Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Giới phản động hải ngoại câu kết với cánh tả Châu Âu ngăn EVFTA: người lao động Việt Nam được lợi hay chịu thiệt?



Sau chuyến thăm Việt Nam hôm 31/10/2019, phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA) đã thông báo rằng quá trình thảo luận về hiệp định EVFTA đang đi vào giai đoạn gấp rút, căng thẳng, trước khi Nghị viện Châu Âu (EP) bỏ phiếu xét thông qua hiệp định này vào tháng 02/2020. Nhân đó,cuối tháng 11/2019, hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập là Phạm Chí Dũng và Thục Quyên đã viết một loạt kiến nghị, bài viết đòi EP hoãn thông qua hiệp định này cho đến khi Việt Nam có những hành động cụ thể để “cải thiện tình hình nhân quyền” – như thả tù chính trị và ký Công ước số 87 của ILO (liên quan đến vấn đề quyền tự do hội họp). Trong chiến dịch, Dũng và Quyên kêu gọi giới chống đối tập trung công kích những nhân vật có biểu hiện “thân Việt Nam”, “né tránh đàn áp nhân quyền” khi tham gia vào quá trình ký kết, thông qua EVFTA – như Bruno Angelet (Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam) và Chang-Hee Lee (giám đốc ILO tại Hà Nội).
Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt hôm 21/11, Nguyễn Thục Quyên (sống ở Đức, là thành viên tổ chức VETO, từng vận động ngăn EVFTA trong suốt năm 2019) tiếp tục theo đuổi hướng tuyên truyền này. Ngoài ra, giới chống đối cũng kết hợp các hướng vận động với nhau, khi lấy vụ bắt Phạm Chí Dũng làm cớ ngăn EVFTA, và dùng EVFTA để đòi thả Phạm Chí Dũng.
Đầu tháng 12/2019, giới chống đối đã tiếp tục tác động đến EVFTA qua 3 hoạt động nổi bật – là (1) vụ Liên minh Đảng Xanh buộc nghị sĩ Jan Zahradil từ chức Báo cáo viên Thường trực về EVFTA; (2) việc một số gương mặt chống đối trong nước phát biểu về EVFTA trong cuộc gặp giới chức ngoại giao Đức và Czech; và (3) việc Thục Quyên, Ca Dao, Lê Ngọc Anh viết bài kêu gọi ngăn EVFTA, trong đó Thục Quyên tranh luận, công kích với Nguyễn Quang A và Nguyễn Hữu Vinh về thái độ với Hiệp định.
Về hoạt động đầu tiên, ngày 22/11, tức một ngày sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, nghị sĩ Saskia Bricmont (thành viên INTA, Báo cáo viên cho Đảng Xanh về EVFTA) đăng một bài trên Facebook, có đoạn:
“…Tôi khá sốc khi nghe tin họ bắt ông Phạm Chí Dũng (…) Nhất là việc này xảy ra vài giờ sau khi ông Jan Zahradil , Báo cáo viên phụ trách EVFTA của EP, một nghị sỹ Châu Âu của nước Cộng Hòa Séc, thuộc khối bảo thủ, một người hoài nghi về Liên minh Châu Âu, một người trong cùng khối chính trị với NVA, đã bác đề nghị của tôi rằng [INTA] sẽ lắng nghe một nhân chứng đại diện các tổ chức xã hội dân sự về nhân quyền, song song với Phòng thương mại EU tại Việt Nam (Eurocham) và Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Vietnam).
Tôi đã biết cách đây hai tuần, ông Phạm Chí Dũng đã gửi thư cho ông Chủ tịch Nghị viện, cùng các ông Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban Nhân quyền, để báo động về tình trạng xuống cấp ở Việt Nam và thái độ quá dễ dãi xuề xoà của phái đoàn EU ở Hà Nội. 
Chính xác là ông Phạm Chí Dũng đã cầu cứu những người được dân Âu Châu bầu ra nhưng không ai lắng nghe!
Tôi đã trình bày trước những người có thẩm quyền trong Nghị viện , trước các nghị sỹ khác, rằng chúng ta phải phản đối quyết liệt và đòi hỏi trả tự do cho tù nhân chính trị. 
Nếu họ không tuân thủ và không sửa đổi Luật Hình sự thì hiệp ước sẽ không được phê chuẩn.
Việc này vẫn phù hợp với nghị quyết của Nghị viện Âu Châu ra đúng một năm trước (cũng xin nhắc lại , tại thời điểm ấy ông Jan Zahradil đã tránh phát biểu vì muốn làm Việt Nam vừa lòng). Và việc này hoàn toàn đúng, theo những giá trị của chúng ta về dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và sự đoàn kết!”.
Ca Dao (Lao Động Việt), Nguyễn Thục Quyên (VETO), Nguyễn Thị Hường (Project88) comment dưới bài viết này của Bricmont; trong khi Lương Thế Hương (thành viên VOICE Europe) dịch nó sang tiếng Việt; và Đoàn Thế Hòa (thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech, có con gái làm cho tổ chức PIN) đăng lại bản dịch.
Cùng ngày 22/11, Saskia Bricmont gửi thư yêu cầu EP xem xét hoãn thông qua EVFTA vì vụ bắt Phạm Chí Dũng.
Khi EP họp bàn về EVFTA trong các ngày 02, 03, 04/12/2019, Bricmont đã không đưa được đại diện của một NGO về nhân quyền đến tranh biện với Eurocham và ILO Vietnam. Trong cuộc họp, nghị sĩ từ một loạt các đảng cánh tả đã đòi hoãn EVFTA đến khi Việt Nam có cải thiện về nhân quyền, đòi gây sức ép buộc Việt Nam thả Phạm Chí Dũng… Ngoài ra, Liên minh Đảng Xanh đòi áp 281 điều tu chính về nhân quyền vào hiệp định EVFTA. Đáp lại Jan Zahradil nhắc các nghị sĩ khác rằng EVFTA không phải là “để thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam”. Zahradil cũng thừa nhận rằng ông nghiêng về hướng thúc đẩy cho thông qua hai hiệp định, vì rằng “nhiệm vụ của ông là hoàn thành công việc”.
Ngày 09/12, tờ EU Observer đăng một bài của phóng viên điều tra Nicolaj Nielsen, trong đó tác giả cáo buộc Jan Zahradil tham gia “tổ chức có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam” mà không khai báo với EP, vì vậy có thể vi phạm bộ Quy tắc Ứng xử của EP. Cụ thể, Zahradil đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của “Liên hiệp Hội người Việt Nam ở Châu Âu” (FOVAE), và Chủ tịch “Nhóm Hữu nghị EU – Việt Nam”. Chủ tịch FOVAE là ông Hoàng Đình Thắng – hiện là Ủy viên Đoàn Chủ tịch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo.
Ngay trong ngày 09/12, bài viết của Nielsen được Văn Khiêm (Luật khoa Tạp chí) và Hiếu Bá Linh (Thoibao.de) lược dịch, đồng thời được các thành viên Nhóm Văn Lang ở Czech chuyền tay nhau. Các comment của Pham Huu Uyen (Nhóm Văn Lang) cho thấy nhóm này đã biết chuyện của Nielsen từ lâu, nhưng “kiềm chế” không bóc phốt.
Ngay trong ngày 09/12, Liên minh Đảng Xanh viết thư cho Chủ tịch EP, đòi tiến hành điều tra Jan Zahradil, bãi nhiệm chức Báo Cáo viên nếu phát hiện vi phạm, và đình chỉ quá trình phê chuẩn EVFTA trong lúc chờ kết quả điều tra. Ngày 10/12, Zahradil viết thư phủ nhận cáo buộc trên, viện lý do “mọi thứ ở Việt Nam đều liên quan đến Đảng Cộng sản theo một cách nào đó”, và nói rằng vụ việc này là một nỗ lực của phe chống thương mại tự do để “giết EVFTA”. Tuy nhiên, Zahradil cũng từ chức Báo cáo viên về EVFTA của EP.
Ngày 10/12 (ngày Quốc tế Nhân quyền), Việt Tân tổ chức biểu tình ở Bruxelles, đồng thời cùng ACAT và RSF tiếp xúc các nghị sĩ EP để vận động. Saskia Bricmont và Maria Arena (thành viên Đảng Xã hội, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Châu Âu) đã dự và phát biểu tại cuộc biểu tình. Bricmont cũng trả lời phỏng vấn Phạm Minh Hoàng (Việt Tân) về sự kiện.
Song song với các diễn biến trên, trong một comment dưới bài viết của Bricmont, Nguyễn Thục Quyên cũng kêu gọi giới chống đối vào trang Facebook của ông Bernd Lange để hô hào phản đối EVFTA. Lời kêu gọi này được Lê Hữu Đào (Chủ tịch tổ chức “Cộng đồng Người Việt tại Liège”, thân Việt Tân) và Lương Thị Huyền (BPSOS) hỗ trợ phát tán.
Chuỗi diễn biến trên cho thấy có khả năng Liên minh Đảng Xanh phối hợp với Nicolaj Nielsen để hạ Jan Zahradil, trì hoãn EVFTA. Các đảng cánh tả bắt tay nhau ngăn EVFTA không hoàn toàn vì nhân quyền ở Việt Nam, mà vì hiệp định này giúp người lao động Việt Nam cướp việc làm của người lao động Châu Âu (vốn là cử tri của họ). Vì bài viết bóc phốt Zahradil dùng nhiều tư liệu tiếng Việt, có thể Nielsen được sự giúp đỡ của một số người Việt Nam. Người này có thể nằm trong NGO mà Đảng Xanh định đưa đến buổi tranh luận, hoặc nằm trong số các tổ chức chống đối mà phần tường thuật này đã đề cập.
Giữa các tổ chức đó, VETO và Việt Tân có nhiều khả năng nhất trong việc tác động đến Liên minh Đảng Xanh.
Việt Tân có các hoạt động như đã kể, đồng thời là nhóm dẫn đầu các hoạt động ký thư kiến nghị đòi ngăn EVFTA từ năm 2018. Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt, ngày 26/11/2019, Nhóm No-EVFTA (tập hợp một số gương mặt thân Việt Tân như Nguyễn Văn Đài) đã tiếp xúc các nghị sĩ thuộc Đảng SPD và Đảng Xanh của Đức để vận động, dâng thư kiến nghị.
Trong khi đó, từ tháng 09/2018, thành viên Thục Quyên của VETO đã khởi xướng việc tiếp xúc từng cá nhân nghị sĩ để vận động ngăn EVFTA. Tháng 10/2018, VETO đã có chương trình tiếp xúc và làm việc trực tiếp với 10 nghị sĩ EP liên quan đến EVFTA, bao gồm Maria Arena và một số thành viên Đảng Xanh. Tháng 11/2019, Thục Quyên tiếp tục cùng Phạm Chí Dũng phát động chiến dịch công kích các nhân vật “thân Việt Nam” liên quan đến tiến trình EVFTA, như đã đề cập.
Xin nhắc lại, các đảng cánh tả Châu Âu bắt tay nhau ngăn EVFTA không hoàn toàn vì nhân quyền ở Việt Nam, mà vì hiệp định này giúp người lao động Việt Nam cướp việc làm của người lao động Châu Âu (vốn là cử tri của họ). Các nhóm chống Cộng hải ngoại ngăn EVFTA để “giải cứu” đồng đội trong nước, và để chặn đà phát triển kinh tế đang khiến người dân tin vào chế độ; chứ không phải để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hiện nay, chiến dịch chống EVFTA chỉ quy tụ những chính khách cánh tả Châu Âu và giới chống Cộng hải ngoại, chứ không có tiếng nói của một người lao động Việt Nam nào. Chiến dịch này đã biến nhân quyền thành một công cụ, thay vì giữ nó làm mục đích.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Phạm Chí Dũng: người phản biện ôn hòa hay kẻ chuyên tung tin đồn nội chính bịa đặt?



Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Tp.HCM đã khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, có quan hệ thân thiết với các trí thức trong nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự, và nhiệt tình tham gia chiến dịch ngăn cản EVFTA vì lý do nhân quyền; trong 2 tuần sau sự kiện trên, các tổ chức chống đối thuộc 3 phạm vi vừa nêu đã mở một chiến dịch truyền thông để hỗ trợ, ca ngợi Dũng. Họ làm việc đó qua 3 kênh truyền thông – là các cuộc phỏng vấn của báo nước ngoài, website của các tổ chức, và các trang Facebook, Twitter cá nhân. Việc họ sản xuất một lượng bài lớn, chi phối dư luận chống đối trong 2 tuần, cho thấy giới này dành khá nhiều sự quan tâm cho vụ bắt ông Dũng.
Các bài viết về vụ việc này chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề:
Thứ nhất, khai thác lý lịch của ông Dũng sinh trong một gia đình có công với chế độ, từng được đào tạo làm “hạt giống đỏ”; đẻ hướng mũi nhọn tuyên truyền vào thành phần công chức, Đảng viên; hoặc để các bài viết về nội chính của ông Dũng trông có vẻ đáng tin cậy hơn
Thứ hai, họ hướng lý do khiến ông Dũng bị bắt do viết về vấn đề nhân quyền trong EVFTA nhằm tác động Nghị viên Châu Âu ngăn cản thông qua Hiệp định hợp tác thương mai VN-EU này, hoặc chí ít qua đó gây sức ép khiến VN thả Dũng vì lợi ích kinh tế
Thứ ba, họ triệt để chứng minh ông Dũng vô tội bằng trò bao biện hành vi “xúc phạm Nhà nước” của ông Dũng chỉ là “trách chấp dân sự” giữa Nhà nước và người phát ngôn, rằng ông Dũng là người “đấu tranh ôn hòa, bất bạo động”.
Thứ tư, họ kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế lên tiếng bảo vệ ông Dũng. Buồn thay cho họ, cho đến nay chỉ có một số tổ chức phi chính phủ và vài người nước ngoài lên tiếng
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, Phạm Chí Dũng không hề viết báo một cách chính xác, ôn hòa, trên tinh thần xây dựng, như mô tả của các thành viên Hội Nhà báo Độc lập. Ngược lại, hầu hết các bài viết của ông Dũng khá võ đoán, nặng về cảm tính, mang khuynh hướng “thuyết âm mưu”. Chẳng hạn, ông từng viết rằng một “phe cánh” trong chính quyền đã phát động cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế hôm 10/06/2018, vì giới "dân chủ" không hề biết đến sự kiện này:

