Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

Không thể lấy tiêu chuẩn của mình để đánh giá nhân quyền của quốc gia khác

 


Để các quốc gia khác đánh giá về tình hình nhân quyền của Hoa Kỳ, có lẽ với những thực tế đang diễn ra tại Hoa Kỳ thì một bản báo cáo dài 64 trang như bản báo cáo mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá về tình hình Nhân quyền của Việt Nam năm 2023 là không đủ.


Các vấn nạn phân biệt chủng tộc, tự do súng đạn cùng "tự do" chết chóc, hai đảng phái dùng mọi thủ đoạn canh tranh chính trị biến quyền tự do bầu cử thành "sân khấu diễn kịch",.... là một vài hiện tượng xảy ra hàng ngày khắp nước Mỹ đến mức báo động. Vậy nếu như các quốc gia khác cũng "sản xuất" ra báo cáo nhân quyền tương tự đánh giá nhân quyền Mỹ hàng năm thfi sao nhỉ? Chắc chẳng có nước nào rảnh rỗi làm điều đó vì họ đang còn tỷ thứ để lo cho đất nước mình tốt đẹp hơn.




Tuy vậy, khách quan mà nói, mỗi quốc gia lại có thể chế chính trị, triết lý quản lý xã hội và luật pháp riêng biệt sao cho phù hợp với văn hoá, điều kiện xã hội và kinh tế của mình. Chẳng hạn liên quan đến lợi ích của các tài phiệt buôn vũ khí, Hoa Kỳ cho phép công dân sở hữu vũ khí, mua bán vũ khí hợp pháp, để rồi dẫn tới những vụ xả súng cướp đi quyền cơ bản của con người - quyền công dân. Nhưng ở nhiều quốc gia khác thì việc sở hữu vũ khí là phạm pháp. 


Như đã nói ở trên, mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp và văn hoá riêng, những cơ sở luật pháp được hình thành không phải dựa trên ý chí chủ quan của giới cầm quyền, mà đều được nhân dân thông qua Quốc hội (Nghị viện) bàn bạc, phê chuẩn. Vì vậy không thể lấy tiêu chuẩn của mình để có quyền áp đặt cho người khác. 


Không những thế, Hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, đó là một nguyên tắc mang tính chất nền tảng của quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đại. Đây cũng là nguyên tắc ngoại giao nền tảng của Việt Nam. Nguyên tắc này cũng thể hiện sự tôn trọng giữa các quốc gia


Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm đều đưa ra các bản Báo cáo đánh giá tình hình nhân quyền có phần phiến diện, thiếu tính xác thực, thiếu sự tôn trọng với các quốc gia trên thế giới là đang đi ngược lại với tinh thần quan hệ quốc tế hiện đại, ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các quốc gia, thậm chí có thể dẫn tới xáo trộn xã hội, bất ổn chính trị hay mâu thuẫn dân tộc ở các quốc gia đó.


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Đừng để báo cáo nhân quyền gây ảnh hưởng lòng tin bền vững!

 

Tháng 9 năm 2023 lịch sử quan hệ quốc tế lần đầu tiên chứng kiến một mối quan hệ đã từng là cựu thù trong thế kỷ trước đạt đến mức quan hệ cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện, đó là mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.


Trong thế kỷ trước, trong vòng 9 năm Hoa Kỳ đã trút xuống Việt Nam 15 triệu tấn bom, để dễ hình dung, số lượng bom đạn này tương đương với hơn 700 quả bom nguyên tử đã từng được Hoa Kỳ thả xuống Nhật Bản. Thật khó để hình dung hai nước có thể từ thù trở thành bạn như ngày hôm nay.


Ít ai biết rằng, cách đây 81 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Harry Truman, đề nghị phía Mỹ công nhận nước Việt Nam. Tổng cộng Bác Hồ đã gửi 8 thư và điện gửi Tổng thống Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes chỉ với một mong muốn thuần khiết nhất là được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Mỹ.


Chiến tranh đã ngăn lại những bước hợp tác từ hai phía và mọi thứ chỉ thực sự được khởi tạo và phát triển khi ngày 12/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao.




Để có được mối quan hệ như ngày hôm nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đúc kết thành 2 từ "lòng tin" và "tôn trọng" để thúc đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ. Vào năm 2015, lần đầu tiên Hoa Kỳ tiếp đón một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản tại phòng bầu dục - nơi mà các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ tiếp đón nguyên thủ quốc gia, điều đó cho thấy Hoa Kỳ thực sự tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên thứ mà Hoa Kỳ còn thiếu, đó là lòng tin.


