Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Cần phải xem xét tư cách luật sư tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Vũ Quang Thuân và đồng bọn!


Ngày 10/07/2018 vừa qua, phiên xử phúc thẩm ba thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt, là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc đã diễn ra ở Hà Nội. Ba bị cáo được bào chữa bởi 10 luật sư, là Trần Vũ Hải, Lê Văn Luân, Lê Văn Hòa, Trịnh Vĩnh Phúc, Ngô Anh Tuấn, Ngô Ngọc Trai, Đoàn Thái Duyên Hải, Hà Huy Sơn, Lê Thu Huyền, và Nguyễn Văn Miếng. Sau phiên xử kéo dài từ 8h30’ đến 20h35’, với 2 giờ nghỉ trưa, tòa đã tuyên ba bị cáo y án sơ thẩm. Theo đó, Vũ Quang Thuận nhận 8 năm tù giam, còn Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc mỗi người 6 năm. Trước và sau phiên tòa, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối, tổ chức quốc tế và sứ quán đã làm truyền thông hỗ trợ ba bị cáo.

Cụ thể, trước phiên tòa, cựu nhà báo Phạm Thành (người bảo trợ của Vũ Quang Thuận) đã viết bài ca ngợi Thuận, luật sư Ngô Ngọc Trai đã viết bài ca ngợi thân chủ Trần Hoàng Phúc, và luật sư Lê Luân viết bài phê phán các quyết định của tòa sơ thẩm; những bài này đều đăng trên Facebook cá nhân. Ngày 08/07/2018, Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà, Hà Nội tổ chức một “lễ cầu nguyện vì công lý và hòa bình”, trong đó họ ca ngợi nhóm bị cáo là “những tiếng nói cho sự thật và công lý”, đồng thời tuyên truyền rằng Nhà nước đang “cấm cản tự do ngôn luận”. Nhìn chung, những người ủng hộ vừa nêu đều phát biểu rằng nhóm Vũ Quang Thuận vô tội, bị Nhà nước Việt Nam bắt giam vô cớ.

Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Nhóm 10 luật sư tham gia bào chữa cho 3 bị cáo
Xem link:
 Phát biểu của linh mục Ngô Văn Khả trong "lễ cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình" ngày 08/07/2018
 "PHIÊN TOÀ BA BỊ CÁO" - Luân Lê (FB cá nhân), 09/07/2018, 11:59

Những phát biểu này sai sự thật. Như cáo trạng của Viện Kiểm sát đã đề cập, Vũ Quang Thuận đã tạo và đăng tải 17 clip có nhiều dấu hiệu vi phạm luật pháp Việt Nam. Chẳng hạn, trong clip số 37 của chuyên đề “Giải quyết hậu quả Formosa bằng cách nào”, Vũ Quang Thuận đã kêu gọi “vứt bỏ điều 4 Hiến pháp”, “tổng biểu tình trên toàn quốc” để đòi thay đổi chế độ bầu cử và thể chế chính trị ở Việt Nam; kêu gọi “dùng bạo lực của nhân dân đứng lên đập” chính quyền; và “mời Mỹ vào chế tài các vi phạm nhân quyền của Việt Nam bằng giải pháp quân sự”… Như vậy, Thuận đã tuyên truyền theo hướng vi phạm pháp luật, khi kêu gọi dùng bạo loạn để lật đổ thể chế chính trị, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào tình hình chính rị của Việt Nam. Phạm Thành, Dòng Chúa Cứu thế và các luật sư không thể chối bỏ thực tế này, trừ phi họ phủ nhận giá trị của luật pháp Việt Nam.

Dù vậy, sau phiên tòa, ngày 11/07/2018, luật sư Ngô Ngọc Trai viết trên Facebook cá nhân rằng “phiên tòa mất dân chủ, không có công lý”. Để chứng minh cho nhận định đó, ông Trai viết rằng tòa đã từ chối cho chiếu lại 17 video “chống nhà nước” của Vũ Quang Thuận, từ chối triệu tập các Giám định viên để giải trình các video đó “chống nhà nước” ở điểm nào, không để “những người dân quan tâm” đến dự phiên tòa, và nhiều lần ngắt lời luật sư. Luật sư Lê Luân viết bài với ý tương tự, ngoài ra còn phê phán cơ quan điều tra không tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo sự nguyên vẹn của chứng cứ, khi để Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội download các video bằng chứng, nén vào một đĩa CD rồi gửi cho mình. Cả ông Trai lẫn ông Luân đều dùng ảnh chụp chung của 9 luật sư bào chữa để minh họa cho bài viết của họ.
Xem link:
"MỘT PHIÊN TÒA MẤT DÂN CHỦ" - Ngô Ngọc Trai (FB cá nhân), 11/07/2018, 08:41
"VỤ ÁN ĐẾN GẦN NỬA ĐÊM" - Luân Lê (FB cá nhân), 11/07/2018, 13:53

Tuy nhiên, các cáo buộc của Ngô Ngọc Trai và Lê Luân là không hợp lý. Khi từ chối cho chiếu lại 17 video “chống nhà nước” của Vũ Quang Thuận tại tòa, Hội đồng Xét xử không vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Theo Khoản 3 Điều 308 của Bộ Luật, Hội đồng Xét xử có quyền không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án nếu thấy cần thiết, hoặc nếu tài liệu chứa các chi tiết đi ngược thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Vì 17 clip của Vũ Quang Thuận có nội dung kích động bạo loạn, và chứa nhiều lời chửi bới tục tằn, có thể nói việc không chiếu lại clip tại tòa là cần thiết.

