Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Diễn đàn Xã hội dân sự, chuyện ruồi bu hay nặc danh?


Một Diễn đàn mới lại ra đời bằng một Tuyên bố với danh nghĩa “các nhân sỹ trí thức”, được đồng loạt phát đi vào 0h ngày 23/9/2013 trên các trang Bauxite, Xuân Diện, Ba Sàm… Nhưng khác với mọi lần, chỉ có danh sách ký tên là 130 vị, tên người soạn thảo là “Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự” và không kèm theo địa chỉ trang web, blog chính thức của Diễn đàn xã hội dân sự như nội dung Tuyên bố? Chẳng nhẽ nhóm nhân sĩ trí thức đã có hàng chục bản Tuyên bố, vận động, kêu gọi… lại làm việc kiểu này?

Mặc dù bản Tuyên bố về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị ra đời sau nhưng trên nhà Xuân Diện đã phát đi cảnh báo (trên trang ) về 2 trang giả mạo http://diendanxahoidansu.blogspot.com/   https://www.facebook.com/diendandansuxahoi ra đời ngày 20/9/2013 với nội dung na ná bản chính (có vẻ như được rũa gọt đi một chút)?!? Hiếm có sự “giả mạo” trùng hợp đến như thế, phải chăng đó là sự “giành giật” quyền sáng chế, phát ngôn trong nội bộ những người sáng lập?

Với lý do trên, dễ hiểu là bản Tuyên bố về Thực thi Quyền Dân sự và Chính trị đang tạo cuộc tranh luận về sự “mập mờ”, thậm chí đã có người gọi nó là sự nặc danh, chuyện ruồi bu với phương thức na ná cách làm của Việt Tân vì “danh không chính, ngôn không thuận”.

Ở trong nước, các cụ hưu trí đang được gửi tới tờ giấy kèm theo những vận động ngoài lề ký tên ủng hộ “Tuyên bố thành lập Diễn đàn xã hội dân sự” với ảnh 3 trí thức tiếng tăm nhưng nội dung có vẻ như chỉ là tờ rơi quảng bá về một diễn đàn có sự tham gia người nọ, người kia, không “dám” nêu cả mục đích chính của Diễn đàn này là “một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.”. Phải chăng sự mập mờ này nhằm thả mồi, câu kéo người trong nước mạnh dạn ký tên khi chưa hiểu đúng “chất” của nó? Phương thức vận động này có vẻ như không minh bạch, đường hoàng, nhằm lừa phỉnh những người hưu trí không biết đến mạng mẽo.















Chính danh ngôn thuận còn chưa chắc đã làm nên cơm cháo gì nữa là sự mập mờ vô đối trên mọi phương diện như thế.

Không lẽ nhân sĩ trí thức gì chẳng bằng được cái Tuyên bố 8406 của linh mục Nguyễn Văn Lý, Đỗ Nam Hải ngày trước!

Buồn cho nhân sĩ mới chả trí thức thời này.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