Trong thực tế, một fanpage dân chửi, là Đô thành Sài Gòn, đã kêu gọi biểu tình vào ngày 10/06/2018 sau khi hỏi ý kiến các độc giả. Nhiều nhóm dân chửi khác đã đăng lại lời kêu gọi này và tranh cãi xem có nên hưởng ứng không, chỉ riêng ông Dũng không biết. Dũng không chuyển thông tin một cách trung thực đến độc giả, ông bịa ra các giả thuyết giật gân để bù đắp sự thiếu thông tin của mình. Cũng trong năm 2018, ông Dũng viết rằng Trương Minh Tuấn cùng “phe” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên sẽ không bị truy tố trong vụ AVG; trong khi diễn biến thực tế sau đó đã phủ nhận những gì ông viết.
Thứ hai, nhiều bài viết của ông Dũng chứa nội dung kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, không thể nói rằng ông chỉ “phản biện ôn hòa trên tinh thần xây dựng”, hoặc chỉ viết bài mang tính “xúc phạm Nhà nước”, như những người biện hộ cho ông đang viết. Với hành vi này, ông Dũng hoàn toàn có thể bị truy tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, thay vì chỉ phải đối mặt với một vụ kiện dân sự.

Thứ ba, lý lịch của ông Dũng không giúp các bài viết của ông đáng tin hơn, cũng không giúp ông nằm ngoài tầm với của pháp luật. Việc ông Dũng vừa chống chế độ, vừa dựa dẫm vào vị trí của gia đình mình trong chế độ, sẽ khiến những lý tưởng dân chủ, bình đẳng mà ông hô hào mất đi tính thuyết phục.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Trần Long Ẩn - cây ngay không sợ chết đứng!


Sau hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM diễn ra hôm 10/11/2019 vừa qua, trong giới văn nghệ sĩ gồm những người như Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn, Trần Đình Thu, Lê Học Lãnh Vân,... lại được phen xôn xao trước phát biểu của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Lứa văn nghệ sĩ kể trên thi nhau mạt sát, hạ nhục ông Trần Long Ẩn, cụ thể như sau:





Trong số tất cả những bài đăng trên luôn kèm theo tấm ảnh có vẻ như là trích đoạn lời nói của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết.”
Chính đoạn trích này đã gây nên phẫn nộ trong lòng các văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, câu khẳng định trên lại KHÔNG PHẢI LỜI CỦA NHẠC SĨ TRẦN LONG ẨN.
Theo bài đưa tin từ báo Phụ Nữ, nguyên văn lời nhạc sĩ Trần Long Ẩn như sau:
“Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”.
Trong phát ngôn này, chúng ta thấy rất rõ việc nhạc sĩ Ẩn phân chia văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 thành hai mảng nội dung:
Mảng thứ nhất là những tác phẩm văn học, nghệ thuật độc hại, xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng ở miền Nam.
Thực tế là, văn nghệ miền Nam trước 1975 có tồn tại những tác phẩm xuyên tạc, chửi bởi Đảng và nhà nước thật. Điển hình, trong bài hát “Anh vẫn mơ một ngày về” – một bài hát nổi tiếng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa - còn có đoạn:
“Anh vẫn mơ một ngày nào
quê dấu yêu không còn Cộng thù”
Như thế tức là, những tác phẩm xuyên tạc, đả kích là có tồn tại thật, và còn được lưu hành rộng rãi thật. Thế nhưng, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng khẳng định rằng đó chỉ là một khía cạnh của văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.
Ở mảng thứ hai, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cho rằng văn nghệ miền Nam trước 1975 vẫn có những tác phẩm thuộc “phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn”, và những tác phẩm này cần được biểu dương, tôn vinh, học tập, nhân rộng.
Đó là những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, văn chương Bình Nguyên Lộc, thơ Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư,...
Như vậy, trong toàn bộ phát ngôn trên, ông Ẩn không hề quy chụp toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại như nhiều người đưa tin và chỉnh sửa thành ảnh. Thậm chí, ông Ẩn còn đưa ra ý kiến cho việc cần nhân rộng, tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ miền Nam.
Trên thực tế, việc nhìn nhận, ứng xử đối với khu vực văn học đô thị miền nam, từ đầu những năm 2000 trở lại đây có thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi này được ghi nhận, khẳng định rõ rệt từ nhiều phía, trong đó có các cơ quan quản lý văn hóa văn nghệ. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng: trên mảnh đất miền Nam có sự tồn tại của dòng văn học nghệ thuật kháng chiến ở vùng giải phóng, dòng văn học yêu nước, tiến bộ ở vùng tạm chiếm; dòng văn học, văn nghệ phản chiến; nhưng song song với nó vẫn có tàn dư của văn hóa phản động, cổ vũ Mỹ ngụy.
Vậy nên, quan điểm chính hiện nay là ủng hộ việc đẩy mạnh nghiên cứu, chọn lọc phổ biến các giá trị đích thực của văn học nghệ thuật miền nam trước 1975 trên tinh thần hòa hợp dân tộc để hàn gắn vết thương, đoàn kết mọi người cùng nhìn về một phía, thực hiện hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa văn nghệ.
Nhận thức được như vậy, lại là một nghệ sĩ tâm huyết với sáng tạo nghệ thuật, những gì nhạc sĩ Trần Long Ẩn phát biểu thực chất không hề sai, mà còn vô cùng hợp lý và đáng được ghi nhận.
Tuy nhiên, việc các văn nghệ sĩ phản biện khác liên tục mạt sát, chửi bởi, đưa thông tin sai lệch về phát ngôn của nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã bôi xấu hình ảnh của ông trong mắt người đọc hoặc những người hâm mộ. Vậy, tại sao lại có hiện tượng “dìm chết” người khác, dù họ không sai, theo cách rất kỳ lạ này?
Nhìn rộng ra, bên cạnh những tin giả về phát ngôn của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, chúng ta có thể thấy hàng loạt các bài viết khác xuất hiện trên các kênh truyền thông Mỹ như RFAVOATiếng Dân,... đều có chùm bài ca ngợi, khẳng định giá trị không thể thay thế đc của văn học miền Nam trước 1975, rồi từ đó ca ngợi nền chính trị ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Tất cả những phản ứng của các văn nghệ sĩ như Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn,... kết hợp với chùm bài từ các trang tin do chính phủ Mỹ lập ra đã tạo ra một làn sóng truyền thông độc hại: vừa vùi dập một tiếng nói cá nhân rạch ròi phân minh, hợp lý; lại vừa nhân đó để tôn vinh một chế độ giả dối ngụy tạo do Mỹ lập ra là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một sóng truyền thông nguy hiểm và cần chú ý để có sự đánh giá, đề phòng đúng mực. Đồng thời cần phải minh oan cho nhạc sĩ Trần Long Ẩn, vì với việc bị vu oan này, ông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.


Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Từ vụ cựu sỹ quan công an Đông Anh đòi đất, lạm bàn khái niệm “công an oan”




Trong ngày 11/11/2019, trên mạng xã hội, youtube lan truyền những video clip với tiêu đề Công an oan, đưa tin hàng chục người mặc trang phục công an căng băng rôn biểu tình đòi quyền lợi liên quan đến đất đai với rất nhiều bình luận cho rằng “khi công an, một lực lượng quan trọng và nhiều quyền hành trong nhà nước, tạm được gọi là hiểu biết luật pháp và cũng gánh vác trách nhiệm thực thi pháp luật, họ phải quăng mình ra đường và căng băng rôn để biểu tình, tức là các biện pháp thông thường cũng đã hoàn toàn vô tác dụng - các biện pháp theo luật đã không có ý nghĩa gì trong suốt gần 20 năm qua, họ mới phải phơi mặt ra đường với bộ dạng một người công quyền (sắc phục cảnh sát) để làm cái việc mà chính họ thường xuyên chống lại và không cho nó được diễn ra - biểu tình” (Xuandienhanom.blogspot.com). Trên một số trang mạng khác cho đây là “biến lớn, công an biểu tình thành phong trào toàn quốc cho công an oan”; “ghi nhận việc công an biểu tình là chính đáng vì quyền lợi của họ bị xâm phạm, phong cách biểu tình đầy tính Đảng”; số khác cho rằng lực lượng công an luôn “xử lý” các trường hợp dân oan biểu tình đòi đất, nay chính công an mặc sắc phục (dù biết là sai) khi phải lựa chọn phương án cuối cùng là biểu tình; “sau khái niệm dân oan, đến nay có công an oan phải xuống đường đòi đất”...