Trong vụ việc này, nhóm luật sư bào chữa đã dùng lại một chiêu thức quen thuộc, mà họ từng dùng trong phiên xử 6 thành viên Hội Anh em Dân chủ. Họ tập trung khai thác các tiểu tiết trong cách hành xử của tòa, để đánh lạc hướng dư luận, khiến dư luận quên mất một thực tế rằng các video của Vũ Quang Thuận thật sự có dấu hiệu phạm pháp. Sau đó, họ nói vống lên rằng phiên tòa hoàn toàn “không có công lý”, và các bị cáo đã bị xử oan. Chúng tôi cho rằng khi làm việc theo phương thức này, 10 luật sư đã bất chấp sự thật để đạt được mục đích.

Ngày 12/07/2018, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đăng những lời cuối của Trần Hoàng Phúc trước tòa, phần phát biểu này chứa nội dung tuyên truyền chống chế độ. Ngoài ra, Trịnh Vĩnh Phúc cũng so sánh phiên tòa xử Trần Hoàng Phúc với một số phiên tòa dưới thời các chính quyền thực dân, để ám chỉ rằng chế độ hiện nay của Việt Nam không tự do bằng các chế độ thực dân:
Xem link
 Những lời cuối tại tòa của bị cáo Trần Hoàng Phúc - Trịnh Vĩnh Phúc (FB cá nhân), 12/07/2018, 19:10
Post so sánh phiên xử 3 thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt với một số phiên tòa dưới thời các chính quyền thực dân - Trịnh Vĩnh Phúc (FB cá nhân), 12/07/2018, 22:24




Khi viết những dòng trên, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chỉ đưa ra các ví dụ có lợi cho mình, và gạt tất cả các ví dụ khác đi. Nếu xem xét nhiều ví dụ hơn, ta sẽ thấy chế độ thực dân không tươi đẹp như ông Phúc mô tả. Chẳng hạn, sau vụ Hà thành Đầu độc năm 1908, thực dân Pháp xử tử 19 người, phạt 4 người tội khổ sai chung thân, phạt 26 người tội khổ sai hữu hạn, và phạt 10 người án tù từ 5 năm trở xuống.  Sau khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, thực dân Pháp xử tử 17 người và bắt giam 85 người; đồng thời cho máy bay ném bom triệt hạ làng Cổ Am, Vĩnh Lại, Hải Dương, vì có tin rằng nghĩa quân đang ẩn náu ở đó. Sau vụ Nam Kỳ Khởi nghĩa năm 1941, thực dân Pháp đem hàng nghìn đảng viên Cộng sản ra xét xử và xử tử hơn 100 người, đồng thời cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Ông Phúc nên xem xét đầy đủ các ví dụ tương tự, trước khi ca ngợi công lý của các chế độ thực dân phương Tây.

Ngoài ra, dù các chế độ thực dân phương Tây có tốt đẹp hay không, chúng cũng không thể che lấp một thực tế rằng 17 clip của Vũ Quang Thuận thật sự có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam hiện tại.

Song song với dàn đồng ca của các luật sư, ngày 11/07, Đại Sứ quán Mỹ và Hội Anh em Dân chủ ra tuyên bố về phiên tòa, cả hai đều nói rằng 3 bị cáo chỉ “thể hiện chính kiến khác biệt” của mình một cách ôn hòa, để thực hiện “các quyền con người” mà Hiến pháp Việt Nam hoặc luật quốc tế đã công nhận. Tuyên bố của Hội Anh em Dân chủ do Nguyễn Văn Đài soạn và ký, chứa nội dung tuyên truyền chống chế độ.
Xem link
 "ĐSQ Mỹ “thất vọng” về án phúc thẩm dành cho 3 nhà hoạt động" - VOA tiếng Việt, 11/07/2018
 "Hội Anh Em Dân Chủ phản đối phiên tòa vi phạm nhân quyền của CSVN" - Nguyễn Văn Đài, 11/07/2018.

Trong Phong trào Chấn hưng Nước Việt, khoảng 45’ sau khi tòa tuyên án, Lê Trọng Hùng làm một clip Livestream để bình luận về phiên tòa. Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm Chấn hưng TV chỉ lên tiếng một cách mờ nhạt.

Trước và sau phiên tòa, Hội Sinh viên Nhân quyền rất tích cực đưa tin về phiên tòa và Trần Hoàng Phúc, trong khi Nghiệp đoàn Sinh viên Nhân quyền không đưa tin.

