Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Những hiểu lầm về tình hình tự do Internet tại Việt Nam trong Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ



Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc. Phần báo cáo về Việt Nam dài 45 trang, và chứa nhiều nhận định tiêu cực. Trong số này, nhiều nhận định không hề phản ánh đúng tình hình thực tế, do bị ảnh hưởng từ định kiến chính trị của người Mỹ và những nguồn tin sai, không đầy đủ, phiến diện. 




Tiêu biểu là đoạn báo cáo, xoay quanh vấn đề “Tự do Internet”, viết rằng:

“Người sử dụng mạng xã hội và blog phải cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh thư và địa chỉ trước khi tạo tài khoản.”

Thì trong thực tế, hầu hết người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam không làm việc đó. Dù Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định rằng người dùng mạng xã hội phải công khai số chứng minh thư, mang tính khuyến nghị đối với người dùng Internet, chưa hề có chế tài xử lý hay giám sát với điều kiện này. Hiện nay, tất cả người dùng mạng xã hội và blog ở Việt Nam đều dễ dàng tạo tài khoản không với điều kiện cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh thư và địa chỉ.

Hoặc, báo cáo cho rằng các biểu hiện dưới đây cho thấy sự vi phạm nhân quyền:

“Ngày 15 tháng 4, một nghị định của chính phủ bắt đầu có hiệu lực, quy định phạt tiền ở mức đáng kể đối với hành vi sử dụng mạng xã hội nhằm “cung cấp và phát tán  thông tin sai lệch”, bao gồm việc sử dụng mạng xã hội để phát tán các bản đồ thể  hiện không chính xác chủ quyền quốc gia và phát tán tin giả để gây hoang mang  trong công chúng. Nghị định này được ban hành là một phần trong chiến lược của  chính phủ nhằm kiểm soát tất cả các thông tin được chính quyền cho là thông tin sai  lệch, chống chính quyền và bôi nhọ trên mạng xã hội.”

Thì trong thực tế, các quy định nhằm chống tin giả trên mạng xã hội là một trong những vũ khí quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19, để không rơi vào tình trạng khủng hoảng vừa xảy ra ở Ấn Độ và nhiều nước Âu-Mỹ. Ngoài ra, quy định xử phạt hành vi “phát tán các bản đồ thể hiện không chính xác chủ quyền quốc gia” vốn đã nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận dư luận Việt Nam, bao gồm cả các nhóm tự nhận “đấu tranh dân chủ”, không ủng hộ chế độ chính trị hiện nay, ngoại trừ Bộ Ngoại giao Mỹ!?!.

Qua các ví dụ trên, có thể thấy Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ khá xa rời tình hình thực tế tại Việt Nam. Dường như báo cáo được viết theo kiểu “bới bèo ra bọ”, cốt tìm mọi cớ có thể để công kích Nhà nước Việt Nam, chứ không hề xét đến các nhu cầu và tình hình áp dụng luật của xã hội Việt Nam trong thực tế.

Thêm nữa, quy mô của hoạt động giám sát Internet tại Việt Nam không thể bì kịp so với quy mô của hoạt động tương tự mà nước Mỹ đang thực hiện. Dù Báo cáo Nhân quyền 2020 công kích các quy định về giám sát nội dung Internet trong Luật An ninh Mạng của Việt Nam, thực ra luật này chỉ cho phép cơ quan công an theo dõi các thông tin lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, và trong giới hạn mà các nguyên tắc điều tra hình sự cho phép. Trong khi đó, theo tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden, thì Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server của một loạt các hãng lớn – như Facebook, Google, Microsoft, Apple, Yahoo, PalTalk, YouTube, Skype, AOL – để theo dõi các hoạt động Internet trên toàn thế giới. Khác với Cục An ninh Mạng của Việt Nam, NSA đang vi phạm nhân quyền một cách không giới hạn, không công khai, và ở quy mô toàn cầu.

Đáng tiếc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã không phải viết bất cứ báo cáo nhân quyền nào để phản ánh tình hình trên chính nước Mỹ.

 Nguyễn Biên Cương

Lạm bàn về chính sách tôn giáo của nước Mỹ?

 

Hàng năm nước Mỹ đều phát hành báo cáo về tự do tôn giáo các nước trên thế giới với phán xét nước này nước kia đã có/chưa có tự do tôn giáo, gắn nó với điều kiện xem xét chính sách ngoại giao của nước Mỹ. Điều này khiến nhiều người tự hỏi, phải chăng nước Mỹ xem mình là mẫu hình về “tự do tôn giáo” và áp đặt các nước khác, dù người dân nước họ hữu thần hay vô thần, dù văn hóa và tín ngưỡng của nước họ có đặc thù riêng từ ngàn đời, cũng phải “học theo” chính sách tôn giáo của Mỹ?

Tuy nhiên khi bàn đến nước Mỹ có thực sự “tự do tôn giáo” thật hay không? Các tôn giáo có thực sự bình đẳng hay không? Mẫu hình chính sách pháp luật đối với tôn giáo có thực sự khiến chính người dân Hoa Kỳ hài lòng hay chưa? … mới khiến ta không khỏi ngỡ ngàng.



Cựu tổng thống Mỹ, người nhận giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách với nhan đề Our Endangered Values (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush. Trong một loạt bài trả lời phỏng vấn để giới thiệu cuốn sách, ông cho rằng sự cố chấp tôn gìáo phải chịu trách nhiệm về chính sách tấn công phủ đầu của ông Bush chống lại các nước bị coi là kẻ thù tiềm ẩn kiểu Irắc, thái độ lơ là đối với vấn đề môi trường, việc đặt lợi ích người giàu lên trên lợi ích người nghèo, và cả sự tra tấn tù nhân. Ông Carter viết: "Họ (những người trong chính quyền Bush) nghĩ rằng họ tuyệt đối đúng. Đó là một trong những đặc điểm của sự cố chấp tôn giáo - “Tôi nghĩ tôi đúng vì tôi gần Chúa trời, do đó bất kỳ ai trái ý tôi đều sai và thấp kém hơn”.

Jemera Rone của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) đã ám chỉ Uỷ ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ USCIRF như một tổ chức thánh chiến kiểu mới trong bản báo cáo "Áp bức tôn giáo như một vấn đề chính sách của Hoa Kỳ" năm 1999. Quả thực, cơ quan này, với vai trò đại diện cho nước Mỹ thực thi quyền tự do tôn giáo tại các quốc gia khác, đã thường xuyên ép buộc các nước sở tại phải cho phép các tổ chức thuộc Kito giáo (chủ yếu là Công giáo và Tin Lành) có được nhiều ưu thế hơn tới mức chà đạp lên các vấn đề an ninh quốc gia và thể chế chính trị.

