Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Bảo vệ trẻ em, chống bạo lực học đường là nỗ lực không ngừng nghỉ cả hệ thống chính trị Việt Nam

 


Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, xúc phạm đến danh dự của người khác gây ra những tổn thương về tinh thần và cả thể xác. Những hành vi đó diễn ra trong môi trường học đường, ở lứa tuổi từ mười đến mười tám tuổi. Theo một số thống kê thì hằng năm ở nước ta có hàng trăm những vụ bạo lực học đường và mức độ thì ngày càng nghiêm trọng hơn. Các em học sinh không chỉ dừng lại ở những hành động như đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của nạn nhân mà còn quay phim lại quá trình hành động xảy ra và chia sẻ trên mạng xã hội như một chiến tích, như cách để dằn mặt đối phương. Điều này đã khiến toàn xã hội cảm thấy lo lắng bởi sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận các em học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Những vụ bạo lực học đường diễn ra gần đây đã như là hồi chuông cảnh báo về sự bất lực của nhà trường, gia đình và xã hội. Khi xem những clip này nhiều người không khỏi xót xa, phẫn nộ trước tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng về tinh thần của học sinh, tạo tâm lý bất an cho học sinh, phụ huynh và cả xã hội. Khó ai biết, mỗi ngày đi học, con em mình có bị xâm hại thân thể, tinh thần hay không; bất cứ lúc nào, ở đâu, học sinh cũng có thể đánh nhau. Từ tình hình trên có thể rút ra 03 nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, đó là nguyên nhân từ chính các em học sinh. Theo một báo cáo của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, đối tượng tham gia đánh nhau hầu hết là học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (từ 12-17 tuổi), đây là lứa tuổi mà tâm, sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tâm lý có những nét bất ổn, đôi lúc bốc đồng, không kiểm soát được hành vi bản thân. Trong giai đoạn này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học theo, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống… sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai.

Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường gia đình và xã hội: môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được sinh ra tiếp xúc là gia đình, bố, mẹ là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Trong tình hình hiện nay, có không ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách la mắng, đánh đập thô bạo con khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình thành trong con cái tính hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với văn hóa  như phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi (kiếm, súng) mang tính bạo lực… cũng gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ.

Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội… khi tiếp xúc với nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường.

Thứ ba, nguyên nhân từ nhà trường: các trường học còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người, ít hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, cuộc sống thực dụng, chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức, kỹ năng ứng xử của một bộ phận thầy giáo, cô giáo bị xuống cấp. Một số vụ việc học sinh đánh nhau ngay tại lớp học nhưng nhà trường không hay biết, chỉ đến khi trên mạng xuất hiện clip mới quay lại xác minh, xử lý.

Thế nhưng, bạo lực học đường lại là câu chuyện không chỉ riêng của Việt Nam, nó là vấn nạn mang tính toàn cầu. Vấn đề bạo lực học đường gần đây diễn biến phức tạp, có thể xảy ra trong trường học, ngoài cộng đồng và cả trên không gian mạng. Các nghiên cứu cho biết, tỷ lệ bạo lực học đường tại các quốc gia theo từng thời điểm có thể dao động từ 10% – 70%. Tuổi học sinh tham gia các vụ bạo lực học đường có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 10-15 tuổi.

Để chấm dứt bạo lực học đường, UNICEF và các đối tác kêu gọi hành động khẩn cấp trong các lĩnh vực sau: Thực hiện chính sách và pháp luật để bảo vệ học sinh khỏi bạo lực học đường. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong trường học. Thúc đẩy các cộng đồng và cá nhân tham gia cùng học sinh lên tiếng về bạo lực và cùng nỗ lực thay đổi văn hóa trong lớp học và trong cộng đồng. Đầu tư hiệu quả hơn và cụ thể vào những giải pháp đã được chứng minh có thể giúp đảm bảo an toàn cho học sinh và nhà trường. Thu thập số liệu tốt hơn, và có số liệu phân tổ về bạo lực đối với trẻ em trong và xung quanh nhà trường đồng thời chia sẻ phương pháp hiệu quả.

