Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Luận đàm hành xử của “Nhân sĩ, trí thức” sau vụ Đồng Tâm



Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong. Vì mấy nhóm "nhân sỹ trí thức" như: “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, “Văn đoàn độc lập”, “CLB Lê Hiếu Đằng” thường xuyên hỗ trợ nhóm Lê Đình Kình từ năm 2017 đến nay, ngay ngày 10/01, họ đã ra một tuyên bố chung về vụ việc. Trong bản tuyên bố, họ đòi (1) công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, (2) “mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc, (3) truy tố những người có sai phạm trong quá trình tranh chấp đất đai và vụ nổ súng ngày 09/01.
Trong 1 tháng sau thời điểm đó, họ đã có thêm một số hoạt động để khai thác vụ việc – như viết đơn tố giác tội giết người, viết thư ngỏ gửi các lãnh đạo cấp cao và Liên Hiệp Quốc cầu xin can thiệp, viết bài tuyên truyền vu cáo kết tội công an, chính quyền liên quan đến vụ Đồng Tâm… Có thể nhìn thấy rõ, nhóm “nhân sỹ trí thức” tự xưng này tiếp tục bóp méo nguyên nhân của vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01 theo ít nhất 2 hướng:
Trong hướng thứ nhất, Nguyễn Đăng Quang, Hà Sĩ Phu cho rằng chính quyền chủ định “tiêu diệt Lê Đình Kình” và bắt hết “tổ Đồng Thuận” để dằn mặt xã hội dân sự, để ngăn cấm quyền tự do hội họp mà “tổ Đồng Thuận” đang thực hiện qua các buổi họp nhóm hằng tuần, do thấy các cuộc họp của nhóm này “manh nha dẫn đến đa nguyên, đa đảng”. Hà Sĩ Phu, Tương Lai viết rằng “tổng chỉ huy để giết ông Lê Đình Kình là ông Nguyễn Phú Trọng”, với lập luận rằng sau đó vài ngày, Chủ tịch Trọng đã tặng huân chương cho 3 CSCĐ hy sinh trong vụ việc.
Trong hướng thứ hai, Nguyên Ngọc và nhiều người khác cho rằng chính quyền đơn thuần muốn “cướp khu đất Đồng Sênh”.
Bằng cách lý giải “nguyên nhân” vụ việc như vậy, họ hướng đến tuyên truyền những thông điệp bóp méo bản chất sự việc như sau:
Thứ nhất, họ cho rằng đây là “vụ giết người, cướp của”; trong đó ông Kình “bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối và chết”, gia đình ông bị cướp đất, tài liệu, tiền mặt và xe hơi
Thứ hai, họ ca ngợi, tạo dựng hình tượng cho ông Lê Đình Kình là một đại lão nông, năm nay đã 84 tuổi, là một chiến sĩ cách mạng, 58 tuổi đảng, là cựu chiến binh trung kiên của mấy cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, là bậc hiền nhân được nhân dân rộng rãi coi là một vị Bồ Tát nhân hậu và ôn hòa, luôn chủ trương chấp hành mọi chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trung thành triệt để với quyền lợi chính đáng của nhân dân”; “Cụ Kình, vị đại lão từ nay sẽ trở thành Thành Hoàng bất tử của làng Hoành ấy…” (trích lời Nguyên Ngọc)
Thứ ba, họ ví von, bóp méo bản chất Nhà nước là “Giết người, cướp của”, là xóa bỏ mục tiêu ban đầu là “người cày có ruộng”, từ đó mất hết tính chính danh. Họ vu cáo đây là vụ “bưng bít thông tin” về vụ việc (qua những biểu hiện như chỉ cung cấp thông tin từ Bộ Công an, không để ai “lọt được vào Đồng Tâm để đưa tin”
Thứ tư, họ vu cáo công an “Bắn vào người dân”, “giết người, cướp của”, “Không theo bất cứ trình tự pháp luật nào”. “Nghiệp vụ yếu kém”….
 Như vậy, cũng như nhiều nhóm chống đối khác, “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đang hướng sự chú ý của dư luận vào chi tiết giật gân nhất trong vụ việc, là việc CSCĐ bắn chết ông Kình. Các phát biểu của Nguyên Ngọc và Tương Lai cho thấy khi tuyên truyền, họ chủ động khai thác văn hóa làng xã và yếu tố “Đảng viên lão thành cách mạng”, với dụng ý tác động vào đối tượng nông dân và công chức, Đảng viên. Họ cắt lớp lấy vài tình tiết của vụ việc để đánh lận, bóp méo bản chất sự việc, họ lờ tịt đi các bối cảnh tổng thể của vụ việc (như quá trình bịa đặt ra một khu đất ngoài bản đồ để lấy cớ “tranh chấp đất Đồng Sênh”, các biểu hiện bạo động và hành vi vi phạm pháp luật của “tổ Đồng Thuận”). 
Do vậy tôi xin rút ra 3 ý kiến nhận định về mấy nhóm “nhân sỹ trí thức” này:
Thứ nhất, chân thành mà nói, ông Nguyễn Đăng Quang quá ảo tưởng khi tin rằng “tổ Đồng Thuận” có thể phát triển thành một chính đảng, thành ngọn cờ đầu của quyền tự do hội họp ở Việt Nam. Một nhóm nông dân bạo động mang nặng tính chất dòng họ không có điểm gì chung với các chính đảng, hoặc các tổ chức dân sự thực hành quyền tự do hội họp trong quan niệm, nhận thức của các nước đa đảng.
Thứ hai, nếu ông Nguyên Ngọc muốn nhìn rõ bản chất của “Thành Hoàng” Lê Đình Kình, xin đọc ba đoạn trích từ bài viết của Lê Văn Bảy trên BBC, cho thấy nhóm Lê Đình Kình từng tung tin sai sự thật về giá đất ở Đồng Sênh, tàng trữ vũ khí, dọa giết người, gây rối và chửi bới chính quyền xã Đồng Tâm ngay trong cuộc họp. Nếu ở nước dân chủ, pháp quyền thẳng tưng như Mỹ, hẳn ngay từ những livestream đầu tiên, băng nhóm này đã bị tiêu diệt vì lý do đe dọa bạo động bằng vũ lực:



Thứ ba, các “nhân sĩ, trí thức” không nên lờ đi một sự thật, rằng “tổ Đồng Thuận” đã thật sự dùng bom xăng và pháo nổ để tấn công CSCĐ trước trong sự kiện rạng sáng 09/01, sau đó bất chấp công an kêu gọi hạ vũ khí, đầu hàng nên mới buộc công an phải nổ súng. Nếu họ che giấu vấn đề này để làm sai lệch hẳn bản chất của vụ việc, họ không xứng với cái danh trí thức:

Nếu các “nhân sĩ, trí thức” muốn Việt Nam có thêm dân chủ, họ nên đặt niềm tin vào những sinh hoạt chính trị mang tính chất thế quyền, lý tính, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thay vì vào một vị “Thành Hoàng” nói dối như cuội và huy động con cháu quăng bom xăng vào CSCĐ. Cuộc phong thánh của họ không che giấu được sự tầm thường của ông Lê Đình Kình, nó chỉ cho thấy họ ngày càng vin vào những thứ vô hình, do đã đánh mất quyền lực hữu hình để tác động đến chính trị.
Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Ông Nguyễn Đăng Quang đã thoát Đảng hay thoát được vỏ bọc giả dối 45 năm qua?