Mặc dù hầu như mọi tôn giáo đều hiện diện tại Hoa Kỳ, đa số người Mỹ theo đạo Thiên Chúa và bất kỳ ai đến Hoa Kỳ đều nhận thấy rằng họ sùng đạo một cách khác thường. Noam Chomski nói trong Secrets, Lies and Democracy (Bí mật, Lừa Dối và Dân Chủ): "Đó là một xã hội cố chấp. Về mức độ cuồng tín tôn giáo, Hoa Kỳ giống hệt nhau. Chẳng hạn, tôi tin rằng khoảng 75% dân Mỹ tin vào sự tồn tại của quỷ sứ theo nghĩa đen". Xin lưu ý rằng Noam Chomski, giáo sư MIT, là một trong những trí thức nổi tiếng nhất thế giới, người mà Chicgo Ttribune xếp thứ 8 trong những bộ óc lớn nhất của nhân loại mọi thời đại, ngay sau Piato và Sigmund Freud.

Tuy nhiên, như trên đã nói, không phải người Mỹ nào cũng theo đạo Thiên Chúa. Những người này cảm thấy quyền tự do tôn giáo, hiểu theo nghĩa có quyền tin hoặc không tin, cũng như quyền lựa chọn tôn giáo của mình, ít nhiều bị hạn chế. Chẳng hạn, bất chấp người dân có theo Thiên Chúa giáo hay không, họ phải dùng đồng dollar có dòng chữ "In God We Trust" (Chúng ta tin tưởng vào Chúa). Bất kể công dân Mỹ theo tôn giáo nào, hay thậm chí vô thần, họ phải chấp nhận rằng rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội của họ bắt đầu bằng việc cầu Kinh Thiên Chúa giáo. Cũng vậy, trong lễ nhậm chức, tổng thống Mỹ nhậm chức đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ. Thử hỏi những người Mỹ theo đạo Thiên Chúa, nếu trên đồng dol1ar in dòng chữ Đức Phật Thích Ca hay nếu các kỳ họp Quốc Hội bắt đầu bằng đọc kinh Quran, họ có cảm thấy tự do tôn giáo hay không?

Thực ra, Hiên Pháp Hoa Kỳ đã có quy định về việc tách biệt giữa Nhà thờ và Nhà nước trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất (The First Amendment to the Constitution), trong đó nghiêm cấm việc thiết lập một tôn giáo nhà nước chính thức cũng như việc trợ giúp của chính phủ cho các nhóm tôn giáo. Điều bổ sung này cũng nghiêm cấm chính quyền bang hoặc liên bang can thiệp vào các tổ chức tôn giáo và việc hành đạo. Nhưng trên thực tế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước thường xuyên bị vi phạm. Điều này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực tinh thần như vừa kể trên, mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế, như việc tiền quyên góp cho các tổ chức tôn giáo lại được khấu trừ vào thuế thu nhập, hay như những bất công liên quan đến tôn giáo trong trợ cấp tài chính cho sinh viên.

Hậu quả của sự sừng đạo bất thường ở Hoa Kỳ có thể thấy rõ trong nhiều mặt của đời sống người dân Mỹ. Năm 2003, nhiều báo chí Mỹ, trong đó có những tờ lớn nhất như The New York Times nghiên cứu tình hình dạy môn sinh vật ở trường phổ thông Hoa Kỳ và cho thấy quá nửa học sinh Mỹ không được dạy thuyết tiến hoá của Darwin. Về nguyên tắc, các trường công có thể dạy thuyết tiến hoá, nhưng nhiều giáo viên không dám đưa vào chương trình vì sợ bị trù dập, hoặc bị các phụ huynh học sinh tẩy chay. Hiện nay một số địa phương ở Mỹ đang vận động thể chế hoá việc cấm dạy thuyết tiến hoá trong nhà trường. Theo Noam Chomski, trong một cuộc thăm dò, chỉ có dưới 10% người Mỹ tin vào thuyết tiến hóa, khoảng 50% tin vào thuyết của nhà thờ, và đa số những người còn lại tin rằng thế giới này mới chỉ được tạo ra cách đây vài ngàn năm. Tôn giáo cũng gây ra những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội liên quan đến nhiều vấn đề rất quan trọng, như quyền nạo phá thai, hôn nhân đồng giới, nghiên cứu khoa học trên tế bào mầm...

Từ sau sự kiện ngày 11/9, những người chịu nhiều thiệt thòi và kỳ thị nhất là các tín đồ đạo Hồi. Trong con mắt của nhiều người Mỹ, đạo Hồi bị đồng nhất với khủng bố. Tôi có một chị bạn người Jordan sang Mỹ học về văn học và quan hệ công chúng. Chị kể, khi biết chị là người Trung Đông và theo đạo Hồi, lập tức các sinh viên tỏ thái độ lạnh nhạt và cố tình cho chị "ra rìa” trong các buổi thảo luận trên lớp. Tình hình trầm trọng đến nỗi nhiều người theo đạo Hồi ở Hoa kỳ phải kêu gọi thành lập các tổ chức nhằm thay đổi hình ảnh của đạo Hồi trong công chúng Mỹ.

Tại sao người Mỹ lại sùng đạo khác thường như vậy? Đó là một câu hỏi rất đáng nghiên cứu. Noam Chomski, trong cuốn sách đã dẫn, dẫn lời giải thích của Waiter Dean Bumham. Theo tác giả này, do quá trình phi chính trị hoá, người dân Mỹ không còn có điều kiện tham gia một cách có ý nghĩa vào đời sống chính trị, vì thế họ phải tìm đến tôn giáo như một hiệu ứng tâm lý. "Điều đó không phải không có cơ sở - Chomski viết. Khi đó người dân sẽ phải tìm cách nào đó để thể hiện mình, để liên hệ với người khác, để tham gia vào một việc gì đó. Họ phải tìm cách này hay cách khác để thực hiện điều đó. Nếu họ không có cơ hội tham gia vào công đoàn hoặc các tổ chức chính thực sự có hoạt động, họ phải tìm cách khác Sự cố chấp tôn giáo là một ví dụ kinh điển”(tr. 55).

