Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Giải quyết xung đột trên Biển Đông: nên thuê Mỹ bảo kê hay dùng luật quốc tế?



Ngày 28/09/2019, tại  tại phiên thảo luận cấp cao Khóa 74 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu mang tên “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hoà bình và phát triển bền vững”. Trong đó, ông Minh nhắc đến vấn đề xung đột trên Biển Đông, nhưng lại tránh nhắc tên Trung Quốc. Trước diễn biến này, dư luận phi chính thống đã phản ứng theo 3 hướng khác nhau, mỗi hướng lần lượt được dẫn dắt bởi giới chống đối, đài VOA, và đài BBC tiếng Việt.


Cụ thể, trong hướng thứ nhất, Mạc Văn Trang, Nguyễn Ngọc Chu, Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Lê Công Định… viết rằng qua việc ông Phạm Bình Minh không dám “tố cáo” Trung Quốc trước diễn đàn quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc, có thể thấy Chính phủ Việt Nam “nhu nhược”, không có quyết tâm bảo vệ chủ quyền, vì vậy đã khiến người dân và “các nước muốn bảo vệ Việt Nam” phải thất vọng.

Trong hướng thứ hai, VOA phỏng vấn Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Nguyễn Đình Ngọc và Nguyễn Tiến Trung, để khẳng định rằng nếu Việt Nam tiếp tục giữ “chính sách 3 Không”, và không công khai trở thành đồng minh của các nước NATO và Ấn Độ, thì các nước này sẽ không hỗ trợ Việt Nam trong xung đột với Trung Quốc. Nguyễn Quang Dy, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Ngọc Già cũng viết những bài có thông điệp tương tự; trong đó Nguyễn Quang Dy còn đòi cải cách thể chế chính trị để có được sự ủng hộ của phương Tây.

Trong hướng thứ ba, BBC truyền tải cả quan điểm của giới chống đối lẫn những quan điểm ít tính phê phán hơn. Chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn BBC, ông Nguyễn Thanh Ca (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải Đảo) nói ông không rõ nội tình, nhưng có thể Chính phủ Việt Nam “có tính toán” riêng trong vụ việc. Ông Ca cho rằng có những chuyện chỉ Chính phủ biết, chẳng hạn như khả năng “Việt Nam đe dọa và Trung Quốc nhượng bộ". Từ đó, ông nhận xét rằng: 

"Cờ đi còn nhiều nước. Vì không có đủ thông tin nên tôi cũng không thể bình luận gì hơn khi các ông ấy đi một nước. Có thể thấy bài phát biểu khác với bài phát biểu ở Bangkok (Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52). Ông Bình Minh được cho là đã có phát biểu 'thẳng thắn' về vấn đề can thiệp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính. Như vậy, có thể bối cảnh đã khác...".

Ngoài ra, trên trang AMTI (Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á), nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Minh Trang viết rằng nếu Việt Nam tố cáo Trung Quốc trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thời điểm này, khả năng thành công sẽ không lớn, vì 2 lý do. Thứ nhất, Trung Quốc là 1 trong 5 nước có phiếu phủ quyết tại Đại Hội đồng. Thứ hai, các nước châu Phi chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, và Malaysia, Philippines đang có dấu hiệu ngả theo Trung Quốc. Bài viết của bà Trang cũng được BBC trích dẫn sau phần phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Ca.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi nghĩ bài phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh cần được đánh giá dựa trên nội dung tổng thể của nó, thay vì chỉ dựa trên việc nó có “lên án” Trung Quốc hay không. Trong bài phát biểu, đại diện của Việt Nam đã đề nghị xử lý các xung đột trên Biển Đông, cùng những vấn đề khác của thế giới, bằng “trật tự thế giới mới hậu chiến tranh” – thứ đặt nền tảng trên “một hệ thống an ninh tập thể dựa trên hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế”. Nói một cách dễ hiểu, khi Việt Nam bị tên côn đồ Trung Quốc bắt nạt, Chính phủ Việt Nam chủ trương đưa hung thủ ra trước dư luận và pháp luật quốc tế, để giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình thay vì vũ lực. So với giải pháp mà giới “dân chửi” đề nghị, là chống một anh côn đồ ở gần bằng cách xin làm đệ tử của một anh bảo kê ở xa, thì giải pháp của Chính phủ Việt Nam bền vững hơn, ít rủi ro hơn, và văn minh hơn một bậc. Cũng cần lưu ý rằng về lâu về dài, giải pháp của Chính phủ Việt Nam không mâu thuẫn với một số đòi hỏi mà giới “dân chửi” đặt ra trong mùa hè vừa qua, như gia tăng hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước có quyền lợi ở Biển Đông, chuẩn bị hồ sơ để kiện Trung Quốc khi cần thiết, và cải cách thể chế cho phù hợp với pháp luật quốc tế.