Mới đây, ông Nguyễn Đăng Quang “vui mừng” quảng cáo trên mạng xã hội rằng ông đã chính thức được “thoát Đảng” nhờ cái Quyết định của Quận ủy Cầu Giấy xóa tên ông ta khỏi danh sách đảng viên do “đã vi phạm quy định chuyển sinh hoạt Đảng”. Nhân đó ông ba hoa rằng, ông đã “thoát Đảng” sau khi nghỉ hưu nhờ giấu nhẹm hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng từ cơ quan về địa phương, rồi thanh minh ông đã “âm thầm khai trừ Đảng trong lòng” từ khi còn là cán bộ công an vào thời điểm Liên Xô sụp đổ thì lý tưởng của ông đã tắt rồi. Sau đó là ông liệt kê hàng loạt các “tệ nạn”, “yếu kém” trong Đảng khiến ông thấy tự hào về sự lựa chọn của mình…

「Đại tá Nguyễn Đăng Quang」的圖片搜尋結果
「Đại tá Nguyễn Đăng Quang」的圖片搜尋結果

Không cần bàn nhiều, nếu như Đảng ủy Cầu Giấy, đáng lý là nơi phải tiếp nhận, quản lý sinh hoạt Đảng viên của ông Nguyễn Đăng Quang phát giác ra trước vi phạm “quy định chuyển  sinh hoạt Đảng” của ông từ 17 năm trước, hay như cơ quan công an phát hiện ra sự phản bội lý tưởng Đảng của ông từ năm 1990, chắc chắn nay thời gian qua sẽ không phải chứng kiến những hành động “đội lốt đảng viên” của ông Nguyễn Đăng Quang, xin liệt kê một số:
「Đại tá Nguyễn Đăng Quang」的圖片搜尋結果
1. Ông ta đã ngấm ngầm phản bội lý tưởng của Đảng, nhưng không dám công khai ra khỏi tổ chức Đảng, mà vẫn ngoan ngoãn chấp hành quy định của tổ chức để được lợi ích từ chức vụ, từ tổ chức Đảng dành cho ông, để ông được “hạ cánh an toàn” với danh vọng, chức vụ nhiều người mơ ước. Hẳn người đau nhất là lãnh đạo cấp trên đơn vị của ông, đồng đội của ông đã bị ông lừa gạt, nay thấy ông hô hố cười vào mặt họ ?
2. Nhờ sự lừa gạt tổ chức, cơ quan, lãnh đạo mà ông hưởng hết lương bổng, chế độ ưu đãi lực lượng vũ trang về hưu. Khi về hưu ông vẫn không dám công khai tuyên bố mình đã “thoát Đảng trong lòng”, thậm chí lại tích cực khai thác vỏ bọc Đảng viên để đi ký tá đơn thư khắp nơi (như đơn của 61 đảng viên, lão thành cách mạng đòi “ Đảng CSVN từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng Chủ nghĩa Xã hội”), trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài với tư cách đảng viên 45 năm tuổi Đảng (trong khi không hề sinh hoạt Đảng, đóng đảng phí, nhưng vẫn tự cộng tuổi đảng cho mình) để đòi Đảng phải thay đổi chế độ chính trị, từ bỏ lý tưởng XHCN, trở thành cốt cán của cái gọi là “phong trào dân chủ” – thực chất là phong trào lật đổ chế độ hiện hành.
3. Không chỉ tự khoác cho mình vỏ bọc đảng viên, tự cộng tuổi Đảng để suy tôn mình, lừa lọc cộng đồng mạng để tăng uy tín, ảnh hưởng cho các phát ngôn chống Đảng của mình, ông luôn mượn tư cách đó để đi la làng, ăn vạ mỗi khi bị “đàn áp” bởi công an, chính quyền địa phương, la làng cho đồng bọn khi bị xử lý, bảo kê và kích động đám phản động, chống đối, khiếu kiện khác cứ tăng cường chống đối, không sợ bị xử lý, sẽ được Mỹ, phương tây bảo vệ. Thậm chí ông lấy tư cách “đại tá công an”, “45 năm đảng viên” để hướng dẫn họ, lôi kéo những kẻ bất mãn, a dua theo mình chống lại chính quyền.
「Đại tá Nguyễn Đăng Quang」的圖片搜尋結果
4. Khôi hài nhất, trong 17 năm qua, các đồng bọn trong băng nhóm “nhân sỹ trí thức” của ông này như Chu Hảo, Tương Lai, Kim Chi…đã nhiều lần phát động chiến dịch “từ đảng” mỗi khi một trong số đó bị khai trừ Đảng, ông Quang cũng rất gắn bó với họ, cũng lên tiếng ủng hộ họ, cũng lên tiếng kêu gọi các đảng viên rời bỏ Đảng, nhưng tiệt nhiên… ông vẫn khư khư danh hiệu Đảng viên, vẫn sản xuất đều đều “tâm thư”, “đơn thư” lấy tư cách đảng viên kiến nghị, yêu cầu Đảng cải tổ, thay đổi đường lối, chính sách. Có thể nói, ông Quang là một trong số người sản xuất đơn thư nhiều nhất trong nhóm “nhân sỹ trí thức” mà ông tham gia kia.


Hóa ra, vỏ bọc đảng viên đem lại cho ông Nguyễn Đăng Quang rất nhiều lợi ích, phục vụ âm mưu đen tối, nguy hiểm của ông ta đến vậy, Ông Quang là một điển hình của chủ nghĩa cơ hội. Việc ông này nhờ vào lỗ hổng trong công tác quản lý đảng viên, nay bị cơ quan Đảng địa phương phát giác ra ông ta vi phạm quy định, chưa bị tổ chức đảng nào xử lý, khai trừ nên ra quyết định, dù mang tính hình thức, nhưng cũng đã gỡ bỏ cái vỏ bọc, tháo cái mặt nạ nhem nhuốc mà ông ta cố bấu víu, đeo vào để lấy danh, lấy uy, lấy đẳng cấp với đồng bọn. Việc ông ta viết “tâm thư” kể lể đã thoát đảng trong lòng kia, hay đám đồng bọn của ông ta la làng rằng, ông ta đã “tuyên bố bỏ Đảng, trở về với nhân dân” đi chăng nữa, cũng không gột rửa được bản chất cơ hội, lưu manh, tiểu nhân nhem nhuốc đó.

Hy vọng, qua vụ việc ông Nguyễn Đăng Quang, tổ chức Đảng cần rút kinh nghiệm, rà soát số đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng, lợi dụng nút giao nghỉ hưu hay chuyển sinh hoạt đảng từ nơi này qua nơi khác để "giấu nhẹm" hồ sơ, tranh việc bị quản lý và xử lý vi phạm quy định tổ chức, chắc chắn sẽ không còn những kẻ cơ hội, lợi dụng vỏ bọc đảng viên như ông Quang này có đất diễn nữa. Tất nhiên, số kẻ cơ hội như ông Quang không nhiều, sinh hoạt Đảng là tự nguyện, không bắt buộc, nhưng không thể buông lỏng để nuôi dưỡng đám cơ hội chui luồn vào đảng để mượn cái mác đảng viên đi lừa đảo như ông Quang được.
Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Không phải virus Corona mà sự phân biệt chủng tộc đang giết chết chúng ta!