Như vậy, các luật sư bào chữa tỏ ra rất nhiệt tình với phiên tòa và với nhân vật Trần Hoàng Phúc; phía Công giáo, quốc tế và Hội Anh em Dân chủ lên tiếng theo thông lệ; phía Phạm Thành và Hội Sinh viên Nhân quyền lên tiếng mạnh để bảo vệ thành viên/thân hữu của mình; trong khi Nghiệp đoàn Sinh viên Nhân quyền và hầu hết nhóm Chấn hưng TV không lên tiếng ở mức đáng có.

Cùng với diễn biến ben ngoài phiên tòa, không một đồng bọn nào đến “cổ vũ” cho các bị cáo bên trong, duy nhất Trương Văn Dũng ngụy tạo trình diễn việc giương một khẩu hiệu phản đối phiên tòa, cho các bị cáo vô tội, bị dư luật phơi bày thủ đoạn đã lập tức xóa không còn vết tích.

Được biết, trước  khi bị bắt nhiều năm, Vũ Quang Thuận đã ăn dầm dề ở Hà Nội để lê lết quanh ĐSQ Mỹ cầu xin được tỵ nạn chính trị, đã một số cuộc gặp nhân viên chính trị, Thuận đã đăng lên facebook loan báo. Có lẽ đây là lý do khiến ĐSQ Mỹ lên tiếng bênh vực Thuận. Tuy nhiên qua cách phản ứng của các luật sư trước và sau phiên tòa cho thấy rõ những luật sư này không còn đứng trên danh nghĩa bảo vệ luật pháp nữa, họ hoàn toàn lợi dụng danh nghĩa bảo vệ thân chủ của mình để tuyên truyền chống Nhà nước, tiếp sóng truyền thông cho các bị cáo và phong trào chống Nhà nước của các thế lực phản động. Họ đã vi phạm quy tắc, đạo đức,tiêu chuẩn hành nghề và chưa bao giờ thấy Đoàn Luật sư lên án. PHải chăng pháp luật dành ngoại lệ cho số luật sư này?
Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

VOICE và Mẹ Nấm bắt tay nhau thúc đẩy nhanh con đường tỵ nạn chính trị?



Việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người mới nhận giải thưởng khủng của tổ chức Civil Rights Defender của Châu Âu trị giá 50 ngàn Euros phục vụ cho thúc đẩy dự án Mạng lưới Blogger Việt Nam bị nhập kho phá sản đi rất nhiều “kỳ vọng” vào thủ lĩnh tổ chức này của giới NGO về dân chủ Mỹ và phương Tây. Dễ hiểu sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ vội vã trao giải thưởng nhân quyền cho Quỳnh nhằm tạo sức ép về ngoại giao, không hề khiến cô này nhận mức án nhẹ nhàng hơn. Trước bối cảnh đó,một số “phát ngôn viên” của phong trào zân chủ cuồng Mỹ như Phạm Đoan Trang (thành viên VOICE) lập tức đồng thanh, Quỳnh phải chấp nhận tỵ nạn chính trị để “thoát” khỏi nhà tù. Thế mới thấy, nhân vật Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là con bài nặng ký, được đầu tư nhiều, tạo dựng hình tượng lớn mà chưa kịp “thu hồi vốn” của nhiều thế lực muốn thay đổi xã hội Việt Nam đến mức nào.

「Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, CPJ」的圖片搜尋結果
Việc Quỳnh từng nhận giải nhân quyền khủng khiến làng zân chủ "sốc" và bị giới elite công kích

Dù cả chiến dịch vận động mạnh mẽ gây áp lực trả tự do cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  do VOICE và Dân Làm Báo cùng hợp tác, vẫn thất bại cho thấy, cho đến nay Quỳnh vẫn chưa “xuất khẩu” được cho thấy trước đó họ chưa hề tính phương án vận động cho Quỳnh đi tỵ nạn một cách chủ động như nhiều nhân vật khác, chẳng hạn Nguyễn Văn Đài, được vợ Đài và VOICE vận động ngay quốc gia tiếp nhận Đài khi Đài mới bị bắt, nhưng phải đến 3 năm sau mới đưa được Đài từ nhà tù đến nước Đức. Có thể thấy, quá trình vận động để đưa một tù nhân từ nhà tù sang đến “thế giới tự do” thường mất nhiều thủ tục nhiêu khê, là chặng đường dài vận động có chủ động, tích cực của nhiều bên, chứ không hề dễ dàng chút nào.Nghe nói hồ sơ được xếp ở Đại sứ, Lãnh sứ quán Mỹ rất dày, còn xếp hàng dài,như Vũ Quang Thuận, sắp đưa ra xử phúc thẩm đã nộp hồ sơ ở Đại sứ Mỹ mấy năm trước khi bị bắt (?!)

Tuy nhiên những động thái gần đây của VOICE – cánh tay nối dài của Việt Tân và một số NGO bảo trợ cho Quỳnh cho thấy, khả năng họ đã tiến giai đoạn nước rút trong việc đưa Quỳnh “xuất khẩu dân chủ”. 

