Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Thủ đoạn bôi đen đất nước của nhóm Báo sạch

 


Không phải tự dưng nhóm Báo sạch bị bắt, xử lý hàng chục năm tù theo Điều 331 Bộ luật hình sự. Hành vi phạm tội của chúng là đăng tải nhiều thông tin lên mạng xã hội núp dưới danh nghĩa “đấu tranh chống tiêu cực” nhưng thực chất là xuyên tạc sự thật, bôi đen xã hội, chống phá chế độ. Đội cơ thì đã rõ, nhóm Báo sạch đã nhận tiền từ nước ngoài để biên tập nội dung, đăng tải các bài trên Facebook và nhiều trang mạng khác. Đồng thời thông qua Báo Sạch, “các bị can còn nhận tiền quảng cáo thương hiệu và tư vấn pháp luật cho 8 doanh nghiệp, cá nhân ở nhiều nơi với số tiền trên 2,8 tỷ đồng”.

Dưới danh nghĩa “điều tra” Báo Sạch tạo sự quan tâm của dư luận. Chẳng hạn Báo sạch tải lại có “biên tập” vụ án Hồ Duy Hải (Tội tử hình); Vụ chính quyền Hà nội “điều 3.000 quân tấn công vào xã Đồng Tâm” ngoại thành Hà Nội (hôm 9/1/2020) liên quan đến vụ một số người dân chống đối chính quyền do Lê Đình Kình cầm đầu. Theo RFA, trước khi Báo Sạch bị xoá bỏ, trang này có khoảng 100.000 lượt “thích” …

Điển hình, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của nhóm “Báo sạch” thể hiện rõ nét qua trò cố tình cắt xén lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhằm mục đích bôi nhọ.





Cụ thể, Chiều 12/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, ông Vương Đình Huệ và nhiều đại biểu nêu ý kiến hiện tiền trong dân còn nhiều, nhưng vấn đề là làm sao huy động được nguồn lực này vào sản xuất kinh doanh, thay vì “đổ” vào đất đai, nhà cửa, vàng bạc… Ý của Chủ tịch Quốc hội là làm sao để dân yên tâm bỏ tiền ra kinh doanh, làm sao để khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực, để huy động các nguồn lực trong dân.

Ấy vậy mà trang “báo sạch” lại cắt xén, chỉ rêu rao mỗi câu “tiền trong dân còn nhiều”, và xuyên tạc, bôi nhọ rằng vị lãnh đạo đã “nổi lên và nhòm vào đũng quần dân”. Đó có thể nói là cách bất chấp các thủ đoạn để xuyên tạc, hướng lái dư luận nhằm hạ uy tín lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, bóp méo bản chất ý kiến của lãnh đạo Đảng từ sự tận tâm lo lắng cho dân, đang tìm cách làm sao để dân phát huy các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, lại bị biến dạng méo mó thành việc nhòm ngó đến túi tiền của dân.

Ý đồ rõ ràng của nhóm Báo sạch là lợi dụng internet, mạng xã hội trong đó có mạng Facebook để tung tin xuyên tạc sự kiện, chống phá chế độ. Điểm “nổi trội” sự “sáng tạo” của nhóm Báo sạch là đã tìm được cái tên thu hút sự chú ý của người đọc-Đó là… “Báo… Sạch”. Tiếp nữa Báo sạch tập trung vào các vụ tham nhũng…Điều này bắt nguồn từ mong muốn của người đọc được biết thông tin, sự thật về tham nhũng trong điều kiện internet, mạng xã hội phổ biến… Như thông tin trên-Trước khi Báo Sạch bị xoá bỏ, trang này có khoảng 100.000 lượt “thích”.

Không phủ nhận rằng xã hội ta, cũng như các xã hội khác đã và sẽ còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực. Chẳng hạn như tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức,… như nạn tham nhũng, đút lót hối lộ, vi phạm nhiều quyền của người dân. Đảng và Nhà nước ta đã từng thi hành kỷ luật- đuổi ra khỏi Đảng, khởi tố bắt tạm giam và đưa “vào lò” không ít cán bộ có chức có quyền.