Đây là bài viết của nữ Giáo sư người Mỹ Emily Jane O'Dell có năm bằng tốt nghiệp tại nhiều trường tốt nhất của Hoa Kỳ như Yale, Harvard, Brown và Columbia. Cô từng tới nhiều vùng đất để nghiên cứu, trong đó có Trung Đông, Đông Nam Á và hiện tại là Trung Quốc. Trong thời điểm hiện tại cô đang công tác tại Viện Pittsburgh của Đại học Tứ Xuyên và bị mắc kẹt trong nhà vì đại dịch, không thể di chuyển sang Việt Nam vì chuyến bay bị hủy, không dám trở về quê hương để đối mặt với thứ “dịch bệnh phân biệt chủng tộc và bài ngoại” cũng như nguy cơ bị phá sản nếu phải rơi vào cách ly hay đối mặt với hệ thống y tế của Mỹ.

Nếu như chính trị gia hay viên chức an ninh Mỹ đọc bài viết của nữ giáo sư này sẽ liệt kê cô vào hàng ngũ “tư tưởng chống nước Mỹ”, nhưng rõ ràng cách viết và sự đề cập của cô – người từng trải qua nhiều thiên tai, địch họa, đối mặt cuộc thẩm vấn của cơ quan an ninh Mỹ, cho thấy cô có cái nhìn khách quan, thẳng thắn đáng quý. Bài viết của cô đang được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi. Do vậy, tôi mạnh dạn dịch nguyên văn bài viết của cô trên CounterPunch bởi tôi thấy những điều cô viết, rất đáng để người Việt Nam chúng ta chiêm nghiệm, cũng để hiểu được chính sách đối ngoại, phòng dịch bệnh của ta là nô lực rất lớn, rất mạnh mẽ với cách xử trí đúng mực, có trách nhiệm với người dân của mình, không như thế lực chống phá xuyên tạc, chia rẽ. 
Nguyễn Biên Cương
-------------
Tôi đã không dự định vướng vào đại dịch coronavirus tại Trung Quốc cho kỳ nghỉ đông dài của tôi. Tôi đã lên kế hoạch tăng các lớp học ngôn ngữ một thầy một trò lên 5 lần mỗi tuần trong vài tuần, sau đó đi hóng gió ở bãi biển Đà Nẵng, Việt Nam để nghỉ ngơi trước khi dạy các khóa học mùa xuân của tôi. Thay vào đó, tôi bị cách ly trong nhà ở phía tây Trung Quốc, bị chặn ở mọi phía và chứng kiến hoảng loạn từ coronavirus càn quét toàn cầu từ sự thoải mái của chiếc xe lăn và màn hình vi tính của tôi.

Khi tin tức về dịch coronavirus bùng phát ở Vũ Hán vào những ngày cuối tháng 1, tôi không thể tin rằng mình lại bị đẩy vào một bộ phim truyền hình toàn cầu đang diễn ra. Tôi đã sống ở Lebanon qua hai chục vụ đánh bom, bị tra tấn ở Ô-man (được Đại sứ quán Hoa Kỳ giải cứu) và bị một con chó dại tấn công ở Mông Cổ xa xôi. Mệt mỏi vì chấn thương, tôi đã chuyển đến Trung Quốc vào tháng 9 này để có một cuộc sống chiêm nghiệm yên tĩnh, được học Thái cực quyền với các bậc thầy Võ công trong các tu viện Đạo giáo của Tứ Xuyên. Bây giờ, đột nhiên, tôi thấy mình chỉ cách một chuyến tàu kéo dài tám tiếng đồng hồ khỏi một đại dịch có thể xảy ra. Tôi bật ngay chế độ khủng hoảng và đảm bảo dự trữ vật tư trong trường hợp chúng tôi phải ở trong tình cảnh đại dịch một thời gian dài.

Tôi đã có một kho mặt nạ, vì tôi cảnh giác với ô nhiễm mùa đông khi tôi chuyển đến đây. Tôi cũng có kính bảo hộ và găng tay cao su từ Mỹ. Tôi đã đi du lịch tới khoảng 60 quốc gia và luôn cố gắng chuẩn bị cho mọi thứ. Về lương thực, tôi đi lang thang và gặp nông dân địa phương, tới các chợ, nơi nông dân bán trái cây và rau từ phía sau xe tải của họ và tôi mua nhiều súp lơ và cà rốt. Mọi thứ đều kiểm soát được cho đến khi con số bắt đầu tăng lên và các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế nhúng tay vào câu chuyện, làm dấy lên cơn hoảng loạn khiến nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại chống châu Á từ sự mờ ám.

Người Trung Quốc tôi thấy được mô tả bằng thuật ngữ phân biệt chủng tộc và chống Á châu trên phương tiện truyền thông xã hội phương Tây không phải là những người nơi tôi đang sống.
Mỗi ngày tôi ở lại Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc, tôi đã phụ thuộc vào sự hào phóng, tốt bụng và lòng trắc ẩn của các đồng nghiệp Trung Quốc, bạn bè, sinh viên và người lạ, và cảm thấy khiêm nhường vì có bao nhiêu người sẵn sàng giúp đỡ tôi. Những người phân biệt chủng tộc nói đùa về người châu Á bẩn và súp dơi (video khét tiếng lưu hành trên phương tiện truyền thông xã hội được quay ở Micronesia chứ không phải Trung Quốc). Trước khi bạn biết chắc về điều đó, một người bạn Mỹ đã nói, chúng tôi sẽ ném tất cả người dân Trung Quốc vào các trại thực tập (giống như chúng tôi đã làm với người Nhật). Nó không chỉ là là Hoa Kỳ, tâm lý chống Trung Quốc đang gia tăng ở châu Âu, Hàn Quốc và Philippines nữa.

Thông tin giật gân về các thị trường động vật hoang dã như ở Vũ Hán, nơi virus được cho là đã xuất hiện bất chấp mọi bối cảnh văn hóa hoặc lịch sử để ủng hộ những cơn bão phân biệt chủng tộc mệt mỏi: nhìn vào những người nghèo, bẩn thỉu ăn những thứ thô thiển. Các mặt hàng ẩm thực khác thường, tất nhiên, xuất phát từ sự thích nghi với các loại thức ăn có hàm lượng calo thấp và nạn đói đã định nghĩa nhiều giai đoạn của lịch sử Trung Quốc và hiện đại. Nhiều người Mỹ không nhận ra rằng những người rất cao tuổi ở Trung Quốc đã sống qua Nạn đói Lớn và các thế hệ sau họ cũng phải vật lộn để được nuôi dưỡng đầy đủ.

