Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Trình độ dân trí của giới "dân chửi", "nhân sỹ trí thức" qua trường hợp Nguyễn Ngọc Chu

 


Ngày 09/11/2020, Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp Luật & Phát triển (PLD) đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII với sự nghiệp phát triển đất nước”, đồng thời mời một số gương mặt chống Nhà nước Việt Nam như Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Ngọc Chu… đến dự. Nhân đó, những người này đã tận dụng việc đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng để thực hiện các mục tiêu chính trị mà họ muốn.

Chẳng hạn, trên Facebook cá nhân, Nguyễn Ngọc Chu đề nghị nhập “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội” 5 năm, và “Báo cáo tổng kết chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” 10 năm lại làm một. Chu cũng viết rằng “không nên lập kế hoạch 10 năm nữa”, vì “nhiệm kỳ 2026-2030 là của thế hệ khác”:



Tuy nhiên, ở đây Nguyễn Ngọc Chu đã nhầm lẫn. Nếu đọc kỹ, ông Chu sẽ thấy báo cáo thứ 2 xoay quanh vấn đề “xây dựng chiến lược”, chứ không phải việc “xây dựng kế hoạch” cho 10 năm. Chiến lược phải thể hiện một tầm nhìn xa thay vì chỉ thể hiện tư duy nhiệm kỳ. và việc áp dụng một chiến lược cho 10 năm là điều bình thường. Như vậy, các ý kiến góp ý của Nguyễn Ngọc Chu hoặc là sai, hoặc là vụn vặt và không đáng kể.

Những năm gần đây, Nguyễn Ngọc Chu thường bình luận chính trị bằng những bài viết ngắn, có cái nhìn một chiều và giọng điệu kích động, vì vậy dễ lôi cuốn đám đông trên mạng xã hội.

Trong quá trình “góp ý, phản biện”, ông Chu đã đưa ra một số ý kiến khá buồn cười, như lần ông đề nghị thành lập “binh chủ phòng chống thiên tai” mà không biết rằng quân đội Việt Nam đã có Cục Cứu hộ Cứu nạn.

Thời mới bước chân vào làng zân chủ, được tâng bốc trên mấy trang “nhân sỹ trí thức” của băng nhóm Huệ Chi, Ba Sàm, Xuân Diện, ông Nguyễn Ngọc Chu từng đưa ra khẳng định kiểu “Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ.” nhằm phản đối chính sách ngoại giao không “thân Mỹ chống Trung” của Đảng, Nhà nước, lập tức ông này bị dân mạng đập cho tơi tả kiểu “Dốt toán thì đừng bàn chuyện chính trị” bằng việc hàng loạt dẫn  chứng, bài học từ lịch sử các nước nhỏ trên thế giới đã sống sót ra sao trong cuộc chiến giữa các “nước lớn”, cũng như thực tế đã có nước lớn nào chịu “trung lập” chưa hay đập nhau tơi tả để giành ngôi bá chủ khiến thế giới lao đao, chìm trong loạn lạc?

Khôi hài nhất, là ông tiến sỹ Toán học này từng chê bai Luật Giáo dục và Bộ chủ quản bằng chiêu bài đả phá kỳ thi Tốt nghiệp THPT trong bài Giáo dục Việt Nam: Sự sợ hãi đánh mất quyền lực” kiểu Nhiều nước đã bỏ thi TN THPT hàng chục năm nay rồi. Vậy mà sao trong Luật GD vẫn bắt phải thi TN”, khiến dân mạng được phen bể bụng thách ông Tiến sỹ tìm ra được nước phát triển nào đã bỏ kỳ thi quan trong này và dẫn chứng hàng loạt nước có nền giáo dục phát triển theo “chuẩn” của ông Tiến sỹ như Anh, Pháp, Australia… vẫn duy trì kỳ thi quốc gia để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông ra sao…

Qua những ví dụ này đủ cho ta thấy, việc ông Nguyễn Ngọc Chu được nhiều nhà dân chửi tôn vinh là “trí thức yêu nước” có tâm, có tầm cho thấy giới “dân chửi”, “nhân sỹ trí thức” đang dần tụt hậu về mặt hiểu biết so với phần còn lại của xã hội Việt Nam. Thật thú vị, khi các nhà “dân chửi”, “nhân sỹ trí thức” vẫn nghĩ mình không hơn, và có sứ mệnh “khai dân trí” cho những người dân không tham gia chính trị.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Trump và tâm lý nô lệ của các “nhà dân chủ”

 


Ngày 08/11, giới truyền thông và nhiều nguyên thủ phương Tây đã nhận định rằng ứng viên Joe Biden vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Tuyên bố này, cùng quá trình tranh cử nước rút trước đó của 2 ứng viên, đã khiến phe ủng hộ và phe chống Trump  trong các nhóm chống Nhà nước Việt Nam chìm sâu hơn vào mâu thuẫn. Đặc biệt, nhiều gương mặt trong phe ủng hộ đã than khóc rằng ngày Donald Trump ngừng làm Tổng thống Mỹ sẽ là ngày “chấm dứt của xã hội loài người”, và năm sau người Việt Nam sẽ phải học tiếng Trung Quốc:




Những bình luận tức cười này cho thấy một thực tế đáng buồn: bộ phận ủng hộ Donald Trump, chiếm đa số trong giới “hoạt động dân chủ” Việt Nam, vốn dĩ không hề có tinh thần độc lập, tự do mà một nền dân chủ cần có.