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nào cũng đưa ra một bản báo cáo Nhân quyền với những thông tin và nội dung được bóp méo sự thật, sử dụng các tư liệu thiếu khách quan và công bằng. Chẳng hạn như việc lên án Việt Nam bắt một số đối tượng mà Hoa Kỳ cho rằng đó là những nhà hoạt động nhân quyền như Lê Hùng Anh hay Phan Tất Thanh, trong khi đó bản án của hai đối tượng này là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Việt Nam. Hay cho rằng chính quyền Việt Nam "bắt cóc" đối tượng chính trị như Đường Văn Thái ở Thái Lan, trong khi Thái bị bắt tại Việt Nam khi đang có ý đồ bỏ trốn, đã được truyền thông và chính quyền xác thực.


Bản báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có rất nhiều điểm thiếu tính xác thực và khách quan khi không tham khảo các nguồn tư liệu chính thống, được chính quyền Việt Nam công khai, minh bạch, cố tình bỏ qua các yếu tố vi phạm pháp luật Việt Nam.


Như vậy có thể nói, Hoa Kỳ chưa thực sự có lòng tin, vậy còn những hoài nghi và các toan tính lợi ích vị kỷ của mình. Điều này vô hình trung đang góp phần cản trở mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang ngày càng phát triển sâu sắc, để xem nhau như những người bạn thật sự. Thiết nghĩ, Hoa Kỳ cần mở lòng, công tâm và khách quan với tâm thế của một cường quốc, đừng để biến mình thành một người bạn nhỏ nhen, ích kỷ.


Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: báo cáo nhân quyền cần khách quan, đúng đắn!



Vẫn như mọi năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục biến hình thành cảnh sát quốc tế, đánh giá tình hình Nhân quyền tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên rồi, vẫn là những đánh giá phiến diện, thiếu khách quan không khác gì những năm trước, túm váy lại là bình mới rượu cũ.




Có điều, đường đường là Bộ Ngoại giao của cường quốc số một sever trái đất, nhưng cái bản báo cáo thực hiện không khác gì trẻ con. Ai đời đánh giá nhân quyền của một quốc gia khác lại dựa trên những dữ liệu kiểu như "những nhà hoạt động chính trị", "một số người khẳng định", "có báo cáo cho rằng", "các báo cáo tin cậy"... Thế vậy thì vẽ ra bao nhiêu chẳng được! Để các  đánh giá được khách quan, trung thực và chính xác, xin mạn phép được bày cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cách làm như sau: 


Trước tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần đưa ra các tiêu chí cụ, rõ ràng và minh bạch trong các đánh giá về nhân quyền, bởi một số cáo buộc không chính xác rằng Việt Nam phân biệt, đối xử với đồng bào thiểu số, trong khi chính Hoa Kỳ lại đang tồn tại nạn phân biệt chủng tộc, những sự việc cảnh sát bắn chết người da màu vẫn diễn ra hàng ngày, vậy tiêu chí nào thì được cho là quốc gia đó đảm bảo, thực hiện đầy đủ quyền con người, ngay cả khi theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ?


Thứ hai, thông tin và dữ liệu cần phải có nguồn gốc đáng tin cậy, không thể chỉ khai thác thông tin từ những nhân vật được chỉ định từ trước, là những thành phần có tư tưởng bất mãn, chống đối xã hội, vi phạm pháp luật. Những đối tượng và người nhà của đối tượng mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khai thác trong bản báo cáo như Lê Anh Hùng, Phan Tất Thành... đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng vỏ bọc dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước, xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam.


Thứ ba, khi khai thác thông tin và dữ liệu từ các đối tượng nói trên đều là sự quy kết có tính chất một chiều thì theo nguyên tắc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần khai thác ý kiến từ phía bị quy kết để đảm bảo tính khách quan, đa chiều. Bên cạnh đó có thể khai thác thêm dư luận trong nước, phản ứng của công dân bình thường. Tuy nhiên Hoa Kỳ phớt lờ việc đó hoặc không coi trọng thông tin, dữ liệu có tính xác thực và sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân khi một số đối tượng chống phá nhà nước bị bắt giam và khởi tố.