Được đề nghị bình luận phát biểu của tổng thống Clinton: "Chúng ta không thể canh tân đất nước nếu không có thêm nhiều người - tôi muốn nói tất cả chúng ta - tự nguyện đến nhà thờ”, Chomski nói: "Nếu người dân dốc lòng vào hoạt động bên ngoài đời sống công cộng, giới cầm quyền chúng ta sẽ có thể muốn làm gì tuỳ thích".

Richard Rorty, triết gia Mỹ nổi tiếng thế giới, trong một cuộc tranh luận với triết gia Đức Jurgen Habermas, lại nhìn vấn đề theo góc độ khác. Ông nói : "Nếu chủ nghĩa phát xít đến Hoa Kỳ, nó sẽ liên kết với sự cố chấp tôn giáo. Tôi thú nhận rằng nếu phải đánh cược nước nào tới đây sẽ bị phát xít hóa, chắc tôi chọn Hoa Kỳ. Đó là vì người Mỹ đang khốn đốn với sự toàn cầu hoá thị trường lan rộng, trong khi họ chưa thiết lập được chế độ phúc lợi xã hội. Do vậy, chúng tôi dễ bị chính sách mỵ dân cánh hữu tấn công hơn đa số các nước Châu Âu. Nhưng nếu có ai hỏi đâu là câu trả lời của trí thức đối với điểm yếu này, tôi vẫn đánh cược vào cái tôn giáo lãng mạn của tinh thần dân tộc - thứ tôn giáo mà Whitman, Franklin Delano Roosevelt, và Martin Luther King Jr là những nhà tiên tri".

Đọc những bình luận, nghiên cứu, đánh giá nói trên từ toàn học giả, chuyên gia hiểu sâu sắc nước Mỹ, hẳn chúng ta hiểu vì sao Hoa Kỳ lại có Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế nằm trong Bộ Ngoại giao và chi phối chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đến vậy. Tiếc thay, Hoa Kỳ vẫn đang là nước mạnh, họ muốn duy trì thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, bởi vậy họ gieo rắc chính sách tôn giáo của mình và đẩy thế giới luôn rơi vào tình trạng bất ổn, khủng bố, bạo loạn, chia rẽ như hiện nay!

Nguyễn Biên Cương

 

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Động cơ nào khiến USCIRF luôn xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam


Cứ đến hẹn lại nên, đầu năm là Bộ Ngoại giao Mỹ lại tung ra báo cáo về tự do tôn giáo các nước, trong đó có Việt Nam do USCIRF sản xuất. Ngoài mấy câu mào đầu ra vẻ khách quan đánh giá tự do tôn giáo Việt Nam có tiến bộ là đến các luận điệu xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt nam vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân. Báo chí trong nước không ít lần vạch trần rõ đây là thủ đoạn nằm trong “chiến lược” chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền xuất phát từ mục tiêu xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, nên cho dù Việt Nam có đạt thành tựu tiến bộ đến thế nào thì họ cũng sẽ tìm cớ để phủ nhận.




          Trong nhiều bài báo phân tích, như bài “Vẫn định kiến chủ quan và xuyên tạc về tôn giáo ở Việt Nam” đăng trên báo An ninh Thủ đô, ngày 29/5/2019 tác giả Hoàng Hà nhận xét: Cũng không khó để thấy vì sao USCIRF cứ mãi lập đi, lập lại luận điệu xuyên tạc cũ rích về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Rất nhiều năm qua và năm nay cũng vậy, USCIRF luôn chủ yếu lấy “Chất liệu” cho bản phúc trình thường niên từ một số nghị sỹ cực đoan Mỹ, những cá nhân bất mãn chống đối trong nước và nhất là các tổ chức phản động lưu vong, tổ chức phi chính phủ quốc tế thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền chống phá nhà nước và nhân dân Việt Nam. Do bị chi phối bởi những quan điểm của các thế lực cực hữu trong chính giới Hoa Kỳ, họ chỉ quanh quẩn với những trò cũ mà không vượt qua được lằn ranh “định kiến” với Việt Nam, không căn cứ vào tình hình thực tế về tình hình tự do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam.


          Từ những thông tin bị bóp méo, xuyên tạc, hoàn toàn sai lệch ấy, USCIRF đã nhào nặn, thêm thắt những đánh giá nặng “định kiến” chủ quan của họ để đưa ra những phán xét, sai lệch, ảm đạm về bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Họ đã cố tình “Mũ ni che tai”, bất chấp những nổ lực không ngừng và thành tựu mà Việt Nam đã được trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.


          Mục tiêu nhất quán và xuyên suốt của họ là: đối lập tôn giáo với chế độ XHCN, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Để thực hiện điều đó, họ sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, dựng chuyện, bịa đặt vu cáo cấp chính quyền phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước và hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế… Họ coi các đối tượng cực đoan chống đối trong các tôn giáo là ngòi nổ, là lực lượng nòng cốt để lôi kéo tập hợp quần chúng làm đối trọng với Đảng, Nhà nước và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực lượng này hoạt động chống phá đất nước, họ còn phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

 

Hoặc trong bài viết “Lợi dụng tự do tôn giáo để kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trò cũ soạn lại” đăng trên tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 25/7/2019, tác giả Vinh Hiển nhận xét: “Với cách tiếp cận áp đặt, chủ quan, mang nặng tư duy thời chiến tranh lạnh như vậy, USCIRF đang đi ngược lại mối quan hệ “Đối tác toàn diện” và “Tầm nhìn chiến lược” đang phát triển rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.


Ở mỗi quốc gia khác nhau, có những quan niệm khác nhau về tự do tôn giáo được xác định bởi truyền thống, văn hóa dân tộc, bởi vậy để có đánh giá đúng đắn, khách quan về tự do tôn giáo ở bất kỳ một nước nào, phải căn cứ vào nhiều nội dung, nhưng trước hết phải dựa trên hai vấn đề cơ bản nhất: Chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tế đời sống tôn giáo của nhân dân.

 

Các luận cứ đưa ra để phủ nhận luận điệu xuyên tạc tự do tôn giáo Việt Nam của USCIRF đều rất rõ ràng từ chính sách của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh cho đến các văn bản pháp luật cụ thể hóa chính sách nầy đều phù hợp, tương đồng với luật pháp quốc tế; từ thực tiễn sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú, lành mạnh của Việt Nam với số lượng cơ sở thờ tự, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc cũng như các lễ hội không ngừng tăng lên hàng năm đã phản ánh sự phong phú và đặc sắc đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và tự nó cho thấy mọi thủ đoạn, chiêu trò lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước để kích động, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc đều bị vạch trần.