Qua bức tranh toàn cảnh về dư luận “lề trái” về vụ việc trên, có thể cả giới “dân chửi” lẫn Mỹ (do đài VOA đại diện) đều đang nóng lòng khai thác các xung đột trên Biển Đông để phục vụ mục đích chính trị của mình. Những người trục lợi từ xung đột sẽ không phải là giải pháp tốt nhất cho xung đột. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã hành xử thông minh khi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng pháp luật quốc tế và ngoại giao đa phương, thay vì hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

“Hội nghị Diên Hồng” hay âm mưu “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”?


Hôm 6 tháng 10 năm 2019 vừa qua, Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD) đã tổ chức một buổi tọa đàm khoa học mang tên: “Vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế”. Tọa đàm có sự tham gia của gương mặt quen thuộc luôn tự nhận “nhân sỹ trí thức” như GS Nguyễn Đình Cống, cựu đại sứ Nguyễn Trung, GS Chu Hảo, GS Trần Ngọc Vương... Ngoài ra còn có ông Vũ Quốc Hùng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực UBKT Trung ương, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chuyên gia Phạm Chi Lan, KTS Trần Thanh Vân, cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang…

Nhìn vào lượng người tham gia và quy mô tổ chức, hẳn dư luận có quyền hy vọng vào tính khoa học, khách quan của nội dung buổi tọa đàm. Tuy nhiên, trái ngược lại với kỳ vọng của khán giả, buổi “tọa đàm khoa học” thực chất chỉ là một “hội nghị Diên Hồng lởm”, nơi các “bô lão” tụ hội và giương cao ngọn cờ “Sát Trung”. Tại sao lại nói như vậy?
Thứ nhất, buổi tọa đàm có tên “Vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế”, tức là ít nhất ban tổ chức cần cung cấp thông tin cho khán giả về vùng biển bãi Tư Chính (lịch sử phát triển, tình trạng hiện tại,...), đồng thời đưa ra những thông tin về luật pháp quốc tế (các quy định, các văn bản luật hiện hành, thậm chí là cả các án lệ từng có trước đó,...). Có như vậy, khán giả mới có được cái nhìn chính xác về bãi Tư Chính và hướng dùng luật pháp quốc tế trong trường hợp có tranh chấp. Và có như vậy, thì buổi trò chuyện mới được coi là “Tọa đàm khoa học”. Tuy nhiên, buổi “tọa đàm khoa học” do Viện PLD tổ chức đợt 6 tháng 10 vừa rồi hóa ra chỉ là một buổi hô hào, kích động mang tính chính trị của nhóm 72 hay 23 đòi lật đổ Hiến Pháp, đổi tên nước, đòi Đảng bỏ vai trò lãnh đạo …như lâu nay họ vẫn làm. Nào là . Thiếu tướng Lê Mã Lương sau lời lẽ xúc phạm, bôi nhọ tứng lĩnh Bộ Quốc phòng thì tuyên bố rằng nếu bãi Tư Chính mất, ông sẽ cầm đầu các tướng lĩnh quân đội đến “hỏi tội” Bộ Ngoại giao. Nào là ông Nguyễn Trung (cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan) đã đọc thư kiến nghị đòi “dân chủ hóa đất nước”, “thả tù chính trị”, thả những người đi tù “vì biểu tình khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”(?). Nào là ông Lưu Trọng Vân, Tương Lai và Nguyễn Đình Cống đồng loạt tung tin huyễn hoặc rằng nhiều lãnh đạo, “từ địa phương cho đến trung ương” của Đảng Cộng sản, đã bị “dọa nạt, mua chuộc, khống chế”, để biến thành “gián điệp” của Trung Quốc tại Việt Nam. Nào là xách động giới trẻ rằng thế hệ những người tham gia hội thảo chỉ là “lớp người lót đường”, để “thế hệ mới”, “còn giữ được lý tưởng và phẩm cách Đảng viên” xuất hiện và tạo ra thay đổi hay đưa ra gợi ý “ly khai Đảng” kiểu ý tưởng của ông. Nguyễn Đình Cống kêu gọi “một số người” “từ Trung ương Đảng” “hợp với nhau”, để tạo thành một “hạt nhân có chính nghĩa”, nhằm quy tụ niềm tin của dân chúng….