Những đánh giá của Hoa Kỳ về tình hình Nhân quyền ở Việt Nam rõ ràng không có nhiều giá trị chính xác, khách quan và sai lệch bản chất. Hầu hết các quốc gia đều theo đuổi các giá trị dân chủ, nhân quyền, nhưng không thể là dân chủ quá trớn, không thể lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể, cá nhân và làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự.  Việt Nam cũng vậy và chắc chắn Hoa Kỳ cũng vậy, trừ khi Hoa Kỳ dám khẳng định rằng công dân của mình có quyền tự do, dân chủ, muốn làm gì làm. 


Ba cái kỹ năng làm báo cáo mà thua cả nhân viên văn phòng Việt Nam thế này thì Hoa Kỳ nên xem xét lại năng lực nhân sự của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao đi nhé./.


Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Nhân chứng tại phiên tòa xét xử Y Krếc Byă bác bỏ mọi luận điệu bịa đặt vụ án!

  

Sau khi Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Y Krếc Byă 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, trên không gian mạng xuất hiện một số luận điệu cho rằng, phiên tòa không công khai, cố tình vu cáo, gán ghép tội trạng cho bị cáo, đàn áp quyền tự do tôn giáo,…

 

Tuy nhiên chính các nhân chứng là người từng bị Y Krếc Byă dụ dỗ lôi kéo có mặt tại phiên tòa công khai phản bác những luận điệu xuyên tạc nói trên.

 

Tham gia phiên tòa với tư cách là nhân chứng vụ án, anh Y Chới Buôn Krông ở thành phố Buôn Ma Thuột nhận thấy “tòa xử rất công khai, đúng người đúng tội” Anh cũng cảm ơn chính quyền, Đảng và Nhà nước “đã khoan hồng, không xử lý hành vi đã tham gia vào tổ chức Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên của mình để anh  được làm người có ích cho xã hội được lo cho vợ con”.



Anh Y Chới Buôn Krông - Nhân chứng tại phiên tòa

Cũng giống anh Y Chới Buôn Krông, anh Y Toét Ksơr ở huyện Ea H’leo đến dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng của vụ án. Từ vài năm trước, anh đã bị Y krếc lôi kéo, dụ dỗ tham gia “Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên”, Y Krếc đã đưa cho anh một số tiền để lôi kéo người khác tham gia cùng mình. Sau khi được chính quyền, lực lượng chức năng giải thích anh đã hiểu ra và không tham gia nữa.  Kết thúc phiên xét xử, anh thấy “tòa đã xử rất đúng người, đúng tội”. Anh cũng khẳng định “chủ mưu của tổ chức này là do A Ga từ Mỹ xúi dục và lôi kéo bà con. Việc làm của A Ga và Y Krếc là chia rẽ đoàn kết giữa người dân với chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết của đảng và Nhà nước và ảnh hưởng đến đất nướcViệt Nam của chúng ta”. “Tòa xử Y Krếc 13 năm tù là đúng vì Y Krếc đã tiếp tay cho A Ga chia rẽ khối đoàn kết của Đảng, Nhà nước ta”. Qua việc này, anh cũng muốn nhắc nhở bà con buôn làng mình “phải cảnh giác, không tham gia vào Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên vì như vậy sẽ vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng cho bà con của chúng ta. Chúng ta phải tránh tổ chức này ra và nếu phát hiện phải báo cho chính quyền địa phương để giải quyết”.



Anh Y Toét Ksơr trả lời phổng vấn sau khi kết thúc phiên xét xử Y Krếc Byă

Không chỉ có anh Y Chới Buôn Krông và anh Y Toét Ksơr, mà trước đó, đồng bào và chức sắc tôn giáo ở các buôn, làng trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối những hành vi sai trái, tái phạm tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”, kích động, gây chia rẽ của Y Krếc Byă gây ra.

 Theo hồ sơ vụ án được Tòa án nhân dân dân tỉnh Đắk Lắk công bố tại phiên xét xử, bị cáo Y Krếc Byă (tên thường gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978, ở buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) từng có tiền án 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Ra tù, Y Krếc Byă lại tái phạm, tham gia vào tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” của A Ga, một đối tượng FULRO phản động lưu vong sống ở Mỹ, đang bị truy nã quốc tế. Y Krếc Byă được A Ga phong cho làm Phó Ban điều hành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” và nhiều lần nhận tiền do A Ga gửi về để đi phát triển tổ chức phản động này ở Tây Nguyên; tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi hội họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong để nhận sự chỉ đạo và đi thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật. Sau đó, chúng gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Mặc dù đã được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, làm việc, yêu cầu chấm dứt, nhưng Y Kếc Byă vẫn không từ bỏ. Không dừng lại ở đó, theo sự sắp xếp của A Ga, Y Krếc Byă còn trả lời phỏng vấn trên Đài Châu Á tự do với nội dung vu khống chính quyền và Công an Việt Nam luôn sách nhiễu, cấm cản không cho tự do sinh hoạt tôn giáo.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Mưu đồ của các cá nhân và tổ chức quốc tế xuyên tạc vụ án Y Krech Bya?