Tuy nhiên, mới đây, blogger Võ Khánh Linh còn vạch trần động cơ và mưu đồ đen tối của USCIRF trong việc dùng con bài “tự do tôn giáo” với Việt Nam và các nước trên thế giới nằm trong chiến lược của các thế lực cầm quyền Hoa Kỳ và tư tưởng “độc tôn Thiên Chúa” của Hoa Kỳ.

 

Mặc dù Hoa Kỳ được coi là một quốc gia với nền tôn giáo đa dạng, nhưng trên thực tế chỉ có hệ thống Kito giáo mà cụ thể là hai phân nhánh chính Tin Lành và Công giáo có nhiều đặc quyền hơn.

 

Trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ, có 2 tổng thống Công giáo và toàn bộ số còn lại là tín đồ Tin Lành. Chưa từng có tổng thống là người Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác, bởi vì nền dân chủ giả hiệu trao quyền vào tay đám đông bị lái hướng theo toàn trị tôn giáo chỉ vững chắc một tín điều rằng: Thiên Chúa Jehova là tối cao, và Mỹ là món quà của Chúa trao cho nhân loại để giáo hóa các quốc gia lạc hậu bị quỷ dữ điều khiển (thực ra là thuộc tôn giáo khác).

 

Với tinh thần ấy, ngay từ khi những người da trắng đầu tiên đặt chân đất mảnh đất châu Mỹ, họ đã tiêu diệt hết người da đỏ, cướp đất, tách người da đỏ khỏi nền văn hóa và tôn giáo, phá hoại môi trường sống của người da đỏ. Chính quyền Mỹ da trắng từ cách đây hơn 200 năm đã coi người da đỏ như những thành phần man rợ, bởi họ bất lực trong vấn đề cải đạo ở cộng đồng sắc tộc này, trong khi họ đã rất thành công với nô lệ da đen.

 

Đầu thế kỷ 20, với danh nghĩa tương tự như những cuộc thánh chiến, dưới thời tổng thống Churchill, quân đội Mỹ đã lần lượt gây hấn với các nước Nam Mỹ, chiếm các đồn điền và thiết lập chính quyền Ngụy quyền tại các quốc gia này. Tương tự thế, cuộc xâm chiếm được ở rộng tới Đông Nam Á, Trung Đông... và bị sa lầy. Khó khăn khiến Mỹ sa lầy chính là vì Công giáo và Tin Lành không nắm được vị trí chủ chốt trong chính quyền tại các quốc gia ở hai khu vực này.

 

Do đó, để tiếp cận các quốc gia tại Đông Nam Á và Trung Đông, nhằm Kito giáo hóa chính quyền cũng như xã hội tại đây, Mỹ mở ra một cơ quan có tên là Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (Tên tiếng Anh: United States Commission on International Religious Freedom). Các Ủy viên của tổ chức này không được bầu theo cơ chế dân chủ, mà được chỉ định bởi Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ (tức Bộ trưởng Bộ ngoại giao) và ban điều hành của 2 Đảng cầm quyền - vốn chịu sự chi phối của Kito giáo.

 

Với cơ chế như vậy, kết hợp với tư tưởng độc tôn Thiên Chúa điển hình của Kito giáo, cơ quan này khó có thể dung hòa và chấp nhận được các chính quyền theo tôn giáo khác hoặc vô thần. Ngoài ra, việc không có các đại diện thuộc tôn giáo khác hoặc vô thần trong cơ quan này nói lên một điều rằng không có Tự do tôn giáo ngay tại cơ quan chuyên đòi hỏi về quyền tự do tôn giáo tại ngoại quốc.

 

Hoạt động của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã đi ngược lại thông điệp của mình, thay vì tạo ra hòa hợp tôn giáo, lại kích động mâu thuẫn giữa các tôn giáo và mâu thuẫn tôn giáo với chính quyền sở tại. Các giáo dân của Công giáo và Tin Lành vốn tín Chúa trở thành công cụ trong tay các thế lực tham vọng bá quyền trong chính quyền Mỹ, nhằm thôn tính các quốc gia khác.

 

 

 

 

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Vài điểm thiếu khách quan trong Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ

 

Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc. Phần báo cáo về Việt Nam dài 45 trang, và chứa nhiều nhận định tiêu cực.

Xem link https://www.state.gov/reports/2020-country-reports-on-human-rights-practices/vietnam/

Đáp lại, ngày 10/04, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hồi đáp rằng “báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”.



Bài viết này sẽ điểm qua một vài ví dụ về những nhận định thiếu khách quan đó.

1. Ví dụ đầu tiên là một đoạn ở trang 2, xoay quanh vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội lúc rạng sáng 09/01/2020. Báo cáo viết:

“Ngày 9 tháng 1, một lực lượng lớn công an có vũ trang thuộc Bộ Công an và công an  thành phố Hà Nội đã bao vây xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Vào sáng sớm,  họ đột kích nhà của ông Lê Đình Kình, một người cao tuổi ở địa phương đã lãnh đạo  dân làng nhiều năm chống lại việc thu hồi 145 héc ta đất nông nghiệp để xây dựng  một công trình quân sự mới. Trong cuộc đột kích đó, công an và những người dân có  vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và  ông Lê Đình Kình. Các nhân chứng, trong đó có vợ của ông Kình, nói rằng công an  đã ném lựu đạn hơi cay vào nhà khi gia đình đang ngủ và bắn ông Kình chết tại chỗ.  Các nhà hoạt động nhân quyền bày tỏ sự nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc đột  kích cũng như về các báo cáo chính thức của công an rằng ông Kình được vũ trang bởi lựu đạn cầm tay, trong khi ông cụ 84 tuổi này bị khuyết tật.”



Không khó để nhận ra trong đoạn văn trên, có một số chi tiết tự mâu thuẫn với nhau. Nếu “công an và những người dân có  vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực”, thì không thể có chuyện khi công an tiến vào nhà ông Kình, cả gia đình ông vẫn đang ngủ. Thêm nữa, đoạn văn trên cũng lược bỏ một chi tiết quan trọng: nhóm nông dân là bên tấn công trước, khi họ ném pháo nổ, bom xăng vào công an khi công an mới chỉ dựng hàng rào sát cổng làng. Nếu chi tiết này không bị lược bỏ, thì độc giả sẽ thấy cuộc đột kích có tính hợp pháp.