Thay vì muốn sống tự do, họ tin rằng vận mệnh của mình và toàn bộ nhân loại đang nằm trong tay một lãnh đạo mà họ tôn thờ như thần thánh.

Thay vì nhận trách nhiệm bảo vệ một nước Việt Nam độc lập, họ trao trách nhiệm này vào tay người Mỹ, đồng thời biến mình thành một công cụ cho các thế lực chính trị ở nước Mỹ.

Không đáng ngạc nhiên, khi các “nhà dân chủ” phò Trump bị đối thủ mắng là “ngu dốt”, và bị dân mạng trong nước mắng là làm hổ danh tiên tổ:







Với tâm lý nô lệ này, bộ phận phò Trump trong giới chống Cộng đã chứng tỏ rằng họ chỉ là thành phần cực đoan mạo danh dân chủ. Họ chống chính quyền, chống chế độ núp dưới vỏ bọc "chống Cộng (sản)" là vì hận thù và tham vọng quyền lực, dân chủ, nhân quyền chỉ là tấm bình phong để che đậy bản chất đó.

Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Đoan Trang từng bắt tay với Việt tân làm "cách mạng ô dù" thất bại!

Cựu nhà báo Đoan Trang luôn miệng ra rả trên facebook và ngoài đời là “tẩy chay Việt Tân”, tránh né hợp tác với Việt tân để khỏi bị công an Việt Nam “vu vạ” nhưng sự thực không hề như cô ta nói.

Bùi Thanh Hiếu - tức blogger Người Buôn Gió là người đầu tiên dẫn dắt Phạm Đoan Trang đến với tổ chức phản động Việt tân trong vụ in áo No-U để tổ chức biểu tình ở Hà Nội khiến cô nàng bị tam giam 9 ngày, suýt nhập kho.

Nhờ bắt mối với thành viên Việt tân Nguyễn Văn Đài, đã đưa Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hữu Long đến với VOICE, tổ chức ngoại vi của Việt Tân, chính thức đi theo con đường phản động.

Thời gian ở Phi, Mỹ, Đoan Trang bắt tay với Việt tân thực hiện một số cuốn sách, cẩm nang và cho ra đời "Tuyên bố 258" hay "Mạng lưới Blogger Việt Nam" qua màn hợp tác công khai với Dân làm báo

Năm 2016, khi vừa về nước sau thời gian 2 năm huấn luyện, thực tập ở VOICE, Mỹ, Đoan Trang đã bắt tay với Mã Tiểu Linh, thành viên Việt tân được cử về nước để tổ chức biểu tình "cách mạng ô dù" hưởng ứng biểu tình dù vàng Hồng Kong, hy vọng đưa mô hình này vào Việt Nam. Nhờ cuộc tranh cãi về gian lận quyên góp tài trợ dù xanh cho biểu tình cá trong nước của một thành viên Việt Tân đã tiết lộ ra Đoan Trang trong nhóm bí mật bàn về tổ chức biểu tình đã xác nhận việc hợp tác “tiêu thụ” số dù xanh của Việt tân ở Hà nội.


Từ khi phát động in sách lậu cho NXB Tự do, nhiều lần Đoan Trang được các tổ chức, hội nhóm Việt Tân vận động tài chính cho Trang in sách tặng cho đám zân chủ trong nước. Có lần Trương Văn Dũng đã chuyển cho trang 1000 USD in sách "Chính trị bình dân"
....
Đây mới chỉ là điểm sơ sơ vài lần hợp tác với Việt tân và các tổ chức ngoại vi của Việt tân bị phanh phui mà thôi.



Việt Nam có cần “đa đảng” để “thân Mỹ chống Trung”?

 

Ngày 29/10/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bất ngờ thăm Việt Nam ngay sau chuyến thăm 4 nước Châu Á là Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Theo tờ South China Morning Post, thì ngay trước chuyến thăm, ông Pompeo đã nói rằng ông "sẽ thảo luận về việc làm thế nào các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc".