Như vậy có thể thấy “bạo lực học đường” từ lâu đã là một vấn nạn mang tính toàn cầu, làm cho UNICEF cũng như nhiều chính phủ hết sức quan tâm để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách giải quyết. Nhưng với mục đích công kích, đả phá, xuyên tạc nhằm bôi nhọ Việt Nam, một số kẻ cố ý xuyên tạc rằng: “Không phải tự nhiên mà “bạo lực học đường” trở thành vấn nạn phổ biến tại Việt Nam” đăng tải trên mạng xã hội mấy ngày qua gây nghi ngờ trong dư luận và công kích chế độ ta.

Trong bài viết trên, tác giả tỏ ra vô cùng thích thú khi liệt kê các hiện tượng bạo lực học đường xảy ra gần đây để rồi quy kết, đổ lỗi một cách đẩy chủ ý cá nhân: “Chắc chắn là có – đó là quan hệ nhân quả” và quy chụp rằng Việt Nam “phải chấp nhận “bạo lực học đường” như một phần không thể thiếu vắng dưới mái trường XHCN”. Rõ rang đây là chiêu trò rất tinh vi của một kẻ chống phá chuyên nghiệp, dám lộng ngôn đưa ra nhận định hết sức tráo trở nhằm công kích chế độ XHCN của Việt Nam.

Chúng ta không phủ nhận bạo lực học đường đã và đang là một vấn nạn, nhưng vấn đề là, với những người tử tế thì đó là đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục để làm cho giáo dục Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Còn với những luận điệu của đám con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền suốt ngày la liếm, xuyên tạc, công kích chống phá thì đó lại là “lỗi chế độ”, còn những vụ việc xả súng trường học kinh hoàng ở Mỹ hay phương Tây thì lại được những kẻ này dán cho cái nhãn “tự do”, “quyền con người”. Đúng là trò hề, thật nực cười!

 

Báo cáo nhân quyền Mỹ khuếch trương những thông tin sai lệch về Việt Nam

 


Mấy ngày trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 với một số nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. Việt Nam ngay sau đó đã phản bác lại, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, các quyền tự do cơ bản của con người được khi nhận trong Hiến pháp, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản chính sách, pháp luật cũng như triển khai thực thi trong thực tiễn. Hằng năm, Việt Nam và Mỹ cũng như ở diễn đàn Liên hợp quốc đều có những đối thoại về nhân quyền, và liên quan đến báo cáo lần này, Người phát ngôn BNG Việt Nam đã nói sẵn sàng đối thoại thẳng thắn về những khách biệt, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và tôn trọng thực tế khách quan của mỗi nước. Trên thực tế, Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm, chính sách xem con người là trung tâm, là động lực và mục tiêu của quá trình đổi mới phát triển đất nước, nỗ lực thực hiện nâng cao đời sống và quyền thụ hưởng của người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh, khó khăn, và người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Chúng ta thấy quan hệ Việt Nam và Mỹ đang có những triển vọng to lớn trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, chống biến đổi khí hậu… Nhưng thời gian qua, dù những quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại ngày càng nhiều lên, nhưng vấn đề nhân quyền vẫn còn những nhận thức khác biệt, cản trở quan hệ hai bên. Mỹ thì vẫn ôm khư khư chiêu bài nhân quyền để can thiệp vào Việt Nam với chính sách “cây gậy và củ cà rốt”. Dù với thực tế Mỹ và ta có nhiều dư địa để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, nhưng bất kỳ nước nào chớ nên can thiệp vào công việc của nước khác, cho dù đó là lĩnh vực gì – kể cả nhân quyền – để rồi có những nhận định sai lệch theo ý chí thiếu thiện chí của một số kẻ – nhóm. Chừng nào, còn can thiệp thô bạo, áp đặt quan điểm nhân quyền cực đoan của mình vào Việt Nam thì chừng đó, quan hệ hai nước vẫn khó có thể “nâng tầm” được!