Rồi từ vụ việc này họ liên hệ sang những sự việc gần đây liên quan tới một số cán bộ công an như Đại úy Lê Thị Hiền - Công an Quận Đống Đa gây náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 11/8/2019, hay sự việc Thượng úy Nguyễn Xô Việt, Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có hành vi ném, tát nhân viên bán hàng và vụ việc lãnh đạo Bộ Công an bị bắt vì tội tham gia đường dây đánh bạc nghìn tỷ, liên quan tới Vũ “nhôm”… bôi nhọ, nối xấu lực lượng công an, qua đó xuyên tạc bản chất chế độ và chính quyền.
Thông tin từ báo chí và dân mạng cho thấy, những công an “biểu tình” trên phần lớn đã về hưu, tức là hiện tại họ cũng là công dân bình thường, có quyền khiếu nại, tố cáo, đòi quyền lợi cho mình như các công dân khác và không còn phải chịu trách nhiệm ràng buộc trong hành xử của một cán bộ chiến sỹ công an.
 Việc tụ tập trái phép dù thời gian ngắn, dù không có biểu hiện “quá khích” nào, dù chưa gây hậu quả an ninh trật tự như cản trở giao thông, nhưng những việc làm của họ đã vi phạm quy định đối với đảng viên, công dân phải tuân thủ pháp luật, phải khiếu kiện đúng nơi, đúng quy định, không được lợi dụng quân trang làm xấu hình ảnh ngành công an là vi phạm quy định của Ngành này, vi phạm pháp luật. Việc này chắc chắn thuộc trách nhiệm của chính quyền, cơ sở đảng địa phương của họ phải xử lý.
Nguyên nhân vụ phản đối kể trên xuất phát từ Dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ chiến sỹ công an huyện Đông Anh đã từng được báo chí phản ánh cách đây nhiều năm, nay do quá bức xúc chưa được giải quyết nên buộc những cán bộ công an nghỉ hưu nói trên buộc phải “xuống đường căng băng rôn biểu tình” đòi quyền lợi cho mình. Thực tế cho thấy, không chỉ có Dự án đất của cán bộ công an Đông Anh mà còn khá nhiều dự án đất đai khác dành cho cán bộ công an, dành cho cán bộ các cơ quan Nhà nước cũng đang bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, bị những yếu tố khách quan, chủ quan gây “tình trạng treo” bức xúc kể trên. Vụ việc này phản ảnh tình trạng khó khăn, nan giải chung giữa chính sách và quản lý, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội “tấc đất tấc kim cương”, cũng là vấn nạn của tình trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, đất đai ngày càng trở thành nhân tố nóng bỏng song hành với tốc độ công nghiệp hóa, phát triển kinh tế quá nóng hiện nay. Việc gán khái niệm “dân oan”, hay “công an oan” là ý đồ chính trị hóa những vấn nạn trong thực hiện quản lý, chính sách xã hội thành “tố cáo, bóp méo” bản chất chế độ, nhằm kích động tâm lý chống đối, nổi loạn là chiêu trò quen thuộc của giới zân chủ, cờ vàng.
Thời gian qua, giới zân chủ này luốn xem đây là cơ hội ngàn vàng mà họ cần chớp lấy mỗi khi có cán bộ công an, cán bộ cấp cao Nhà nước vi phạm pháp luật cũng như bức xúc với một số vấn nạn xã hội nhằm bôi đen chế độ, thuận tiện cho việc đả phá gieo rắc tâm lý phản kháng, chống Đảng, Nhà nước – mục tiêu cuối cùng của những kẻ này. Hàng chục năm qua, những kẻ chống đối luôn rình rập mọi cơ hội nhằm thổi phồng mọi vấn nạn đất nước để đánh đồng bản chất chế độ không đúng với lý tưởng XHCN, từ đó phủ nhận đường lối chính trị và nền tảng tư tưởng cũng như phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN, rồi đòi phải áp dụng mô hình chính trị phương Tây vào – xem nó là “chìa khóa vạn năng” có thể hóa giải mọi vấn nạn xã hội, mọi vụ khiếu kiện, rằng sẽ không có thành phần “oan” trong xã hội. Tuy nhiên trong thời đại thông tin này những chiêu trò đó chỉ lòe mị bộ phận nhất định dân chúng không biết tiếng Anh và thiếu thông tin.
 Tình trạng tham nhũng, khiếu kiện đất đai, bần cùng hóa, hoặc những hành xử không đúng mực của giới công chức…đã và đang là vấn nạn hầu hết mọi đất nước, nhất là nước phát triển, đang phát triển, không “miễn trừ” với bất cứ chế độ chính trị nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xuất phát từ chính sách quản lý đất nước luôn hướng tới “nhân trị”, hài hòa với “pháp trị” cùng nền tảng nhân bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nên các vấn nạn trên đang trong phạm vi nhỏ lẻ, chưa tiềm ẩn xung đột xã hội kịch phát như các nước khác – đây cũng là mục tiêu và lý tưởng mà Đảng, Nhà nước đang phấn đấu, muốn đất nước vẫn “tích lũy được tư bản” nhưng không phải trải qua hoặc giảm thiểu tác động khốc liệt trong mặt trái của cơ chế thị trường kia. Thực tế đó chứng minh nỗ lực kích động lật đổ hơn 40 năm qua cùng nguồn tiền hàng triệu triệu USD đổ vào hậu thuẫn mà thành phần “đấu tranh dân chủ” Việt Nam ngày càng èo uột, xuống dốc thê thảm hơn



Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

“Thân Mỹ - thoát Trung”: yêu nước bằng máu của người khác và tiền của Mỹ?



Trong nửa cuối tháng 10/2019, khi Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ hòa bình trên Biển Đông, và đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIV; giới chống đối vẫn tiếp tục tận dụng vấn đề Biển Đông để tuyên truyền chống chế độ, đòi thay đổi chính thể, đòi “thân Mỹ - thoát Trung”.





Thay vì thửa nhận những bước tiến mới của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ Biển Đông, họ tiếp tục phủ nhận sạch trơn gói giải pháp của Nhà nước, và quy tụ quanh gói giải pháp mà nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đề xuất từ hồi tháng 7. Khác biệt giữa 2 gói giải pháp này được thể hiện trong bảng sau:


Gói giải pháp của Nhà nước


Gói giải pháp của DDXHDS


Phát biểu chính

Vừa kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền bằng pháp luật quốc tế và ngoại giao đa phương; vừa tìm cách giữ vững hòa bình và ổn định chính trị.
                

Chuyển đổi thành một chế độ dân chủ đa đảng thân Mỹ, để “giải phóng sức dân” và được Mỹ ủng hộ, từ đó đủ sức chống Trung Quốc, bảo vệ Biển Đông. 

Trọng lượng của giải pháp quân sự


Tăng cường hợp tác quân sự đa phương “để bảo vệ hòa bình, an ninh trong khu vực”; nhưng tránh xung đột vũ trang công khai trên Biển Đông.


Liên minh với Mỹ và các nước phương Tây khác để chống Trung Quốc; không loại trừ giải pháp xung đột vũ trang.

Trọng lượng của Trung Quốc


Vừa thẳng thắn phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền; vừa giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.


Bài trừ Trung Quốc trên cả vấn đề ý thức hệ chính trị, văn hóa, kinh tế, lẫn tranh chấp chủ quyền.

Trọng lượng của Mỹ


Coi Mỹ như một đối tác trong chính sách ngoại giao đa phương; tránh lệ thuộc vào Mỹ nhằm giữ hòa bình và ổn định chính trị.


Coi Mỹ là hình mẫu và đồng minh; dựa vào Mỹ để thay đổi chính thể và chống Trung Quốc.

Trọng lượng của chính thể


Chính thể hiện hành là điều kiện cần để giữ độc lập, hòa bình, ổn định.