Quan điểm chống tham nhũng của Đảng ta là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Còn nhớ- nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh La Thăng đã bị phạt tù lên đến 30 năm và bồi thường 830 tỷ. Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải bị mất chức Ủy viên BCH TW, Bí thư Hà Nội…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tệ tham nhũng, nhất là khi đất nước ta chuyển từ mô hình xã hội kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình Kinh tế thị trường…Nếu truy đến cùng thì tham nhũng là “phần con” trong mỗi con người…điều này dường như không bao giờ có thể xóa bỏ hoàn toàn. Mác cho rằng “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản), bởi vậy trong khi xã hội vẫn còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau, trong đó có sở hữu cá nhân, tư nhân thì khó có thể loại bỏ tham nhũng. Tuy nhiên trong một chế độ xã hội tiến bộ tham nhũng có thể bị hạn chế.

Trở lại với “Báo sạch”, như thông tin trên- “Báo sạch” đã lợi dụng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng để chống chế độ…nhưng bản thân “Báo sạch” với LTT, Trương Châu Hữu Danh và nhiều thành viên khác đã nhận tiền từ nước ngoài để xuyên tạc sự thật, bôi đen chế độ. Bởi vậy có thể nói- Báo sạch thực chất là “Báo bẩn nhân đôi”.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Nhận diện bản chất cái gọi là “giải thưởng nhân quyền”

 


Những năm gần đây, các tổ chức núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” rầm rộ trao giải cho các cá nhân người Việt Nam. Các giải thưởng có thể kể đến như: “Công dân mạng”, “Tự do báo chí” của tổ chức RSF, “Phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế (IFEX), giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng của Việt Tân v.v…



Nhìn vào những cá nhân được nhận giải, không khó để chúng ta thấy được một điểm chung là những cá nhân đó đều có hành động chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ hết sức quyết liệt. Như thông tin được tuyên bố, tổ chức “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” năm 2021 đã công bố danh sách những người được tổ chức này lựa chọn để “vinh danh” ở “Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2021”. Đó là Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (cùng một gia đình), Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc - đều là những kẻ có “bề dày” chống phá và “thâm niên vào tù ra tội”! Tính từ năm 2002 đến nay, MLNQVN đã trao “giải thưởng nhân quyền” cho 53 cá nhân và 4 tổ chức. Ðiểm qua danh sách trao thưởng là những cái tên chống phá đất nước như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Ðôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Ðặng Minh Mẫn, Phạm Ðoan Trang, Lê Công Ðịnh... Tất cả những đối tượng được trao thưởng đều có hoạt động chống phá đất nước dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”.

Chẳng hạn, mẹ con Cấn Thị Thêu mỗi người 8 năm tù giam cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và 03 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Điều đáng nói hơn, trước khi bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt 8 năm tù, Cấn Thị Thêu đã có 2 tiền án. Cụ thể, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 15 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và ngày 30/11/2016, tiếp tục bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 1 năm 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”, đến nay chưa được xóa án tích. Ngoài ra, Cấn Thị Thêu còn có 1 tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đối với Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (các con trai của Cấn Thị Thêu), có hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hiện Trịnh Bá Phương đang bị tạm giam và chuẩn bị được TAND thành phố Hà Nội xét xử (trước đó, phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương được TAND thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức vào ngày 3/11 nhưng đã bị hoãn vì lý do khách quan). Còn đối với Đinh Thị Thu Thủy (sinh năm 1982, trú tại tỉnh Hậu Giang) 7 năm tù giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Nguyễn Văn Túc (sinh năm 1964, tại Thái Bình), tháng 9/2008 bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, sau đó đã bị Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội xử phạt 4 năm tù giam và 3 năm quản chế về cùng tội danh. Tháng 9/2017, Nguyễn Văn Túc tiếp tục bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và đến tháng 9/2018, Nguyễn Văn Túc bị TAND cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Thái Bình, tuyên phạt 13 năm tù và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Rõ ràng, những “giải thưởng nhân quyền” được trao chẳng phải nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của nền “dân chủ”, “nhân quyền” tại Việt Nam, mà nó chỉ là một màn kịch để cổ súy hoạt động chống phá chính quyền.

Thứ nhất, việc trao giải thưởng chỉ là một vở kịch để đánh bóng tên tuổi và giúp sức về mặt tinh thần cũng như vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước. Hiện nay, các phần tử chống đối Đảng, Nhà nước chỉ là phần thiểu số trong xã hội. Vì vậy, để tăng cường “uy tín”, phục vụ cho việc tập hợp lực lượng, các đối tượng chống đối trong nước luôn tìm cách móc ngoặc, hợp tác với các phần tử phản động lưu vong ở bên ngoài. Trong đó, việc trao giải thưởng là một cách thức hữu hiệu đang được lựa chọn nhằm khuếch trương hình ảnh và đánh bóng tên tuổi cho các đối tượng.