Bởi không phải ngẫu nhiên mà hồi tháng 10/2022 Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổng Thư ký KHQ và nhiều nước đã bày tỏ sự hiểu biết, tin tưởng Việt Nam luôn trách nhiệm, tích cực, đóng góp hiệu quả thúc đẩy bảo vệ và phát triển nhân quyền. Việt Nam yêu chuộng hoà bình, đề cao các giá trị nhân văn và nhân đạo. Bên cạnh đó, Việt Nam sẵn sàng học hỏi, mong nhận được sự tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của LHQ và các đối tác quốc tế để thực hiện ngày càng tốt quyền con người, quyền công dân và quyền làm chủ của nhân dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Tham gia tích cực Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam hướng tới và tập trung vào những nội dung rất thiết thực: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền gắn với đề cao tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế; quyền con người trước tác động của biến đổi khí hậu; chống bạo lực và phân biệt đối xử, tăng cường bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; thúc đẩy bình đẳng giới; quyền con người trong bối cảnh chuyển đổi số; quyền sức khỏe; quyền việc làm; quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục quyền con người. Trong thực tế ở trong nước, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, để cho mọi người dân đều được thụ hưởng các thành tựu phát triển, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bằng nhiều chương trình giảm nghèo bền vững, các dự án chính sách giúp cho người yếu thế hòa nhập cuộc sống xã hội, tăng cường thông tin trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng miền núi…

“Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” trích từ Truyện Kiều là câu được ông Tổng thống Mỹ J. Biden đọc khi tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, diễn tả rất đúng quan hệ hai nước. Việc đưa ra những nhận định, thông tin sai lệch, thiếu hiểu biết trong báo cáo nhân quyền là một việc sai lầm của BNG Hoa Kỳ cản trở tinh thần hôm nay, bởi những nguồn thông tin vừa thiếu thực tế về thành tựu nhân quyền ở Việt Nam, vừa được phát từ những chủ thể mang nặng định kiến, sẵn sàng bóp méo sự thật. Để “tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, dân gian ta có câu thành ngữ chưa sai bao giờ sai rằng “đừng nghe đài địch” – là một số kẻ viết báo cáo nhân quyền theo thông tin sai lệch hay một số cây viết cho RFA, VOA múa mép khuếch trương…/.

 

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Chiêu trò tung hứng “chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022” của RFA

 


Những năm gần đây, các tổ chức như phóng viên không biên giới (RFS), BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân phản động chống phá luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí và cái gọi là “Sự trung thực của báo chí Việt Nam”. Năm 2022 RFS đã công bố một thứ gọi là báo cáo về “chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2022”. Theo bảng xếp hạng do tổ chức này đưa ra thì tự do báo chí Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng trên trên Trung Quốc (175) và ngay dưới Cu Ba (173), báo cáo đưa ra luận điệu bịa đặt và vu cáo Việt Nam và cáo buộc rằng, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình báo chí “rất tồi tệ”.

Cùng với đó trong nhiều năm qua các phần tử phản động, chống đối trong và ngoài nước luôn tìm cơ hội để phụ họa, bình phẩm, xuyên tạc tình hình tự do báo chí và cái gọi là “sự trung thực” của báo chí Việt Nam. Nhân danh dân chủ, nhân quyền, chúng cổ vũ cho thứ tự do báo chí không xây dựng trên nền tảng của sự trung thực và tôn trọng sự thật, một thứ tự do báo chí vô nguyên tắc, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Chúng đòi Việt Nam phải tổ chức, quản lý báo chí theo mô hình báo chí phương Tây, đòi tư nhân hóa báo chí để biến báo chí Việt Nam thành công cụ phục vụ mưu đồ chính trị của chúng.