Nhân sự kiện này, một số “nhân sỹ trí thức” thuộc băng nhóm Nguyễn Quang A đã tiếp tục kêu gọi Nhà nước Việt Nam “thân Mỹ - thoát Trung”, thay đổi thể chế chính trị, tương tự những gì họ hay làm khi có sự kiện liên quan đến xung đột Mỹ-Trung hoặc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Chẳng hạn, trong một bài viết ngắn trên trang Bauxite Việt Nam, ông Nguyễn Quang Dy viết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mở ra một “thế giới mới”, trong đó việc Mỹ và các nước đồng minh chống Trung Quốc trở thành chuyện tất yếu. Từ đó, ông Dy viết rằng để thích ứng với “thế giới mới”, Việt Nam cần thay đổi chế độ chính trị để được làm đồng minh của Mỹ, được Mỹ giúp chống Trung Quốc.

Tương tự, trong một bài viết trên Facebook, nhà văn Tạ Duy Anh kêu gọi Nhà nước “vượt qua ám ảnh về chuyện mất còn chế độ khi đưa ra các lựa chọn lợi ích cho đất nước”.

Sau khi xem xét các bình luận trên, chúng tôi xin phép đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, dù sống trong thế giới mới hay thế giới cũ, thì người Việt Nam cũng chỉ có thể bảo vệ nền độc lập bằng chính sức của mình. Thể chế chính trị của Việt Nam phải được định hình bởi các điều kiện văn hóa, nhân khẩu, hoàn cảnh lịch sử và nguyện vọng người dân của Việt Nam, thay vì bởi một nhu cầu đối ngoại trong ngắn hạn. Qua việc Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có tăng trưởng dương trong dịch COVID-19, cũng là nước dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao để đoàn kết ASEAN trước thách thức từ Trung Quốc, có thể thấy chế độ chính trị hiện tại là một giải pháp hợp lý để chống thiên tai và ngoại xâm. Việt Nam nên xây dựng thể chế theo ý dân, dựa vào người dân để chống ngoại xâm, thay vì chuyển đổi thể chế theo ý Mỹ để xin Mỹ chống Trung Quốc.

Thứ hai, chính nước Mỹ cũng đang mong Việt Nam giữ được ổn định chính trị, để có thể hợp tác với Mỹ trong vấn đề bảo vệ an ninh hàng hải. Gần đây, Mỹ không nhiệt tình lắm trong việc đỡ đạn cho những tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam. Hãy xem các “nhà hoạt động dân chủ” bày tỏ sự thất vọng trước thực tế phũ phàng này:







Tóm lại, Việt Nam không cần thay đổi để thân Mỹ, khi mà chính Mỹ đã thay đổi để thân Việt Nam.

Sau khi bị Mỹ phản bội nhiều lần, nhiều nhà chống Cộng vẫn mong dựa hơi Mỹ để lật đổ chế độ ở Việt Nam, đúng là mê muội.

 Nguyễn Biên Cương

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Lựa chọn sáng suốt của Chính phủ Việt Nam trước các tranh cãi về cách phân phối tiền từ thiện


Từ đêm 06/10/2020, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã trải qua một đợt lũ lớn, khiến hàng trăm người thiệt mạng hoặc mất tích, và nhiều tài sản, hoa màu bị thiệt hại. Từ thời điểm đó đến nay, các trang chống Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền về chủ đề này để công kích chế độ. Riêng trong tuần thứ 3 của tháng 10, các tranh cãi trên Internet về đợt lũ đã xoay quanh việc ai nên nắm quyền phân phối tiền từ thiện của xã hội trong các tình huống thiên tai.

Cụ thể, sau khi ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi cộng đồng góp tiền để làm từ thiện, nhằm cứu trợ người dân các khu vực chịu nhiều thiệt hại cho lũ, cộng đồng đã gửi cho cô hơn 150 tỷ đồng. Vì số tiền này vừa lớn không kém số tiền mà nhiều cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội kêu gọi được, vừa không dễ phân phối đến vùng lũ nếu chỉ dựa vào sức của Thủy Tiên, nó đã mở ra một cuộc tranh cãi về việc ai nên nắm quyền phân phối tiền từ thiện của xã hội. Kết quả của cuộc tranh cãi sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các luật và chính sách xoay quanh vấn đề này, thay vì chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động từ thiện trong đợt lũ năm 2020.