Thứ hai, gọi buổi tọa đàm này là “Hội nghị Diên Hồng lởm” bởi các thành phần tham gia chủ yếu là toàn “bô lão”, từ dàn nhân sĩ trí thức phản biện “nhóm 23” cho đến các cựu tướng về hưu trong chính quyền. Tuy nhiên, nếu các bô lão trong hội nghị Diên Hồng trước đây một mực tin tưởng vào sự lãnh đạo của vua tôi Trần triều, một lòng một dạ chống quân Mông bằng chính sức lực của mình; thì nhóm bô lão của “hội nghị Diên Hồng lởm” lại làm điều trái ngược: Bất tuân đường lối của chính quyền và âm mưu “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Bằng chứng là trong buổi tọa đàm, GS. Chu Hảo – một thành viên cộm cán của giới nhân sĩ trí thức phản biện, cũng là người mới bị khai trừ khỏi Đảng – có phát biểu:
“Lần thách thức này là chuyện trước mắt mất nước hay không mất nước. Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế lúc này là đúng thời điểm, đúng lúc rất quan trọng.”
“Muốn có thế trận lòng dân thì Đảng, chính phủ phải minh bạch thông tin. Đài Tiếng nói, đài truyền hình phải cập nhật liên tục diễn tiến tàu Trung Quốc đang xâm phạm Bãi Tư chính.”
GS Chu Hảo nhấn mạnh hiện tại chính quyền Việt Nam có hai nút thắt.
Nút thắt thứ nhất là cần kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Nút thắt thứ hai là nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành quan hệ chiến lược, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng.
Ông Chu Hảo nói:
“Vài người bạn ở Bộ Ngoại giao Mỹ có nói với tôi rằng phản ứng của Việt Nam hiện nay chậm chạp bị động rụt rè, việc này làm cho phía Mỹ nản lòng.”
Tức là, ông Chu Hảo và các nhân sĩ trí thức đều nhất trí việc nhờ Mỹ để đuổi Trung. Hợp tác về an ninh quốc phòng đồng nghĩa với việc Mỹ có thể tham gia và kiểm soát quân đội. Nắm được quân đội thì tức là nắm đằng chuôi được quốc gia và người dân. Ông Chu Hảo có vẻ đã quên (hay cố tình quên?) rằng Trung hay Mỹ thì đều có những âm mưu thôn tính đối với Việt Nam. Đề xuất của ông Chu Hảo và những nhân sĩ trí thức làm trong buổi tọa đàm không phải là yêu nước, mà chính là bán nước.
Ông Chu Hảo phát biểu lộ liệu trong một tọa đàm công khai, có lẽ không thể gọi đây là “âm mưu” được. Nhưng chắc chắn ý đồ “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau” này đã được ông ấp ủ từ lâu chứ không phải bộc phát, vì ông còn nắm được cả thông tin là “phía Mỹ nản lòng” vì những hành động “chậm chạp bị động rụt rè” của Việt Nam.
Thế là, với các bô lão phản biện và các cựu tướng, cựu phó trưởng,... buổi tọa đàm khoa học đã biến thành buổi “trà đá Diên Hồng” với những lời kêu gọi “kiện Trung Quốc” đầy cảm tính. Làm khoa học chưa bao giờ dễ dàng đến thế, và khoảng cách giữa yêu nước và bán nước chưa bao giờ mỏng manh đến thế.
 Nguyễn Biên Cương