Nhân danh tự do báo chí theo tiêu chuẩn phương Tây, họ tung ra các bài viết, clip, ảnh và đủ thứ tư liệu ngụy tạo, bịa đặt nhằm tuyên truyền chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng bình luận theo kiểu bất chấp sự thật với góc nhìn tiêu cực nhằm gieo rắc hoang mang và qua đó ca ngợi những thứ giá trị phương Tây mà chúng tôn thờ, ra sức tung hô, cổ súy, ca ngợi những kẻ mà chúng gán cho những mỹ từ như “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” mà thực ra đó là những kẻ vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật xử lý.

Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chỉ là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Báo chí là phương tiện để mọi công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Việt Nam luôn quan tâm và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận. Luật báo chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Bất chấp thực tế và những nguyên tắc cơ bản của báo chí Việt Nam, RFA tung ra bài viết rất xuyên tạc trên mạng xã hội: “Tuyên giáo Cộng sản Việt Nam lại “xảo ngôn” khi kêu gọi báo chí “trung thực””. Để minh họa cho luận điệu này, RFA tung ra hai đơn cử.

Thứ nhất, “Đơn cử như vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số những nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Mỹ để loại Nga ra khỏi HĐNQ. Tuy nhiên các tờ báo trong nước trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, khi tường thuật về vụ việc này đã không hề đề cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam”. Cần nói rõ đây không phải là “nghị quyết của Mỹ” mà là dự thảo Nghị quyết do Mỹ đưa ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc để các thành viên bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu thuận, trắng hay chống là quyền của mỗi quốc gia, phản ánh thái độ và lợi ích quốc gia của họ, các cơ quan truyền thông hầu hết đưa tin và bình luận về sự kiện này.

Thông tấn xã Việt Nam ngày 08/4/2022 đã đưa tin: “Tại phiên họp, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết đình tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, 58 phiếu trắng” và bình luận: “Các nước bày tỏ quan ngại trước tình hình hiện nay tại Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhiều nước trong đó có những nước bỏ phiếu trắng và chống nghị quyết nói trên cho rằng trong bối cảnh các cơ chế điều tra quốc tế về tình hình nhân quyền tại Ukraine gồm cơ chế điều tra được thành lập theo quyết định của Hội đồng nhân quyền tại Ukraine vẫn đang diễn ra. Việc đề xuất và xem xét này là hành động vội vã trong khi chưa có thông tin cụ thể, khách quan. Vì thế việc thông qua nghị quyết nói trên được các nước xem là có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực đàm phán, đối thoại giữa các bên liên quan gây chia rẽ và giảm sự tín nhiệm đối với Liên hợp quốc”… Nhiều báo, đài đã dẫn lại bài viết này. Như thế là đã rõ. Sao có thể thô thiển cho rằng “Ban Tuyên giáo nhiều lần chỉ đạo báo chí không được đăng tải”.

Thứ hai, lại một ví dụ điển hình của RFA hết sức bậy bạ, thô bỉ và tráo trở: “Dư luận cho rằng, câu chuyện “bác sĩ Khoa” là hậu quả của việc tuyên truyền sai sự thật được Đảng Cộng sản sử dụng để bảo vệ Đảng từ ngày thành lập. Chỉ đến khi bị cư dân mạng phân tích những điểm vô lý thì câu chuyện biến mất cùng tác giả”. RFA không thể nói “dư luận cho rằng” để đổi trắng thay đen, gắp lửa bỏ tay người như thế được. Bởi ngay khi tiếp nhận thông tin và câu chuyện “bác sỹ Khoa” dưới góc nhìn chuyên môn, cơ quan chức năng nhận ra ngay những thông tin này là không đúng sự thật và đã chỉ đạo, phối hợp điều tra làm rõ. Chỉ 1 ngày sau, ngày 8/8/2021 bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai- Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh khẳng định, sự việc trên là hư cấu, bịa đặt ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở thành phố. Chiều 9/8/2021, Sở Thông tin và truyền thông TP. Hồ Chí Minh đã làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản facebook là Nguyễn Đức Hiền và Hoàng Nguyên Vũ về việc cung cấp thông tin “bác sỹ rút ống thở của người nhà để nhường cho sản phụ” là nội dung không đúng sự thật đăng trên mạng internet. Hai chủ tài khoản này đã nhận lỗi và nộp phạt hành chính 5 triệu đồng/người về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Ngay sau đó nhiều Facebooker cũng đã đăng bài chất vấn bản thân và nói lời xin lỗi trên trang cá nhân sau khi góp phần lan tỏa câu chuyện nhảm nhí này.

