều đó. Chúng ta sợ Huawei do thám (theo tin đồn của Mỹ) thì chẳng lẽ chúng ta không sợ nước Mỹ do thám? Hay những người ca ngợi hành vi Mỹ cấm vận Huawei sẵn sàng bán nước cho Mỹ chỉ để thỏa mãn cơn thù ghét Trung Quốc? 


Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

TẠI SAO NGUYỄN QUANG A DỊCH HỒI KÝ TRIỆU TỬ DƯƠNG?




Văn Việt đang đăng tải phần dịch Hồi ký Triệu Tử Dương do TS Nguyễn Quang A dịch. Cuốn hồi ký này "bóc phốt" nhiều vấn đề của nền chính trị Trung Quốc và cho thấy những mầm mống manh nha chống Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bén rễ ngay từ trong nội bộ. Triệu Tử Dương, người đứng về phe cải cách dân chủ và bị cách chức sau vụ Thiên An Môn 1989 xứng đáng được coi là biểu tượng của một nhà cải cách. Văn Việt, thế lực trí thức đắc lực trong hệ thống quyền lực của Nguyễn Quang A rất tích cực chia sẻ các chương bản dịch cuốn hồi ký này.

「Nguyễn Quang A」的圖片搜尋結果

 ã€ŒHá»’I KÝ TRIỆU TỬ DƯƠNG」的圖片搜尋結果
Cuốn hồi ký này là một tài liệu đáng tham khảo cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về sự kiện Thiên An Môn, tuy nhiên, khi rơi vào tay Văn Việt và Nguyễn Quang A thì nó được sử dụng như một công cụ để truyền thông chống lại Đảng Cộng Sản nói chung chứ không phải chỉ Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nguyễn Quang A không chỉ dịch hồi ký Triệu Tử Dương mà đã rất dầy công dịch nhiều sách khác về chuyển đổi dân chủ bằng hình thức biểu tình. Những cuốn sách này đều là tài liệu để hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ tổ chức biểu tình và chống đối lại chính quyền. Văn Việt, tổ chức thường xuyên được Nguyễn Quang A tài trợ cũng góp phần truyền bá và giới thiệu các tài liệu này chèn vào các bài viết về văn học để gây ảnh hưởng tới đại bộ phận các văn nghệ sĩ.

Vậy Triệu Tử Dương là ai và có vai trò như thế nào mà khiến Nguyễn Quang A hứng thú đến thế? Ông là người đề xuất mở cửa kinh tế Trung Quốc từ năm 1987, thế nhưng phải đến 1990 đề xuất này mới được thực hiện. Vai trò chính trị của ông bị giảm sút sau khi ông tỏ ra đứng về phe "phản cách mạng" trong thảm sát Thiên An Môn. Nguyên nhân của cuộc biểu tình rầm rộ tại Thiên An Môn đến từ việc các khó khăn về kinh tế đã bị thế lực chống Đảng trên thế giới lợi dụng, kích động cuộc bạo loạn này.  Triệu Tử Dương là người đã cố gắng lái sự việc biểu tình này  "một con đường dựa trên dân chủ và quy định của pháp luật" và thể hiện thái độ đứng về phía người biểu tình. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương đã thất bại vì các sinh viên không chịu dừng cuộc biểu tình và chính phủ Trung Quốc quyết định dùng biện pháp cứng rắn để đàn áp triệt để.

Triệu Tử Dương là khuôn mẫu và Nguyễn Quang A và phe cánh chính trị của ông ta với Những Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Phạm Chi Lan... hướng tới. Họ luôn tự coi họ là người đứng giữa hòa giải và tổ chức đối thoại giữa chính quyền và phe biểu tình, thế nhưng trên thực tế, họ hoàn toàn đứng về phe biểu tình. Thay vì giải thích các chính sách hợp lý của nhà nước với người dân, đặc biệt là những người biểu tình, song song với đề đạt dân ý lên chính quyền và góp ý với các chính sách của chính quyền bằng thái độ khách quan và khoa học, thì họ lại chọn cách sử dụng phe biểu tình như một thế lực để tạo thanh thế cho mình, sử dụng sức ép ấy kết hợp móc ngoặc với các đại sứ quán Âu - Mỹ, chèn ép chính quyền Việt Nam hiện nay. Thậm chí, họ còn không cố gắng tạo ra đối thoại như Triệu Tử Dương đã làm trong sự kiện Thiên An Môn, mà mỗi lần biểu tình họ còn cố đổ thêm dầu vào lửa. Và hồi ký Triệu Tử Dương là một trong số các nhiên liệu cần thiết để mồi lửa ấy ngày càng to cho đến khi bùng nổ. 
 Nguyễn Biên Cương

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Những nhầm lẫn của giới “dân chửi” khi bàn về vấn đề công đoàn độc lập



Trong tuần qua, báo chí đã đưa 2 tin tức liên quan đến khả năng hình thành các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Đó là việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào ngày 29/05/2019, và việc website của Bộ Công thương thông báo hôm 10/05 rằng Việt Nam và EU sẽ ký hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) trong tuần tới. Ngoài ra, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 đang được lấy ý kiến dư luận, trong thời gian từ ngày 28/04 đến ngày 28/06. Trước những diễn biến đó, bà Ca Dao, một thành viên cao cấp của tổ chức “Liên đoàn Lao động Việt Tự do”, đã viết một bài công kích chính sách của Nhà nước trong vấn đề này.