Ngày 14/6/2018, tổ chức CPJ tuyên bố trao giải thưởng Tự do báo chí quốc tế cho Quỳnh, tái khởi động chiến dịch truyền thông đòi "tự do" cho Quỳnh

「Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, CPJ」的圖片搜尋結果

Ngày 29 tháng 6 năm 2018, tổ chức Civil Rights Defender kêu gọi Việt Nam thả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh


VOICE đã đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng bộ phim về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã vận động được truyền hình Thái công chiếu, nhưng ngày 4 tháng 7 năm 2018, khi chính phủ Thái Lan hủy chiếu bộ phim về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (lý do được cho là theo đề nghị từ phía Việt Nam), Trịnh Hội tuyên bố “sẽ đại diện cho VOICE đem trình chiếu bộ phim này trên toàn thế giới”


Trong khi đó, một thành viên VOICE là Đinh Phương Thảo trả lời phỏng vấn The Diplomat rằng 1 năm sau khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đi tù, giới hoạt động Việt Nam đang “được tổ chức tốt hơn trước” và thường xuyên “thảo luận về chiến lược” với nhau.


Ngoài ra, trước những lời kêu ca ngày càng dồn dập của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cây bút Ánh Liên của Việt Nam Thời báo vừa tung tin rằng bà Quỳnh sẽ chấp nhận đi tị nạn chính trị.

Trong bối cảnh trên, bà mẹ Quỳnh đột nhiên tung ra thông tin Quỳnh tuyên bố tuyệt thực, không quên chua thêm từ chối cả cơm nhà lẫn cơm tù và bà này cũng tuyên bố …không khuyên Quỳnh dừng tuyệt thực và đến tận lần thăm tù tiếp theo sẽ đến tiếp tế cho Quỳnh xem cô này …còn sống hãy đã chết!?! Nghe rất lâm li kỳ quái của một bà mẹ hết lòng …thương con! Nhân dịp đó, tổ chức Ân xá quốc tế lập tức phát động chiến dịch “khẩn cấp cứu blogger Mẹ Nấm” và được các thành viên của VOICE tích cực rải trên mạng với cường độ lớn.

Xem ra, ngày mà làng zân chủ vỡ òa chia sẻ tin vui với gia đình Mẹ Nấm sớm được “hội tụ” ở trời Tây không còn xa!

Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Mượn vụ Trương Thị Hà, giới zân chủ đấu tố giới trí thức trong nước?




Lâu nay giới trí thức Việt Nam vẫn là mục tiêu tổng sỉ vả của giới zân chủ, giới đấu tranh nhân quyền mạng. Họ xem giới trí thức Việt Nam là "trí ngủ", "hèn nhát", "ngậm miệng ăn tiền" khi không dám lên tiếng "đấu tranh cho các giá trị dân chủ, nhân quyền" như họ và nhiều "trí thức dân chủ" thế giới, không dám đi đầu hô hào người dân "thức tỉnh", "chống cộng", "lật đổ thế chế" mà họ cho là "độc tài toàn trị". Ngay đến như một số trí thức đã "thức tỉnh" như nhóm IDS, Bauxite Việt Nam, CLB Lê Hiếu Đằng, hay mấy văn nghệ sỹ như Bùi Chát...họ vừa ca tụng vừa chửi rủa mỗi khi những trí thức này bị cho là "thỏa hiệp", chưa dám dứt khoát bạo động, lật đổ chính quyền như họ. Tiêu biểu như ông Tương Lai tuyên bố "bỏ đảng của ông Trọng, trở lại đảng của Bác Hồ" đã ăn đủ gạch đá vì chưa "thoát xác", vẫn còn lưu luyến chế độ cộng sản". Vậy nên dễ hiểu, cùng với 90 triệu dân bị ví như "bầy cừu" thì giới trí thức Việt Nam trở thành mục tiêu chửi bới, sỉ nhục, bôi nhọ, thóa mạ....của giới zân chủ mạng mỗi khi họ có cơ hội.

「Trương Thị Hà」的圖片搜尋結果

Với nội dung khẩu hiệu này, rõ ràng trình độ sinh viên Đại học của Trương Thị Hà có "vấn đề" bởi cô chưa hề đọc/hiểu dự thảo luật đặc khu cũng như tìm hiểu nó đã thực cho Trung Quốc thuê hay chưa?

Ngày 17 tháng 6 năm 2018, khi đi biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế, Trương Thị Hà (đệ tử của Trần Vũ Hải, sinh viên trường Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn TP.HCM) bị công an đưa về trụ sở làm việc. Khi thầy Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường được mời đến gặp các nhân viên công an đang làm việc với Hà để bàn giao cho nhà trường "giáo dục, quản lý", Hà xin thầy gọi luật sư Trần Vũ Hải và Lê Công Định hộ Hà, nhưng thầy im lặng. Theo lời kể của Hà, thì thầy cũng im lặng khi thấy công an đánh Hà, chửi Hà là “con đĩ” (sự việc này không ai chứng thực ngoài Hà tự kể). Vì vậy, ngày 29 tháng 6 năm 2018, Trương Thị Hà viết một thư ngỏ dài gửi thầy Hạ, để thuật lại các chi tiết của vụ việc trên. Cuối thư, Hà xin thầy “bảo vệ, che chở” cho mình, “thương” mình, để “cứu với tâm hồn yếu đuối” của mình .