Dưới danh nghĩa các giải thưởng quốc tế, các đối tượng lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin, từ đó lôi kéo người dân vào hoạt động chống đối. Các đối tượng triệt để sử dụng các vỏ bọc “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội” v.v… để bao che cho hoạt động chống phá.

Thứ hai, việc trao các giải thưởng như hành động khích lệ, “lên dây cót” tinh thần cho các đối tượng phản động, chống đối được nhận giải. Dù ít hay nhiều, các giải thưởng này đều góp phần thoả mãn sự hư vinh của các đối tượng. Đồng thời, việc trao giải thưởng “nhân quyền” cũng là một phương thức để cổ suý tư tưởng chống đối, kích thích hoạt động chống phá của các đối tượng núp bóng “nhân quyền”.

Hiện nay, các đối tượng phản động trong nước muốn hoạt động được cần phải có sự hỗ trợ về vật chất của các thế lực thù địch, chống đối và các đối tượng phản động ở bên ngoài. Nếu theo dõi các hội nhóm núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, không khó để chúng ta bắt gặp trường hợp các “nhà dân chủ” đấu đá nhau vì không được “ăn chia” đồng đều.

Vậy nhưng chuyển tiền từ bên ngoài vào trong nước ra sao, phân chia như thế nào thì không hề đơn giản. Vì vậy, việc trao giải cho các đối tượng có hành vi chống phá trong nước như một con đường “hợp thức hoá” việc hỗ trợ vật chất. Và cũng cần nói thêm, thông qua cách trao giải thưởng (đi liền với đó là những khoản vật chất không hề nhỏ), các cá nhân, tổ chức trao giải đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các đối tượng phản động trong nước, từ đó thúc đẩy hoạt động chống phá của các đối tượng.

Thứ ba, khi các đối tượng chống đối được trao giải, kênh truyền thông của các tổ chức phản động ngay lập tức lên bài tuyên truyền, ca ngợi các đối tượng được nhận giải. Các tổ chức này cố tình hướng lái thông tin, biến những đối tượng được nhận giải trở thành người hùng. Đi liền với đó, các tổ chức này cũng không ngừng rêu rao việc chính quyền đàn áp các “nhà dân chủ” trong nước. Không ít người dân đã bị đánh lừa và lầm tưởng vào những thông tin được các đối tượng rêu rao. Việc này gây ra những hệ luỵ vô cùng xấu.

Những năm qua, nhiều người Việt Nam đã được nhận các giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên, giải thưởng quốc tế cũng có nhiều loại và giá trị của nó cũng không hề giống nhau. Vì vậy, chúng ta không thể để cụm từ “giải thưởng quốc tế” đánh lừa, khiến trắng – đen, thật – giả lẫn lộn. Đặc biệt, cần phải xác định rõ: Những giải thưởng liên quan đến dân chủ, nhân quyền mà các cá nhân phản động, chống đối được trao thời gian vừa qua chỉ là một màn kịch được tính toán để phục vụ cho các mưu đồ về chính trị, thể hiện rõ bộ mặt chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Không để những kẻ “làm báo bẩn” lũng đoạn xã hội!

 

 Internet và mạng xã hội hiện nay đã góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước; trở thành công cụ rất quen thuộc và là “một phần tất yếu” của các tầng lớp xã hội. Người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội; nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương sử dụng Internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân…Tuy nhiên, lợi dụng thế mạnh Internet vào mưu toan cá nhân nhằm trục lợi và gây rối loạn xã hội là điều không thể chấp nhận, nhất là ở những kẻ có học, làm nghề báo.



Việc một số đối tượng đang làm việc hoặc đã từng làm việc trong các cơ quan báo chí liên kết với nhau thành nhóm “Báo sạch”. Chúng hoạt động như một cơ quan báo chí trên môi trường mạng xã hội mà không bị kiểm duyệt, chúng thu lợi bất chính, đưa ra những thông tin không chính thống, chưa được xác minh, chúng lợi dụng các mối quan hệ và vị trí công tác thuận lợi để thu thập thông tin, tài liệu nội bộ các cơ quan, tổ chức, dùng đó để viết những bài thiếu khách quan, sai sự thật nhằm trục lợi.

Chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân để làm “nóng” các vấn đề của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí…tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong xã hội, kích động tâm lý bất mãn với chính quyền. Một số vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng thì bị chúng khai thác, phát tán thành chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội.