THDCDN: Sự thất bại từ lý luận đến lực lượng

(tiếp theo)
Trước hết tôi muốn nói đến sự thất bại của THDCDN được dẫn dắt bởi “lãnh tụ tinh thần” NGuyễn Gia Kiểng thất bại từ lý luận như thế nào
Bề ngoài ông Kiểng giương ngọn cờ “hòa giải dân tộc” để quy tụ lực lượng được xem là “có chữ nghĩa” ở hải ngoại đã quá chán ghét thành phần CCCĐ cũng như tìm sự “đồng cảm” của thành phần cơ hội trong nội bộ Đảng CSVN. Đồng thời đây cũng được ông ta mơ tưởng như là “giải pháp” dễ được người dân trong nước chọn lựa nếu ngày đẹp trời nào đó ĐCSVN thất cơ lỡ vận. Nhưng thực ra, cái vỏ này chẳng lừa được mấy người. Lực lượng chống Cộng hải ngoại xem ông này và tổ chức của ông ta thuộc loại tìm cách “thỏa hiệp”, “bợ đít” với cộng sản vì đã dám giương cái khẩu hiệu mà chúng đang mải miết chống giống như chống cái Nghị quyết 36 về dân vận hải ngoại của của ĐCSVN. Chính vì vậy, dù được xem là thành phần chống Cộng có chút não hơn cả nhưng mấy chục năm nay cái tổ chức THDCDN hải ngoại quanh đi quanh lại lèo tèo vài mống ở phân bộ nọ phân bộ kia, ngân quỹ thì khiêm tốn, suốt ngày chỉ biết dùng nước bọt đi xin tiền thì sao cạnh tranh được với đảng mafia Việt Tân?
Ở trong nước, thì cái vỏ “hòa giải dân tộc” của ông Kiểng chẳng lừa bịp được mấy, ngoài mấy thành phần cơ hội dạng đắc sắc và nổi bật như Nguyễn Thanh Giang. Bởi chỉ cần ai có chút học vấn đều dễ nhận ra sự lừa bịp trong đó như sự phân tích của tôi ở Phần I bài viết này. Chỉ cần nhìn vào con bài tiêu biểu mà ông Kiểng và tổ chức THDCDN đã đầu tư khá nhiều vốn liếng vào tờ “Tập san Tổ quốc”  đã thấy sự thất bại “chiến lược” trong nuôi dưỡng và tạo dựng lực lượng “nội địa” của tổ chức này.
Viết về ông Nguyễn Thanh Giang này, tôi đã có khá nhiều bài bình luận về bản chất cơ hội, háo danh, hám lợi đến bệnh hoạn của tay này. Ông này được Nguyễn Gia Kiểng tin dùng qua sự cộng tác làm “Tập san Tổ quốc” với hy vọng đây sẽ là “tổ chức” trá hình, cơ sở vật chất thâm nhập, gây dựng lực lượng trong nội bộ Đảng, ngoài xã hội của THDCDN vào trong nước. Tập san này ngày đầu thu hút được ban bệ xem ra khác hoành tráng, hầu hết là các cây bút nổi danh thuộc “lực lượng dân chủ” trong nước thời kỳ 2006. Mạng lưới tán phát chủ yếu nhằm vào các CLB hưu trí, trí thức, giới có chút học vấn trong nước. Với những khoản tiền đầu tư cho tờ báo này bị báo chí trong nước phanh phui từ số tiền ông Nguyễn Thanh Giang nhận trực tiếp từ ông Nguyễn Gia Kiểng xem ra là khá lớn. Ông Giang trang bị máy tính, máy in cùng với số lượng báo tán phát mỗi tháng 2 kỳ mà báo chí công khai cho thấy những khoản tiền bị phanh phui mới chỉ là một phần rất nhỏ.
Nhưng từ chính cái lý thuyết “bệnh hoạn” chẳng thu phục nhân tâm, sử dụng con người nhằm vào thành phần cơ hội, trở cờ trong nội bộ nên giờ đây ông Kiểng và tổ chức của ông ta đã ăn quả đắng. Bao nhiều đầu tư vốn liếng ông Giang kia đút túi cả, chi tiêu bủn xỉn, nhỏ giọt với đồng bọn; công an đụng đến là van xin, thỏa hiệp, ăn năn, hối cải …đủ cả. Nay uy tín, ảnh hưởng trong làng dân chủ của ông Giang về số mo, nếu không muốn nói là âm. Ông ta không chỉ làm phá sản “sự nghiệp” của THDCDN mà còn làm phá sản cả cái gọi là phong trào dân chủ trong nước, là công cụ tuyệt vời cho Đảng, chính quyền “bêu rếu” là chính, chẳng tội gì phải xử tù, làm nát luôn cả thế hệ đồng bọn cùng thời, khiến nhân dân trong nước nhìn rõ hơn, sống động hơn, chân thực hơn về bộ mặt, bản chất của “lực lượng dân chủ trong nước”. Hậu quả Thanh Giang ra đi thì THDCDN cũng rơi vào tình trạng “trạng chết thì chúa cũng băng hà”.
Đây chính là ví dụ sinh động nhất, rõ nét nhất cái sự thất bại của mớ luận thuyết ăn năn kia. Người ra sao thì của hao hao là vậy. Cái thứ nửa dơi nửa chuột thì đừng mong thu hút được nhân sự có “chất lượng” được.
Gần đây, đọc trên Thông luận, thấy ông Kiểng viết khá nhiều bài thể hiện THDCDN là tổ chức duy nhất có uy tín, có trình độ, có khả năng….trở thành tổ chức mạnh, xứng đáng đầu tư, liên kết. Nhưng xem ra, sức mạnh của THDCDN chủ yếu nhờ tài “viết lách” cực khỏe của ông Kiểng và 1,2 cây viết khác trên Thông luận. Sau âm vang của Tập san Tổ quốc, đến nay, THDCDN chưa “thể hiện” được tí lực lượng vật chất nào thêm.
Thế nên tôi mới có nhận định rằng, ông Kiểng cũng như THDCDN của ông ta chỉ đang tồn tại nhờ…ăn năn.

