Báo chí trong nước ngày hôm qua tràn
ngập thông tin về cuộc biểu tình hơn 3000 kiều bào ở Đức diễn ra vào 15h00 ngày
14/6/2015 (giờ địa phương) tại ngã tư Otto-Braun/Karl- Marx-Alee Alexxander
Platz rợp cờ đỏ sao vàng với khẩu hiệu Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở
Biển Đông là vô căn cứ và phi pháp, Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam, Phản
đối Trung quốc xâm lấn Biển Đảo Việt Nam, Trung Quốc không có phận sự gì ở
Trường Sa, Hoàng Sa; Chấm dứt lấn chiếm xây dựng tại Biển Đông,… được viết
bằng cả tiếng Việt và tiếng Đức tràn ngập trong cuộc biểu tình. Đoàn biểu tình
đã tuần hành đến Đại sứ quán Trung quốc ở Berlin và đọc kháng thư gửi Đại sứ
quán Trung quốc tại Berlin, kêu gọi hoà bình cho Biển Đông.Không một là cờ
vàng, không một khẩu hiệu lạc đề thường thấy trên các truyền thông chống cộng
cho ta nhìn nhận khác về cộng đồng người Việt ở hải ngoại hiện nay, khác với
màu xám xịt thường thấy trên các truyền thông “quốc tế” như BBC, VOA, RFA…
Cuộc biểu tình ngày 14/6/2015
Cũng
một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 9/7/2011 với hơn 1000 người Việt và
bạn bè quốc tế tại quảng trường
Potsdam, trung tâm thủ đô Berlin, CHLB Đức được một số trang tin chống cộng đưa
tin rôm rả vì có một lá cờ vàng 3 sọc to lạc long giữa đoàn người và nhấn hình ảnh
vào một em bé mang hai dòng máu Việt- Đức cầm cờ đỏ và cờ vàng!
Em bé Việt-Đức được người lớn cho giương hai lá cờ mà chắc em không thể hiểu hết
So sánh với một cuộc biểu tình
có tên Tưởng
niệm 40 năm quốc hận được cộng đồng chống Cộng ở Đức tổ chức ngày
25/4/2015, với một nhúm người được quảng bá số lượng lên tới 200, nhưng thành
phần thì từ đủ khắp các tỉnh thành nước Đức và các quốc gia xa xôi như Pháp,
Italia, Hà Lan…đủ cho ta thấy sự hiếm hoi, lạc lõng, ít ỏi của những thành phần
bấu víu vào cờ vàng để chống phá đất nước ở Đức nói riêng và nhiều nước Châu Âu
khác nói chung. Thành phần này tuy ít nhưng lại luôn to mồm đòi đủ yêu sách phải
nọ kia mới thực sự thể hiện thực tâm “hòa giải hòa hợp dân tộc”, thực sự là những
kẻ chuyên khủng bố cộng đồng nếu ai đó từng gắn bó với họ trong quá khứ nay “trở
mặt” hướng về tổ quốc hay vì những nhu cầu cá nhân muốn gắn bó với cố quốc.
Đau lòng hơn khi so sánh với những
cuộc biểu tình mang danh chống Trung Quốc, bảo vệ biển đảo, yêu cây xanh hay tưởng
niệm liệt sỹ và những người con hy sinh trong các cuộc xâm lược Việt Nam của
Trung Quốc từ chính những kẻ được trưởng thành, chưa có đóng góp gì cho xã hội,
hưởng thụ môi trường hoa bình, hưởng thành quả của cách mạng và xương máu bao
thế hệ cha ông của chúng như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Thị Đoan Trang, Lã Việt
Dũng, Nguyễn Văn Phương, Trương Văn Dũng, Bùi Hằng,… nhưng lại tự cho mình quyền
phán xét lịch sử dân tộc, tôn vinh cờ vàng, ca ngợi “cộng đồng yêu nước hải ngoại”,
phá hoại quyền lợi và bao công sức của cả dân tộc trong việc hội nhập thế giới,
khẳng định tiếng nói và vị thế của dân tộc trên trường quốc tế!
Nhìn
nhận hiện trạng này, chuyên mục Bình luận -
Phê phán của báo Nhân dân – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam những
năm gần đây luôn dành nhiều phóng sự, bình luận, bài báo cho chính các blogger
và những người Việt ở nước ngoài lên tiếng, thẳng thắn so sánh, nêu quan điểm đối
với chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc, đánh giá về lịch sử, vai trò của Đảng
Cộng sản, đánh giá về thực lực và thực trạng của cái gọi là “phong trào dân chủ”
trong và ngoài, tố cáo, vạch mặt những cá nhân, tổ chức “chống cộng bịp”, “đội
lốt chống cộng” để phá hoại cộng đồng, vụ lợi. Tiêu biểu như bài Dù
ở xa Tổ quốc vẫn luôn nhớ về ngày đất nước thống nhất (16/04) của Việt kiều
Đức là ông Hồ Ngọc Thắng, “Không
ai được xuyên tạc lịch sử dân tộc !” của Việt kiểu Mỹ là ông Thu Tứ (Đoàn Thế Phúc) …Tất nhiên khi các cây bút “nghiệp
dư” viết thì ngôn ngữ, lập trường có thể không “chính thống”, “chuẩn mực” nhưng
thực tế đã chứng mình đây là cách làm hay, vừa khách quan, vừa chân thực lại gần
gũi với những diễn biến cuộc sống, dễ đi vào lòng và tác động mạnh đến nhận thức
và lăng kính người đọc.
Càng hòa nhập, hội nhập, Internet càng phát triển
thì sứ mệnh báo chí càng quan trọng. Báo chí ngoài việc phản ánh còn cần phải
biết so sánh, mở tầm nhìn cho người đọc chứ không phải là những cái máy chỉ biết
nhai lại những gì truyền thông nước ngoài đưa tin, không phân biệt đâu là chủ
ý, động cơ của kẻ phát hoặc làm ra tin đó. Đó có lẽ là điều khiến báo chí, truyền
hình trong nước, tuy ngày càng được dân chủ hơn, phát triển bùng nổ hơn nhưng lại
tụt hạng, lá cải hơn trong mắt người đọc
Nguyễn Biên Cương