Vài chục phút sau khi Hà đăng thư ngỏ lên Facebook và thu được 3000 lượt Shares, lá thư bị Facebook gỡ bỏ. Từ thời điểm đó đến nay, một loạt các "đồng đội" của Hà như Lê Công Định, Lý Quang Sơn, Nguyễn Văn Tráng, Phạm Đoan Trang, Phạm Minh Hoàng, Tôn Phi… đã đồng loạt bình luận về vụ việc hoặc kể chuyện bản thân, để tuyên truyền chống nền giáo dục Việt Nam, ca ngợi nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa hoặc phương Tây, đồng thời thiết lập một định kiến rằng người dạy học, người trí thức phải phản biện chính trị.
Lúc 9h sáng 2 tháng 7, tiến sĩ Lê Tuấn Huy viết một bài phản biện dài trên Facebook cá nhân, để phân tích các sai lầm của thầy Phạm Tấn Hạ, của sinh viên Trương Thị Hà và của phong trào chống Cộng trong vụ việc. Trong bài, ông Huy phê bình rằng Hà đã thể hiện “cảm xúc giả tạo”, sự “ngây thơ giả tạo” trong bức thư, đồng thời tự khiến mình không thể tiếp tục “hoạt động dân sự” ở trường đại học. Ông Huy cũng viết rằng khi phong trào chống Cộng liên tục “đấu tố” những người bị cho là “thiếu nhận thức dân chủ”, để “làm truyền thông”, nhằm giữ lửa biểu tình và “đánh thức” giới trí thức, họ đã chọn một chiến lược sai lầm. Ngoài ra, ông Huy viết rằng thầy Hạ là người tốt, thường xuyên giúp đỡ sinh viên một cách vô vụ lợi, và nếu thầy Hạ phản kháng lại công an thì sinh viên Trương Thị Hà còn chịu nhiều thiệt hại hơn mức đó.




Vì tiến sĩ Lê Tuấn Huy xuất phát từ trường Đại học Khoa học-Xã hội-Nhân văn TP.HCM, các mối quan hệ của ông với trường, hoặc với thầy Hạ, có thể là một trong những động lực khiến ông viết bài. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng các ý kiến của ông Huy khá hợp tình hợp lý cho các bên.
Đáp lại, khoảng 14h30’ chiều cùng ngày, bà Nguyễn Giáng Vân viết một post công kích Lê Tuấn Huy, nói rằng riêng việc thầy Hạ đến gặp công an đã cho thấy thầy “hành xử đê hèn”, còn Huy đã “bênh” thầy Hạ và “đánh lạc hướng dư luận”. Sau đó, bà Vân đặt nghi vấn rằng Lê Tuấn Huy là thành viên lực lượng 47. Ngày 4 tháng 7 năm 2018, trang Bauxite Việt Nam đăng lại lời Nguyễn Giáng Vân và Lê Tuấn Huy trong cùng một bài viết, và trình bày bài theo hướng ủng hộ bà Vân.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Nguyễn Giáng Vân là nhà thơ, thành viên Hội Nhà văn Hà Nội, cũng đồng thời là người ủng hộ Văn đoàn độc lập và tham gia nhiều lời tuyên bố, ký tên do nhóm này khởi xướng. Từ đó có thể thấy, bà Vân và những trí thức, văn nghệ sỹ như bà quyết tâm "vùi dập" tâm huyết, sự trân thành của thầy Lê Tuấn Huy, chụp mũ ông thuộc hàng ngũ dư luận viên ăn lương chính quyền để sỉ nhục, thóa mạ ông chỉ vì ông đã chỉ ra chiêu trò "mua nước mắt thiên hạ" của Trương Thị Hà và sai lầm chiến lược của làng zân chủ trong vụ việc lợi dụng vụ này để tấn công giới trí thức