Nạn đói xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Giống như các giáo sư đề cập đến việc sinh viên của họ cao hơn bao nhiêu năm qua nhờ dinh dưỡng tốt hơn và giải thích rằng các cô dâu Trung Quốc dự kiến sẽ gầy đi trong ngày cưới vì lý tưởng về cơ thể (ngày càng nhiều hơn không thể đạt được nhờ thực phẩm chế biến) bắt nguồn từ một quá khứ đói khổ. Hầu hết người dân Trung Quốc tránh xa các protein bất thường của thị trường động vật hoang dã được coi là nguồn nhiên liệu khẩn cấp từ những ngày khó khăn trong quá khứ, chúng không phải là lựa chọn ăn uống hàng ngày cho ngày hôm nay. Nhiều người Trung Quốc cũng đã kêu gọi trên các phương tiện truyền thông xã hội để những thực phẩm này bị cấm và lên án đồng bào của họ đã bỏ rơi, và thậm chí tệ hơn là giết chết, những con vật nuôi từ những suy nghĩ sai lệch về virus - một thứ không thể truyền sang mèo hoặc chó.

Không phải là dạng người thích ăn thịt, tôi đã đối diện với rất nhiều người không phải là người Trung Quốc ở Mỹ và trên khắp thế giới đang ăn chân ếch, ốc, thịt viên lạc đà, tinh hoàn cừu đực, cá mập lên men, và gan ngỗng - rõ ràng là kinh hoàng, tiêu chuẩn kép là không công bằng. Mặc dù định kiến là Trung Quốc chứa đầy những con thú bẩn thỉu, nhưng thực tế là tôi dành cả tuần để ăn những món ăn ngon và bổ dưỡng: món chay Trung Quốc, món Ấn Độ không thịt, pizza Mỹ, và thậm chí cả món burrito Tex-Mex (với sốt guacamole).
Các tội danh phân biệt chủng tộc rằng người Trung Quốc không quan tâm đến môi trường hay động vật hoang dã đối nghịch với thực tế mà tôi nhìn thấy mỗi ngày trong khuôn viên trường, tại các trung tâm bảo tồn gấu trúc địa phương của chúng tôi ở tỉnh Tứ Xuyên, và tại các ngôi đền Đạo giáo tươi tốt, đẹp đẽ ở phía tây Trung Quốc, nơi tôi đi thư giãn và tập Thái cực. Trên thực tế, tôi đã dạy cả một khóa học về tự nhiên vào mùa thu này ở Trung Quốc, từ Anthropocene đến chống chủ nghĩa tự nhiên và hơn thế nữa. Học sinh của tôi đã viết các bài luận hấp dẫn về bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn Amazon (lá phổi của thế giới!).

Tuy nhiên, hiện tại, thực tế là tôi bị cách ly trong nhà để tránh nhiễm coronavirus và mỗi khi tôi ra ngoài, môi trường địa phương của tôi dường như thay đổi. Đầu tiên, đó là cánh cổng cho khu phức hợp của chúng tôi được gắn lên những tấm gỗ lớn, ngoại trừ một cổng, hiện được bảo vệ bởi một chiếc bàn dài có nhân viên giám sát kiểm tra danh tính. Tiếp theo, những chướng ngại vật lớn được dựng lên xung quanh một khu vực rộng lớn trong khu phố của tôi, cắt đứt quyền truy cập của chúng tôi vào chợ nông dân địa phương, vì chỉ những cư dân của những con phố đó mới có thể vào. Những con đường vắng vẻ với tất cả các cửa hàng được dựng lên thực sự giống như một ngày tận thế zombie. Khi tôi đi mua dự trữ thực phẩm với một đồng nghiệp tại một siêu thị Nhật Bản, họ đã lấy nhiệt độ của chúng tôi ở cửa và xịt vào tay chúng tôi gel chống vi khuẩn. Chúng tôi cũng phải báo cáo vị trí hàng ngày và tình trạng thể chất của chúng tôi. Mặc dù tất cả điều này có vẻ đáng báo động và thái quá, nhưng cũng an ủi rằng đã có một phản ứng phối hợp tốt và mạnh mẽ như vậy để kiểm soát virus.

Từ việc cho con chihuahua già của tôi thức ăn đặc biệt đến việc giúp tôi mang túi hàng nặng nề ở cửa hàng tạp hóa, tôi đã được giúp đỡ bởi một số bàn tay đeo găng và không đeo găng. Tâm trạng trên đường phố là một trong những sự tò mò xen lẫn sự nghi ngờ, khi chúng tôi nhìn nhau từ đằng sau mặt nạ của chúng tôi (tôi có biết bạn không?). Ngoài ra còn có một tinh thần đoàn kết phổ biến, tất cả chúng ta đều ở trong đó, cùng trải qua những chuyển động giống nhau, chia sẻ những mối quan tâm tương tự. Mỗi lần gặp gỡ với một người khác đều đặc biệt- các động tác của chúng tôi được biên đạo với ý định và nhận thức ở cấp độ Lạt-ma. Nhưng khi ai đó hắt hơi, cả khu phố đóng băng.

Không phải tất cả mọi người xung quanh tôi đều hài lòng chờ đợi nó xảy ra.
Nhiều người nước ngoài đã trốn sang Thái Lan và Hàn Quốc, bất cứ nơi nào, vào thời điểm này, chấp nhận họ. Vietnam Airlines đã hủy vé cho chuyến đi biển của tôi. Phải chăng những người nước ngoài và các hãng hàng không này phi lý hay có biện pháp phòng ngừa khôn ngoan? Ở một tỉnh 81 triệu dân của chúng tôi, chỉ có một người chết là một người già 86 tuổi. Với một thống kê như thế này, có phải thật nực cười khi phải đeo mặt nạ? Những người nước ngoài dày dạn kinh nghiệm nói với tôi rằng họ hy vọng con số sẽ đạt đỉnh trong vài tuần tới và sau đó giảm dần.

Tất nhiên, có rất nhiều người, lựa chọn ở lại hay đi không phải là một lựa chọn, giống như hàng triệu người bị mắc kẹt hiện tại ở Vũ Hán, tâm chấn của virus. Không chỉ là công dân Trung Quốc bị mắc kẹt ở đó.
Hàng ngàn sinh viên Ả Rập, Đông Nam Á và Châu Phi ở Vũ Hán đang tìm đến các đại sứ quán của họ để được giúp đỡ khi nguồn cung của họ bắt đầu cạn kiệt. Tôi đã thấy các bài đăng từ và về các sinh viên đến từ Sri Lanka, Pakistan, Lebanon, Ả Rập Saudi, Irac, Ethiopia, Cameroon, Bờ biển Ngà, Uganda, Ma-la-uy, Nigeria, Nigeria và Nam Phi. Một số người trong số họ cảm thấy tốt hơn là kết thúc ở một bệnh viện Trung Quốc hơn là một bệnh viện ở nhà, những người khác thì muốn chạy trốn.

Một sinh viên 21 tuổi đến từ Cameroon ở Kinh Châu đã được chẩn đoán bị nhiễm coronavirus vào thứ ba này.