Rõ ràng RFA dù có cố tình xuyên tạc và bịa đặt thế nào đi chăng nữa thì sự thật cũng chỉ có một, đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền báo chí Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung với vị thế, vai trò ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.   

 

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

Thực tiễn nhân quyền Việt Nam đập tan mọi luận điệu sai trái

 

Đầu tháng 3/2023, Bộ Ngoại giáo Mỹ có ra cái gọi là báo cáo về nhân quyền thế giới, trong đó, có cho rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền(!?) Thực tế có phải như vậy? Không hoàn toàn không!

Cần nói ngay rằng, chẳng có đất nước, tổ chức nào trên thế giới lại cho Mỹ được quyền ra cái gọi là báo cáo nhân quyền trên thế giới cả. Thông lệ và luật pháp quốc tế về nhân quyền cũng chẳng có điều luật nào nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ được làm quyền như vậy. Mỹ và Việt Nam đều là thành viên bình đẳng của Liên hợp quốc; hơn nữa Việt Nam hiện nay là Uỷ viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc chứ không phải Mỹ. Đặc biệt, việc bảo đảm nhân quyền ngay tại chính nước Mỹ đã và đang đòi hỏi thế giới phải lưu tâm, đặc biệt là nạn súng ống, nạn phân biệt chủng tộc, nạn đòi nghèo,…., cho nên Bộ Ngoại giao Mỹ hãy báo cáo với thế giới, Liên hợp quốc, trực tiếp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về việc bảo đảm nhân quyền của chính nước Mỹ. Hơn nữa, nước Mỹ là thủ phạm của mọi sự vi phạm nhân quyền trên thế giới. Chính Mỹ đã gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh, đe doạ hoà bình và phát triển trên thế giới, đe do những thành tuwuuj nhân quyền mà loại người tiến bộ đã đạt được. Cái gọi là báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ chẳng có giá trị. Đó chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa cường quyền, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của những thế lực chống cộng cự đoan.

Thực tiễn nhân quyền đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bác bỏ những luận điệu sai trái của Bộ Ngoại giao Mỹ.

78 năm qua (1945-2023) gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đoàn kết, đồng lòng giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có lĩnh vực bảo đảm và thực thi quyền con người, quyền công dân. Hiện nay, đất nước, con người Việt Nam đều được đổi mới, có nền chính trị ổn định, kinh tế – xã hội phát triển bền vững, quốc phòng – an ninh được tăng cường, quyền con người, quyền công dân được đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam quyền con người, quyền công dân gắn liền quyền được độc lập, tự do, thống nhất của quốc gia dân tộc.

Đầu thế kỷ 20, đất nước Việt Nam là một đất nước thuộc địa, nửa phong kiến, chưa có tên trên bản đồ thế giới, quyền con người, quyên công dân hoàn toàn bị tước bỏ. Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên một sự kiện “long trời, lở đất” – Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công – tạo bước ngoặt vĩ đại trên con đường thực hiện khát vọng độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Ngày 02/9/1945, thay mặt nhân dân Việt nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.