Trở lại với vụ việc, theo Facebook cô Trương Thị Hà, thì thầy Phạm Tấn Hạ hiện vẫn im lặng, chưa trả lời thư ngỏ của cô, có thể thầy Hạ tuân thủ nguyên tắc, quy trình xử lý của nhà trường, chờ phát ngôn chính thức từ nhà trường, bản thân thầy đang làm việc với tư cách viên chức cho nhà trường, không muốn để phát ngôn cá nhân ảnh hưởng tới nhà trường. Dư luận đồn đoán, như vậy, nhiều khả năng “tâm hồn yếu đuối” của Trương Thị Hà sẽ không được cứu.
Vậy cô Trương Thị Hà nên làm gì? Tôi cho rằng trò la làng, lấy nước mắt thiên hạ không cứu vãn được cô khi cô đã vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của nhà trường, vi phạm đạo đức trong hành xử với thầy cô mình. Giờ đây Hà hoàn toàn có thể nhờ đến các luật sư Lê Công Định, Trần Vũ Hải bảo vệ quyền lợi cho mình. Nghe nói khoảng 10h tối ngày 26 tháng 6 năm 2018, trang Nhật ký Biểu tình đã đăng một clip tự quay của cựu luật sư Định, trong đó ông Định nói rằng những người biểu tình bị bắt giữ tùy tiện nên kiện công an. Nếu công an thật sự đánh, chửi cô Hà, như lời cô nói trong thư, thì họ đã vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự, và cô có quyền kiện họ theo lời khuyên của ông Định. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, cô Trương Thị Hà nên cung cấp đầy đủ những thông tin mà tòa yêu cầu, dù thông tin đó gây bất lợi cho cô. Nếu không, khả năng thắng kiện của cô là rất thấp.
Hiện nay, Trương Thị Hà đã là một người trưởng thành trên 18 tuổi, và đã tốt nghiệp Đại học Luật. Nghe nói cô tham gia làm nhân viên cho Văn phòng luật sư của con trai ông Trần Vũ Hải. Vì vậy, thành thực khuyên cô Hà nên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, thay vì mượn trò cầu xin thầy hiệu phó “thương”, “bênh”, và “cứu vớt tâm hồn tội lỗi” của cô để la làng, ăn vạ. Nếu thắng kiện, cô Hà có quyền phê bình hành vi vi phạm pháp luật của các nhân viên công vụ, và phê bình sự im lặng của thầy Hạ. Còn nếu cô Hà không dám tự bênh vực mình trước tòa, vì tình thế không thuận lợi, thì cô không có quyền đòi hỏi thầy Phạm Tấn Hạ thay mình làm việc đó.
 Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Cứu vãn biểu tình, đám phản động tiếp tục dối trá, bịa đặt!



Ngày 23 tháng 5 năm 2018, Quốc hội Việt Nam bắt đầu thảo luận về dự án Luật Đặc khu Kinh tế mới, trước khi bỏ phiếu thông qua vào cuối kỳ họp. Dự luật qui định rằng nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất ở đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm, thay vì chỉ 70 năm như luật hiện nay. Ngay sau đó, nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã đồng loạt phản đối dự luật, vì cho rằng mô hình đặc khu không những không đem lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ an ninh. Đáp lại, Quốc hội đã lùi thời hạn bỏ phiếu thông qua dự luật Đặc khu, để có thời gian chỉnh sửa những điều khoản gây tranh cãi.

Tuy nhiên, sau khi Quốc hội đồng ý sửa dự luật, các tổ chức chống Cộng trong và ngoài nước vẫn tiếp tục kêu gọi biểu tình. Dù họ tuyên bố biểu tình để phản đối dự luật Đặc khu, một số người biểu tình lại giơ biểu ngữ lên án nhà nước Việt Nam “bán nước”. Dù họ tuyên bố đây là một cuộc biểu tình yêu nước, nhiều người biểu tình lại giơ cờ Mỹ và ảnh Tổng thống Mỹ, chứ không giơ cờ Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra, cuộc biểu tình được phát động bởi nhóm Đô Thành Sài Gòn, một nhóm chống Cộng cực đoan, muốn lật đổ chế độ hiện tại để dựng lại chế độ Việt Nam Cộng hòa. Như vậy, ngay từ đầu, đây đã là một cuộc biểu tình thiếu trung thực, mang tính “treo đầu dê, bán thịt chó”.




(Ảnh 01 – Người biểu tình giơ biểu ngữ quy chụp nhà nước Việt Nam “bán nước”. Ảnh chụp ở TP.HCM hôm 10/06/2018)


(Ảnh 02 – Người biểu tình giơ cờ Mỹ và ảnh Tổng thống Mỹ, thay vì giơ cờ Việt Nam)

(Ảnh 03 – Quan điểm chống Cộng cực đoan của người phát động biểu tình)

Ngày 10 tháng 6, cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” ở Bình Thuận đã bùng phát thành bạo động, khiến 8 xe ô tô bị đốt, 3 cơ quan nhà nước bị phá hủy, 28 cảnh sát cùng nhiều dân thường bị thương, và Quốc lộ 1A bị tắc trong một ngày rưỡi. Ngay sau cuộc bạo động đó, đảng khủng bố Việt Tân đã kêu gọi biểu tình để làm tắc đường, nhằm tạo hỗn loạn trong xã hội Việt Nam. Do đó, từ ngày 17 tháng 6, cơ quan công an đã ngăn chặn phong trào biểu tình này bằng các biện pháp mạnh, để bảo vệ an ninh quốc gia và sự an toàn của dân chúng.

Cùng lúc đó, ngày 15 tháng 6, các tổ chức chống Cộng đã lập hai trang Facebook mới để thu thập, móc nối và định hướng người biểu tình, nhằm xây dựng một phong trào biểu tình kéo dài, như họ từng làm hồi mùa hè năm 2011. Cụ thể, một số nhân vật quan trọng trong Diễn đàn Xã hội Dân sự - như Nguyễn Quang A, Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc - đã thành lập nhóm “Lão Mà Chưa An”, tập hợp các trí thức lớn tuổi tự xưng là “bô lão”. Cùng lúc đó, Nguyễn Hồ Nhật Thành lập trang “Nhật ký Biểu tình”, tập hợp các thanh niên trẻ. Sau khi thành lập, Lão Mà Chưa An đã dẫn dắt phong trào biểu tình bằng cách liên tục ra các thông báo, thư ngỏ, kiến nghị; còn Nhật ký Biểu tình làm việc này bằng cách tập hợp thông tin của những người tham gia biểu tình, cùng hình ảnh và truyện kể của họ. 