Thực tế, trước khi cuộc đụng độ nổ ra, băng nhóm Lê Đình Kình đã tụ tập từ đêm hôm trước tại nhà ông Lê Đình Kình với lựu đạn, bom xăng, giáo mác tuyên bố sẵn sàng tấn công công an. Trước thời điểm đụng độ, nhóm cầm đầu đã livestreams công bố trên mạng về cuộc tấn công. Theo dõi thông tin trên mạng được phát trên chính facebook của Trịnh Bá Phương, đồng bọn với nhóm Lê Đình Kình thì công an đã bắc loa khuyên dừng ngay cuộc tấn công trước khi thực sự trấn áp, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và  ông Lê Đình Kình. Bộ Ngoại giao Mỹ chọn tin vào lời nói của bà vợ ông Lê Đình Kình để phủ nhận mọi bằng chứng và sự mâu thuẫn khác. Ông Lê Đình Kình bị khuyết tật nhưng là ở chân, vẫn ngồi xe lăn, tay vẫn cử động tốt, vẫn chỉ huy đồng bọn chống trả công an đến cùng. Viết báo cáo về vụ Đồng Tâm của Bộ Ngọa giao Hoa Kỳ cho thấy, họ thà dựa trên sự nghi ngờ từ “các nhà hoạt động nhân quyền” (dân Việt Nam thừa biết là Hoa Kỳ dựa trên thông tin xuyên tạc vụ việc của những kẻ chống đối và mưu đồ lật động thể chế chính trị Việt Nam được dán nhãn này) để quy kết về “tính hợp pháp của cuộc đột  kích” và phủ nhận các bằng chứng công an thu thập được, cho thấy rõ thái độ và góc nhìn thiếu thiện chí, chụp mũ đối với tình hình nhân quyền Việt Nam của họ



2. Một ví dụ khác liên quan đến nhóm bạo động ở Tây Nguyên, nằm ở đoạn sau:

“Nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân  tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức ở nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai, và đã kết án những người này nhiều năm tù. Ngoài ra, các nhà hoạt  động thường cho biết lực lượng an ninh cũng hiện diện đông hơn trong những ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng và các ngày lễ ở các khu vực có cộng đồng dân tộc-tôn giáo thiểu số sinh sống.”

“Các tổ chức ở nước ngoài” vừa nêu chỉ “có mục đích ly khai” trong cái nhìn chủ quan của Chính phủ Việt Nam, hay rốt cuộc chúng thật sự có mục đích ly khai? Nước Mỹ thừa biết rằng đằng sau cuộc bạo động ở Tây Nguyên vào năm 2004, có bàn tay của các tổ chức đòi ly khai đã đăng ký và đang hoạt động ngay trên đất Mỹ. Chẳng hạn, cương lĩnh của Quỹ Người Thượng, do Ksor Kok (sống ở Mỹ) sáng lập vào năm 1992, đã công khai đặt mục đích “Phát động đấu tranh xây dựng một đất nước Đề Ga vào năm 2000”. Và “đất nước Đề Ga” này bao gồm 14 tỉnh của Việt Nam từ Quảng Trị vào đến Bình Thuận, với trung tâm là 4 tỉnh Tây Nguyên. Phàm đã theo dõi về vấn đề nhân quyền Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Mỹ lại bỏ qua, làm lơ cho công dân nước mình đang xâm hại, kích động bạo loạn, lật đổ quốc gia khác, túm lấy một nhóm nhỏ dân tộc Tây Nguyên bị công dân Mỹ lôi kéo và bị đi tù tiếp tay cho công dân Mỹ gây bạo loạn làm cái cớ lên án nhân quyền Việt Nam !?!



Qua những đoạn trích trên, có thể thấy Báo cáo Nhân quyền năm 2020 thật sự chứa một số thông tin bóp méo bản chất sự việc, nhằm phục vụ mục đích chính trị của Mỹ. Một khi dụng ý đã rõ ràng như vậy, đúng sai đâu còn quan trọng với kẻ sản xuất ra nó!

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Cuộc khủng hoảng mới của chủ nghĩa tư bản, qua góc nhìn của TBT Nguyễn Phú Trọng


Ngày 16/05/2021, các tờ báo chính thống của Việt Nam đã đồng loạt đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mang tên "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Nhân đó, trang BBC tiếng Việt đã đăng một bài phỏng vấn dẫn lời các gương mặt chống Cộng, như Nguyễn Vũ Bình và Lê Công Định, trong đó họ nói rằng phát biểu của ông Trọng “xơ cứng và không có luận điểm mới”.



Chẳng hạn, phát biểu của Nguyễn Vũ Bình có đoạn:

"Bài viết của ông Tổng Bí thư nhu tôi thấy là một sự xào xáo lại hoàn toàn nội dung cũ, đã đăng tải rải rác 20-30 năm qua, điểm mới là có thêm một số dữ kiện mới cả trên thế giới và Việt Nam để minh họa cho những quan điểm, nội dung cũ. Vẫn là sự bế tắc hoàn toàn về khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội."

Tuy nhiên, dường như Nguyễn Vũ Bình đã đánh giá quá thấp cả tính thời sự trong bài viết của ông Trọng lẫn những vấn đề mà bài viết đặt ra cho giai đoạn sắp tới.

Trước tiên, về tính thời sự, bài viết đã mô tả một cách khái quát cuộc khủng hoảng mới nhất của chủ nghĩa tư bản - với những biểu hiện như suy thoái kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và thất bại trong việc xử lý dịch COVID-19. Đồng thời, chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng này xuất phát từ một mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản: một mặt, nó đặt nền tảng trên các quyền của con người cá nhân, mặt khác, nó phát triển theo hướng hy sinh phẩm giá của con người để phục vụ lợi nhuận. Với một mâu thuẫn như vậy, chủ nghĩa tư bản không thể không rơi vào quỹ đạo tự hủy: càng đề cao cá nhân, nó càng dẫn đến cảnh người bóc lột người, qua đó làm tổn hại con người cá nhân. Chủ nghĩa tư bản trở thành trò chơi trong đó mọi người chơi đều thua, chỉ có bản thân trò chơi là thắng.

Về vấn đề này, xin trích một đoạn trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“…Năm 2008 - 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế.

Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.

Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,... đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Từ những nhận định trên, bài viết đưa ra một định hướng quan trọng cho giải pháp: cần xây dựng một hệ thống tôn trọng con người hơn. Về điểm này, xin trích vài đoạn trong bài viết:

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.

Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có.”

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”.