Bài của bà Dao chủ yếu xoay quanh 3 thông điệp.
Thứ nhất, bà phê phán rằng việc phê chuẩn Công ước số 98 (về quyền thương lượng tập thể) khi chưa phê chuẩn Công ước số 87 (về quyền tự do hội họp) là vô nghĩa, bởi “nếu không có một nghiệp đoàn thực sự độc lập để đại diện cho người dân”, thì thương lượng tập thể sẽ không đem lại quyền lợi cho công nhân, mà “chỉ là một sự dàn xếp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chủ lao động”.
Thứ hai, bà công kích rằng Nhà nước Việt Nam chưa ký Công ước số 87 vì sợ việc này sẽ mở đường cho các tổ chức xã hội dân sự phát triển ở Việt Nam, dẫn đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam bị cạnh tranh quyền lực. Và trong trường hợp này, lợi ích của người dân đã bị gác lại vì nỗi sợ của Nhà nước.
Thứ ba, bà công kích một số chi tiết trong bản dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi – bao gồm việc các nghiệp đoàn “không được hướng đến mục đích trị” và phải “hoạt động theo quy định của pháp luật”; việc “cơ quan chuyên môn giúp thực hiện việc chấp thuận đăng ký, giải thể nghiệp đoàn”; việc các hoạt động đình công không được làm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng.
Hiện dư luận phi chính thống đang tương đối thờ ơ với chủ đề “công đoàn độc lập”, sau một thời gian hào hứng khai thác hồi năm ngoái. Trong nửa đầu tháng 5, chỉ có 2 tổ chức khai thác chủ đề này, là Liên đoàn Lao động Việt Tự do, với bài viết của bà Ca Dao, và Hội Nhà báo Độc lập, với một số bài về EVFTA, chủ yếu lặp lại các thông điệp cũ.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.
Thứ nhất, bài viết của bà Ca Dao đã trích dẫn bản Dự thảo lần 2, được đưa ra lấy ý kiến vào năm 2017, thay vì bản Dự thảo lần 3, được đưa ra lấy ý kiến vào năm nay. Bản dự thảo mới có một số chi tiết khác biệt, chẳng hạn không sử dụng cụm từ “nghiệp đoàn” như trong bản dự thảo cũ. Qua sự nhầm lẫn đó, có thể thấy bà Dao đã không tìm hiểu một cách cẩn thận quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động Việt Nam.
Thứ hai, theo lộ trình mà Việt Nam và EU đã thỏa thuận, Chủ tịch nước Việt Nam sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98 vào năm 2019, Công ước số 105 vào năm 2020, và Công ước số 87 vào năm 2023. Như vậy, không có chuyện Việt Nam không phê chuẩn Công ước số 87 như bà Dao đã viết.
Thứ ba, vì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, đương nhiên các công đoàn độc lập ở Việt Nam phải “hoạt động theo quy định của pháp luật”, dù bà Dao có thích điều đó hay không. Việc “cơ quan chuyên môn giúp thực hiện việc chấp thuận đăng ký, giải thể nghiệp đoàn” cũng không phải đặc điểm riêng của luật Việt Nam, mà là một thông lệ chung trên thế giới. Chẳng hạn, ở Mỹ, Ủy ban Quan hệ Lao động là cơ quan Nhà nước thực hiện việc công nhận và bảo vệ công đoàn, công nhận và bảo đảm sự thực thi thỏa ước lao động tập thể. Tương tự, ngoài Việt Nam, một số nước khác cũng quy định rằng các hoạt động đình công không được làm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng. Chẳng hạn, Quốc hội Na Uy có quyền cấm các cuộc đình công ảnh hưởng tới sự sống và sức khỏe của con người.
Thứ tư, khi bà Dao phản đối quy định rằng các công đoàn không được làm chính trị và không được phạm pháp, đình công không được ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng, ta có quyền nghi ngờ mục đích của bà Dao. Dường như bà chỉ muốn lợi dụng mô hình công đoàn để tổ chức biểu tình nhằm mục đích lật đổ Nhà nước Việt Nam, chứ không hề quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích của người lao động.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Giới zân chủ than khóc vì sắp mất chỗ dựa ở Dòng Chúa cứu thế?