Thực hiện lời thề Độc lập, 78 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, nêu cao tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, chiến đấu và lập nên những thiên sử vàng chói lọi – đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Mọi người dân Việt nam đã thực sự có quyền con người, quyền công. Từ năm 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, dân tộc Việt Nam đã vượt qua mọi thử thách, trong đó có sự bao vậy, cấm vận của Phương Tây, do đế quốc Mỹ cầm đầu, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ngay nay, đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, quyền con người, quyền công dân được đảm bảo ngày càng tốt hơn.

Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế phụ thuộc, hành chính, bao cấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2020, mặc dù kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn giảm sâu, bị ảnh hưởng tiêu cực của Đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,91%, quy mô nền kinh tế hơn 343 tỷ USD, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, năm 2022, mặc vượt qua những diễn biến rất xấu, khó lường, đặc biệt phức tạp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt 8,02%. Việt Nam được các tổ chức quốc tế lớn, uy tín trên thế giới đánh giá có nền kinh tế năng động, sáng tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Về văn hoá, nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không ngừng được củng cố, phát triển, thực sự là nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc, phát huy, hình thành nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam, góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, sự năng động sáng tạo, tự chủ, tích cực của con người. Đến năm 2020, Chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam đạt 0,704, thuộc nhóm cao trên thế giới. Nhiều phong trào, cuộc vận động văn hóa được tổ chức có sức lan toả sâu rộng trong đời sống, tạo môi trường văn hóa, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, v.v. Việt Nam đã trở thành “Đất nước của những di sản”, với những con người cần cù, thông minh, sáng tạo, hiện đại, thân thiện, là điểm đến của bạn bè quốc tế. Văn hoá thực sự “soi đường cho quốc dân”, nguồn lực nội sinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về đời sống xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam cơ bản xóa  tình trạng đói kinh niên; được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm. Cùng với đó, chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam ngày càng được nâng lên; quốc phòng – an ninh được đảm bảo.

Việt Nam đã thực hiện hiệu quả phương châm và định hướng “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Đến nay, Việt Nam là thành viên tích cực, trách nhiệm cao của 63 tổ chức quốc tế, nhất là của Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v. Việt Nam có quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với 60 nền kinh tế, đối tác chiến lược và toàn diện với 30 nước, trong đó có 05 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước nhóm G7 và G20, v.v. Việt Nam đã được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 và nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu cao, rất cao. Năm 2020, Việt Nam hoàn thành tốt vai trò là Chủ tịch ASEAN; có nhiều sáng kiến hữu ích thực hiện “nhiệm vụ kép” – vừa phòng chống Đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội có hiệu quả – được các nước trong khu vực, thế giới đánh giá cao và ủng hộ, v.v. Với phương châm không để ai bị bỏ về phía sau, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để chiến thắng “Giặc covid-19” và được các nhà khoa học, các tổ chức uy tín trên thế giới thừa nhận, Việt Nam là hình mẫu về đối phó với khủng hoảng toàn cầu, trong đó có khủng hoảng về dịch bệnh. Đặc biệt, Việt nam đã trúng cử làm Uỷ viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2022-2023 với số phiếu cao. Năm 2022, vượt qua những tác động rủi ro của nền kinh tế và những bất ổn thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,02 và 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, là điểm đến của các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn kinh tế hàng đầu trên thế giới.

Đó là sự thật khách quan không thể bác bỏ!

Việt Nam đã “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, là biểu tượng của nhân loại về thực hiện khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong một thế giới còn nhiều bất ổn. Một đất nước như thế không thể là một quốc gia vi phạm nhân quyền. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân giành được thành tựu như vậy, đó là, xã hội Việt nam có Đảng Cộng sản Việt nam – Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội- có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn; có Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, đủ sức điều hành, quản lý xã hôi; có khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc tạo sức mạnh tổng hợp để cùng thực hiện xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Thực tiễn đó đã bác bỏ mọi xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nhân đây cũng nói thêm rằng, Việt Nam và Mỹ đã có mối quân hệ đối tác toàn diện và ngày càng sâu sắc. Hành động của Bộ Ngoại giao Mỹ không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn trực tiếp làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Mỹ./.