Một biểu hiện của định hướng nhân văn vừa nêu chính là các lựa chọn của Việt Nam khi xử lý dịch COVID-19. Thay vì hy sinh tính mạng người dân để giữ guồng máy kinh tế vận hành (như quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump), Nhà nước Việt Nam đã đặt tính mạng của người dân lên cao nhất, đồng thời dung hòa nhu cầu phòng dịch với nhu cầu mưu sinh của đa số. Thay vì tự ru ngủ bản thân rằng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có gì mới, và rằng tương quan lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn không đổi từ thập niên 1990; các nhà chống Cộng nên thẳng thắn đối mặt với cuộc khủng hoảng mới nhất của chủ nghĩa tư bản, và thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội cũng có những điểm đáng để họ học hỏi.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

Sự thực về tin đồn có một ứng cử viên Đại biểu Quốc hội là người Trung Quốc


Những ngày gần đây, một số gương mặt chống Cộng như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Văn Đài… đã liên tục tuyên truyền rằng có một người Trung Quốc trong số các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Khóa XV. Để chứng minh, họ đưa ra bản tóm tắt tiểu sử của ông Trịnh Chí Cường (Tổng Giám đốc công ty Đại Đồng Tiến), trong đó có ghi rằng ông Cường sinh ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Từ đó, họ tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam quy phục Trung Quốc đến nỗi để người Trung Quốc xâm nhập vào Quốc hội Việt Nam:




Tuy nhiên, trong phần tự giới thiệu, ông Trịnh Chí Cường đã khẳng định rằng mình là người có quốc tịch Việt Nam và sinh ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, chúng tôi đã tìm thêm thông tin, để làm rõ những "hiểu lầm" mà Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Văn Đài đã lợi dụng để công kích Nhà nước.

Qua tìm hiểu, được biết ông Trịnh Chí Cường sinh ra trong một gia đình người Việt gốc Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh. Tương tự ông Cường, đa số người Việt thuộc sắc tộc Hoa đều ghi quê quán là Quảng Đông, dù đã sống ở Việt Nam từ ba thế hệ. Vì đơn vị bầu cử số 3 ở Tp.HCM (tức Quận 5, Quận 8, Quận 11) là những quận có nhiều người Hoa sinh sống, ông Cường là đại diện tiêu biểu về mặt sắc tộc của địa phương nơi mình ứng cử. Như vậy, mấy "nhà zân chủ" đã tung tin sai sự thật về ứng cử viên Trịnh Chí Cường, trong thông tin về thân thế của ông Cường rất sẵn trên Internet.

Việc họ tiếp tục dùng chiêu bài “chống Trung Quốc”, "bài Hoa", "thoát Trung" để công kích Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy họ đã rất tụt hậu so với thời đại. Những ngày vừa qua, độ độc lập của Việt Nam trước Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ràng, khi Việt Nam không hề mua vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc, giữa lúc nhiều đồng minh của Mỹ lũ lượt làm điều đó. Việt Nam cũng đang được các chuyên gia phương Tây xem là một đối trọng có hiệu quả với Trung Quốc trên Biển Đông, và được Mỹ nhắm đến để mở rộng “Bộ tứ kim cương” cũng như mục tiêu lôi kéo trong chiến lược an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm bao vây, phong tỏa ảnh hướng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, nói một cách "nhân đạo", những thông tin thất thiệt mà Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Văn Đài tung ra sẽ không lừa được bất cứ ai ngoài bản thân họ. Dường như họ không có đủ kỹ năng kiểm chứng tin tức và độ tỉnh táo, khách quan để tham gia ngay cả những cuộc bầu cử ở Việt Nam, chứ chưa nói đến những cuộc bầu cử đa đảng mà họ đòi hỏi.

Bàn về thủ đoạn chống phá của họ, cách thức chống cộng bằng tiểu xảo, tin vịt của họ càng khiến người dân thất vọng, bài trừ, tẩy chay nhiều hơn. Rõ nét nhất là khi hàng loạt "đồng đội" của họ như Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Trọng Hùng...bị bắt, khởi tố, điều tra về các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, dư luận trong nước đều ủng hộ, sự phản đối yếu ớt chủ yếu đến từ "đồng minh" ít ỏi của họ ở bên kia quả địa cầu như Việt tân hay mấy tổ chức phi chính phủ, dân biểu phương Tây vốn có cái nhìn thiếu thiện chí, sai lệch về Việt Nam.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Sự kỳ thị tôn giáo ở Hoa Kỳ - đặc biệt là chống lại người Hồi giáo: vấn nạn lớn!


Trong khi Hoa Kỳ thành lập hẳn một tổ chức tiêu tốn cả tỷ USD vận hành mỗi năm cho việc giám sát “tự do tôn giáo thế giới”, thực chất chỉ nhắm vào vài nước “cộng sản” và dán nhãn “độc tài”, thì sự kỳ thị tôn giáo chính trong nước họ là vấn đề lớn của cả người dân và chính giới chuyên gia, truyền thông cũng phải lên tiếng và thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về nó. Đây là “hiện tượng” gì trong đời sống chính trị nhỉ?

Tôi xin chuyển đến bạn đọc bài dịch tiếng Anh “Many see religious discrimination in U.S., especially against Muslims | Pew Research Center”, cho thấy rõ một phần “sự thật” đó.



===

Trong khi những ý tưởng về tự do và lòng khoan dung tôn giáo là trọng tâm trong các giá trị nền tảng của Hoa Kỳ, các nhóm tôn giáo khác nhau - bao gồm cả Công giáo, Do Thái và Mặc Môn - đã bị phân biệt đối xử ở Hoa Kỳ ở nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử. Ngày nay, người Mỹ cho biết một số nhóm tôn giáo tiếp tục bị phân biệt đối xử và bị thiệt thòi, theo phân tích của các cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Hầu hết người Mỹ trưởng thành (82%) nói rằng người Hồi giáo phải chịu ít nhất một số phân biệt đối xử ở Hoa Kỳ ngày nay, theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew được thực hiện vào tháng 3/2019 - bao gồm phần lớn (56%) nói rằng người Hồi giáo bị phân biệt đối xử rất nhiều.

Trong số những người Hồi giáo ở Hoa Kỳ, nhiều người nói rằng họ đã trải qua những trường hợp phân biệt đối xử cụ thể, bao gồm cả việc bị nghi ngờ, bị an ninh sân bay gạt ra hoặc bị gọi bằng những cái tên xúc phạm, theo một cuộc khảo sát năm 2017 về người Mỹ theo đạo Hồi.

Trong cuộc khảo sát năm 2019, khoảng 2/3 người Mỹ (64%) cũng nói rằng người Do Thái phải đối mặt với ít nhất một số loại kỳ thị ở Mỹ, tăng 20 điểm phần trăm so với lần cuối cùng câu hỏi này được hỏi vào năm 2016.