Nguyễn Biên Cương

Trả lời bài viết ‘Cách mạng Tháng 8, nội chiến và nội chiến cộng sản” của ông Nguyễn Gia Kiểng

Vì sao ông Nguyễn Gia Kiểng sẽ phải mãi mãi “ăn năn”?
(Trả lời bài viết ‘Cách mạng Tháng 8, nội chiến và nội chiến cộng sản”)
Đọc bài viết https://danluan.org/tin-tuc/20130831/nguyen-gia-kieng-cach-mang-thang-8-noi-chien-va-noi-chien-cong-san#comment-96608, tôi phải cố gắng lắm mới định hình được thứ tư duy hổ lốn, lẫn lộn, đánh lận của ông Kiểng. Khi định hình được tư duy của ông tôi thấy sáng tỏ một điều, thảo nào ông và cái tổ chức THDCDN cứ mãi phải ép uổng Tổ quốc“ăn năn”? Sáng tỏ điều nữa là cái lý luận “hòa giải dân tộc” chỉ là thứ lừa phỉnh nhằm tìm kiếm vị thế chính trị trong ảo tưởng về một sự thỏa hiệp hão huyền với lực lượng cầm quyền trong nước hiện nay. Tiếc rằng, chẳng ai ngu gì với mớ lý thuyết “ăn năn” mãi chưa thôi của ông nên ông và THDCDN cứ mãi chung chiêng giữa 2 làn đạn
Trong bài viết này, mới đầu tưởng như ông Kiểng “thừa nhận” ý nghiã lịch sử của CMT8 và ngày lễ độc lập 2/9 “ta phải nhận định rằng độc lập dân tộc là điều không thể nhân nhượng và cần được đánh đấu một cách thực mạnh mẽ và long trọng sau gần một thế kỷ ngoại thuộc. Đó là một vấn đề danh dự dân tộc. Cách Mạng Tháng 8 phải có và đảng cộng sản cũng có lý khi nói rằng đó là công lao của họ. Họ là tổ chức chính trị duy nhất có thực lực vào thời điểm đó sau khi đã chiến đấu kiên cường trong suốt giai đoạn Thế Chiến II và đã trả giá rất cao. Điều này phải được nhìn nhận. Ngày 19-8-1945 và ngày 2-9-1945 chắc chắn phải được ghi nhận như những ngày lịch sử lớn.”. nhưng thực ra đây là mồi câu view cho cái thuyết ăn năn nửa dơi nửa chuột, bởi đọc hết sẽ thấy đây là cả “công trình” ông ta nỗ  lực xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn lịch sử nhằm phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản, biến lãnh tụ dân tộc làm nên CMT8 thành “tội đồ” dân tộc, không ngoài mục đích cuối cùng phủ nhận giá trị đích thực của CMT8, vai trò của Đảng, tư tưởng HỒ Chí Minh, giá trị CN Mác-Lê. Tất cả cuối cùng đều nhắm đến cái đích biện hộ cho “lý tưởng” chống phá thể chế suốt mấy chục năm qua của ông Kiểng  và vuốt ve đám tay sai, thuộc hạ trong nước được ông nuôi dưỡng mua chuộc được bằng những tờ USD, Euros, song vẫn công cốc công cò.
Để giúp bạn đọc hình dung về luận thuyết ăn năn của ông và cho ông thấy vì sao cái ảo tưởng “hòa giải dân tộc” hay nói cách khác, tìm ghế chính trị trong nước mãi cứ là viễn tưởng đối với ông Kiểng và tổ chức THDCDN, tôi sẽ chia bài viết thành 2 phần để dễ theo dõi:
Phần 1: Trả lời bài viết ‘Cách mạng Tháng 8, nội chiến và nội chiến cộng sản”
Phần 2: Vì sao ông mãi phải ăn năn
Phần I
Trong bài viết, tôi xin tóm tắt những luận điểm ông Kiểng đưa ra nhằm phủ nhận giá trị CMT8