Tôi đã bị ấn tượng bởi bao nhiêu sinh viên nước ngoài và giáo sư mà tôi gặp phải khi tôi chuyển đến Trung Quốc. Tôi đã có niềm vui khi nói tiếng Indonesia, Tajiki, tiếng Hindi và tiếng Ba Tư trong khuôn viên trường. Trên thực tế, khi tôi ở một vùng xa xôi hẻo lánh vào mùa hè này trên thảo nguyên ở Mông Cổ khi đang nghiên cứu, tôi đã đến thăm một gia đình du mục ở một lều hàng xóm có con gái có thể nói trôi chảy tiếng Trung Quốc, cô ấy được nghỉ hè sau thời gian học tập miễn phí ở Trung Quốc.
Hầu hết sinh viên quốc tế đến từ các nước châu Á láng giềng và châu Phi nhận được học bổng hào phóng từ chương trình sáng kiến Vành đai và Con đường, trong khi ở Mỹ, hầu hết sinh viên quốc tế phải trả tiền.

Các phương tiện truyền thông một chiều của phương Tây đóng khung Trung Quốc là thuần nhất và bài ngoại đã che khuất tầm chính sách đối ngoại sâu rộng của quốc gia này và sức sản xuất tri thức ấn tượng tại nhà, nơi họ đang đổ một khoản tiền lớn vào giáo dục cho công dân và người nước ngoài. Khi tôi dạy toàn bộ khóa học về Châu Phi vào mùa thu này ở Trung Quốc, tất cả bốn mươi điểm đã được thực hiện. Từ việc dịch tiếng Ethiopia cổ điển và sản xuất các bản in 3D Kim tự tháp vĩ đại đến viết về chủ nghĩa thực dân và những người đấu tranh tự do ở Nam Phi, mối quan tâm sâu sắc của sinh viên Trung Quốc đối với châu Phi đã làm tôi say mê giảng dạy và khiến tôi suy nghĩ sâu sắc hơn về Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu .Với rất nhiều thứ thu vị đang diễn ra, tôi không muốn rời khỏi Trung Quốc vì không có nơi nào khác tôi muốn ở. Tuy nhiên, tôi sẽ thú nhận rằng tôi đã đóng gói những chiếc túi của mình vì tính mạng của tôi trong tuần này khi một trận động đất 5,2 độ xảy ra ở Thành Đô và khiến tôi phải ngồi trên xe lăn. Giống như những người khác ở Tứ Xuyên, tôi buộc phải quyết định ngay lập tức: ở trong nhà và có nguy cơ bị chôn sống hoặc đeo mặt nạ để ra ngoài và có nguy cơ gặp phải đại dịch coronavirus? Bởi động đất, các mong muốn năm mới của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi từ việc mua một ngôi nhà lớn hơn thành cố gắng sống sót.

Mặc dù tôi đã tháo hành lý, tôi nhận ra: ngay cả khi tôi phải chạy thục mạng, sẽ có một số chướng ngại vật cản đường tôi. Đi qua sân bay sẽ cảm thấy rủi ro vì tôi có một biến thể hiếm gặp của Hội chứng Vein Ehlers-Danlos, một rối loạn mô liên kết và tôi không thể biết collagen đột biến của mình sẽ tương tác với virus như thế nào. Theo lời của nhà di truyền học của tôi: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang ở trong lãnh thổ không được bảo đảm bởi hiến chương, và tất nhiên, cách điều trị tốt nhất là không bị nhiễm trùng." Không có bác sĩ nào ở Trung Quốc mà tôi được tư vấn đã từng điều trị hội chứng này và các biến chứng (có thể gây tử vong) có thể phát sinh nếu tôi cần điều trị ở đây hoặc ở một nước láng giềng.

Chính phủ Hoa Kỳ đang kêu gọi người Mỹ ở Trung Quốc rời đi và hướng dẫn người Mỹ không đi du lịch ở đây. Họ đã cấm nhập quốc tịch nước ngoài từ Trung Quốc và đang cách ly các công dân Mỹ- những hành động chống lại WHO, khi WHO kêu gọi không hạn chế thương mại hoặc đi lại. Nhưng ngay cả khi tôi đã tự mình đến Mỹ và cần sự trợ giúp y tế từ việc nhiễm virus trong quá trình vận chuyển, tôi sẽ không được chăm sóc sức khỏe và việc nhập viện có thể khiến tôi phá sản. Rốt cuộc, việc thiếu chăm sóc y tế toàn cầu dẫn đến 45.000 người Mỹ tử vong mỗi năm, đây là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cấp bách hơn nhiều so với một loại virus mà chỉ một chục người Mỹ mắc phải.

Thẳng thắn mà nói, tôi hết sức kinh hoàng khi trở về Mỹ. Khi tôi trở về từ nghiên cứu do Bộ Ngoại giao tài trợ vào mùa hè này ở Mông Cổ, tôi đã bị giam giữ và thẩm vấn tại Sân bay JFK. Kiệt sức vì phải đi khắp hành tinh và bất động trong nẹp cổ và xe lăn, tôi đã phải chịu đựng một giờ trong cuộc đối đầu với nỗi sợ hãi của Hồi giáo và sự phân biệt chủng tộc của các quan chức An ninh Nội địa, những người thờ ơ nghĩ rằng Mông Cổ là một quốc gia đa số Hồi giáo ("Phật tử cũng ở đó sao? Tôi không biết điều đó." ) - và rằng người Iran nói tiếng Ả Rập (tiếng Ba Tư, thật là lũ ngốc). Họ còn muốn tôi kể tên tất cả các lớp tôi đã học cho năm bằng Ivy League của mình.

"Nhưng cô thực sự đã ở Nga, đúng không?" điều tra viên ngu ngốc của tôi nói, cùng lúc giơ một tờ báo tiếng Mông Cổ từ túi của tôi mà không biết rằng Mông Cổ cũng được viết bằng chữ Cyrillic giống tiếng Nga. Khi tôi hỏi họ đang làm gì sau hai vụ xả súng hàng loạt của những kẻ khủng bố nam da trắng tuần đó, họ nhìn tôi như thể tôi có hai cái đầu. Tại thời điểm này, tôi thà chết vì coronavirus ở Trung Quốc hơn là đối phó với chủ nghĩa phát xít lạnh lẽo ở biên giới nước Mỹ hay sự phẫn nộ của hệ thống chăm sóc y tế đồi bại và vô nhân đạo của nó.

Để đối phó với sự bùng phát của coronavirus, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc là "mối đe dọa trung tâm của thời đại chúng ta." Lần trước tôi đã kiểm tra, đó là Mỹ chứ không phải Trung Quốc đang tiến hành chiến tranh trên nhiều mặt trận, gây bất ổn ở Trung Đông, và bắt đầu những cuộc chiến thương mại không cần thiết. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho rằng sự bùng phát coronavirus là một điều tốt vì nó sẽ đẩy nhanh sự trở lại của công việc cho người Mỹ. Sử dụng cái chết và sự đau khổ của những người bệnh cho kỹ năng chơi trò chơi chính trị là một đòn chí mạng của chính quyền- một thứ sinh học vô tâm như vậy làm tổn thương chính sách và hình ảnh đối ngoại của chúng ta ở nước ngoài.