Từ ngày 18 tháng 6, hai trang Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình bắt đầu phối hợp với nhau trong việc thu thập, móc nối và hỗ trợ người biểu tình. Hai nhóm này cam kết hỗ trợ chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho người bị đánh; hỗ trợ luật sư cho người bị “sách nhiễu”; hỗ trợ tiền cho gia đình người bị khởi tố. Tiền quyên góp để làm những việc trên được gửi đến tài khoản của ông Nguyễn Quang A, hoặc của Quỹ Lương tâm do ông Quang A quản lý. Đây là một hiện tượng đáng chú ý, vì Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A chính là tổ chức đầu tiên hướng sự chú ý của dư luận vào chi tiết “cho thuê đất 99 năm” trong dự luật Đặc khu Kinh tế, để thổi phồng nguy cơ mất chủ quyền từ dự luật, nhằm kích động người dân. Trong khi đó, Nguyễn Hồ Nhật Thành từng mở nhiều khóa huấn luyện người hoạt động chống chính quyền, và mời Nguyễn Quang A tham gia giảng dạy. Như vậy, nhóm Nguyễn Quang A vừa là kẻ chủ mưu tạo sóng truyền thông, vừa là kẻ tìm cách lãnh đạo phong trào biểu tình sau khi biểu tình bùng phát.

Để cổ vũ và cứu vãn biểu tình, hai nhóm vừa nêu tiếp tục thiết lập quyền lực của họ trong phong trào biểu tình. Cụ thể, vào ngày 24 và 26 tháng 6, CLB Lê Hiếu Đằng, một phần của nhóm Nguyễn Quang A, liên tục ra hai tuyên bố, để nhắc lại các yêu sách của phong trào biểu tình, đồng thời phản đối nhà nước xử lý người biểu tình bằng vũ lực. Ngày 27 tháng 6, ông Lê Công Giàu, cựu Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, viết một thư ngỏ cho những người biểu tình thuộc lớp trẻ, để hướng dẫn họ cách tổ chức một phong trào biểu tình thành công. Trong thư, ông Giàu viết rằng theo kinh nghiệm của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, thì phong trào biểu tình phải “xác định rõ hướng đi” và phải có tổ chức lãnh đạo để “tập hợp lực lượng quần chúng”. Các văn bản vừa nêu đều được trang Lão Mà Chưa An đăng lại.

Cũng trong tuần qua, trang Bauxite Việt Nam đăng ảnh chụp từ một cuộc họp mặt và biểu tình mini, qui tụ các thành viên CLB Lê Hiếu Đằng và Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Ngày 26 tháng 6, trang này đăng lại một thư ngỏ để phản đối dự luật Đặc khu, do Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam soạn từ ngày 8 tháng 6 năm 2018. Như vậy, có khả năng Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ phối hợp với phía Công giáo để duy trì phong trào biểu tình, bạo động kéo dài, như họ từng làm năm 2016, trong vụ Formosa.
Trong khi đó, trang Nhật ký Biểu tình tiếp tục tập hợp tin, ảnh về những người biểu tình, để liên lạc với họ. Ngoài ra, họ cũng quảng bá biểu tượng “hoa hồng cài trên hàng rào kẽm gai”, để mô tả đoàn biểu tình như những người trẻ, ôn hòa, có học, yêu nước, giàu lý tưởng, là nạn nhân đáng thương cần được bảo vệ, và giàu tình thương; trong khi cơ quan công quyền là những người “áp bức dân”, “cấm cản tự do”, “phản bội tổ quốc”. Một số nhân vật chống Cộng khác, như “Tuấn tự thú”, Nguyễn Lân Thắng và doanh nhân Lê Hoài Anh, cũng tích cực giúp họ quảng bá hình ảnh này.
Tóm lại, nhóm Lão Mà Chưa An và Nhật Ký Biểu Tình đang chia nhau quyền lãnh đạo phong trào biểu tình. Lão Mà Chưa An lãnh đạo giới già, còn Nhật Ký Biểu Tình lãnh đạo giới trẻ. Lão Mà Chưa An giữ đường lối và yêu sách của cuộc biểu tình, còn Nhật Ký Biểu Tình giữ hình ảnh của cuộc biểu tình. Hai nhóm này phối hợp với nhau trong việc thu thập người biểu tình và thiết lập đường dây liên lạc, tương trợ giữa họ. Cả hai cố kéo dài phong trào biểu tình càng lâu càng tốt.
Hiện nay, Quốc hội đã đồng ý sửa dự luật Đặc khu, biểu tình đã bùng phát thành bạo động, và đảng Việt Tân đã phát động phong trào biểu tình gây tắc đường để lật đổ chế độ. Nếu Nguyễn Quang A và Nguyễn Hồ Nhật Thành chỉ biểu tình để sửa dự luật Đặc khu, họ sẽ thấy mình đã đạt được mục đích, và không nên biểu tình nữa. Còn nếu A và Thành tiếp tục thu thập lực lượng để tổ chức biểu tình kéo dài, ta có lý do để nghi ngờ rằng họ biểu tình vì mục đích chính trị khác, tương tự mục đích của đảng Việt Tân. Việc nói dối người dân, lợi dụng người dân cho mục đích chính trị riêng là không thể chấp nhận.
Để "trấn an" dư luận sau vụ bạo động, nhóm Luật khoa Tạp chí đã chủ động tuyên truyền về tính hợp lý của biểu tình. Cụ thể, Vincente Nguyen viết rằng rằng phong trào biểu tình không phải là một đám đông ngu dốt và phá hoại, mà là một phương pháp hợp lý để thay đổi văn hóa và cấu trúc quyền lực của xã hội.
Quan điểm của Vincent Nguyen có phần đúng. Biểu tình là một hoạt động chính trị bình thường, và quyền biểu tình đã dược công nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Nhưng ở mọi quốc gia, người biểu tình đều phải tuân thủ pháp luật. Khi người biểu tình gây nguy hại đến tài sản, tính mạng của người khác, đến an toàn giao thông và an ninh quốc gia, như trong cuộc bạo động ở Phan Rí và lời kêu gọi biểu tình của Việt Tân, thì cơ quan công an có lý do để ngăn chặn biểu tình theo quy định của luật pháp.