 


Gần đây, sau phiên tòa xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc với Y Krech Byă - đối tượng FULRO tham gia nhóm phản động “người Thượng vì công lý” và
Tin lành đấng Christ Tây Nguyên, một số cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng với những luận điệu cho rằng Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số và yêu cầu sự can thiệp từ Mỹ và phương Tây. Những luận điệu này không chỉ thiếu cơ sở mà còn không tôn trọng chủ quyền pháp lý và quyền tự quyết của một quốc gia độc lập.

Việt Nam là một quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ và minh bạch, nơi mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được bảo vệ. Điều 116 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, điều mà Y Krec Bya đã bị kết án, là một phần của hệ thống pháp luật này và được áp dụng nhằm bảo vệ sự đoàn kết và ổn định của quốc gia.

Các cáo buộc về việc đàn áp người dân tộc thiểu số là không chính xác và không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy quyền lợi và sự phát triển của người dân tộc thiểu số thông qua nhiều chính sách và chương trình cụ thể. Sự đa dạng văn hóa và tôn giáo là một phần không thể tách rời của xã hội Việt Nam, và chính phủ đã cam kết bảo vệ và phát huy giá trị này.

Yêu cầu can thiệp từ bên ngoài không chỉ là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia mà còn là hành động không tôn trọng nguyên tắc tự quyết của một quốc gia. Việt Nam, như mọi quốc gia khác, có quyền tự mình giải quyết các vấn đề nội bộ mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.

Đối với những cá nhân và tổ chức quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền, việc hiểu rõ và tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia là điều cần thiết. Thay vì đưa ra những luận điệu không có cơ sở, việc đối thoại và hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau sẽ là cách tiếp cận hiệu quả hơn để thúc đẩy nhân quyền và tự do cơ bản.

Cuối cùng, việc duy trì đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam, thông qua hệ thống pháp luật của mình, đang nỗ lực bảo vệ giá trị này và đảm bảo rằng mọi công dân đều có cơ hội phát triển và đóng góp cho xã hội.


 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Mỹ ngày càng "quá lố" và thiếu xem trọng đối tác!

 


Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đánh giá các vấn đề liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo cần được tiếp cận một cách cân nhắc và đa chiều. Mới đây, ngày 01/4/2024, trong thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về các bản án tù đối với một số cá nhân ở Việt Nam, trong đó có Y Krec Bya và các đối tượng Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương, và Tô Hoàng Chương.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cần phải xem xét trong ngữ cảnh pháp luật và chủ quyền của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có quyền và trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội thông qua hệ thống pháp luật của mình. Việt Nam, như bất kỳ quốc gia nào khác, có hệ thống pháp luật riêng biệt để đối phó với các hành vi được cho là có thể gây nguy hại đến sự ổn định và đoàn kết quốc gia.

Các vụ án mà Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến đã được xét xử theo quy trình pháp lý của Việt Nam, và các bản án được đưa ra dựa trên bằng chứng và luật pháp hiện hành. Trong trường hợp của Y Krec Bya, đối tượng này đã bị kết án với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Các cáo buộc và bản án này phản ánh mối quan ngại của chính phủ Việt Nam về việc duy trì sự ổn định và đoàn kết trong xã hội đa dạng về văn hóa và tôn giáo.

Mặt khác, quyền tự do biểu lộ ý kiến, lập hội và tôn giáo là những quyền cơ bản được quốc tế công nhận và cũng được Hiến pháp Việt Nam bảo vệ. Tuy nhiên, như mọi quyền tự do khác, chúng không phải là không giới hạn và có thể bị hạn chế dựa trên các lý do chính đáng như bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công cộng.

Trong quá trình xét xử, các cá nhân này đã có quyền được biện hộ và có quyền kháng cáo nếu họ cảm thấy bản án không công bằng. Điều này đảm bảo rằng mọi quyết định pháp lý đều phải trải qua một quá trình xem xét kỹ lưỡng và công bằng, phù hợp với các nguyên tắc pháp quyền.

