Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Nguyễn Quang A và đám đệ tử VOICE đang vận động lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp báo chí



Nguyễn Quang A vừa tuyên bố sẽ vận động tài chính để lập ra Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp báo chí và vận động các quan hệ là nhà báo trong nước tham gia vào “dự án” mới của đám tay chân Trịnh Hội nhằm mục đích tăng tốc hình thành các  tòa báo chống chính quyền trong nước



Theo như “thuyết trình” của Trịnh Hữu Long và Phạm Thị Đoan Trang thì muốn “thay đổi xã hội” thì đầu tiên cần phải tạo ra “môi trường tự do báo chí, tự do ngôn luận”, tức là phải có hàng chục tòa báo “tự do” hoạt động trong nước. Muốn thực hiện ý tưởng này, cần phải lập ra Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp báo chí, với ước tính, để lập một tòa báo, chỉ cần đầu tư 25-30 ngàn USD và 250-300 ngàn USD sẽ cho ra một chục tòa báo. Với năng lực hiện nay, giới zân chủ trong nước việc này khả thi (tức hoàn toàn có thể vận động tài chính được). Sau khi có quỹ, có tiền, bước tiếp theo là tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến và ở nước ngoài và hình thành “mạng lưới” các “nhà báo tự do” này để sinh hoạt và “hỗ trợ đấu tranh” lẫn nhau.
Có thể nói, đây không phải là ý tưởng gì mới mẻ. Trong giới zân chủ Việt hàng chục năm qua, có cả trăm “tòa báo” đã được chúng lập ra trên mạng hay phát hành chui trong nước, phần lớn trong tình trạng “sớm nở tối tàn”, tức là PR rầm rộ lúc ra đời, khi đã có được nguồn ngân sách dồi dào, sau một thời gian hoạt động, tiền vơi, tiền hết thì tòa báo nọ đến tòa báo kia dần dần tan tác. Những “tờ báo” nào tồn tại với tuổi thọ khá khẩm hơn thì đều gắn với nguồn quỹ tài trợ mạnh, chẳng hạn như tập san Tổ quốc của ông Nguyễn Thanh Giang hoàn toàn nhờ vào đội ngũ biên soạn và nguồn tài trợ từ Tập hợp dân chủ đa nguyên đều đặn dốc qua túi của ông Giang và được phân phối lại cho các khâu biên soạn, phát hành chui trong nước. Hoặc tờ Tập san tự do dân chủ của Khối 8406 thì hoàn toàn nhờ vào đội ngũ Việt tân ở Úc và nhóm linh mục đã nghỉ hưu duy trì trên mạng. Mới đây nhất thì có nhóm Việt nam thời báo của Hội nhà báo độc lập được RFA, Việt tân đầu tư “khởi nghiệp”, sau đó nhanh chóng đánh nhau vỡ đầu chảy máu để tranh giành vai trò kiểm soát tờ báo đồng nghĩa với việc giải ngân nguồn tài trợ, nay gần như tờ báo này do Phạm Chí Dũng thao túng, nhào nặn các bài báo theo “thuyết âm mưu”, “tài chém gió”.
Do vậy, chúng ta cùng theo dõi xem ông Nguyễn Quang A và đồng đội VOICE kia sẽ thực hiện dự án này ra sao. Hy vọng ông A sẽ thay đổi cách gây quỹ, chứ cứ “đồng hành” với Trịnh Hội đi vác ra xin từng đồng của kiều bào trong các buổi lễ chào cờ vàng thì xem ra quỹ tự do báo chí hay khởi nghiệp báo chí có thành công cỡ nào thì dân chúng cũng có cơ hội thấy rõ bản chất phản động của mấy dự án “tự do dân chủ” kiểu này


Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Nên làm gì khi doanh nghiệp Trung Quốc xin tham gia đấu thầu dự án đường cao tốc Bắc – Nam?