Trước diễn biến 3 linh mục Lê Ngọc Thanh, Trương Hoàng Vũ, Nguyễn Duy Tân bị thuyên chuyển nhiệm sở, trong đó ông Thanh và ông Vũ bị chuyển từ TP.HCM về các địa phương; việc Văn phòng Công lý & Hòa bình của DCCT Sài Gòn bị đổi tên thành “Phòng Phát triển Con người Toàn diện”, đồng thời bị tạm đóng cửa, chuyển đồ đạc ra ngoài cho đến khi có thông báo mới và việc linh mục Đỗ Mạnh Hùng viết trong sổ tang viếng Đại tướng Lê Đức Anh rằng ông, cùng “toàn thể giáo dân Công giáo của Tổng Giáo phận TP.HCM” do ông quản lý, “xin chia buồn sâu sắc” với gia đình Đại tướng Lê Đức Anh (theo đòi hỏi của họ phải viết là “Giáo phận Sài Gòn” như cách gọi lâu nay mới đúng) đã dấy lên làn sóng trong giới zân chửi “than thân trách phận” vì lo sợ mất đi chỗ dựa vào DCCT để chống chính quyền. Xin trích một vài ví dụ điển hình:
「Dòng chúa cứu thế」的圖片搜尋結果
(1) “KHÓ HIỂU” – Phạm Thanh Nghiên (FB cá nhân), 10/05/2019, 19:50: “…Và tôi cũng thế, qua những quyết định, qua một số hành động của vị Giám tỉnh này suốt nhiệm kỳ qua và bước sang nhiệm kỳ thứ hai này, tôi cũng không thể không đặt câu hỏi “vị Linh mục này là ai; ông ấy đang làm gì?”…”.
(2) “CÁC ÔNG PHỤNG SỰ AI VẬY?” – Ngô Kim Hoa (FB cá nhân), 11/05/2019, 12:01
(3) “TẠI SAO LẠI THỎA HIỆP VỚI MA QUỈ ???” – Nguyễn Lai (FB cá nhân), 13/05/2019, 12:28
(4) “…Sau khi có tin các linh mục đang hoạt động và được yêu mến bị thuyên chuyển như Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ, giờ thì lại có tin Phòng Công Lý và Hòa Bình ở đó sẽ bị đổi thành "Phòng Phát triển con người toàn diện", nghe như một tổ chức của Ủy ban Phường. Và tin tức cũng đang lan nhanh là cuối tháng 5/2019, hoạt đông trợ giúp TPB-VNCH có thể sẽ chấm dứt, bởi có tin cha Chánh xứ mới sắp về, theo chọn lựa của vị Giám Tỉnh, mà ông ta muốn không liên hệ gì với "bọn có vần đề với nhà nước"…” – Tuấn Khanh (FB cá nhân), 13/05/2019, 15:55
(5) “Ôi! Giây phút cuối cùng của Văn phòng Công lý Hoà bình DCCT đây ư!...” – Phạm Thanh Nghiên (FB cá nhân), 13/05/2019, 17:07
(6) “…Hạnh phúc của hơn 7000 người què cụt + cả trăm TNV + cả ngàn ân nhân khắp nơi + hàng triệu người luôn dõi theo cầu nguyện bị mất trắng. .....  Đã có ai ngồi cao dòm xuống mà thấy ?????” – Lê Nguyễn Phương Trâm (FB cá nhân), 13/05/2019, 17:15
(7) “…Tạm biệt vp Công Lý & Hoà Bình, tạm biệt các Ama đã hết lòng vì những người cô thế, tạm biệt những người đã xưa cũ... Tạm biệt những ngày xưa...” – Nguyễn Nữ Phương Dung (FB cá nhân), 13/05/2019, 17:34
(8) “…giờ nghe tin các cha bị thuyên chuyển khắp nơi, phòng Công Lý và Hoà Bình có thể bị xoá sổ, chương trình tri ân thương phế binh VNCH cũng có thể bị dẹp. Cộng sản đã len lõi vào trong hệ thống nhà thờ, mình nghĩ tương lai sẽ quốc doanh hoá như chúng đã làm với đạo Phật. Thật đau buồn khi tôn giáo bị điều khiển bởi độc tài. Đất nước này rồi sẽ đi về đâu đây???” – Nguyễn Phương (FB cá nhân), 13/05/2019, 18:07
(9)“…Mới nghe hung tin: VP Công Lý và Hoà Bình sẽ bị đổi tên thành “VP Phát triển con người toàn diện”. Mọi việc sẽ bàn giao vào thứ 4 này. Phía tiếp quản mới cho biết: chương trình tri ân TPB vẫn sẽ được tiếp tục, nhưng diễn biến thế nào thì chỉ có... tương lai mới trả lời được…” – Hai Nguyen Hong (FB cá nhân), 13/05/2019, 18:24
(10) “…Ông nhìn kỹ đi !... chúng tôi làm những việc này là muốn phần phúc mai sau nơi toà phán xét của Chúa Còn ông đã & đang làm gì tổn hại đến chính hình ảnh của Chúa qua những người khốn cùng này ... ông phải trả cái giá rất đắt cho việc làm cộng tác với quỷ dữ.” – Trần Vũ Anh Bình (FB cá nhân), 13/05/2019, 20:28
….
Nhìn vào làn sóng “than khóc” này thấy rõ nhằm 3 mục đích. Một là bảo vệ các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, ca ngợi VNCH của tu viện DCCT Kỳ Đồng, sao cho chúng không bị hủy bỏ. Hai là tạo dư luận “đấu tố” Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích, bày tỏ ủng hộ với phe nhóm cực đoan trong nội bộ Công giáo Việt Nam. Ba là công kích Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, can thiệp vào nội bộ tôn giáo, ngăn cấm xã hội dân sự.
Căn nguyên của vấn đề này, có lẽ giới zân chửi kia không dám đề cập, không dám nhắc đến đó là triển vọng quan hệ tốt đẹp hơn giữa Vatican và Nhà nước Việt Nam thời gian qua, đồng nghĩa với việc nhóm linh mục cực đoan, chống chính quyền không còn được Vatican hậu thuẫn nữa. Tuy nhiên, qua làn sóng “đấu tố” Công giáo và linh mục bề trên của giới xân chủ cho thấy bản chất cơ hội, tráo trở của chúng, không ăn được thì đạp đổ, lúc dựa dẫm được thì xu nịnh, tung hứng, tâng bốc, nay hết cơ hội dựa dẫm thì quay ngoắt sang “chửi hội đồng” bất chấp chính chúng đã trở thành giáo dân phải tuân thủ giáo luật nghiêm khắc. Đến linh mục bề trên đại diện cho Chúa mà chúng còn dám mạt sát thì…chẳng có bất cứ giá trị gì có thể khiến chúng thay đổi, bảo vệ hay giữ gìn nữa cả.
 Nguyễn Biên Cương

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Dư luận lề trái nói gì về chiến dịch chống tham nhũng nhân Hội nghị 10?


Loa Phường

Dư luận phi chính thống về Hội nghị Trung ương 10, diễn ra trong tuần qua, đã bao gồm một số ý kiến về giá trị của chiến dịch chống tham nhũng. Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn trên BBC, ông Nguyễn Quang A và bà Nguyên Bình đã phủ nhận giá trị của chiến dịch chống tham nhũng, qua đó công kích các tổng kết của Hội nghị 10 về thành tựu của chiến dịch.