Thứ nhất, ông ta lập luận rằng “Cách Mạng Tháng 8, theo cách mà nó đã diễn ra, đã mở đầu cho một chuỗi thảm kịch dài tàn phá đất nước ta và đã khiến chúng ta tụt hậu bi đát như ngày nay.” Cơ sở là sự tụt hậu so sánh với thế giới, với Hàn Quốc, Nhật Bản
Thứ hai, ông phủ nhận giá trị CMT8 vì nó là cơ sở dẫn đến 2 cuộc nội chiến “Cả hai cuộc chiến gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" đều là những cuộc nội chiến”. Ngoài diễn giải áp đặt theo tư duy chủ quan, dữ liệu, cơ sở thực tế chứng minh cho kết luận này dựa vào “Năm 1954 đã có một triệu người di cư vào miền Nam, số người di cư còn có thể lớn gấp nhiều lần nếu không bị cấm cản; ngược lại đã có bao nhiêu người tập kết ra Bắc?”; “Trong hai cuộc nội chiến này dĩ nhiên đã có sự can thiệp từ bên ngoài” Dựa vào cái này để ông Kiểng phán  rằng “Lý do khiến đảng cộng sản không nhìn nhận đây là những cuộc nội chiến (mà là những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm) chỉ là vì họ không muốn thỏa hiệp với những người Việt Nam khác, họ muốn nội chiến đến cùng”.
Thứ ba, trên cơ sở của lập luận 1 và 2, ông ta đưa ra lập luận thứ ba để phủ nhận giá trị CMT8 là “Nội chiến tai hại hơn nhiều so với chiến tranh chống lại một quốc gia khác” bằng sự so sánh về sự phục hồi của Nhật, Đức, Pháp, Nga, Mỹ xuất phát từ nguyên nhân nội chiến hay chiến tranh để đúc ra mệnh đề nội chiến ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước mạnh hơn chiến tranh chống xâm lược từ nước khác
Từ đó ông ta tìm ra nguyên nhân dẫn đến nội chiến trong 2 cuộc kháng chiến Pháp, Mỹ cũng như “nội chiến cộng sản” đều bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản và người đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam là Hồ Chủ tịch, cho đó chính là nguyên nhân “phủ nhận” giá trị CMT8, nguyên nhân ngăn cản sự “hòa giải dân tộc”, nguyên nhân làm chậm sự dân chủ hóa…
Trước hết, tôi sẽ chỉ ra ông mắc lỗi nghiêm trọng trong tư duy và lập luận
Một mặt ông ta thừa nhận thành quả CMT8 đem lại nền độc lập dân tộc, thừa nhận tinh thần đấu tranh giành độc lập là nhu cầu tất yếu của mọi dân tộc nhưng mặt khác ông ta phủ nhận vai trò của ĐCS, Chủ nghĩa Mác-Lê và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Cái sự đánh lận, lừa đảo cả lịch sử của ông ta là ở chỗ này. Vậy ai, chủ thuyết nào đã quy tụ mọi lực lượng dân tộc giành CMT8 nếu không phải là CNMac-Lê đã được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào Việt Nam trên cơ sở kết hợp với nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Nếu vận dụng Chủ nghĩa Mac-lê máy móc, dập khuôn như một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương đã gây tổn thất nghiêm trọng ra sao, có nguy cơ biến lực lượng cách mạng non trẻ đó thất bại nếu không được Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng lái trở lại kịp thời mới dành được CMT8. Chủ nghĩa Mác-lê vào Việt Nam hoàn toàn không còn nguyên bản, thực chất nó là sự