Chính thể dân chủ đa đảng là điều kiện cần để bảo vệ Biển Đông.

Mục đích


Giữ độc lập, hòa bình, ổn định lâu dài cho Nhà nước và xã hội.


Tận dụng tam giác quan hệ Mỹ-Việt-Trung để thay đổi thể chế.

Như vậy, Diễn đàn Xã hội Dân sự vừa tuyên truyền gói giải pháp tổng thể của họ; vừa ngụy trang nó dưới vỏ bọc là những yêu sách nhỏ, thoạt nhìn có vẻ thuyết phục, nhằm từng bước lái không khí dư luận và tình thế chính trị theo hướng có lợi cho mình. Bốn yêu sách nhỏ mà họ đang sử dụng bao gồm:
(1) Đòi Chủ tịch nước công khai phản đối hành vi “xâm lược” của Trung Quốc;
(2) Đòi chính phủ “thân Mỹ - thoát Trung” (VD: kiện Trung Quốc, kết đồng minh quân sự với Mỹ…);
(3) Đòi các cuộc họp, các diễn đàn của Đảng Cộng sản và Quốc hội thảo luận công khai về Biển Đông;
(4) Đòi cho người dân tham gia vào quá trình ra chính sách về Biển Đông, thông qua nhiều phương thức, bao gồm hội họp và biểu tình.
Theo cách này, nếu Chính phủ đáp ứng các yêu sách, họ sẽ tìm cách lấn dần bằng cách thiết lập quyền lực của dư luận đám đông, xã hội dân sự và hoạt động nghị trường. Còn nếu Chính phủ không đáp ứng các yêu sách, họ sẽ tuyên truyền rằng Chính phủ đã “bán nước”, “không có giải pháp bảo vệ chủ quyền”, vì vậy “mất tính chính danh” và đáng bị thay thế, rồi lấy cái cớ đó tuyên truyền chống chế độ, và kích động biểu tình, bạo loạn khi có cơ hội.
 Các hoạt động tuyên truyền nổi bật theo hướng này bao gồm các thư ngỏ của Nguyễn Trọng Vĩnh, Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Đình Cống; các bài viết của Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Chu; và các đoạn trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hữu Vinh, Lê Công Định, Lê Văn Sinh.
Ngoài những thông điệp vừa nêu, nhiều cá nhân chống đối cũng công kích chế độ nhân việc bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc qua mặt hệ thống kiểm duyệt Việt Nam nhiều lần trong thời gian gần đây. Những vụ việc được viện dẫn để tuyên truyền bao gồm vụ phim Abominable và vụ ấn phẩm du lịch của Saigontourist.
Sau khi so sánh gói giải pháp của Chính phủ Việt Nam và của Diễn đàn Xã hội Dân sự, chúng tôi xin phép đưa ra 2 nhận xét.
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đang muốn giữ sự độc lập về mặt chính trị, và đang có đủ nguồn lực để làm điều này. Trong khi đó, giới “dân chửi” vừa muốn dựa vào Mỹ để giành ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam, vừa đang lệ thuộc vào Mỹ về mặt nguồn lực. Như vậy, Chính phủ sẽ bảo vệ Biển Đông với tư cách một người chơi độc lập trên trường quốc tế, trong khi giới “dân chửi” sẽ bảo vệ Biển Đông với tư cách một con tốt của Mỹ và các đồng minh. Xét các kinh nghiệm lịch sử phong phú của Việt Nam, mà gần nhất là các diễn biến trong thế kỷ XX, có thể thấy gói giải pháp của Chính phủ sẽ khả thi hơn trong việc bảo vệ nền độc lập.
Thứ hai, phương án bảo vệ Biển Đông bằng pháp luật quốc tế, mà Chính phủ Việt Nam đang chọn, là một phương án được quốc tế đánh giá cao. Phương án này cũng phù hợp với nguyện vọng hòa bình của người dân Việt Nam, và với một thực tế rằng Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc về mặt quân sự. Trong khi đó, việc chạy đua quân sự với Trung Quốc, như giới “dân chửi” đề nghị, không phù hợp với nguồn lực sẵn có của Việt Nam, với quan điểm của quốc tế, và với lợi ích lâu dài của người dân. Chừng nào các giải pháp hòa bình còn phát huy tác dụng, Việt Nam không có lý do để sử dụng giải pháp quân sự.


Thứ ba, những diễn biến gần đây cho thấy, các chuyên gia quốc tế, chính khách cao cấp nhất của Mỹ đã thay đổi cách nhìn và thừa nhận lựa chọn đúng đắn của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền trên biển, không còn giọng điệu gây sức ép các nước ASEAN phải chọn Mỹ chống Trung như trước. Chẳng hạn, trên Twitter, chuyên gia Derek J.Grossman của RAND Corporation bình luận : “Việt Nam tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc về COC – một dự thảo đã bị trì hoãn từ 2002! Hà Nội muốn Bắc Kinh chấm dứt việc xây dựng đảo nhân tạo, không đưa ra bất kỳ vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nào trong tương lai, không triển khai vũ khí tác chiến và tuân thủ luật pháp quốc tế (chứ không phải là đường lưỡi bò). Tốt!”. Phó Tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, và một số trợ lý, cố vấn Mỹ mới đây còn công khai lên án Trung Quốc gây hấn Việt Nam trên biển Đông, kêu gọi các nước ASEAN học tập VN và lên án các chính phủ Mỹ trước đây đã thiếu quyết liệt với TQ, mức độ phản ứng với hành động xâm phạm chủ quyền bãi Tư chính của Mỹ vừa qua quá yếu, chấp nhận nguyên tắc không yêu cầu các nước ASEAN lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc ...Với xu thế này, e rằng, chính người Mỹ cũng e ngại đường lối của nhóm Diễn đàn XHDS kia vì Mỹ còn đang lo cho chính mình và cả núi vấn đề cần phải dốc hầu bao thay vì nuôi bá cô những kẻ chỉ biết hóng vào bầu sữa của họ. Hãy nhìn cách mà chính khách Mỹ tổng sỉ vả quan chức VNCH để rút ra bài học cho mình, thưa các “nhân sỹ trí thức Diễn đàn XHDS”!