Trong khi đó, một nửa số người Mỹ nói rằng những người theo đạo Tin lành phải chịu ít nhất một số loại kỳ thị. Đối với người Do Thái, hầu hết mọi người nghĩ rằng họ bị phân biệt đối xử cho biết họ phải chịu một số bất công hơn rất nhiều (32% so với 18%).

Một cách khác để xem xét sự phân biệt đối xử là cố gắng đánh giá tác động thực tế của nó. Khi được hỏi liệu việc trở thành thành viên của một nhóm nào đó sẽ gây tổn hại hay giúp ích cho “khả năng tiến lên ở đất nước chúng ta” của ai đó, hầu hết người Mỹ lại coi người Hồi giáo là những người bị thiệt thòi, theo một cuộc khảo sát khác của Trung tâm Nghiên cứu Pew được thực hiện vào tháng 1 và tháng 2 năm 2019. Thật vậy, hơn sáu phần mười người trưởng thành ở Hoa Kỳ (63%) nói rằng việc trở thành người Hồi giáo làm tổn hại ít nhất một chút cơ hội thăng tiến của ai đó trong xã hội Hoa Kỳ, trong đó có 31% nói rằng điều đó làm tổn hại nhiều đến cơ hội của họ.

===

Nhìn chung nếu tìm hiểu về chủ đề “phân biệt đối xử tôn giáo ở Mỹ” (religious discrimination in US), bạn sẽ có vô khối “tư liệu” dễ dàng tìm thấy nhờ mạng Internet. Vấn nạn về sự phân biệt đối xử tôn giáo ở Mỹ chỉ thua vấn nạn phân biệt chủng tộc đang làm đảo điên Hoa Kỳ suốt nhiều thập kỷ qua, nhất là phong trào BLM khiến xã hội nước Mỹ ngày càng khoét sâu mâu thuẫn, chia rẽ. Ấy nhưng đất nước đó lại dễ dàng bỏ qua “vấn nạn” của chính mình mà chăm chăm đào bới, tìm kiếm, săn lùng “vấn đề” của các nước khác? Động cơ là gì, nếu không muốn nói dễ dàng nhìn thấy

Nguyễn Biên Cương

Mời tham khảo thêm bài Muslims, atheists more likely to face religious discrimination in US | UW News (washington.edu)

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Ý ĐỒ CHÍNH TRỊ CỦA USCIRF QUA CHIÊU BÀI BẢO VỆ TỰ DO TÔN GIÁO


USCIRF là cụm từ viết tắt của tổ chức có tên là Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế có trụ sở ở Washington DC. Tổ chức này tuy được Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ lập ra, vận hành và tài trợ nhưng lại tự khoác cho mình “sứ mệnh” theo dõi, giám sát “tự do tôn giáo trên thế giới”. Cái kỳ lạ hơn nữa, để lọt vào danh sách theo dõi của tổ chức này, hầu hết phải là mục tiêu mà Hoa Kỳ đã xác nhận là “quốc gia cộng sản” như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Bắc Triều Tiên… hay các quốc gia bị Hòa Kỹ dán nhãn “độc tài” cần can thiệp về chính trị như Iran, Eritrea, Sudan, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan.

 

Các nước được USCIRF đưa vào diện theo dõi, giám sát về "tự do tôn giáo"

USCIRF chỉ "chọn lọc" thông tin tiêu cực, từ số VPPL của Việt Nam để đăng tải, bảo vệ

Báo cáo "chấm điểm" về tự do tôn giáo thế giới của USCIRF chỉ với tần này quốc gia?

Thật khôi hài, mang danh giám sát tự do tôn giáo thế giới nhưng lại “đặc cách” chính nước mình, các quốc gia đồng minh của mình và giám sát một cách có chọn lọc như vậy là đã rõ, USCIRF đơn giản là công cụ Hoa Kỳ lập ra để cho mình cái quyền can thiệp vào các quốc gia mà họ đang cần lý do để can thiệp.

 

Nói cách khác, đây là tổ chức chuyên dở trò xuyên tạc, bơm đểu tình hình tự do tôn giáo của các nước để Mỹ có thể áp dụng những lệnh trừng phạt nhằm phá hoại hoặc thực hiện những mục đích chính trị trong mối quan hệ với các nước mà Mỹ cho là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ.

 

Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đều liệt kê 10 nước vào danh sách “cần đặc biệt quan tâm” (CPC) về tự do tôn giáo, hiện là Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, Iran, Eritrea, Sudan, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan. Và thông qua vấn đề xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo, lấy danh nghĩa bảo vệ quyền tự do tôn giáo của công dân các nước này, Mỹ hoàn toàn có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc cấm vận. Điều mà Mỹ vẫn thường làm từ trước đến nay.

Tuy hiện Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này nhưng USCIRF hàng năm đều cho ra báo cáo và “kiên trì” đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách nói trên

 

Nếu không hiểu rõ, nhiều người vẫn còn có thể hiểu nhầm về bản chất của việc Mỹ bảo vệ quyền tự do tôn giáo; họ có thể bị lừa dối rằng đó là một việc làm tốt, có trách nhiệm của một quốc gia là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mà không nghĩ rằng đó là thứ vũ khí lợi hại và là chiêu trò của Mỹ.

 


Trong khi ở chính nước Mỹ, theo cuộc khảo sát về tự do tôn giáo năm 2020, có đến trên 52% người theo đạo Hồi, 42% người Do Thái, 46% người theo đạo Tin lành so với 27% người theo đạo Tin lành chính thống, 36% người Công giáo và 40% người Mỹ liên kết với các tôn giáo khác cho biết tự do tôn giáo của họ đang bị đe dọa

Xem link https://apnews.com/article/donald-trump-religion-u-s-news-virus-outbreak-reinventing-faith-535624d93b8ce3d271019200e362b0cf

Là quốc gia tự khoác áo “quan tòa về tự do tôn giáo thế giới” mà đa phần người dân của họ còn đang thấy “tự do tôn giáo” của tín ngưỡng họ đang thờ phụng bị đe dọa, thì liệu Chính phủ, Quốc hội Mỹ đã giúp cho dân chúng nước mình có tự do tôn giáo chưa?

 Nguyễn Biên Cương

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Bình luận về cách RSF chấm điểm “tự do báo chí” cho Hoa Kỳ


Nhân ngày Tự do báo chí thế giới, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai sinh từ ngày 20.12.1993 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo. Bản thân trong báo cáo của tổ chức RSF xếp hạng về tự do báo chí hàng năm, cũng lấy các tiêu chí về các nhà báo bị sách nhiễu, bắt, giam giữ, giết hại là tiêu chí chấm điểm các quốc gia có tự do báo chí hay không.