Chúng giới thiệu nhóm của mình là: “Làm Báo Sạch là nhóm của những người làm báo, người thích làm báo, nhà quản lý và người dân muốn chia sẻ tin tức, hình ảnh, hay câu chuyện, vấn đề mà mình đang gặp phải để gửi tới báo chí, công luận.” Nhưng hãy thử đọc những thông tin chúng đưa lên các trang mạng xã hội của mình xem?  Báo chí là phản ánh trung thực, khách quan, mang thông tin đúng đắn đến cho người đọc. Còn báo của những kẻ “Báo Bẩn” là những thông tin một chiều, kích động tâm lý bất mãn với những sai phạm, những vụ việc mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang cố gắng làm trong sạch đội ngũ của mình.  Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Bạch Thị Hoàn, Đoàn Kiên Giang…. những người mang danh nhà báo, mang danh “Báo sạch” để mưu toan cho mục đích cá nhân của mình. Thật là những mưu toàn của những kẻ làm “báo bẩn”.

Tất cả những điều đó cho thấy bảo đảm tự do Internet và sử dụng mạng xã hội luôn là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, được bảo đảm thực hiện trên mọi lĩnh vực xã hội ở Việt Nam. Nhưng tự do Internet và mạng xã hội không có nghĩa tuyệt đối; không phải ai thích viết gì, nói gì, muốn xâm phạm cá nhân, tổ chức nào trên Internet và mạng xã hội cũng được; Internet và mạng xã hội cũng không thể là nơi để các thế lực chống đối, thù địch thoải mái lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu, tiến hành các hoạt động chống phá.

 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Lý do nhà zân chửi được “ trao giải nhân quyền” ?

 Vừa qua , tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”(MLNQVN) đã ra thông báo về: “Giải nhân quyền Việt Nam 2021” trao cho 5 cá nhân. Ai cũng đều biết rõ về giải thưởng này là của MLNQVN đặt ra- một tổ chức mang danh phi Chính phủ có trụ sở tại Mỹ được ra đời năm 1997 chuyên lợi dụng các chiêu bài núp dưới cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, ráo riết đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các tổ chức phi chính phủ khác có hoạt động chống Việt Nam từ trước đến nay. Tổ chức này thường có các hoạt động như mở chiến dịch trên các phương tiện truyền thông đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị; đòi Đảng CSVN từ bỏ quyền lãnh đạo; kêu gọi đa nguyên, đa đảng, cổ xúy đi theo các nước theo mô hình tam quyền phân lập; xuyên tạc đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước Việt Nam… Do vậy, thời gian qua họ đưa ra hàng loạt báo cáo có nội dung xuyên tạc về tình hình nội bộ Việt Nam và việc tổ chức trao “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” là hoạt động vi phạm pháp luật quốc tế khi can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ Việt Nam!.



Giải thưởng trao cho 5 cá nhân lần này thì có ba cá nhân cùng một gia đình là Cấn Thị Thêu và hai con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã bị khởi tố hình sự và có bản án tại phiên tòa sơ thẩm cho thấy trò hề của việc trao giải này. Việc trao giải này chỉ là cái cớ để các tổ chức, cá nhân chống phá chế độ, chống Đảng và Nhà nước Việt Nam khuyeesch trương, thu hút nguồn tài trợ từ các thế lực vốn dĩ không ủng hộ Việt Nam… Một điểm đáng chú ý là khi trao cho ba mẹ con cùng một gia đình họ đề cao là “các nhà hoạt động nhân quyền” với lời lẽ vu cáo họ chính là “ nạn nhân của chính sách cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, gia đình bà Cấn Thị Thêu đã trở thành những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền con người”! Trên thực tế, ba đối tượng này chưa có hoạt động gì để bảo vệ cho quyền con người mà chỉ là những hoạt động vì lợi ích của cá nhân và vi phạm pháp luật Việt Nam cho phép. Cấn Thị Thêu đã nổi lên từ năm 2000 với các hoạt động gây rối trật tự xã hội mà gọi là “dân oan”. Hai người con Trịnh Bá Dương và Trịnh Bá Tư thường xuyên hoạt động phát tán lên mạng xã hôi các video có nội dung phản động chống chính quyền, nhất là đưa tin xuyên tạc vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Cấn Thị Thêu đã có hai tiền án, một tiền sự và hai người con cũng đi theo vết xe đổ của người mẹ bất hảo.