Vì vậy, mặc dù tôi dự định sẽ dành tháng này cho bãi biển ở Việt Nam, tôi đã bị mắc kẹt trong nhà ở Tứ Xuyên, nhưng tôi sẽ tận dụng nó tối đa. Không có gì ngoài thời gian, tôi đang đáp ứng tất cả các thời hạn xuất bản của mình và tận hưởng thời gian chất lượng với chú chó chihuahua của tôi. Tôi thậm chí đã bắt đầu một cuốn sách nấu ăn kiểm dịch coronavirus cho các bữa ăn tôi đang ăn từ các thành phần hạn chế. Thay vì tin tức, tôi nghe các nữ tu Phật giáo nói chuyện phật trực tuyến, giọng nói dịu dàng của họ nhắc nhở tôi rằng chúng ta luôn ở trong trạng thái thay đổi và an toàn là một ảo ảnh, chúng ta luôn luôn chỉ cách cái chết một khoảnh khắc mà thôi. Tôi đã xem virus này là cơ hội hoàn hảo để suy ngẫm rằng mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào và tất cả chúng ta phụ thuộc lẫn nhau như thế nào vào các nước láng giềng trong khu vực và trên toàn cầu.

Học kỳ mùa xuân liệu sẽ bắt đầu đúng giờ? Các lớp của chúng tôi thì sao, chúng sẽ trực tuyến chứ? Có bao nhiêu học sinh sẽ lấp đầy các cơ sở kiểm dịch đang được xây dựng? Ai biết. Để đối phó với tất cả sự không chắc chắn, tôi đang đọc lại phân tích của Foucault về cách bệnh dịch hạch kích hoạt hệ thống giám sát và tiểu thuyết The Plague của Albert Camus, bối cảnh xảy ra tại thành phố Oran, ven biển Algeria, nơi tôi đã có bài phát biểu quan trọng vào mùa thu này . Có lẽ Camus đã nói điều đó tốt nhất: Tôi không biết điều gì đang chờ đợi tôi, hay điều gì sẽ xảy ra khi tất cả kết thúc. Hiện tại tôi biết điều này: có những người bệnh và họ cần được chữa khỏi.

Nhà nước ta có phải là của dân, vì dân?


Dân mạng Việt mấy ngày này bày tỏ phản ứng với clip được người dân từ Trung Quốc thể hiện bất bình với điều kiện sống tại một khu cách ly gần cửa khẩu khu vực ngã 3 Trà Cổ Bình Ngọc. Người quay clip này phản đối khu cách ly không đủ giường, phải nằm nệm trên sàn nhà và không có khu vệ sinh khép kín và thể hiện thái độ bất mãn cho rằng, chính quyền xem thường người dân mình, dành điều kiện tốt hơn cho du khách hay lao động Trung Quốc.

 Giới zân chủ và truyền thông cuốc tế (truyền thông nước ngoài nuôi dưỡng nhưng phát bằng tiếng Việt như RFA Việt ngữ) thì tích cực lan truyền với bình phẩm và so sánh nhằm kích bác rằng chính quyền Việt Nam "hèn với giặc, ác với dân", qua đó kích động tâm lý bài Trung, bất mãn chống chính quyền.

Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang đón hàng ngàn người lao động từ Trung Quốc về VN lánh dịch, thì từ việc lợi dụng tâm lý bức xúc của một số người phải cách ly nói trên nhằm khoét sâu mâu thuẫn, bài xích với đất nước, người dân Trung Quốc trong xã hội, phá hoại nỗ lực chống dịch bệnh bùng phát là nguy cơ có thật và là thủ đoạn vô cùng nham hiểm.


Trên thực tế, tùy vào điều kiện khác nhau, việc thu xếp các khu cách ly cho người dân từ TQ trở về lệ thuộc vào chính cơ sở hạ tầng ở từng địa phương. Có địa phương bố trí được nhà khách điều kiện tốt, một số nơi tận dụng được khu nhà dành cho bộ đội, ... Việc địa phương giáp biên nói trên bố trí điều kiện chưa tốt bằng những nơi khác, không xuất phát từ chính sách nói chung, cũng không thể trách họ khi còn trăm mối lo đang phải đối mặt. Đáng lý, trong bối cảnh hiện nay, nếu là người tích cực, có tinh thần xây dựng, nên thông cảm và chia sẻ nhất định với chính quyền. Kể cả điều kiện ta bố trí cho người nước ngoài có tốt hơn thì cũng cần nhìn ở góc độ tương trợ quốc tế; thậm chí trong chiến tranh chống Mỹ, dù bộ đội ta còn đói, dân không đủ ăn nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện tối thiểu cho tù binh Mỹ vừa nã bom thảm sát dân ta đó thôi.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và món ăn

Việc một vài người dân trở về từ Trung Quốc bất mãn với điều kiện chăm sóc khu cách ly quê nhà nói trên, giá như hãy cảm thông, so sánh với hàng vạn bác sỹ đang gồng mình cứu chữa, chăm sóc bệnh nhân và thực hiện phòng dịch với tâm thế "chống dịch như chống giặc"; hay như các chiến sỹ bộ đội phải nhường chỗ ăn, chỗ ở phục vụ người cách ly; hay như các chiến sỹ công an phải trực chiến lề đường vỉa hè nhằm đảm bảo các khu cách ly, phòng dịch bệnh an toàn, ...Nhìn vào điều kiện ăn ở, làm việc của họ, và so sánh với phúc lợi, dù chưa ưng ý của mình, hẳn sẽ bớt ngậm ngùi, vui vẻ cùng với quân dân cả nước đối mặt với nguy hiểm trong "thời chiến chống virus corona" này?

So sánh ngay với nhiều nước khác, họ chỉ khuyến cáo công dân rời TQ sống không hề có chuyện hỗ trợ từ A đến Z như Việt Nam. Người dân Mỹ muốn chạy khỏi vùng có dịch nguy hiểm  thì phải trả tiền vé máy bay, nếu không có tiền thì cứ ở lại vui vẻ với tâm dịch!

So sánh ngay với Hàn Quốc, người dân biểu tình phản đối chính phủ đón công dân của họ trở về từ vùng dịch.Họ biểu tình phản đối rất quyết liệt, dùng xe ủi chặn đường, dùng cà chua, trứng thối ném vào quan chức chính phủ. Nhìn đó để thấy, không ai muốn rước "nguồn dịch bệnh" về nhà, hầu hết bệnh nhân dương tính ở VN vừa qua đều từ Vũ Hán hoặc lây từ người thân từ Vũ Hán trở về. Chính phủ VN không chỉ làm tốt trách nhiệm giải cứu người dân khỏi tâm dịch mà còn làm tốt việc tuyên truyền trong cộng đồng dân cư đều phải có trách nhiệm với đồng tộc, nghiêm cấm tư tưởng bài xích, nghiêm cấm trục lợi liên quan dịch bệnh!