(Ảnh 04 – Đảng Việt Tân ra lời kêu gọi biểu tình để gây tắc đường, nhằm lật đổ chế độ)
Cũng trên Luật khoa Tạp chí, Nguyễn Quốc Tấn Trung viết rằng sau vụ bạo động ở Bình Thuận, không nên viện cớ “người dân thiếu hiểu biết” để giới hạn quyền làm chủ của người dân và trao quyền lực cho giới tinh hoa. Thay vào đó, nên chủ động mở rộng quyền làm chủ của người dân, để giúp người dân dần mở rộng hiểu biết, và quen dần với việc làm chủ xã hội. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi không đồng ý với ý kiến này. Nâng cao hiểu biết cho người dân là việc của trường học và thư viện, chứ không phải việc của các nền dân chủ. Việc của nền dân chủ là chọn những người phù hợp nhất để đảm nhiệm từng công việc chung. Nếu ta đòi hỏi nền dân chủ thiên vị giới bình dân, chỉ để giúp nâng cao nhận thức của giới bình dân, ta sẽ ngăn nền dân chủ thực hiện chức năng của nó.
Như vậy, Luật khoa Tạp chí đang đi chệch hai hệ thống mà họ đã chọn, là hệ thống luật pháp và hệ thống dân chủ. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn trong những tuần tới, ta sẽ có lý do để tin rằng Luật khoa Tạp chí cũng là một tổ chức “treo đầu dê, bán thịt chó”, lợi dụng các lý tưởng chính trị để thâu tóm quyền lực riêng, tương tự nhóm Nguyễn Quang A.
Cũng trong tuần qua, nhiều tổ chức, cá nhân thổi phồng tầm ảnh hưởng của biểu tình để gây hoang mang trong dư luận, nhằm trục lợi. Cụ thể, Diễn đàn Xã hội Dân sự và RFI đang tuyên truyền rằng phong trào biểu tình thể hiện quan điểm chung của đa số người dân Việt Nam, vì vậy Nhà nước Việt Nam cần nhượng bộ phong trào, thay vì “đàn áp”. Trong khi đó, Phạm Chí Dũng tung tin đồn rằng biểu tình “được ngầm hậu thuẫn bởi một thế lực trong đảng cầm quyền”. Việt Nam Thời báo của Dũng, đài VOA và đảng Việt Tân tuyên truyền rằng phong trào biểu tình sắp phát triển thành một cuộc “cách mạng mùa hè”, quy tụ mọi tầng lớp nhân dân để lật đổ chế độ.
Để xác định tầm ảnh hưởng trong thực tế của phong trào biểu tình, chúng tôi đã vẽ biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm mà người sử dụng Google dành cho các từ khóa trong một tháng qua. Biểu đồ cho thấy trong hai tuần trở lại đây, lượng search từ “biểu tình” và “đặc khu” đã trở lại ổn định. Như vậy, do cuộc bạo động ở Phan Rí và chính sách cứng rắn của cơ quan công an, sóng truyền thông ủng hộ biểu tình gần như không còn. Nhóm Nguyễn Quang A, nhóm Phạm Chí Dũng và đảng Việt Tân nên chấp nhận sự thật này, thay vì cố tạo hi vọng giả, nhằm duy trì sự ủng hộ của các nhóm quá khích trong nước và các nhà tài trợ hải ngoại.

(Ảnh 05 - Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm mà người sử dụng Google dành cho các từ khóa trong một tháng qua)
Càng cố đấm ăn xôi, thì tự họ "giúp" dân chúng nhìn ra bản thân là những kẻ không từ thủ đoạn, không màng số phận của dân chúng chỉ để chạy theo "thành tích" với ông chủ thực sự bên kia quả địa cầu mà thôi
Nguyễn Biên |Cương