Cụ thể, ông A bình luận rằng một hệ thống không có tự do báo chí, tư pháp độc lập và quyền tư hữu đất đai thì “tự nó đẻ ra tham nhũng”. Vì vậy, nếu muốn chống tham nhũng tận gốc, phải “thay đổi luật lệ, thay đổi cơ cấu của Nhà nước”, cho phép “tự do báo chí và tư pháp độc lập”. Còn việc bắt từng kẻ tham nhũng thì chỉ là giải pháp tình thế, “hết tên này thì nó sẽ sinh ra tên khác”, chỉ phục vụ việc “đấu đá nội bộ” chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Dù vậy, ông A ủng hộ việc bắt tham nhũng, vì cho rằng việc đó “làm người dân tin”, “cũng tốt chứ không phải là xấu”.
Trong khi đó, bà Nguyên Bình, con gái Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bình luận rằng chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam không nghiêm túc ở hai điểm. Thứ nhất, người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đứng ra chống tham nhũng” nhưng không “tự mình làm gương mẫu kê khai tài sản”. Thứ hai, chiến dịch này “học theo Trung Quốc”, nhưng lại học một cách méo mó, vì ở Trung Quốc, Ban Kiểm tra và Kỷ luật do Đại hội Đảng bầu ra, ngang với Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trong khi đó, ở Việt Nam không như vậy, nên sau này không còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không còn ai chống được tham nhũng.
Ngoài ra, hiện giới chống đối đang lan truyền tin đồn rằng một số lãnh đạo cấp cao của Đảng sắp trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, hiện không có đủ bằng chứng để khẳng định rằng chiến dịch chống tham nhũng “chỉ là đấu đá nội bộ”, như lời quy kết của ông Nguyễn Quang A. Trước đây, giới “dân chửi” từng biện luận rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ bắt người đối địch, không bắt người ủng hộ mình, khiến ông Trương Minh Tuấn không bị truy tố. Nay ông Tuấn đã bị truy tố, nếu giới “dân chửi” không tìm được bằng chứng khác, thì chiến dịch chống tham nhũng coi như đã được minh oan. Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc chống tham nhũng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật, bắt quan tham nào cũng là góp phần thực thi pháp luật.
Thứ hai, tự do báo chí và tư pháp độc lập là một cách hiệu quả để chống tham nhũng, nhưng không phải là cách duy nhất. Về bản chất, chúng chỉ là phương thức để các nhánh quyền lực khác nhau giám sát lẫn nhau, sao cho không nhánh nào được lạm quyền và phạm luật. Thay vì copy mô hình giám sát của phương Tây một cách máy móc, chúng ta nên thiết kế những mô hình giám sát riêng, phù hợp với bối cảnh xã hội và hoàn cảnh lịch sử của riêng mình. Dù pháp chế của Vệ Ưởng thời xưa không bao gồm tự do báo chí và tư pháp độc lập, những phương thức giám sát mà nó đặt ra cũng đã khiến thái tử bị phạt, trong nước không nảy sinh trộm cắp, lạm quyền, tham nhũng.
Trên tinh thần đó, cả mô hình “báo chí, tư pháp độc lập” của phương Tây lẫn mô hình “Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhiều thẩm quyền” của Trung Quốc đều đáng học hỏi, nhằm phục vụ quá trình cải cách hành chính, chống tham nhũng của Việt Nam. Hy vọng ông Nguyễn Quang A giữ thái độ cởi mở của người trí thức khi tiếp cận chủ đề này, thay vì chủ trương rập khuôn bắt chước phương Tây một cách chủ quan, duy ý chí.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin về “vụ Formosa”



Ngày 06/05/2019, một số báo chính thống đã đăng tải một văn bản của cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh, theo đó nhà máy thép của tập đoàn Formosa trên địa bàn tỉnh đang có 5 biểu hiện gây tác động xấu đến môi trường. Thứ nhất, nhà máy thải ra 3 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, nhưng chỉ xử lý hoặc tái sử dụng được một phần trong số đó, khiến khoảng 900.000 tấn chất thải đang tồn đọng. Thứ hai, đa số chất thải được chôn lấp hoặc sử dụng để làm đường, chôn lấp nền; số khác được tách chất độc hại hoặc tách kim loại để tái sử dụng; nhưng những biện pháp này “không đạt hiệu quả 100%”, khiến môi trường vẫn bị ảnh hưởng. Thứ ba, từ trước đến nay tập đoàn Formosa thuê các doanh nghiệp tư nhân phân tích chỉ tiêu môi trường của các chất thải này, cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng, nên kết quả “khó khách quan”. Thứ tư, Formosa “không cung cấp cho cơ quan chức năng” “các kết quả phân tích vượt ngưỡng” “để theo dõi, xử lý”. Thứ năm, Formosa tự ý đặt tên cho bùn thải là “bùn quặng”, “bùn khoáng”, trong khi những tên gọi đó khiến người đọc hiểu sai vấn đề.

Vì những tác hại mà nhà máy thép Formosa gây ra cho môi trường từng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình, bạo động trong năm 2016 và 2017, trong tuần qua, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã khai thác chủ đề này để tuyên truyền. Có thể chia họ ra là hai nhóm.
Nhóm thứ nhất liên kết vấn đề Formosa với chuyện nội chính. Chẳng hạn, Nguyễn Ngọc Chu quy trách nhiệm trong vụ việc này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cả hai nhiệm kỳ. Lê Nguyễn Hương Trà bình luận rằng sóng truyền thông này nhắm đến ông Hoàng Trung Hải, người ký công văn hỏa tốc đồng ý cho tập đoàn Formosa lập nhà máy ở Hà Tĩnh, trong bối cảnh Hội nghị Trung ương 10 dự kiến diễn ra vào giữa tháng 05/2019. 
Nhóm thứ hai tận dụng chủ đề này để tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các phong trào biểu tình, bạo động của mình. Chẳng hạn, các đảng Việt Tân đang đồng loạt tuyên truyền rằng hoặc Nhà nước “đóng cửa vĩnh viễn Formosa Hà Tĩnh”, hoặc “nhân dân” sẽ có lý do chính đáng để lật đổ Nhà nước. Các thành viên Green Trees tận dụng sự kiện này để quảng bá cuốn sách cũ của họ, đồng thời tuyên truyền rằng trong “vụ Formosa” họ làm đúng, Nhà nước làm sai.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 nhận xét.
Thứ nhất, dư luận nên xử lý thông tin về vụ việc này một cách thận trọng. Vì mỗi năm nhà máy Formosa thải ra 3 triệu tấn chất thải, 900.000 tấn còn tồn đọng chỉ chiếm 10% tổng số chất thải phát sinh trong 3 năm hoạt động vừa qua, chứ không chiếm “đa số” như báo chí mô tả. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp tư nhân mà Formosa thuê đã báo cáo sai sự thật; còn các biện pháp xử lý thô sơ như chôn lấp, sử dụng để làm đường… thì đương nhiên không đạt hiệu quả xử lý 100%. Vì vậy, dư luận cần đợi thêm thông tin trước khi kết luận về mức ô nhiễm mà nhà máy Formosa gây ra cho môi trường trong khu vực, thay vì phóng đại nguy cơ để kích động như hiện tại.
Thứ hai, trong vụ việc này, giới “dân chửi” chưa có lý do chính đáng để quy kết trách nhiệm cho Nhà nước, vì 2 lý do. Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, thông tin về vụ việc này còn chưa đủ để kết luận, và đang bị dư luận thổi phồng quá mức. Thứ hai, chính Nhà nước đang chủ động điều tra và xử lý nhà máy Formosa, trong khi giới “dân chửi” chủ yếu tận dụng tình hình để kêu gọi lật đổ chế độ. Thứ ba, việc xử lý một nhà máy lớn, có vai trò nhất định đối với kinh tế địa phương như Formosa phải dựa trên những phép tính được mất, và cần thời gian để làm theo đúng trình tự của pháp luật, chứ không thể tiến hành tùy tiện như cách mà giới “dân chửi” tưởng tượng.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Nguyễn Anh Tuấn và giới “dân chửi” mừng hụt về cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam tại Đài Loan?