Trong tuần qua, nhân một phát ngôn gây tranh cãi của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về dự án đường cao tốc Bắc - Nam, một số cá nhân chống đối đã tái phát động đợt ký tên đòi cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án này, đồng thời gợi ý biểu tình để phản đối.
「Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về dự án đường cao tốc Bắc - Nam」的圖片搜尋結果
Cụ thể, ngày 20/03/2019, 7 tổ chức chống đối thân Diễn đàn Xã hội Dân sự đã cùng kêu gọi cộng đồng ký tên vào một bản tuyên bố đòi cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu dự án Đường Cao tốc Bắc – Nam. Bản tuyên bố chỉ thu được 443 chữ ký sau 10 ngày, khá thấp so với những lần kêu gọi trước đó của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Sau đó, ngày 31/03, linh mục Nguyễn Đình Thục đã cho giáo dân xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An căng các biểu ngữ  "Không ai được thờ ơ với vận mệnh đất nước", "Tẩy chay các dự án đầu tư từ Trung Quốc", "Chúng tôi sẽ xuống đường phản đối nếu chính phủ tự ý để nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam". Tuy nhiên, giới chống đối lãng quên chủ đề này trong 2 tháng vì bị lôi cuốn bởi các chủ đề mới, như nạn xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em, và vì vào cuối tháng 3, cánh Phạm Đoan Trang đang mở một chiến dịch công kích, cô lập cánh Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Ngày 17/05, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức một hội nghị để kêu gọi đầu tư vào dự án đường cao tốc Bắc - Nam, trong đó ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác của Bộ, nói rằng “không nên phân biệt đối xử” với nhà thầu Trung Quốc. Ngày 25/05, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu rằng “chỉ doanh nghiệp Trung Quốc mới đáp ứng được” các tiêu chí mà dự án đường cao tốc Bắc – Nam đặt ra. Trong phần phát biểu, ông Kiên cũng đưa ra một phương án hợp lý - rằng Việt Nam có thể đảm bảo chất lượng dự án bằng cách đưa ra “hồ sơ mời thầu chuẩn quốc tế” để kêu gọi doanh nghiệp từ nhiều nước đấu thầu, đồng thời thắt chặt quản lý dự án và xử lý mọi vấn đề phát sinh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dư luận phi chính thống chỉ tập trung công kích phát ngôn gây tranh cãi của ông Kiên, mà không nhắc đến phương án cụ thể ông đề xuất. Họ bình luận rằng vì ông Kiên là đại biểu của tỉnh Sóc Trăng, mà trưởng đoàn đại biểu tỉnh này lại là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, ông Kiên đã đại diện cho một “nhóm lợi ích” hưởng lợi bất chính từ hợp đồng với Trung Quốc khi đưa ra phát ngôn vừa nêu.
Nhân luồng dư luận này, một số cá nhân chống đối như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Vi cũng kêu gọi cộng đồng ký tên vào bản tuyên bố hồi cuối tháng 3 của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Họ thu hút được lượng chú ý đáng kể: hiện bài đăng của Nguyễn Thúy Hạnh có 1,4 nghìn lượt Share, còn bài của Huỳnh Thục Vy có có 2,2  nghìn lượt Share. Một người comment đã gợi ý nên kêu gọi biểu tình để phản đối.
Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng Diễn đàn Xã hội Dân sự đã thoát khỏi tình trạng bị “tẩy chay”. Khi Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Vi và những cá nhân chống đối khác đăng lại bản tuyên bố của Diễn đàn Xã hội Dân sự, họ đã đổi tên bản tuyên bố, xóa hộp thư tiếp nhận chữ ký và danh sách các tổ chức đã ký tên, đồng thời ghi nguồn của bản tuyên bố là “copy – Facebook”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, chúng tôi thấy giới “dân chửi” cần đánh giá phát ngôn của ông Nguyễn Đức Kiên một cách công bằng hơn. Nếu nhà thầu Trung Quốc thật sự cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng, cơ quan quản lý vẫn có thể loại họ bằng cách kêu gọi doanh nghiệp từ nhiều nước tham gia đấu thầu, đưa ra hồ sơ mời thầu đạt chuẩn, thắt chặt quản lý dự án, và xử lý mọi vấn đề phát sinh theo quy định của pháp luật. Cách làm này sẽ khiến xã hội có thói quen xử lý mọi việc một cách minh bạch công bằng, theo đúng quy luật kinh tế thị trường, cùng quy định của pháp luật và các hệ thống tiêu chuẩn. Ngược lại, nếu cơ quan quản lý loại mọi nhà thầu đến từ Trung Quốc ngày từ đầu, Việt Nam sẽ vừa tạo cớ cho Trung Quốc trả đũa về mặt ngoại giao, vừa tạo một tiền lệ về sự phân biệt đối xử.
Thứ hai, khi các nhà “dân chửi” xóa mọi dấu vết của Diễn đàn Xã hội Dân sự khỏi bản tuyên bố mà nhóm này soạn thảo, chúng tôi buộc phải nhìn nhận rằng phong trào “dân chửi” không thiếu những người lòng dạ nhỏ nhen mà thích làm việc lớn.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Kẻ kích động biểu tình Nguyễn Ngọc Ánh sắp bị đưa ra xét xử