Cuối cùng, việc đối thoại và hợp tác quốc tế là cần thiết để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia. Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực về nhân quyền và tự do tôn giáo, và cam kết cải thiện liên tục trong lĩnh vực này. Sự hợp tác, chứ không phải chỉ trích, sẽ là chìa khóa để đạt được tiến bộ trong các vấn đề nhân quyền và tự do cơ bản.


 

Mỹ muốn gì khi lên tiếng can thiệp cho đối tượng vi phạm pháp luật?

 


Ngày 01/4/2024, trong thông cáo báo chí trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phát ngôn viên Matthew Miller tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với ông Y Krec Bya, người có tiếng nói ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án tù nặng dành cho các ông Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền cá nhân trong việc thực thi tự do biểu lộ, hội họp và tự do tín ngưỡng hay tôn giáo”.

Thật khó hiểu khi trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ vừa nâng cấp lên mức cao nhất mà Hoa Kỳ vẫn hành xử thiếu chuyên nghiệp như vậy!

Hoa Kỳ đưa ra thông tin sai lệch về bản án của Y Krec Bya, Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương. Các cá nhân này vi phạm pháp luật Việt Nam, xâm phạm an ninh quốc gia, gây nguy hại cho trật tự xã hội, và đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Hoa Kỳ cố tình mô tả họ là những "tiếng nói ôn hòa" cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, nhằm che đậy bản chất hành vi vi phạm pháp luật của họ.

Việc Hoa Kỳ tập trung vào một số trường hợp cá biệt, bỏ qua những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cho tất cả các công dân, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, là hoàn toàn thiếu thiện chí.

Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào nội bộ Việt Nam, bao gồm cả việc xét xử các cá nhân vi phạm pháp luật.

Việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam "tôn trọng quyền cá nhân" là sự vô đạo đức, thể hiện thái độ coi thường pháp luật Việt Nam và chủ quyền quốc gia.

Hoa Kỳ cần tôn trọng luật pháp quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người của tất cả các công dân, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Việt Nam cam kết tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người.

Cộng đồng quốc tế cần nhìn nhận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam một cách khách quan và công bằng, không nên dựa vào những thông tin sai lệch, xuyên tạc của Hoa Kỳ. Cần lên án mạnh mẽ hành động can thiệp vào nội bộ Việt Nam của Hoa Kỳ. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Chân dung tên phản động Y Krech Byă !

 


Y Krech Byă đã cùng với đồng bọn lừa phỉnh, lôi kéo một số người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên vượt biên qua biên giới với hứa hẹn sẽ đưa đi Mỹ, Canada... sống một "tương lai hạnh phúc". Chúng trục lợi từ những người này và lợi dụng việc này để vu cáo chính quyền để xảy ra tình trạng mua bán người. Không dừng lại ở đó, theo sự sắp xếp của Aga, Y Krech Byă còn trả lời phỏng vấn trên RFA vu khống chính quyền và Công an Việt Nam luôn sách nhiễu, cấm cản không cho tự do sinh hoạt tôn giáo. Nhóm "Người Thượng vì công lý” cứ rêu rao, khóc lóc kể lể trên mạng xã hội vu cáo rằng Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, phản ánh sai lệch chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với những việc làm nhằm chống lại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Y Krech Byă, ngày 08/4/2023, đối tượng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk lần thứ hai khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Ngày 28/3/2024, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai, Y Krech Byă đã thừa nhận toàn bộ những hành vi tái phạm tội của mình từ năm 2012 đến đầu năm 2023. Tại phiên tòa, bị cáo nhận tội và bày tỏ thái độ ăn năn hối cải. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Y Krech Byă 13 năm tù giam về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Hình phạt được quy định tại Điều 116, Bộ luật Hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tại phiên tòa, các nhân chứng là người từng bị Y Krech Byă dụ dỗ, lôi kéo có mặt cũng đã thể hiện quan điểm của mình đối với bản án trên. Điển hình là anh Y Chới Buôn Krông (ở TP.Buôn Ma Thuột) cho rằng, phiên tòa xử công khai, đúng người đúng tội. Anh cũng cảm ơn chính quyền, Đảng và Nhà nước "đã khoan hồng, không xử lý hành vi đã tham gia vào tổ chức Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên của mình để anh được làm người có ích cho xã hội, được lo cho vợ con".