Một câu hỏi đặt ra là việc trao giải nhân quyền của tổ chức này nhằm mục đích gì? Đó chính là họ muốn đề cao bằng cách vinh danh những phần tử chống đối gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và có “thành tích “chống phá cũng như lôi kéo con cái tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật. Cùng với ba mẹ con Cấn Thị Thêu thì hai đối tượng Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc cũng “cùng hội, cùng thuyền” đều có các hoạt động vi phạm pháp luật chống phá chế độ. Ngược lại thời gian, từ 2002 đến nay, MLNQVN đã trao giải thưởng cho 53 cá nhân và 4 tổ chức, trong đó có những cái tên nổi bật về sự chống phá chế độ, như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Lê Công Định.

Từ thực tiễn của đất nước , chúng ta thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để bảo vệ quyền con người và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Điều đó đã được các tổ chức quốc tế có uy tín thừa nhận, nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp thì công tác an sinh xã hội cho người dân lại được tăng cường hơn bao giờ hết. Từ đó chúng ta thấy rằng, không có sự tự do, dân chủ nào có thể vượt qua khuôn khổ của pháp luật. 

Vì vậy cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” mà MLNQVN đưa ra là một trò hề theo chủ nghĩa dân túy mà thôi ! Điều đáng nói hơn cái gọi là “ giải hưởng nhân quyền “ lại chỉ thường xuyên trao cho những kẻ điên cuồng chống phá chế độ có “ thành tích” bề dầy. Đồng thời tổ chức này lợi dụng danh nghĩa của mình để tìm cách móc nối thực hiện mục đích của mình với các tổ chức nhân quyền ở nhiều quốc gia cũng như nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, tiến hành gặp gỡ với các giới chức lập pháp và hành pháp của một số quốc gia, nhất là các nước phương Tây, tham dự các hội nghị quốc tế về nhân quyền để tìm diễn đàn  xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam… 

Cá nhân tôi thấy rằng , dù MLNQVN có tổ chức trao giải nhân quyền cho hằng trăm người thì sự thật về công tác nhân quyền tại Việt Nam cũng không thể nào có thể phủ bóng mờ được…Bởi lẽ, sự “cổ súy”này để hòng lôi kéo càng nhiều người vào con đường chống phá thì nhất định sẽ nhận lấy thất bại ê chề. Đó là cách làm việc không “ thức thời”của những người không còn đường trở lại nữa …  

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

RSF: Mượn danh nghĩa bảo vệ nhà báo để khóc thuê cho nhóm “bảo bẩn”

 

Với  mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ và hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, những lâu này tổ chức Phóng viên Không biên giới lại hoạt động y như một thế lực cực đoan, ác ý tấn công vào chính thể, nhà nước bị họ dán nhãn “độc tài”, “không có tự do báo chí”, bản chất là không đi theo các giá trị dan chủ phương Tây Mỗi khi Việt Nam bắt, xử lý đối tượng chống phá Nhà nước, bất kể họ là nhà báo hay không, RSF lại dán nhãn cho họ thành “nhà báo độc lập” để tự trao cho mình cái quyền phán xét, can thiệp, đòi trả tự do cho họ và vu cáo Nhà nước Việt Nam không có tự do báo chí.

Vậy nên dễ hiểu, nhóm “Báo Sạch” bị bắt, xử lý, vốn có một số nhà báo suy thoái biến chất, lợi dụng truyền thông tống tiền doanh nghiệp, núp danh chống tiêu cực để gây ảnh hưởng trên mạng… thì RSF rất xông xáo lên án và bảo vệ “nhân quyền” cho số can phạm này.

Sau khi những thành viên cốt cán nhóm “Báo sạch” bị bắt giữ, RSF ngay lập tức đứng ra khóc thuê đòi trả tự do cho số đối tượng nòng cốt của nhóm nà với lập luận cho rằng Việt Nam ngăn cản quyền tự do báo chí, hạn chế hoạt động của những kẻ được gọi là “nhà báo tự do” này. Sau phiên tòa, RSF dành hẳn bài viết vu cáo việc xử lý nhóm “Báo sạch” là bằng chứng Việt nam gia tăng đàn áp tự do báo chí, cho việc xử lý băng nhóm là biểu hiện “từ chối truyền thông độc lập”.



Là một tổ chức chuyên đánh tráo bản chất các vụ án hình sự để xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam, lần này, RSF vẫn giở lại điệp khúc cũ: “RSF bất bình về các bản án, trong đó có người bị tuyên đến 4,5 năm tù mà một toà án ở TP Cần Thơ, miền Nam Việt Nam vừa tuyên đối với 5 nhà báo vì điều hành một trang báo mạng chuyên đưa tin về tham nhũng và các vấn đề liên quan”.