Vừa qua, trên các trang tin phản động như Việt Nam Thời báo của Hội nhà báo độc lập, SBTN của Việt tân…đã xuyên tạc việc chính quyền bắt, xử lý Nguyễn Ngọc Ánh là người “cổ suý nhân quyền và dân chủ”, “bịt miệng” các hoạt động livestreams, gán ghép cho ông ta tội kích động biểu tình…Dự kiến ngày 6/6/2019, Nguyễn Ngọc Ánh sẽ bị đưa ra xét xử. Truyền thông Việt tân đang xuyên tạc rằng, Ánh từ chối luật sư do chịu sức ép từ cơ quan an ninh
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh sẽ bị xét xử vào ngày 06/6, đối diện bản án nặng
Trên thực tế, ngày 30/8/2018, Cơ quan ANĐT công an tỉnh Bến Tre đã ra lệnh tạm giữ khẩn cấp đối với Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1980, tại xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội làm nghề nuôi tôm tại Bến Tre vì hành vi tuyên truyền chống Nhà nước.
Theo kết quả điều tra, Nguyễn Ngọc Ánh đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân để viết bài, chia sẻ nhiều bài viết, video clip, nhận live stream phát trực tiếp của nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước, có nội dung tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là kêu gọi, kích xúi người dân biểu tình, phá hoại trong tháng 6/2018 vừa qua và Lễ 2/9/2018.
Hoạt động của Ánh khá thầm lặng. Công chúng chỉ biết đến một số hoạt động của ông qua việc tham gia cùng livestream với một số Fbker khác như Hoàng Ngọc Diêu, Đoàn Huy Chương … để trao đổi. Các trang Fb cá nhân của ông Ánh có số lượng người theo dõi khá khiêm tốn.
Theo thông tin báo chí, trong quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, Nguyễn Ngọc Ánh thừa nhận đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân của mình viết bài, chia sẻ nhiều bài viết, video clip, livestream cùng nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước để bàn luận những nội dung tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, Ánh đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. 
Đây có thể là nguyên nhân khiến ngoài một số trang tin Việt tân như SBTN đưa tin, còn đám zân chủ tiệt nhiên “tảng lờ” phiên tòa vì chắc chắn chúng sẽ không thích truyền thông về phiên tòa mà đồng bọn chúng thành khẩn nhận tội, xin pháp luật khoan hồng

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Giới “dân chửi” đã bóp méo sự thật như thế nào khi công kích báo cáo về việc tăng giá điện của Bộ Công Thương?