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Giải quyết xung đột trên Biển Đông: nên thuê Mỹ bảo kê hay dùng luật quốc tế?



Ngày 28/09/2019, tại  tại phiên thảo luận cấp cao Khóa 74 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu mang tên “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và phát triển bền vững”. Trong đó, ông Minh nhắc đến vấn đề xung đột trên Biển Đông, nhưng lại tránh nhắc tên Trung Quốc. Trước diễn biến này, dư luận phi chính thống đã phản ứng theo 3 hướng khác nhau, mỗi hướng lần lượt được dẫn dắt bởi giới chống đối, đài VOA, và đài BBC tiếng Việt.


Cụ thể, trong hướng thứ nhất, Mạc Văn Trang, Nguyễn Ngọc Chu, Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Lê Công Định… viết rằng qua việc ông Phạm Bình Minh không dám “tố cáo” Trung Quốc trước diễn đàn quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc, có thể thấy Chính phủ Việt Nam “nhu nhược”, không có quyết tâm bảo vệ chủ quyền, vì vậy đã khiến người dân và “các nước muốn bảo vệ Việt Nam” phải thất vọng.

Trong hướng thứ hai, VOA phỏng vấn Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Nguyễn Đình Ngọc và Nguyễn Tiến Trung, để khẳng định rằng nếu Việt Nam tiếp tục giữ “chính sách 3 Không”, và không công khai trở thành đồng minh của các nước NATO và Ấn Độ, thì các nước này sẽ không hỗ trợ Việt Nam trong xung đột với Trung Quốc. Nguyễn Quang Dy, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Ngọc Già cũng viết những bài có thông điệp tương tự; trong đó Nguyễn Quang Dy còn đòi cải cách thể chế chính trị để có được sự ủng hộ của phương Tây.

Trong hướng thứ ba, BBC truyền tải cả quan điểm của giới chống đối lẫn những quan điểm ít tính phê phán hơn. Chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn BBC, ông Nguyễn Thanh Ca (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải Đảo) nói ông không rõ nội tình, nhưng có thể Chính phủ Việt Nam “có tính toán” riêng trong vụ việc. Ông Ca cho rằng có những chuyện chỉ Chính phủ biết, chẳng hạn như khả năng “Việt Nam đe dọa và Trung Quốc nhượng bộ". Từ đó, ông nhận xét rằng: 

"Cờ đi còn nhiều nước. Vì không có đủ thông tin nên tôi cũng không thể bình luận gì hơn khi các ông ấy đi một nước. Có thể thấy bài phát biểu khác với bài phát biểu ở Bangkok (Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52). Ông Bình Minh được cho là đã có phát biểu 'thẳng thắn' về vấn đề can thiệp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính. Như vậy, có thể bối cảnh đã khác...".

Ngoài ra, trên trang AMTI (Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á), nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Minh Trang viết rằng nếu Việt Nam tố cáo Trung Quốc trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thời điểm này, khả năng thành công sẽ không lớn, vì 2 lý do. Thứ nhất, Trung Quốc là 1 trong 5 nước có phiếu phủ quyết tại Đại Hội đồng. Thứ hai, các nước châu Phi chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, và Malaysia, Philippines đang có dấu hiệu ngả theo Trung Quốc. Bài viết của bà Trang cũng được BBC trích dẫn sau phần phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Ca.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi nghĩ bài phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh cần được đánh giá dựa trên nội dung tổng thể của nó, thay vì chỉ dựa trên việc nó có “lên án” Trung Quốc hay không. Trong bài phát biểu, đại diện của Việt Nam đã đề nghị xử lý các xung đột trên Biển Đông, cùng những vấn đề khác của thế giới, bằng “trật tự thế giới mới hậu chiến tranh” – thứ đặt nền tảng trên “một hệ thống an ninh tập thể dựa trên hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế”. Nói một cách dễ hiểu, khi Việt Nam bị tên côn đồ Trung Quốc bắt nạt, Chính phủ Việt Nam chủ trương đưa hung thủ ra trước dư luận và pháp luật quốc tế, để giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình thay vì vũ lực. So với giải pháp mà giới “dân chửi” đề nghị, là chống một anh côn đồ ở gần bằng cách xin làm đệ tử của một anh bảo kê ở xa, thì giải pháp của Chính phủ Việt Nam bền vững hơn, ít rủi ro hơn, và văn minh hơn một bậc. Cũng cần lưu ý rằng về lâu về dài, giải pháp của Chính phủ Việt Nam không mâu thuẫn với một số đòi hỏi mà giới “dân chửi” đặt ra trong mùa hè vừa qua, như gia tăng hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước có quyền lợi ở Biển Đông, chuẩn bị hồ sơ để kiện Trung Quốc khi cần thiết, và cải cách thể chế cho phù hợp với pháp luật quốc tế.

Qua bức tranh toàn cảnh về dư luận “lề trái” về vụ việc trên, có thể cả giới “dân chửi” lẫn Mỹ (do đài VOA đại diện) đều đang nóng lòng khai thác các xung đột trên Biển Đông để phục vụ mục đích chính trị của mình. Những người trục lợi từ xung đột sẽ không phải là giải pháp tốt nhất cho xung đột. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã hành xử thông minh khi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng pháp luật quốc tế và ngoại giao đa phương, thay vì hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

“Hội nghị Diên Hồng” hay âm mưu “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”?