Trưa 05/05/2019, trước cổng Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, vài chục công nhân Việt Nam đã tham gia một cuộc biểu tình đòi “hủy bỏ môi giới tư nhân” trong lĩnh vực xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Đài Loan. Qua tìm hiểu, được biết hoạt động này là một phần của chiến dịch có cùng mục tiêu, do Công hội Di công Đài Loan và một số NGO bảo vệ người lao động khác tổ chức từ cuối tháng 04/2019. Cuộc biểu tình được RFA quay phim, tường thuật trực tiếp, và quá trình kêu gọi biểu tình có sự hiện diện của linh mục Nguyễn Văn Hùng (một người có quan hệ với đảng Việt Tân, thường xuyên tổ chức biểu tình cho cộng đồng người Việt ở Đài Loan).


Hiện Công hội Di công Đài Loan chỉ tập trung vào mục tiêu chính của cuộc biểu tình, và vào việc bảo vệ người xuất khẩu lao động Việt Nam. Trong khi đó, một số tổ chức, cá nhân chống đối có quan tâm đến vấn đề “công đoàn độc lập”, như Nguyễn Anh Tuấn và Hội Nhà báo Độc lập, đang tận dụng sự kiện này để công kích Nhà nước về vấn đề quyền biểu tình, vấn đề quyền lợi người lao động.
Cụ thể, khi trả lời phỏng vấn RFA và BBC sau cuộc biểu tình, đại diện Công hội Di công Đài Loan cho rằng người Việt Nam xuất khẩu lao động tại Đài Loan đang phải trả mức phi môi giới cao gấp đôi, gấp ba lao động Thái Lan và Indonesia. Họ cũng bị các công ty môi giới cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện làm việc, ép làm thêm giờ bất hợp pháp. Vì vậy, Công hội muốn “chính phủ Việt Nam hủy bỏ môi giới tuyển dụng lao động tư nhân”, để chuyển sang “tuyển dụng trực tiếp giữa chính quyền Việt Nam với chính quyền Đài Loan”.
Chuang Shu-ching, một nhân viên xã hội tại Văn phòng Trợ giúp Công dân, Di dân Việt Nam, trả lời BBC rằng một số người Việt Nam nói “các công ty môi giới thu tiền cao như vậy vì họ phải trả thêm cho chính quyền”, tuy nhiên bà không chắc về độ xác thực của thông tin đó.

Về phía giới chống đối, Nguyễn Anh Tuấn tuyên truyền rằng qua sự kiện này, có thể thấy người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài có cơ hội thực hiện quyền biểu tình dễ dàng hơn người Việt Nam trong nước. Thêm nữa, việc người lao động Việt Nam so sánh quyền lợi của mình với lao động Thái Lan và Indonesia trong vụ việc này, cùng hiện tượng tương tự trong vụ Đoàn Thị Hương, cho thấy “người Việt đang ngày càng ý thức rõ hơn rằng” vì họ đóng thuế để nuôi Nhà nước, “chính quyền phải lấy việc phục vụ người dân làm lý do tồn tại”. Cả hai nhận định này đều sai sự thật, vì công nhân trong nước vẫn thường xuyên biểu tình, đình công đòi cải thiện điều kiện lao động, được báo chí chính thống đưa tin công khai; và vì một số cuộc biểu tình tương tự của công nhân Việt Nam ở Đài Loan đã diễn ra từ năm 2017, 2018.
Trong khi đó, dựa trên thông tin chưa được xác thực của bà Chuang Shu-ching, Kiều Phong (VNTB) tung tin đồn rằng “bộ lao động Việt Nam bán những suất đi Đài Loan cho các trung tâm rồi các trung tâm bán lại một lần nữa cho công nhân Việt”. Bút danh này cũng hô hào rằng “từ đây, hoạt động đấu tranh của công nhân sẽ chuyên nghiệp hơn và bài bản hơn, không để cho môi giới thích thì hoành hành như trước nữa”. Nhận định này cũng sai sự thật, vì cuộc biểu tình này không mới, như đã nêu.
Tóm lại, giới chống đối muốn khai thác chủ đề này ở góc độ quyền biểu tình, và hướng sự bức xúc của công nhân vào Nhà nước.
Qua cách phản ứng của giới “dân chửi” trong vụ việc này, có thể thấy họ không hề quan tâm đến quyền lợi thiết thực của công nhân, mà chỉ muốn lợi dụng công nhân để phát động biểu tình chống chế độ.
Trái với sự lạc quan thái quá của giới “dân chửi”, chúng tôi tin rằng họ sẽ không xơ múi được gì trong vụ việc này. Bởi nếu họ ủng hộ yêu sách của công nhân trong vụ việc này, họ sẽ phải công nhận tính chính danh của Nhà nước Việt Nam hiện tại. Thêm nữa, nếu Nhà nước quyết định ai được đi xuất khẩu lao động, cơ hội để giới “dân chửi” lôi kéo công nhân Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn sẽ giảm đi.
Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

Giới zâm chủ thương khóc cho linh mục Nguyễn Duy Tân bị điều chuyển khỏi giáo xứ Thọ Hòa

Ngày 17/5/2019, linh mục Nguyễn Duy Tân – quản xứ Thọ Hòa (Đồng Nai) “được” điều chuyển về làm phụ tá (tức là làm cấp phó cho người khác), phục vụ xây dựng công trình Đức Mẹ Núi Cúi (Thống Nhất, Đồng Nai).