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Quân đội nên xem xét tước quân tịch, quân hàm với ông Lê Mã Lương?



Tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế” do toàn gương mặt thân quen của nhóm người tự nhận là “nhân sỹ trí thức” tổ chức, ông Thiếu tướng Lê Mã Lương đã có màn độc diễn, chiếm diễn đàn phát đi lập luận quen thuộc của nhóm tự nhận “nhân sỹ trí thức” khuấy động từ khi đoàn HD8 xâm phạm bãi Tư Chính là phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế.





Nếu đơn thuần chỉ là quan điểm, ý kiến của ông Lê Mã Lương thì khỏi bàn, vấn đề nghiêm trọng nằm ở chỗ ông mượn diễn đàn này, lợi dụng danh nghĩa các cựu chiến binh để kích động chiến tranh, xúc phạm, miệt thị các tướng lĩnh quân đội như “tên lửa Việt Nam vươn đến Thượng Hải”, nào là “anh em phải chiến đấu để giữ đảo”, “nếu không kiện, để mất Bãi Tư chính thì ông sẽ cầm đầu anh em Quân đội đến hỏi thăm Bộ Ngoại giao”, xúc phạm Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “không biết đọc bản đồ”, “không ra thực địa”, miệt thị Chủ nhiệm TCCT “chưa trải qua chiến tranh”, cho đến các tướng lĩnh quân đội đều dốt, kém hơn anh ta, thậm chí có dấu hiệu vu cáo họ “chỉ có mỗi mặt mạnh, đó là rất nhiều tiền”….
Những phát biểu trên của ông Lê Mã Lương đã khiến cộng đồng mạng, cựu chiến binh và sỹ quan quân đội bức xúc, phản ứng dữ dội trên mạng xã hội. Ông này trước đây từng gây phản ứng mạnh mẽ và tổn hại đến uy tín Quân đội, tướng lĩnh cùng thời khi bịa ra một chiến sĩ là Nguyễn Văn Luyện bị lính Trung Quốc đâm nhiều nhát, tuyên bố đã có nhân vật cao cấp lệnh cho lính ta ở Trường Sa không được nổ súng vào lính Trung Quốc khiến chính những người trong cuộc cựu binh Lê Hữu Thảo hoặc những người thông hiểu lịch sử truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam như nhà báo Thiềm Thừ đã công khai lên tiếng phản bác lại các luận điệu của ông Lương kịch liệt

Trên thực tế, dù mang danh là cựu tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội, nhưng ông lại thường hay giao du và bày tỏ sự ủng hộ hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh trật tự của một số cá nhân, hội nhóm chống đối cực đoan, manh động, quá khích mà các phương tiện truyền thông Nhà nước nhiều lần cảnh báo.
Có thể nói, ông Lê Mã Lương là hiện tượng tiêu biểu của “trở cờ”, xét lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phá hoại uy tín của Quân đội, đã vi phạm vi phạm nghiêm trọng quy định, pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành Quân đội. Giống như trường hợp ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng mới bị kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng mới đây, trường hợp vi phạm nghiêm trọng như ông Lê Mã Lương đã xứng đáng bị xem xét khai trừ khỏi Đảng và tước các danh hiệu cao quý của Quân đội
Nguyễn Biên Cương