Cùng là công dân, nhưng nếu có góc nhìn tích cực thì dân mạng khác lại cảm thán rằng, VN tuy "là nước không giàu, nhưng mọi công dân rời vùng có dịch về nước bằng máy bay miễn phí. Quân đội vào rừng đóng quân để doanh trại đón đồng bào hồi hương sống cách ly cho an toàn trước khi  trở về với gia đình. Trong thời gian cách ly,đồng bào được nuôi dưỡng và chăm sóc y tế chu đáo miễn phí (với khẩu phần ăn  57 k/người /ngày ,ngang với quân đội ).

Không phải nhà kinh tế chính trị, nhưng nhìn việc ứng xử với dịch bệnh như thế chắc cũng phần nào hiểu được "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là gì, điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam hay nói đến".


 Bởi vậy mới cần quan điểm khách quan, đa chiêù khi áp dụng sự so sánh, bằng không với cái nhìn tiêu cực, hằn học, thiếu thiện cảm với chính quyền, càng tự đẩy mình ra khỏi cộng đồng, tách rời dòng chảy đất nước mà thôi. Nguy hiểm nhất, chính người dân chúng ta lại cung cấp vũ khí cho đám kền kền, những thế lực đang lợi dụng dịch bệnh này để kích động tâm lý bài Trung, chống phá quan hệ Trung Việt, cùng với các xung đột khác nữa, hòng biến VN thành tiền đồn chống TQ cho họ, đẩy dân tộc vào vòng lửa đạn, diệt vong

 Nguyễn Biên Cương

Lưỡi không xương trăm đường lắt léo



Bản chất của những kẻ ba que xỏ lá không bao giờ thay đổi. Chúng luôn lợi dụng khó khăn của chúng ta để đâm bị thóc chọc bị gạo. Giá trị kép. Tráo trở. Lươn lẹo. Lật lọng,...Đó là bình luận của cư dân mạng khi so sánh 2 bài đăng về con virus corona của fanpage Việt Tân, một mặt đòi đóng cửa biên giới, mặt khác thì thương vay khóc mướn cho tình cảnh người nông dân khi nông sản bị dừng xuất khẩu vào Trung Quốc .





Một facebooker khác đã liệt kê ra một số “tiêu chuẩn kép” của giới “zân chủ” này:



Từ lâu có thể thấy, một mặt họ cầu nguyện ngày đêm, năm này quá năm khác nền kinh tế "cộng sản" sụp đổ mới có hy vọng dân nổi lên làm lại sự kiện "phá kho thóc Nhật" (lời của cựu luật sư Lê Công Định), mặt khác chầu chực, săm soi, tìm kiếm những người dân khiếu kiện, doanh nghiệp đổ bể kinh doanh, những kẻ vi phạm đạo đức, nghề nghiệp bị xử lý đang bất mãn, bức xúc với nhà nước thành "nhân chứng chống cộng", thành "nhân dân anh hùng", "biểu tượng đấu tranh"...khiến họ ngộ nhận, chìm vào con đường phản bội đất nước, dân tộc với chúng.

Một mặt họ giương lên ngọn cờ No-U, phản đối đường lưỡi bò, lên án chính quyền “hèn nhát”, không giám đương đầu với TQ để bảo vệ chủ quyền, không dám liên minh với Mỹ để chống TQ xâm lược, phải thay đổi chế độ mới giữ được chủ quyền… Mặt khác họ cầu nguyện cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam để “sáng mắt ra” (biểu tình viên Bùi Hằng) hay lưu luyến, mong TQ đừng vội rút giàn khoan xâm lược kia khỏi Biển Đông để họ còn có thời gian xây dựng lực lượng, phong trào zân chủ (nhà văn Nguyên Ngọc)

Họ ngày ngày lên án chính quyền "độc tài", "đàn áp tự do ngôn luận", lấy đó làm cớ cầu xin các chính thể, quốc gia khác can thiệp, cấm vận, đưa VN vào CPC, không ký hiệp định thương mại, không giao thương với "cộng sản" cho đến khi "cộng sản" phải chấp nhận "quyền dân chủ, tự do" bản chất là phải thay đổi thể chế chính trị, phải đa đảng, phải chấp nhận tự do báo chí, thay đổi sở hữu đất đai, phải thả tự do cho đám phản động chống đối trong tù....

Đúng như Fb Đức Minh bình phẩm: "Bản chất tráo trở nó ăn vào máu xương,vào cốt cách của bọn nguỵ đu càng,bởi vậy chúng mang tâm hồn của loài quỷ,chúng luôn chỉ muốn nhuộm máu dân tộc VN,mọi lời nói của loài quỷ nguỵ nô đều ko bao giờ là thật,chúng chỉ mị dân và chờ cơ hội ăn thịt chính quê hương mà thôi". 



Khi Đảng, Nhà nước muốn huy động sức mạnh và phát huy đoàn kết giống nòi con Lạc, cháu Hồng, gác lại vấn để lịch sử, ban hành Nghị quyết 36, tạo bước chuyển đột phá thu hút tiềm lực người Việt cống hiến cho dân tộc, thì mấy chục năm qua Việt tân không khác nào bóng ma, băng đảng mafia lộng hành khủng bố bất cứ người Việt ở Mỹ nào "trở về quê hương", hay có xu hướng không theo chúng. Vô số người Việt rơi vào số phận như ông nhà báo Đàm Phong bị Việt tân sát hại và đến giờ con trai ông vẫn đang trên con đường vô định tìm công lý cho cái chết của cha mình.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, sự đoàn kết vươn lên của dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng, như lời ông Tổng Bí thư mới đây, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ như ngày nay: kinh tế tăng trưởng, dân trí phát triển, biên cương vững chắc, vị thế trên trường quốc tế đáng tự hào, trở thành điểm đến an toàn nhất thế giới khiến du lịch ngày càng phát triển, dự trữ ngoại tệ, ngân sách cao nhất trong lịch sử thống nhất đất nước....Những kẻ lạc loài, tráo trở, cơ hội ngày càng ít đi, ngày càng cô độc, người dân ngày càng nhận ra bộ mặt thật của họ, chỉ còn biết như những con kền kền rình mò đâm chọc như thế này thôi.

 Nguyễn Biên Cương

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

2020: Hướng đi nào cho giới zân chủ Việt?



Trong dịp chuyển giao giữa năm 2019 và 2020, nhiều bộ phận của "truyền thông lề trái" hay "truyền thông quốc tế Việt ngữ" đã viết bài để dự đoán về tình hình Việt Nam trong năm 2020, đồng thời tiết lộ một số dự định hoạt động của họ. Các dự đoán và dự định của họ được thể hiện qua thống kê sau:

Vấn đề
Dự đoán & dự định
Biển Đông
* Dự đoán:
_ Viện Nghiên cứu Lowy, Australia: 2020 là năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN, các bên tăng cường đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, và lần đầu ASEAN áp dụng “Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Việc này đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam (do Trung Quốc và Campuchia có thể phá).
_ Hội đồng Đối ngoại (CFR), Mỹ: Biển Đông là 1 trong 4 “điểm nóng”, dễ diễn ra đụng độ quân sự trong năm 2020.
_ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm): Chuyện Biển Đông sẽ trở nên “kịch tính”, trong đó Việt Nam rơi vào thế bị động, chỉ phản ứng trước các động thái của Trung Quốc.