Nhiều người bình luận rằng, quyết định này chẳng khác nào là quyết định mang tính chất kỷ luật đối với linh mục Tân của Tòa Giám mục Giáo phận Xuân Lộc nhằm ngăn chặn việc lợi dụng Chúa để chống phá đất nước, vi phạm pháp luật, làm xấu đi hình ảnh của đạo Công giáo. 

Ngày chia tay giáo xứ Thọ Hòa nhận nhiệm vụ mới, linh mục Tân khóc lóc, buồn thảm. Những hình ảnh này đã bị dân mạng chia sẻ rộng rãi kèm theo bình luận rằng, không hiểu ông ta có biết hối hận về hành động chống phá điên cuồng những năm tháng trước đây để nhận được kết cục như hiện nay? Một số tỏ ra bức xúc vì với hành động đi ngược với giáo lý, giáo luật Công giáo, vi phạm pháp luật Việt Nam vừa qua, ông Nguyễn Duy Tân đáng bị “treo chén”, chứ không phải chỉ có việc điều chuyển, giáng cấp như thế này.



Không chỉ có linh mục Tân đau buồn, khóc lóc, giới zâm chủ trong nước vốn lâu nay gắn bó thân thiết với ông Tân cũng "bất mãn" không kém, nhưng chúng chẳng dám công kích bề trên của ông Tân, chỉ dám bày tỏ bức xúc với những chuyện râu ria như không được "chia tay chu đáo", "lễ nghi hời hợt", không được làm truyền thông...

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, đám cưới và văn bảnTrong hình ảnh có thể có: ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Cùng với việc hàng loạt thay đổi, điều chuyển nhân sự trong Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng - trung tâm, lô cốt bảo kê cho đám chống cộng trong nước, và việc linh mục Nguyễn |Duy Tân bị "kỷ luật", dư luận đặt nhiều hy vọng vào việc "cải tổ" trong Dòng Chúa cứu thế trước bức xúc của dân chúng trong nước với hoạt động chống phá ngang ngược, thách thức, vi phạm pháp luật Việt Nam của một số linh mục cực đoan

Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

Cá bé nuốt cá lớn và những hệ luỵ nhìn từ thương vụ An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex


Báo Pháp luật

Không ít thương vụ thâu tóm ngược, “cá bé nuốt cá lớn” gây bất ngờ trên thị trường nhưng sau khi thâu tóm ngược doanh nghiệp lớn hơn, các nhà đầu tư mới thực sự gặp khó do ảnh hưởng từ khoản nợ quá lớn từ thương vụ ngược quy luật này.


Bất ngờ nhưng không hiếm thấy
Cuối năm 2018, giới đầu tư bất ngờ với thương vụ của đại gia gần như không có tiếng tăm trên thị trường trúng thầu 7,4 ngàn tỷ đồng để mua 57,71% cổ phần Vinaconex từ Tổng công ty quản lý vốn Nhà nước SCIC.