Ngày 19/05/2019, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ sở pháp lý và quá trình thực hiện việc tăng giá điện năm 2019, đồng thời thông báo sẽ xây dựng biểu thang giá điện mới để phù hợp hơn với nhu cầu dân sinh. Tuy nhiên, khi đưa tin về báo cáo gồm rất nhiều nội dung này, nhiều tờ báo chính thống đã tập trung mô tả chỉ 1 chi tiết gây tranh cãi. Đó là việc “Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí (…) phản ánh chính xác, khách quan, không đưa thông tin trái chiều về giá điện; đồng thời có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội”.
「xuyên tạc tăng giá điện」的圖片搜尋結果
Được cách đưa tin chụp giật nêu trên thúc đẩy, trong tuần qua giới “dân chửi” đã tiến hành một số hoạt động tuyên truyền nhắm vào phát ngôn và cá nhân quan chức. Cụ thể, họ công kích việc Bộ Công Thương đề nghị xử lý những cá nhân cố tình đưa tin sai sự thật về việc điều chỉnh giá điện; và công kích cá nhân, đòi truy tố Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Để làm việc này, họ đà thực hiện 2 hành động bóp méo thông tin.
Trong hành động bóp méo thứ nhất, giới chống đối đánh đồng những cá nhân đưa tin sai sự thật về việc tăng giá điện, nhằm tuyên truyền chống Nhà nước, với những hộ dân bức xúc khi giá điện tăng. Chẳng hạn, Sương Quỳnh nói vói BBC rằng người dân có quyền bức xúc khi hóa đơn tiền điện tăng từ 35% đến 57%, thay vì chỉ 8,36 % như con số mà Bộ Công Thương tuyên bố. Dựa trên sự đánh đồng vừa nêu, các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Khả Thành, Ngô Anh Tuấn nói với báo nước ngoài rằng kiến nghị của Bộ đã “vi hiến một cách hiển nhiên, khi xâm phạm vào hai trong số các quyền hiến định của công dân, bao gồm “quyền tự do ngôn luận” (điều 25 Hiến pháp) và “quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (khoản 1 điều 28 Hiến pháp)”. Cáo buộc này là không hợp lý, vì một mặt, kiến nghị của Bộ Công Thương phù hợp với Điều 14 và 15 Hiến pháp; với Điều 7, 9 và 59 của Luật Báo chí 2016; với Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015; và nhiều văn bản liên quan. Mặt khác, dư luận bức xúc bộc phát của người dân khác với hành vi cố tình đưa tin sai sự thật để kích động, nếu xét trên mặt chủ quan của tội phạm.
Trong hành động bóp méo thứ hai, giới chống đối tận dụng vụ việc này để công kích cá nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Chẳng hạn, nhiều cá nhân chống đối liên kết vụ việc này với vụ xe công đón vợ Bộ trưởng ở sân bay, để quy kết Bộ trưởng “lạm quyền”; trong khi Thường Sơn (VNTB) đòi khởi tố Bộ trưởng về tội hợp tác với các nhóm “tài phiệt” để trục lợi. Những cáo buộc này là không hợp lý, vì khi kiến nghị được đề cập chỉ là một mục nhỏ trong báo cáo lớn của Bộ Công Thương, và việc đưa ra một kiến nghị như vậy phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Đáp lại cáo những buộc trên, Mai Quốc Ấn, một phóng viên tự nhận là quen biết Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đã viết bài bênh vực ông Anh. Một mặt, Ấn phủ nhận trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng trong vụ việc, khi viết rằng Bộ trưởng “không đọc kỹ” báo cáo trước khi ký, vì phải ký “hàng trăm văn bản mỗi ngày”, trong khi người “lọc” các thông tin “có khả năng gây sự cố truyền thông” cho Bộ trưởng “đang nghỉ đẻ”. Mặt khác, Ấn viết rằng việc Bộ trưởng “xóa bỏ rất nhiều giấy phép con” và “phê duyệt các dự án điện mặt trời” đã khiến ông có “nhiều kẻ thù”, và những “kẻ thù” này đang lợi dụng “sự cố truyền thông” để công kích cá nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Sau cùng, Ấn nói Bộ trưởng đang “rất cô độc”, và kêu gọi dư luận “nhìn chính trị gia bằng quyết sách thay vì cảm tính”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy độc giả nên giữ thái độ thận trọng và công tâm khi đọc cả bài viết của Mai Quốc Ấn lẫn bài viết của những nhà “dân chửi” khác. Ấn là người quen của Bộ trưởng chứ không phải là một nhà bình luận độc lập, vì vậy ý kiển của Ấn có thể mang tính thiên vị. Trong khi đó, khi giới “dân chửi” thực hiện 2 hành động bóp méo thông tin vừa nêu, rõ ràng họ đã bóp méo sự thật để có cơ hội công kích một quan chức Nhà nước.
 Nguyễn Biên Cương