* Dự định:
_ Trần Diệu Chân (vợ Lý Thái Hùng, Việt Tân): “Vấn đề Biển Đông và việc kiện Trung Quốc sẽ là chủ đề chính trong bàn cờ chính trị tại Việt Nam năm 2020. (…) mạng xã hội đã giúp lan tỏa sự phẫn nộ của người dân trước hiện tượng bá quyền của Trung Cộng trên Biển Đông, kết nối những tấm lòng và hành động, tạo thành một áp lực lớn buộc nhà cầm quyền CSVN (…) kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc (…) chấm dứt trò đu giây nhằm bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng”.
Đại hội Đảng XIII
* Dự đoán về vấn đề cải cách thể chế:
_ Phạm Quý Thọ: 2020 là năm Việt Nam vào “bước ngoặt” của phát triển. Nếu Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang kinh tế thị trường nhưng không “chuyển dịch sang các giá trị phổ quát”, mâu thuẫn ý thức hệ giữa kinh tế thị trường và Đảng Cộng sản sẽ khiến kinh tế không bền vững, Đảng tha hóa, xã hội hỗn loạn.
_ Võ Thị Hảo: Đại hội Đảng XIII là một cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế, nhưng hiện “chưa có một triệu chứng nào, một mầm mống nào” cho thấy chính quyền muốn cải cách.

* Dự đoán, dự định về vấn đề chống tham nhũng và “tranh chấp nội bộ”:
_ Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm): Đại hội sẽ khiến chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục diễn ra một cách “kịch tính”.
_ Trần Diệu Chân (Việt Tân): “Những phân hóa và tranh chấp nội bộ của đảng CSVN trước thềm đại hội 13 lại càng làm cho tình hình thêm trầm trọng và phức tạp”.
_ Tiến sỹ Trần Tuấn (VUSTA): Trong 4 năm qua, một số nhóm lợi ích kinh tế lũng đoạn “các bộ ngành Công Thương, Thông tin - Truyền thông, quân đội, công an” đã “vào lò”. Năm 2020, “lò” sẽ tiếp tục “thanh lọc” một loạt các tổ chức xã hội dân sự “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát”, do “họ đã tạo ra một tiếng nói nhằm ủng hộ cho các thế lực của họ”, làm cản trở những chính sách như Luật Phòng chống Tác hại Rượu Bia. Việc “thanh lọc” này sẽ đem lại chiến thắng cho “thế lực tích cực” “vì dân”; từ đó “mở đường cho các vấn đề từ luật công đoàn, từ những vấn đề đối với người lao động, cũng như với tiếng nói của các nhà khoa học trong các vấn đề phản biện xã hội”, giúp “Việt Nam đi được theo các hướng mà các nước đã phát triển”.
Môi trường
* Dự đoán và khuyến nghị:
_ Võ Thị Hảo: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và Tp.HCM, cùng tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã ở mức nguy cấp, chính quyền cần ưu tiên giải quyết.
Kinh tế
* Dự đoán:
_ Nguyễn Xuân Nghĩa: Năm 2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp một số thuận lợi – như (1) CPTPP và EVFTA; (2) thương chiến Mỹ-Trung; (3) giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam có nguy cơ chịu thiệt hại từ các biến động tiêu cực của kinh tế thế giới – do (1) lệ thuộc vào xuất khẩu; (2) lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài; và (3) đang gia tăng hội nhập với CPTPP và EVFTA. Bên cạnh đó, đà tăng trưởng cao của kinh tế Việt Nam có thể chững lại – do (4) giá nhân công tăng dần lên; (5) tay nghề, cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp phụ trợ kém các nước láng giềng; (6) chi phí môi trường cao; (7) bị Mỹ cáo buộc gian lận thương mại; (8) bị lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.
Di sản VNCH
* Dự định:
_ Thiện Ý (mục “Diễn Đàn Bạn Đọc Làm Báo” của VOA): “Chúng tôi sẽ viết về người Việt Quốc gia “45 năm chống cộng vì tự do dân chủ cho Việt Nam” thành quả và triển vọng đến đâu rồi; để tiếp nối loạt bài năm 2019 đã viết về “44 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp của Sộng sản quốc tế” thành hay bại. (…) chúng tôi muốn trình bày cho Bạn đọc một cách có hệ thống tình hình thực tế của “Bên thua cuộc” (Việt Quốc) và “Bên thắng cuộc” (Việt cộng) để có một lời giải đáp chung, rằng “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam” kéo dài nhiều thập niên qua, di hại toàn diện cho dân tộc, liệu đã kết thúc được chưa”.
Hoạt động dân chủ
* Dự doán:
_ Trần Diệu Chân (Việt Tân): Trong năm 2020, sức ép từ Đại hội Đảng XIII, căng thẳng trên Biển Đông và chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới sẽ khiến chế độ “tăng cường đàn áp và khống chế các lực lượng đấu tranh”, “với những bản án nặng”.

Sau khi xem xét các thông tin vừa nêu, chúng tôi thấy giới zân chủ đang tiên đoán bằng một tầm nhìn khá hạn hẹp. Thay vì tìm kiếm những dự đoán khách quan về bối cảnh đất nước trong năm 2020, tác động khách quan, chủ quan chi phối tới biến động chính trị - kinh tế-xã hội đất nước, họ chỉ liệt kê và bấu víu vào những "mâu thuẫn chính trị" mà họ có thể tận dụng để thúc đẩy quá trình thay đổi chế độ, đồng thời phỏng đoán diễn biến sắp tới của những mâu thuẫn đó. Tầm nhìn hẹp này khiến họ không thấy bức tranh tổng thể về tình hình đất nước, từ đó khiến họ có các quyết định sai lầm. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến họ liên tục yếu đi trong 3 năm vừa qua, dù từ 15 năm nay, năm nào họ cũng đoán rằng chế độ sắp sụp đổ.
Ngoài ra, một số dự đoán của giới zân chủ về năm 2020 cũng cho thấy họ đang khá bi quan về số phận của mình. Nếu trong năm 2019, họ từng tiên đoán rằng vấn đề Biển Đông có thể khiến Mỹ can thiệp vào Việt Nam, và công tác nhân sự trước thềm Đại hội Đảng có thể gây hỗn loạn; thì hiện nay, họ chỉ dám đoán rằng những vấn đề đó có thể gây cho chế độ nhiều sức ép.
Nhìn sâu hơn vào hoạch định đã được họ lên "lộ trình dân chủ hóa" từ nhiều năm trước  cho thấy, họ liên tục thay đổi "lộ trình" đó theo hướng ngày càng "linh hoạt" và ngôn ngữ ngày càng mập mờ, khó đoán định hơn. 
Với tầm nhìn như vậy, có lẽ trong năm 2020, giới zân chủ sẽ tiếp tục tồn tại như một cái đuôi của các bức xúc trong xã hội, và một bóng ma chưa siêu thoát của chế độ Việt Nam Cộng hòa, càng minh chứng cho người dân thấy họ là những kẻ mắc kẹt trong quá khứ và hiện tại đau buồn, lạc loài bên dòng chảy của dân tộc.
Nguyễn Biên Cương