Nhà đầu tư bạo tay trong phiên đấu giá khi đó là Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.
Đây là một doanh nghiệp có quy mô khá khiêm tốn và hầu như không được biết trên thị trường. Doanh nghiệp này mới chỉ tăng vốn từ hơn 200 tỉ lên 500 tỷ đồng ngay trước thời điểm tham gia đấu giá cổ phần VCG, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông, bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng tài sản chưa tới 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và vỏn vẹn 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Trong khi đó, Vinaconex có quy mô tỷ USD và được biết đến là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp tại Việtnam.
Việc An Quý Hưng có tài sản chưa đến 1000 tỷ nhưng bỏ ra khoảng 7.500 tỷ để mua lô cổ phần của SCIC là một bất ngờ nhưng không hiếm thấy trên thị trường. Không ít trường hợp, sau các vụ thâu tóm cá bé nuốt cá lớn, mâu thuẫn nội bộ khiến tình hình của doanh nghiệp đi xuống như trong trường hợp Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) của ông Trầm Bê thâu tóm Sacombank .
Một ngân hàng ở top dưới với quy mô nhỏ hơn nhiều, tình hình làm ăn kém, nợ xấu chồng chất bất ngờ thâu tóm ngân hàng ở top đầu là Sacombank. Cú thâu tóm đã khiến Sacombank liên tục lao dốc không phanh. Kết cục của vụ cá bé nuốt cá lớn này không như mong muốn, ông Trầm Bê đã vào vòng lao lý, còn ông Đặng Văn Thành mất đi đứa con tinh thần mà ông nuôi dưỡng hơn 20 năm. Sacombank hiện vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu sau khi ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Trong trường hợp Vinaconex, vụ thâu tóm cũng gây ra nhiều nỗi lo cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như các cổ đông nhỏ hơn. Nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng vừa thất bại trong kế hoạch huy động 5,3 ngàn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Không có nhà đầu tư nào mua một đồng trái phiếu  nào với tổng trị giá tương ứng 5,3 ngàn tỉ bao gồm 2,6 ngàn và 2,7 ngàn tỷ đồng do An Quý Hưng và An Quý Hưng Land phát hành dù hai công ty này sử dụng 255 triệu cổ phiếu Vinaconex (tương đương toàn bộ  58% cổ phần mua từ SCIC) làm tài sản đảm bảo và lợi suất khá cao (kỳ hạn 3 năm, lãi tới 12%/năm trở lên).
Vết xe đổ cần tránh
Nhìn vào các vụ M&A trong vài năm qua có thể thấy, mục tiêu chính của các thương vụ mua bán sáp nhập thâu tóm là để tái cấu trúc hoặc tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới biến động. Tuy nhiên, nguồn vốn tài trợ cho các thương vụ này là vấn đề quan trọng. Nhiều DN huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên TTCK hay phát hành trái phiếu trong và ngoài nước,... Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu doanh nghiệp cân đối được đòn bẩy tài chính, cân đối được dòng tiền. Nhưng có những trường hợp, việc huy động vốn không rõ ràng minh bạch, năng lực của cá bé” không rõ ràng, nhà đầu tư thực sự không xuất hiện. Nó khiến cho cổ đông và nhà đầu tư bất an.
Trong một số trường hợp, việc quản trị tài chính không tốt khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng lao đao như trường hợp Thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh gần đây liên tục phải bán tài sản và doanh nghiệp từng thâu tóm trước đó để tránh một kết cục bi thảm.
Trường hợp An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc. Giới đầu tư thắc mắc tại sao một doanh nghiệp trong nhóm tứ đại gia xây dựng ở Việt Nam, có giá trị vốn hóa trên 10 ngàn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành công ty con của một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu gần 1 ngàn tỷ đồng. Tại sao doanh nghiệp quy mô vài trăm tỷ của ông Nguyễn Xuân Đông lại có thể mua được gần 60 %" Vinaconex. Nguồn tiền này từ đâu và An Quý Hưng sẽ quản lý ông lớn Vinaconex như thế nào?
Nay cổ đông lớn đang gánh những món nợ hàng chục ngàn tỉ đồng như trên bảng báo cáo tài chính của An Quý Hưng, lại thế chấp toàn bộ 58% cổ phần để vay tiền trả nợ. Thương vụ huy động vốn thất bại, cổ đông lớn đang ngập trong nợ nần.
Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai công ty Nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết chi đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định chi đến 15 tỷ đồng
Trong khi đó, theo Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính mới do nhóm cổ đông An Quý Hưng vừa thông qua, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới 1 ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ đồng mà ko cần thông qua HĐQT. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng đều do người của An Quý Hưng nắm giữ khiến mọi lợi ích của công ty tập trung vào nhóm này, không còn tính công khai, minh bạch và kiểm soát hay phản biện lẫn nhau.
 Bên cạnh đó, do áp lực tài chính vay mượn, hàng loạt kế hoạch rút vốn từ Vinaconex đã được nhóm An Quý Hưng thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên HĐQT khác về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Những việc mà nhóm cổ đông An Quý Hưng cũng như của HĐQT đang làm có nguy cơ rút cạn kiệt các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty. Trước tình hình đó, một nhóm cổ đông lớn khác đã khởi kiện và Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng hoạt động của HĐQT. 
Mặc dù HĐQT đã được cởi bỏ biện pháp ngăn chặn do Toà án xác định nhóm cổ đông khởi kiện chưa nắm giữ cổ phiếu đủ 6 tháng nhưng rõ ràng là những bất đồng nội bộ về quản trị, điều hành vẫn đang tồn tại. Phát triển như thế nào của một doanh nghiệp lớn với mấy chục năm truyền thống cùng hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên vẫn còn là một ẩn số. Nhưng vụ kiện đang diễn ra và cả áp lực của khoản nợ của cổ đông lớn chính là "hệ luỵ" của thương vụ ngược quy luật do cá bé” An Quý Hưng nuốt cá lớn Vinaconex.


Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

An Qúy Hưng huy động vốn thất bại, bí ẩn nguồn tiền mua cổ phần Vinaconex chưa có lời giải



 (PLVN) - Việc Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex) có giá trị vốn hóa trên 10 nghìn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành “công ty con” Công ty TNHH An Quý Hưng là một hiện tượng của thị trường chứng khoán năm 2018. Vừa qua, việc An Quý Hưng “thất bại” trong huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu lại làm dấy lên câu nguồn tiền để mua cổ phần Vinaconex ở đâu ra.