vận dụng những hạt nhân hợp lý như thuyết biện chứng, thuyết lịch sử duy vật kết hợp với chủ nghĩa dân tộc. Bởi vậy nhìn nhận về Hồ Chí Minh, hầu như thế giới và Việt Nam đều cho Người là đại diện của chủ nghĩa dân tộc, ít ai còn ngây thơ cho Người là đại diện chủ nghĩa Cộng sản nguyên bản, trừ một số kẻ như ông Kiểng đang cố bấu víu vào để phủ nhận vị lãnh tụ dân tộc cũng như nhằm phủ nhận Đảng Cộng sản và thành quả cách mạng dân tộc do Người và Đảng lãnh đạo gây dựng nên.
Cái cơ sở lập luận cho 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ là “nội chiến” của ông Kiếng đúc rút chỗ này “Khi người trong một nước giết nhau trên một qui mô lớn và trong một thời gian dài thì đó là nội chiến, dù có hay không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vả lại số người Pháp và người Mỹ thiệt mạng trong hai cuộc chiến này chỉ là những tỷ lệ không đáng kể so với số tử vong của người Việt. Cả hai cuộc nội chiến này đều phải bị lên án.” Như vậy, lập luận của ông Kiểng chỉ dựa thuần trên số lượng người chết trong 2 cuộc chiến là người Việt so sánh với người nước ngoài khẳng định đó là “nội chiến”. Biết phải nói sao cho thứ tư duy “cơ học” đã lỗi mốt hàng thiên niên kỷ này từ kẻ tự xưng là “trí thức” thời nay nhỉ? Nếu so sánh thì sẽ thấy chính CNDuy vật đã tự hổ thẹn, gọi cái thứ tư duy cơ học thủa sơ khai là chủ nghĩa duy vật ngây thơ, mơ mộng, thì thời hiện đại này, gọi tên cái thứ tư duy của ông Kiểng này với tên gọi gì đây nhỉ?
Tôi chẳng thiết cãi nhau với cái thứ tư duy “đồ đá” này của ông, chỉ phiền bạn đọc hãy đọc lại bài viết của GS Trần Chung Ngọc viết về cuộc chiến chống Mỹ có phải là nội chiến hay không (Tản Mạn Xung Quanh Cuộc Chiến Ở Việt Nam (Trần Chung Ngọc), để thấy rằng  sự tổn thất bên nào thực nghiêm trọng hơn, vì sao một dân tộc thô sơ, nghèo đói, phân hóa bởi lịch sử như vậy lại có thể làm nên chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, nêu không muốn nói đó là nhờ ý thức về cuộc chiến tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất dân tộc, đất nước cháy bỏng của dân Việt đã đem lại kỳ tích có một không hai đó. Chiến thắng đó, tính chính nghĩa đó cũng là lý do vì sao Việt Nam được sự ủng hộ không chỉ từ các nước đồng minh mà còn từ chính cộng đồng quốc tế, hậu phương của “kẻ thù” đã giúp dân tộc Việt chiến thắng. May mắn đó còn kéo đến tận ngày nay khi vị tổng thống Clinton, Obama đều thuộc thành phần “phản chiến” năm xưa giờ đã vứt bỏ mặc cảm thua cuộc, nối lại quan hệ với “lực lượng cộng sản” ở Việt Nam, thậm chí còn đang tiến tới đối tác toàn diện, chiến lược. Bởi họ nhìn thấy ĐCSVN không phải là nguyên nghĩa của Chủ nghĩa Mac-Lê ngoài cái tên gọi, họ thấy được rằng dù có muôi dưỡng đến trăm năm nữa thì lực lượng chống Cộng cả trong và ngoài nước chẳng làm nên cơm cháo gì. Họ thấy rằng “diễn biến hòa bình” đem lại nhiều “hy vọng” hơn, ĐCSVN sẽ tự chuyển mình phù hợp với lợi ích dân tộc, còn đám chống cộng hay gọi mỹ miều là “lực lượng đấu tranh dân chủ” chỉ là quân tốt lợi dụng được đến đâu thì hay đến đó, không hơn không kém, đúng như bản chất và thực lực của thành phần này trong nước.