Ông Daniel Bastard, Trưởng bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của RSF vu cáo: “Việc tuyên án tù dài như vậy đối với 5 nhà báo của nhóm “Báo Sạch” cho thấy chính quyền Việt Nam đã đưa ra bằng chứng mới về quyết tâm ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào trong việc làm báo và đưa tin một cách tự do…

Tệ hơn nữa, bằng cách cấm hoàn toàn những thành viên này hành nghề báo chí, các thẩm phán ở toà án huyện Thới Lai chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo của Việt Nam xem nhẹ hoạt động báo chí đến mức nào. Năm nhà báo này lẽ ra không phải bị ở tù”! Là một tổ chức lấy cớ “bảo vệ nhà báo”, RSF luôn tìm cách bóp méo sự thật, “bẻ lái” dư luận để chỉ trích, gây sức ép đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm, ý đồ chống phá đó, năm 2021, RSF biến tấu những vụ án hình sự có liên quan đến báo chí để đánh tráo, chính trị hoá, từ đó đưa ra bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thế giới, đặt Việt Nam thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia!

Thực tế, nhóm “báo sạch” được lập ra với mục tiêu không hề sạch sẽ một tí nào, bản chất của bọn chúng vẫn là chống đối, phá hoại sự ổn định của xã hội, tìm mọi cách để phá hoại tâm lý của quần chúng nhân dân. Những kẻ thuộc nhóm “báo sạch” này thường xuyên tập trung vào các vấn đề nóng trong xã hội để nhằm câu view, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước xoay quanh điểm nóng đó để hạ thấp uy tín của chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc.

RSF khóc thêu cho “báo sạch” chỉ mang tính hình thức bởi tổ chức này không có vai trò gì trên thế giới, không có quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp của các quốc gia độc lập như Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên RSF lên tiếng kêu gọi trả tự do cho các đối tượng đang bị cơ quan chức năng của Việt Nam băt giữ, xét xử hay thi hành án, những lần trước đây cũng từng ra nhiều lời tuyên bố như này những không có tác dụng gì, không một cơ quan, tổ chức hay quốc gia nào thèm ngó ngàng đến tiếng nói của RSF.

Bản chất của RSF là tổ chức phóng viên không biên giới, tức là họ bảo vệ cho những kẻ gọi là “nhà báo tự do” hoạt động không tuân thủ các quy tắc chung của một xã hội, vi phạm pháp luật Việt Nam và các quốc gia khác nên thành viên của tổ chức RSF thường xuyên bị bắt, xử lý tại các quốc gia.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Băng nhóm “Báo sạch”: Lợi dụng chống tiêu cực để tiêu cực!

 Từ kết luận điều tra và cáo trạng vụ án đã cho ta thấy rõ, thủ đoạn phạm tội của băng nhóm Báo sạch khi viết đăng tải nhiều bài viết sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa đấu tranh tiêu cực, hoạt động “Báo Sạch” nhưng thực chất lại tiêu cực.



Từ sự ảo tưởng “quyền lực cá nhân”

Tại cơ quan điều tra, Trương Châu Hữu Danh, kẻ cầm đầu và sáng lập nhóm “Báo sạch” đã khai nhận đã sử dụng Facebook “Trương Châu Hữu Danh” để viết bài, đăng tải video clip giải trí, viết bài phản biện các vấn đề tiêu cực được dư luận quan tâm. Các bài viết thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng và theo bị can tự đánh giá trang Facebook “Trương Châu Hữu Danh” có tầm ảnh hưởng ngang với tờ báo điện tử cỡ nhỏ.

Từ đó lợi dụng quyền tự do ngôn luận, Danh đã viết, đăng nhiều bài trên Facebook cá nhân, cố ý xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 32 bài viết liên quan đến một số cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân tại Cần Thơ, Danh chủ yếu sử dụng nguồn thông tin một chiều, không kiểm chứng, dựa vào nhận định chủ quan, suy diễn để viết bài, hướng cộng đồng mạng tham gia bình luận tiêu cực, cố ý xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan tổ chức, như: Quỹ Đầu tư TP Cần Thơ, Công ty CP Đầu tư Cadif Cần Thơ, TAND TP Cần Thơ, TAND huyện Thới Lai, UBND TP Cần Thơ, UBND huyện Thới Lai, Báo Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, Cơ quan Thi hành án, Công an huyện Thới Lai, Công ty Xổ số kiến thiết nói chung và Công ty Xổ số kiến thiết TP Cần Thơ nói riêng.