Chơi lớn bằng tiền vay?
Trước khi mua lô cổ phần phổ thông 57,7% của SCIC tại Vinaconex, ít ai biết đến cái tên An Quý Hưng, một doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản có quy mô vốn chỉ vài trăm tỉ. Sau cuộc đấu giá, cái tên đại gia Nguyễn Xuân Đông và An Quý Hưng được nhắc đến trong nhiều sự kiện liên quan đến ngành xây dựng và tài chính với câu hỏi “đại gia mới nổi này là ai mà có thể thâu tóm doanh nghiệp lớn như Vinaconex?
Tại thời điểm An Quý Hưng trúng đấu giá lô cổ phiếu của Vinaconex, đã có thông tin về việc doanh nghiệp này bán 20 lô đất tại khu đô thị Galeximco Lê Trọng Tấn được gần 200 tỷ đồng để thanh toán tiền mua cổ phần. 
Tuy nhiên, số tiền này quá nhỏ so với khoản tiền gần 7.500 tỉ đồng phải trả cho SCIC để sở hữu hơn 255 triệu cổ phần của Vinaconex. Khi nhìn vào bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì thấy, hầu hết số tiền mua cổ phần của Vinaconex không phải là tiền của doanh nghiệp này.
ADVERTISEMENT
Cụ thể, tổng tài sản của doanh nghiệp này đầu năm 2018 có chưa đến 1.000 tỷ đồng nhưng tổng tài sản cuối năm đã tăng lên gần 12 nghìn 700 tỷ đồng. Số nợ cũng tăng phi mã với tài sản có, trong đó nợ đầu năm là hơn 534 tỷ đồng nhưng nợ cuối năm là hơn 12 nghìn tỷ đồng. Số liệu này cho thấy, hầu hết những tài sản mà An Quý Hưng có đều là tài sản vay, huy động vốn.
Theo bản cân đối kế toán, tài sản cố định chỉ có giá trị hơn 39 tỷ, bất động sản đầu tư hơn 42 tỷ, tài sản dang dở dài hạn gần 80 tỷ đồng. Tài sản lớn nhất là nguồn đầu tư tài chính dài hạn, khoảng 7.600 tỷ đồng.
Tổng các khoản nợ phải trả dài hạn của An Quý Hưng là hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 200 tỷ, còn 7.800 tỷ đồng là khoản nợ phải trả khác. Đây chính là khoản nợ phát sinh khi An Quý Hưng mua cổ phần của Vinaconex.
Câu hỏi đặt ra là những ai đã đồng ý cho An Quý Hưng vay một khoản tiền lớn như vậy trong khi tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ chưa đến 1.000 tỷ và tài sản có thể thế chấp để đảm bảo cho khoản vay khủng kia còn ít hơn rất nhiều lần?
Theo một số chuyên gia  trong lĩnh vực đầu tư tài chính, có những thủ thuật để vượt qua được tình huống này. Có thể, hồ sơ tài chính của An Quý Hưng chỉ để hợp thức hóa cho nguồn tiền dùng để mua cổ phần của Vinaconex và An Quý Hưng không phải là chủ thực sự của số cổ phần này nên không cần tài sản đảm bảo vẫn có thể vay được tiền để mua cổ phần. Đây chính là nguồn vốn mà những nhà đầu tư bí ẩn bỏ vào đứng sau “đại gia mới nổi.
Dòng vốn thứ hai có thể huy động thêm từ nguồn vay ngân hàng và margin chính cổ phiếu VCG tại các công ty chứng khoán để chuyển ngược lại cho nhà đầu tư góp vốn. Những nhà đầu tư đứng sau lưng có thể ứng tiền cho An Quý Hưng vay và An Quý Hưng sẽ phải thế chấp toàn bộ số cổ phần đã mua để đảm bảo trả khoản nợ dài hạn như thể hiện trong bản cân đối kế toán năm 2018 của doanh nghiệp này. Sau khi là chủ của Vinanconex thì với tư cách là cổ đông lớn của doanh nghiệp, tiền của Vinaconex có thể được rút ra sử dụng để trả nợ. Đó là cách khôn ngoan của những người kinh doanh kiểu tay không bắt giặc.
Huy động vốn để trả nợ?
Những thông tin mới nhất cho thấy, cổ đông An Quý Hưng của Vinaconex đang thực hiện chính sách mỡ nó rán nó” bằng việc sử dụng cổ phiếu tại Vinaconex để vay tiền. 
Theo nguồn tin mới nhất, Công ty TNHH An Quý Hưng cùng công ty con là Công ty TNHH An Quý Hưng Land đã thất bạitrong đợt huy động 5.300 tỷ vừa qua.
Cụ thể, An Quý Hưng chào bán 2.600 tỷ đồng trái phiếu, với tài sản đảm bảo tương ứng là trên 125 triệu cổ phiếu VCG thuộc sở hữu của công ty TNHH An Quý Hưng. Trong khi đó, An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng, được đảm bảo bởi gần 130 triệu cổ phiếu VCG
Như vậy, An Quý Hưng và An Quý Hưng Land của ông Nguyễn Xuân Đông chào bán tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là 255 triệu cổ phiếu VCG, tương đương toàn bộ gần 58% cổ phần Vinaconex mà An Quý Hưng sở hữu sau thương vụ đấu giá đình đám vào tháng 11 năm ngoái. 
Tính theo giá thị trường, lô cổ phiếu này có giá gần 7.000 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo tốt, lãi suất cao tới 12%, nhưng An Quý Hưng không huy động được một đồng nào trên thị trường chính thức. Thất bại của đợt phát hành này phải chăng là phản ứng đầy hoài nghi của thị trường với những nhà đầu tư bí ẩn đứng sau An Quý Hưng.
Việc huy động vốn này để đầu tư hay để thực hiện việc trả nợ các khoản nợ lên tới 7.800 tỷ đồng được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này, câu hỏi chắc không khó trả lời.
Về lý, việc An Quý Hưng cầm cố, thế chấp số cổ phần phần tại Vinaconex để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu, vay tiền hay thực hiện các giao dịch khác tưởng như là quyền của họ đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong công ty cổ phần, câu chuyện không đơn giản như vậy.
Việc cổ đông lớn của Vinaconex bị áp lực tài chính có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông nhỏ hơn bởi chính các quyết định quản trị bị chi phối bởi cổ đông lớn. Cũng vì bộ máy quản trị mới do An Quý Hưng chi phối có những quyền hạn khủng mà việc thực hiện các quyền hạn, bộ máy quản trị có thể tạo rủi ro tiềm tàng. Đó là thực tế và cũng là lý do mà hai cổ đông pháp nhân của Vinaconex là Star Invest và Cường Vũ khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT Công ty, trong đó An Quý Hưng lấy quyền đa số tự bầu nắm giữ hết các vị trí Chủ tịch, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát, gây rủi ro cho công ty. 
Từ câu chuyện dòng tiền bí ẩn đưa An Quý Hưng trở thành công ty mẹ của Vinaconex và việc doanh nghiệp này mang toàn bộ số cổ phần đang sở hữu để huy động vốn, gây rủi ro tập trung cho Vinaconex khi toàn bộ cổ phần của cổ đông lớn hình thành từ tiền vay và sau đó mang thế chấp lấy tiền trả nợ. Nghịch lý các công ty lớn  bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nhỏ hơn nhiều lần đang diễn ra với An Quý Hưng và Vinaconex, dẫn đến những hệ luỵ và rủi ro không chỉ của những doanh nghiệp này mà cho cả thị trường.