Thống kê của nhóm "US press freedom tracker về vi phạm tự do báo chí của Mỹ liên quan đến phong trào BLM



Trong báo cáo xếp hạng tự do báo chí năm 2021 của RSF đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 175/180 quốc gia trên thế giới, còn Hoa Kỳ xếp thứ 44/180 quốc gia. Lý do được đưa ra cho việc xếp thứ hạng thấp cho Việt Nam là: (1) các phương tiện truyền thông của Việt Nam đều tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản; (2) Đảng sử dụng bộ luật hình sự, đặc biệt là ba điều khoản theo đó “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để đe dọa lợi ích của nhà nước” có thể trừng phạt các blogger và nhà báo bằng các án tù dài hạn, lấy dẫn chứng bắt 3 thành viên của “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN)”, Phạm Đoan Trang và 30 nhà báo hiện đang bị giam giữ tại các nhà tù của Việt Nam; (3) chính quyền cải tiến các phương pháp trấn áp kỹ thuật số, quân đội đã tạo ra một bộ phận chiến tranh mạng quân sự mạnh 10.000 người được gọi là "Lực lượng 47", có nhiệm vụ bảo vệ Đảng và nhắm mục tiêu vào các blogger bất đồng chính kiến.

Còn với Hoa Kỳ, nội dung RSF chủ yếu ca ngợi chính quyền Biden đang nỗ lực bảo vệ nền tự do báo chí và lên án chính quyền Trump khiến (1) nhiều hãng tin bị biến mất, gây mất lòng tin vào các phương tiện truyền thông chính thống (phê phán Trump có nhiều tuyên bố lên án các trang báo tiếng tăm là “tin tức giả mạo” và các nhà báo nổi tiếng là “kẻ thù của nhân dân”); (2) ​​gần 400 nhà báo bị hành hung và hơn 130 bị giam giữ vào năm 2020 đã diễn ra khi họ cố gắng đưa tin về các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại sự phân biệt chủng tộc có hệ thống và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người da màu; (3) lên án Quyết định của Bộ Tư pháp Biden theo đuổi đơn kháng cáo quyết định dẫn độ của tòa án Vương quốc Anh với nhà xuất bản Wikileaks Julian Assange dẫn đến việc anh ta tiếp tục bị giam giữ trong nhà tù Belmarsh, nơi sức khỏe tinh thần và thể chất của anh ta đang bị đe dọa. Nếu kháng cáo của chính phủ Hoa Kỳ thành công, Assange có thể phải đối mặt với cuộc sống có thể trong nhà tù Hoa Kỳ vì công bố thông tin vì lợi ích chung.

Như vậy, có thể thấy cách “biện hộ” trắng trợn của RSF cho cùng vấn đề tự do báo chí ở Mỹ và Việt Nam khi RSF gọi các vấn nạn xâm phạm tự do báo chí của Hoa Kỳ chỉ là “dấu hiệu gây rắc rối cho tự do báo chí vẫn tồn tại” (tức là xem xâm hại tự do báo chí của Hoa Kỳ chỉ là biểu hiện có tính nhất thời), còn cùng với đó lại cho việc kiểm duyệt báo chí và xử lý những blogger, nhà báo vi phạm pháp luật Việt Nam thuộc về “bản chất chế độ chính trị”.

Tạm thời chưa bàn đến sự khách quan trong đánh giá, gán ghép những vi phạm về "tự do báo chí" đối với Việt Nam. Nhưng điều thấy rõ ngay, RSF thống kê quá sơ sài các vụ vi phạm tự do báo chí của Mỹ. Có thể kể ngay một số ví dụ dưới đây được truyền thông và thế giới bóc mẽ, mà với hạn chế về khả năng tìm kiếm, chắc chắn sự liệt kê dưới đây là vô cùng khiêm tốn so với thực tiễn:

(1)   Hoa Kỳ tài trợ cho các tòa báo tấn công công dân, chính thể, tổ chức đất nước khác. Điều này ta có thể nhìn thấy rõ nhất qua ban Việt ngữ đài VOA, RFA, chuyên đưa tin sai, tin vịt, tin xuyên tạc tình hình Việt Nam và trả lương khủng cho các kẻ cung cấp tin giả, tin sai sự thật này.

(2)   Truyền thông Hoa Kỳ bị vô khối các nước trên thế giới tố cáo đưa tin vì lợi ích của nước Mỹ, tẩy trắng và che giấu tội ác của băng đảng khủng bố ở Syria và các nước Bắc Phi, Trung Đông; đưa tin giả mạo, truyền tin theo các tổ chức, nhân viên tình báo, NGO ở các nước này. Nói không ngoa, truyền thông Hoa Kỳ bảo kê cho thế lực gieo rắc tội ác cho nhân dân các nước khác.

(3)   Chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa, đưa vào diện kiểm duyệt hay danh sách hãng truyền thông được thành lập hợp pháp trong nước Mỹ, ví dụ như 9 hãng truyền thông bị tố “thân Trung Quốc” đã bị liệt vào danh sách “hãng truyền thông nước ngoài” ở Hoa Kỳ.

(4)   Vô khối nhà báo Mỹ bị buộc từ chức khi có phát ngôn hay quan điểm không đồng thuận với sự kiểm duyệt thông tin từ chính phủ. Cái này chỉ cần google sẽ cho vô khối ví dụ. Còn những thống kê về số nhà báo Mỹ bị bắt, bị hành hung, tòa báo bị đóng cửa mà RSF “điểm tin” trong báo cáo nói trên chỉ là mới liên quan đến riêng phong trào biểu tình BLM!

(5)   Hoa Kỳ không có luật pháp trực tiếp quản lý báo chí như Việt Nam, nhưng cũng có vô khối các luật khác để kiểm soát và xử lý các nhà báo không “tuyên truyền đúng định hướng” như  Đạo luật gián điệp năm 1917 và Đạo luật Phản loạn năm 1918 

Qua đó có thể thấy rõ rằng, Hoa Kỳ đẻ ra, nuôi dưỡng những tổ chức như RSF để “bào chữa”, “chạy tội” cho tình trạng vi phạm tự do báo chí của chính nước mình và thổi phồng, nghiêm trọng hóa các “vi phạm tự do báo chí” các nước khác vì mục tiêu chính trị.

Nguyễn Biên Cương