Còn cái lập luận thứ 3 của ông tệ hại hơn nhiều nữa, khiến tôi thấy như tư duy ông còn thua con trẻ, chẳng muốn đáp lại.Nhưng vì người Việt nhất là thành phần hải ngoại như ông phần đông vẫn viện vào tư duy này làm công cụ phỉnh phờ những thành phần ít học, cơ hội trong nước, nên tôi đánh viết thêm. Ông ta cho Đức, Nhật phát triển nhanh và bền vững hơn Pháp, Nga bởi  chỉ chịu hậu quả của chiến tranh với nước khác, chứ không phải chịu sự không “đồng thuận” trong dân tộc. Tệ hại thật, không lẽ Đức bị phân chia thành 2 nước suốt bao năm, mãi đây Liên Xô sụp đổ, Bức tường Berlin hạ xuống thì mới thống nhất được đất nước, theo tư duy và lập luận xuyên suốt của ông Kiểng, chẳng nhẽ đây là trường hợp “đặc cách”? Hàn quốc phát triển như rồng ấy nay đang không “nội chiến”? Mỹ khắc phục sau “nội chiến” là thành phần dân da đỏ - người chủ thực sự của nước Mỹ gốc ấy đang bị “tuyệt chủng” cũng như vô thiên lủng vấn đề cộn cán tương tự được xem “đã dồn mọi cố gắng để thực hiện hòa giải dân tộc một cách quả quyết và thành thực”? Cuộc chiến 1789 làm nước Pháp “yếu” đến tận hôm nay, trong khi lực lượng cộng sản – “di hại” 1789 ở Pháp không đáng được xem là lực lượng chính trị? Nhìn chung cái “mệnh đề” “Nội chiến tai hại hơn nhiều so với chiến tranh chống lại một quốc gia khác” lỗi nghiêm trọng từ mọi góc cạnh.
Vấn đề ông Kiểng cho “nội chiến cộng sản” – ý nói nội bộ ĐCS luôn có các phe phái tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau làm yếu đất nước. Xem ra khái niệm “nội chiến” của ông Kiểng quá rộng, không chỉ bao trùm chiến tranh trong địa giới lãnh thổ, mà còn cả sự cạnh tranh quyền lực chính trị giữa các phe nhóm lợi ích, …Nếu quy chiếu quan điểm này thì đáng xem đảng Cộng hòa và đảng dân chủ đang gây “nội chiến” ở nước Mỹ từ thủa khai sinh lắm lắm. Sự cạnh tranh, đấu đá, tranh giành quyền lực chính trị giữa các đảng hay trong một đảng cầm quyền suy cho cùng chẳng phải là tốt lắm sao nếu đứng ở góc độ xem đa nguyên đa đảng, cạnh tranh quyền lực là độc lực phát triển?
Nhìn chung, cả một hệ thống tư duy lủng củng, mới đọc tưởng có vẻ xuôi tai nhưng kỳ thực dẫn dắt người đọc có kiến thức hạn chế vào mê hồn trận “Tổ quốc ăn năn” không ngoài mục đích đánh lận cho thủ đoạn phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, hạ bệ lãnh tụ dân tộc, lừa bịp đám tay chân ngu muội, lôi kéo thêm vài con gà nhẹ dạ, bao biện cho động cơ chống đối, tìm kiếm ảo tưởng “hòa giải dân tộc” nếu tương lai ĐCSVN tự diễn biến..
(Xin mời đọc tiếp Phần 2 để thấy vì sao tổ chức THDCDN của ông Kiểng chưa thể làm nên cơm cháo gì)

Nguyễn Biên Cương