50 bài viết khác về các tổ chức, cá nhân tại các tỉnh, thành trên cả nước và 28 bài liên quan đến lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Danh thừa nhận các bài viết đăng kèm một số video clip, hình ảnh minh họa phản ánh đến các tổ chức, cá nhân trong cả nước là sai sự thật. Danh không kiểm chứng thông tin, chỉ suy diễn, nhận định chủ quan để viết bài, cố ý xâm hại đến lợi ích Nhà nước, cơ quan, tổ chức. Ngoài ra còn có nhiều bài viết bôi nhọ, xúc phạm danh dự, làm giảm uy tín của nhiều cá nhân là lãnh đạo tại TP Cần Thơ và các địa phương khác.

Lợi dụng danh nghĩa chống tiêu cực để trục lợi

Danh khai nhận từ tháng 8/2019, đã tham gia nhóm “Báo Sạch” cùng với Bảo, Nhã, Giang và Thắng, tạo sân chơi sinh hoạt về báo chí, viết bài phản biện xã hội và thu về lợi ích kinh tế. Các thành viên thống nhất, thành lập Fanpage “Báo Sạch” và nhóm “Làm Báo Sạch” viết bài đăng, nhận hợp đồng làm truyền thông, quảng cáo cho các doanh nghiệp, thu lợi ích về kinh tế hơn 2,8 tỷ đồng. Trong đó, Danh hưởng lợi khoảng 300 triệu đồng.

Theo cơ quan chức năng, hầu hết thông tin được các bị can đăng tải, phát tán trên mạng xã hội đều lợi dụng danh nghĩa đấu tranh tiêu cực, hoạt động “Báo Sạch” nhưng thực chất lại tiêu cực. Các bài viết sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng nên khi viết bài không đúng sự thật, đăng tải, phát tán công khai trên mạng xã hội nhằm hướng dư luận theo ý thức chủ quan của các bị can làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật. Khi tham gia viết bài, đăng tải trên mạng xã hội liên quan đến các chủ đề nóng được dư luận quan tâm, các bị can mong muốn tạo tiếng vang, trở thành người nổi tiếng trên mạng.

Sau khi được nhiều người biết đến sẽ nhận hợp đồng quảng cáo truyền thông cho các doanh nghiệp, đối tác có nhu cầu và thu lợi ích về kinh tế. Thực tế các bị can đã thống nhất thành lập công ty truyền thông, ký hợp đồng khi đối tác có yêu cầu và đã ký một hợp đồng quảng cáo tại Đà Nẵng, với số tiền 550 triệu đồng. Ngoài ra từng bị can từ mối quan hệ cá nhân đại diện cho “Báo Sạch” trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền làm truyền thông cho một số doanh nghiệp để thu lợi.

Các bị can nảy sinh ý định thành lập trang thông tin hoạt động như một tờ báo điện tử trên nền tảng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, dẫn dắt dư luận theo ý chí chủ quan của mỗi cá nhân mà không chịu sự kiểm soát, điều chỉnh của cơ quan chủ quản theo pháp luật. Các bị can sử dụng thông tin một chiều không kiểm chứng, tự suy diễn, nhận định phiến diện theo quan điểm sai trái đi ngược với bản chất sự việc dư luận đang quan tâm. Bài viết sử dụng từ ngữ mang tính tiêu cực, suy diễn, bóp méo sự thật nhằm định hướng dư luận công kích cá nhân, tổ chức, chính quyền.

Sau khi Danh bị bắt vào cuối năm 2020, các thành viên “Báo Sạch” đã rời nhóm. Cơ quan An ninh trích xuất 47 bài viết, cụ thể Bảo viết 17 bài đăng trên Fanpage “Báo Sạch” và “Làm Báo Sạch”, Giang viết 14 bài, Danh viết 7 bài, Nhã viết 5 bài và Thắng viết 1 bài. 3 bài còn lại, các bị can không nhớ người viết và đăng. Theo kết quả giám định, các bài viết đăng trên trang Fanpage “Báo Sạch” và nhóm “Làm Báo Sạch”, đã xâm phạm lợi ích một số cơ quan Nhà nước và xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nhiều tổ chức, cá nhân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Nhóm Trương Châu Hữu Danh là điển hình cho thủ đoạn của số phóng viên, báo chí thoái hóa biến chất, lợi dụng hạn chế, tồn tại của xã hội, khe hở pháp luật, và lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để lừa gạt, tống tiền. Các đối tượng cố tình dẫn dắt dư luận xã hội hoài nghi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, kích động chống đối, làm rối ren xã hội...