Hôm 6 tháng 10 năm 2019 vừa qua, Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD) đã tổ chức một buổi tọa đàm khoa học mang tên: “Vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế”. Tọa đàm có sự tham gia của gương mặt quen thuộc luôn tự nhận “nhân sỹ trí thức” như GS Nguyễn Đình Cống, cựu đại sứ Nguyễn Trung, GS Chu Hảo, GS Trần Ngọc Vương... Ngoài ra còn có ông Vũ Quốc Hùng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực UBKT Trung ương, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chuyên gia Phạm Chi Lan, KTS Trần Thanh Vân, cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang…

Nhìn vào lượng người tham gia và quy mô tổ chức, hẳn dư luận có quyền hy vọng vào tính khoa học, khách quan của nội dung buổi tọa đàm. Tuy nhiên, trái ngược lại với kỳ vọng của khán giả, buổi “tọa đàm khoa học” thực chất chỉ là một “hội nghị Diên Hồng lởm”, nơi các “bô lão” tụ hội và giương cao ngọn cờ “Sát Trung”. Tại sao lại nói như vậy?
Thứ nhất, buổi tọa đàm có tên “Vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế”, tức là ít nhất ban tổ chức cần cung cấp thông tin cho khán giả về vùng biển bãi Tư Chính (lịch sử phát triển, tình trạng hiện tại,...), đồng thời đưa ra những thông tin về luật pháp quốc tế (các quy định, các văn bản luật hiện hành, thậm chí là cả các án lệ từng có trước đó,...). Có như vậy, khán giả mới có được cái nhìn chính xác về bãi Tư Chính và hướng dùng luật pháp quốc tế trong trường hợp có tranh chấp. Và có như vậy, thì buổi trò chuyện mới được coi là “Tọa đàm khoa học”. Tuy nhiên, buổi “tọa đàm khoa học” do Viện PLD tổ chức đợt 6 tháng 10 vừa rồi hóa ra chỉ là một buổi hô hào, kích động mang tính chính trị của nhóm 72 hay 23 đòi lật đổ Hiến Pháp, đổi tên nước, đòi Đảng bỏ vai trò lãnh đạo …như lâu nay họ vẫn làm. Nào là . Thiếu tướng Lê Mã Lương sau lời lẽ xúc phạm, bôi nhọ tứng lĩnh Bộ Quốc phòng thì tuyên bố rằng nếu bãi Tư Chính mất, ông sẽ cầm đầu các tướng lĩnh quân đội đến “hỏi tội” Bộ Ngoại giao. Nào là ông Nguyễn Trung (cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan) đã đọc thư kiến nghị đòi “dân chủ hóa đất nước”, “thả tù chính trị”, thả những người đi tù “vì biểu tình khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”(?). Nào là ông Lưu Trọng Vân, Tương Lai và Nguyễn Đình Cống đồng loạt tung tin huyễn hoặc rằng nhiều lãnh đạo, “từ địa phương cho đến trung ương” của Đảng Cộng sản, đã bị “dọa nạt, mua chuộc, khống chế”, để biến thành “gián điệp” của Trung Quốc tại Việt Nam. Nào là xách động giới trẻ rằng thế hệ những người tham gia hội thảo chỉ là “lớp người lót đường”, để “thế hệ mới”, “còn giữ được lý tưởng và phẩm cách Đảng viên” xuất hiện và tạo ra thay đổi hay đưa ra gợi ý “ly khai Đảng” kiểu ý tưởng của ông. Nguyễn Đình Cống kêu gọi “một số người” “từ Trung ương Đảng” “hợp với nhau”, để tạo thành một “hạt nhân có chính nghĩa”, nhằm quy tụ niềm tin của dân chúng….




Thứ hai, gọi buổi tọa đàm này là “Hội nghị Diên Hồng lởm” bởi các thành phần tham gia chủ yếu là toàn “bô lão”, từ dàn nhân sĩ trí thức phản biện “nhóm 23” cho đến các cựu tướng về hưu trong chính quyền. Tuy nhiên, nếu các bô lão trong hội nghị Diên Hồng trước đây một mực tin tưởng vào sự lãnh đạo của vua tôi Trần triều, một lòng một dạ chống quân Mông bằng chính sức lực của mình; thì nhóm bô lão của “hội nghị Diên Hồng lởm” lại làm điều trái ngược: Bất tuân đường lối của chính quyền và âm mưu “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Bằng chứng là trong buổi tọa đàm, GS. Chu Hảo – một thành viên cộm cán của giới nhân sĩ trí thức phản biện, cũng là người mới bị khai trừ khỏi Đảng – có phát biểu:
“Lần thách thức này là chuyện trước mắt mất nước hay không mất nước. Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế lúc này là đúng thời điểm, đúng lúc rất quan trọng.”
“Muốn có thế trận lòng dân thì Đảng, chính phủ phải minh bạch thông tin. Đài Tiếng nói, đài truyền hình phải cập nhật liên tục diễn tiến tàu Trung Quốc đang xâm phạm Bãi Tư chính.”
GS Chu Hảo nhấn mạnh hiện tại chính quyền Việt Nam có hai nút thắt.
Nút thắt thứ nhất là cần kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Nút thắt thứ hai là nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành quan hệ chiến lược, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng.
Ông Chu Hảo nói:
“Vài người bạn ở Bộ Ngoại giao Mỹ có nói với tôi rằng phản ứng của Việt Nam hiện nay chậm chạp bị động rụt rè, việc này làm cho phía Mỹ nản lòng.”
Tức là, ông Chu Hảo và các nhân sĩ trí thức đều nhất trí việc nhờ Mỹ để đuổi Trung. Hợp tác về an ninh quốc phòng đồng nghĩa với việc Mỹ có thể tham gia và kiểm soát quân đội. Nắm được quân đội thì tức là nắm đằng chuôi được quốc gia và người dân. Ông Chu Hảo có vẻ đã quên (hay cố tình quên?) rằng Trung hay Mỹ thì đều có những âm mưu thôn tính đối với Việt Nam. Đề xuất của ông Chu Hảo và những nhân sĩ trí thức làm trong buổi tọa đàm không phải là yêu nước, mà chính là bán nước.
Ông Chu Hảo phát biểu lộ liệu trong một tọa đàm công khai, có lẽ không thể gọi đây là “âm mưu” được. Nhưng chắc chắn ý đồ “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau” này đã được ông ấp ủ từ lâu chứ không phải bộc phát, vì ông còn nắm được cả thông tin là “phía Mỹ nản lòng” vì những hành động “chậm chạp bị động rụt rè” của Việt Nam.
Thế là, với các bô lão phản biện và các cựu tướng, cựu phó trưởng,... buổi tọa đàm khoa học đã biến thành buổi “trà đá Diên Hồng” với những lời kêu gọi “kiện Trung Quốc” đầy cảm tính. Làm khoa học chưa bao giờ dễ dàng đến thế, và khoảng cách giữa yêu nước và bán nước chưa bao giờ mỏng manh đến thế.
 Nguyễn Biên Cương