Hiện dư luận về chủ đề này đang phân hóa thành 4 luồng quan điểm:

1. Quan điểm rằng Nhà nước nên phân phối toàn bộ tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đài VTV và một số người ủng hộ trên mạng xã hội. Nhìn chung, những người thuộc luồng quan điểm này cho rằng các cá nhân như Thủy Tiên không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch:




2. Quan điểm rằng các tổ chức xã hội dân sự nên phân phối tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của một số gương mặt công chúng từng làm thiện nguyện, một số NGO (như LIN), và các nhóm chống Nhà nước. Những người thuộc luồng quan điểm này chủ yếu đưa ra 3 thông điệp: các cơ quan, đoàn thể trực thuộc Nhà nước đã mất uy tín sau nhiều lần tham nhũng tiền và vật phẩm từ thiện nên cộng đồng chuyển sang tin tưởng các cá nhân như Thủy Tiên, hoặc các tổ chức dân sự như họ; đòi sửa Nghị định 64 để đảm bảo quyền làm từ thiện của các tổ chức trong xã hội; hoặc một số người trong giới NGO, như Phạm Trường Sơn của tổ chức LIN, nói rằng các cá nhân như Thủy Tiên sẽ không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch. Vì vậy, Thủy Tiên nên chuyển tiền quyên góp được cho các tổ chức NGO, để họ lo chuyện phân phối:










3. Quan điểm rằng nên có cơ chế để Nhà nước, tổ chức và cá nhân hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội: Đây là quan điểm của một số đại biểu Quốc hội (bao gồm Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam), nhiều bài viết trên báo chính thống, một bài viết trên BBC (bút danh Huỳnh Nhơn), và nhiều cá nhân trên mạng xã hội. Những người thuộc luồng quan điểm này chủ yếu đưa ra 2 thông điệp: hoạt động thuần túy thiện nguyện của những cá nhân như Thủy Tiên là chính đáng và đáng tôn vinh, vì vậy Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật thuận lợi cho họ và các cá nhân như Thủy Tiên không có đủ năng lực để phân phối tiền từ thiện đến người dân vùng lũ một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch, vì vậy họ cần phối hợp với các bên khác, như chính quyền địa phương.

 



Ngày 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính 'khẩn trương xây dựng' một nghị định khác thay thế Nghị định 64 đang gây tranh cãi, để có thể hỗ trợ kịp thời việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Ông Phúc cũng phân công UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố phụ trách hỗ trợ các nhà hảo tâm thực hiện cứu trợ "đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật". Như vậy, Chính phủ đang chọn giải pháp gần với luồng quan điểm này, chủ yếu theo hướng Nhà nước hỗ trợ các nhóm thiện nguyện của cá nhân.

4. Quan điểm rằng các cá nhân hảo tâm nên chủ động hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội, tránh bị ảnh hưởng bởi các tranh cãi chính trị.

Trước các ý kiến lo ngại rằng 150 tỷ đồng tiền quyên góp mà Thủy Tiên vận động được có thể bị chi tiêu không minh bạch, Thủy tiên tuyên bố nhóm cứu trợ của mình sẽ tự tay phát hết số tiền. Ngoài ra, cũng minh bạch sổ sách thu chi, và không dùng tiền quyên góp cho việc sinh hoạt, đi lại của đoàn cứu trợ. Trịnh Hữu Long phản ánh rằng một bộ phận của dư luận chống đối đã công kích Thủy Tiên, khi cô tuyên bố không muốn dây vào họ:



 Như vậy, qua các quan điểm nêu trên, có thể thấy chuyện phân phối tiền từ thiện ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ phán xét vội vàng bằng cái nhìn một chiều. Quan điểm rằng Nhà nước nên phân phối toàn bộ tiền từ thiện của xã hội hiện khó có thể áp dụng trong thực tế, do nhiều người dân có nhu cầu tự làm từ thiện để đảm bảo độ minh bạch, và do nguồn lực của Nhà nước cũng có hạn, không thể làm xuể trong những đợt thiên tai lớn. Quan điểm rằng các tổ chức dân sự nên phân phối tiền từ thiện của xã hội không hiền lành như vẻ bề ngoài, vì nó hàm chứa nhiều tính toán liên quan đến việc mở rộng quyền tự do lập hội, đoàn và quyền kêu gọi vốn, từ đó gia tăng quyền lực của các lực lượng "xã hội dân sự" ở Việt Nam, thậm chí tạo cơ hội cho các thế lực chống phá đội lốt từ thiện gây thanh thế, ảnh hưởng xã hội, kích động bạo loạn kiểu như Quỹ Cứu trợ dân oan, 50K, "cách mạng cá" của Việt Tân thông qua Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục cực đoan miền Trung vụ Formosa.... Kẹt giữa hai luồng quan điểm đó, nhiều cá nhân làm từ thiện như Thủy Tiên đang muốn giữ độ độc lập cao nhất có thể, để việc tốt của mình không bị các toan tính chính trị làm hỏng. Trong bối cảnh phức tạp này, phương án mà Chính phủ Việt Nam đã chọn – là tạo cơ chế để Nhà nước, tổ chức và cá nhân hỗ trợ nhau phân phối tiền từ thiện của xã hội – có vẻ là phương án sáng suốt nhất.

 Nguyễn Biên Cương