 

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Bộ Ngoại giao Mỹ bênh vực cho nhóm "Báo Sạch" bằng cách bóp méo sự thật?

  

Ngày 29-10 vừa qua, 5 đối tượng thuộc nhóm "Báo Sạch" bị TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) tuyên phạt tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự. Ngay sau phiên tòa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra thông cáo báo chí nêu những ý kiến thiếu khách quan, sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam để bênh vực cho những đối tượng này.



Trong bản thông cáo cho rằng “nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng và tất nhiên là đây không phải là tội”; “"Năm bản án mới nhất này là nằm trong xu hướng giam giữ và kết án đáng lo ngại đối với các nhà báo và công dân Việt Nam thực hiện các quyền tự do ngôn luận và báo chí của họ vốn được ghi trong hiến pháp của Việt Nam” và "Hoa Kỳ kêu gọi nhà chức trách Việt Nam bảo vệ các quyền tự do này, trả tự do cho năm nhà báo và tất cả những người bị giam giữ vô cớ, và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của mình và không sợ bị trả đũa" hay "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo các hành động của mình phù hợp với các quy định về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế".

Không chỉ có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một số tổ chức NGO như Phóng viên không biên giới, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Sáng kiến pháp lý Việt Nam của VOICE…cũng đã ra thông báo phản đối các bản án đối với “các nhà báo” của nhóm "Báo Sạch", cho việc điều tra, bắt giam và truy tố, xét xử đối với các thành viên nhóm “Báo Sạch” là vi phạm quyền tự do ngôn luận, và vu cáo Việt Nam “gia tăng đàn áp truyền thông độc lập”.

Dư luận và người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với lập luận sau mỗi lần pháp luật “đụng” đến “công dân phương Tây” này. Bất kể họ vi phạm pháp luật về tuyên truyền chống phá Nhà nước, xâm phạm lợi ihcs hợp pháp thể nhân khác hay phạm tội hình sự thông thường như trốn thuế…thì y như rằng, những “công dân phương Tây” nay có thứ đặc quyền vượt trên cả pháp luật, đặc cách được “yếu sách” phải trả tự do, đụng đến họ là “vi phạm chuẩn mực quốc tế về nhân quyền”, bla, bla…

Đúng như Báo Quân đội nhân dân đã vạch trần “quả là đáng thất vọng khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cơ quan có đầy đủ thông tin hơn, nắm rõ hơn về sự phát triển của tự do báo chí ở Việt Nam lại có thể đưa ra những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí như vậy”. “Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên thay đổi cách tiếp cận và khách quan hơn, toàn diện hơn khi đề cập vấn đề liên quan đến nhóm "Báo Sạch"; không để những thông tin gây nhiễu dẫn đến những bình luận sai lệch; không chỉ đối với vụ án nhóm "Báo Sạch" mà trong nhiều vụ án, vụ việc khác”.

Trên thực tế, quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa, chính các luật sư cũng cho rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức. Bản thân các bị cáo cũng đã nhận tội và tỏ ra ăn năn, ân hận.

Còn xét về luật pháp quốc tế, theo những giá trị phổ quát nhất, tự do báo chí luôn mang tính lịch sử, cụ thể gắn với hoàn cảnh phát triển, văn hóa của mỗi quốc gia; không thể có tự do báo chí vô hạn độ đến mức có thể xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm hại nhân phẩm, danh dự của người khác.

Có thể nói, trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ đang được tăng cường, phát triển tốt đẹp. Bản thân phía Việt Nam luôn nỗ lực nghiêm túc thực hiện cam kết, nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Trong đó, đặc biệt coi trọng Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là những bằng chứng không thể phủ nhận cho các nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm thực thi quyền con người. Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người luôn được Ðảng, Nhà nước ta thể chế hóa cũng như thực thi nghiêm túc trong thực tiễn. Việc thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam luôn được tuân thủ nghiêm túc theo những cam kết, nghĩa vụ trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia điển hình trong tiến trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tiếp tục triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững.

 

Hành động can thiệp thô bạo vào trình tự tư pháp của Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ là điểm tối trong mối quan hệ bang giao. Điều đó giải thích vì sao niềm tin vào mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà phía Hoa Kỳ nhiều lần muốn thúc đẩy còn nhiều cản trở và hai nước khó đạt được sự tín nhiệm chân thành khi chính giới Hoa Kỳ lại chính là người cản trở, phá hoại.

Nguyễn Biên Cương