Cũng giống anh Y Chới Buôn Krông, anh Y Toét Ksơr (ở H.Ea Hleo, Đắk Lắk) đến dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng của vụ án và cho biết: Từ vài năm trước, anh đã bị Y Krech Byă lôi kéo, dụ dỗ tham gia "Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên". Y Krech Byă đã đưa cho anh một số tiền để lôi kéo người khác tham gia cùng mình. Sau khi được chính quyền, lực lượng chức năng giải thích anh đã hiểu ra và không tham gia nữa.

Được hỏi về diễn biến phiên tòa xét xử bị cáo Y Krech Byă, anh Y Toét Ksơr cho rằng: "Tòa đã xử rất đúng người, đúng tội". Anh cũng khẳng định "chủ mưu của tổ chức này là do Aga từ Mỹ xúi giục và lôi kéo bà con. Aga và Y Krech Byă vì mục đích cá nhân, muốn chia rẽ đoàn kết giữa người dân với chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết của Đảng và Nhà nước".

Phiên toà xét xử bị cáo Y Krech Byă diễn ra công khai, mọi người dân đều có quyền tham dự để theo dõi phiên tòa. Tuy nhiên, đối với những phần tử quá khích, không tuân thủ, chấp hành các nội quy, quy định của Hội đồng xét xử khi đến phiên tòa, như: gây ồn ào mất trật tự, trang phục không nghiêm túc, chỉnh tề... đều có thể bị lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, cán bộ bảo vệ của Tòa án nghiêm cấm vào phiên tòa xét xử.

Một số kênh thông tin do các đối tượng phản động xuyên tạc, đưa ra những nội dung sai trái để gây hiểu lầm đối với dư luận ở nước ngoài, cố tình tạo ra những mâu thuẫn, bất ổn từ bên trong để kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam.


 

Y Krech Byă và sự ảo tưởng quyền lực

 


Ngày 28/3/2024, TAND tỉnh Đăk Lăk tuyên bản án 13 năm tù đối với bị cáo Y Krech Byă (tức Ama Guôn, SN 1978, trú buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Hiện, bị cáo đang chấp hành bản án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, trên nhiều trang mạng của các thế lực phản động, xuất hiện nhiều bài viết bênh vực, "gỡ tội" cho Y Krễc Byă; đồng thời xuyên tạc trắng trợn chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước...

RFA và Y Quynh Bđắp (đối tượng phản động lưu vong) gọi Y Krech Byă là thầy truyền đạo, bởi thực tế Y Krech Byă tham gia "Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên" (CHPC) và được những FULRO lưu vong ở Mỹ do Aga (trước đó sinh sống ở H.Buôn Đôn - Đắk Lắk; hiện đang bị truy nã quốc tế) phong cho chức "Phó Giáo hội Trưởng CHPC".

Trước đó, ngày 08/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án "Phá hoại chính sách đoàn kết" xảy ra tại Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, khởi tố bị can đối với Aga (đối tượng FULRO lưu vong) và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Y Krech Byă. Theo tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, Y Krech Byă từng bị xử phạt 8 năm tù về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết", năm 2004. Tuy nhiên, năm 2012 (chỉ một năm sau khi ra tù) Y Krech Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO, bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh, đưa ra kiểm điểm trước dân để tạo điều kiện cho Y Krech Byă sửa chữa sai lầm.

Khi các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan do Aga cầm đầu lôi kéo, xúi giục, Y Krễc Byă tích cực tham gia CHPC và ảo vọng quyền lực. Nhóm "Người Thượng vì công lý” đã lợi dụng, đào tạo Y Krech Byă bằng cách ghi nhận công lao và bố trí cho đối tượng giữ chức vụ: "Phó Giáo hội Trưởng CHPC" cùng những hứa hẹn sẽ hỗ trợ Y Krech Byă và tổ chức giáo hội này có nhiều quyền lợi.

Cụ thể, cơ quan Công an thu thập được nhiều tài liệu, bằng chứng về việc Y Krễc Byă nhiều lần nhận tiền do Aga gửi về để đi phát triển tổ chức phản động này ở Tây Nguyên; tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi hội họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong để nhận sự chỉ đạo và đi thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật. Sau đó, chúng gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Mặc dù đã được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, làm việc, yêu cầu chấm dứt, nhưng Y Krech Byă vẫn không từ bỏ, ngày càng lún sâu vào con đường phạm tội.