 

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

Trò lòe bịp của Nguyễn Văn Đài: “tha hồ viết bài không sợ luật”!

 


Ngày 03/04/2023, Đài đã đăng lên Facebook một bài viết có nhan đề “Tha hồ viết bài, bình luận mà không sợ điều 331, 117”. Bài viết này nêu ra một loạt các mẹo vặt kiểu Trạng Quỳnh để có thể viết bài chống chế độ mà không trực tiếp vi phạm luật (theo Đài nghĩ). Chúng bao gồm:

-“Không livestream tại hiện trường”

– “Không dùng hình ảnh thật minh họa cho bài viết”, chỉ “dùng hình vẽ gần giống”

– Gọi tên nước là “Đông Lào” thay vì Việt Nam

– “Đảo ngược lại” các tên địa danh mà bài viết đề cập. Chẳng hạn: “Thành phố HCM thì gọi là Thành Minh Hồ, Hà Nội thì gọi là Nội Hà, Hải Phòng gọi là Phòng Hải,…”.

– Làm tương tự với tên riêng.v.v…

Trong bài viết, Nguyễn Văn Đài giải thích một cách dài dòng về lý do anh ta đề nghị những mẹo vặt vừa nêu. Nói một cách ngắn gọn, Đài cho rằng khi đồng hội của mình không đề cập đến bất cứ địa danh hay nhân vật có thật nào ở Việt Nam, thì công an sẽ không có lý do để bắt họ. Bài viết của Đài được một bộ phận không nhỏ dân cờ vàng hưởng ứng, những tưởng với vài chiêu trò lươn lẹo mà Đài bày ra, sẽ qua được vòng kiểm soát của lực lượng an ninh quốc gia. Tuy nhiên, những phương thức xây dựng tin, bài mà Nguyễn Văn Đài đề ra chỉ cho chúng ta thấy một điều, Đài cùng đồng bọn đang cố tình xây dựng “tổ tin vịt cờ vàng” đặc trưng cho hội nhóm mình, với âm mưu tung những tin đồn thất thiệt đến với bạn đọc.

Liệu có tin tức nào của Đài và đồng bọn còn đáng tin khi chúng không phải là những đoạn phim, ảnh được quay, dựng tại hiện trường thật? Nếu chỉ ở nhà tự dựng phim, ảnh như Đài bầy cho đồng bọn thì những thông tin mà Đài và đồng bọn cung cấp cho người đọc cũng chỉ là những thông tin chẳng đáng tin cậy. Và đây phải chăng là những nội dung mà “tự do báo chí, tự do ngôn luận” theo quan điểm của Đài và đồng bọn đang theo đuổi?  

“Không quay phim tại hiện trường, không dùng ảnh thật, thậm chí không đề cập đến những tên người và địa danh có thật…” đó là cách mà Đài và đồng bọn tạo nên các tin bài cung cấp cho người đọc. Không biết sau sự kiện này, còn ai vẫn ngây ngô, lãng phí thời gian theo dõi các tin bài của mấy “nhà lều lươn lẹo” vẫn hô hào đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận như Đài và dân cờ vàng bấy lâu nay vẫn thực hiện.

Hơn nữa, liệu gói giải pháp mà Nguyễn Văn Đài đưa ra có thực sự “an toàn” với Điều 331 và 117 của Bộ Luật hình sự?. Với những chiêu trò mà Đài nêu, điều đó chỉ thể hiện anh ta chẳng hiểu gì về pháp luật Việt Nam. Lực lượng an ninh Việt Nam chắc chắn chẳng bao giờ bắt bất cứ ai phản ánh sự kiện, hiện tượng thật mà không làm ảnh hưởng đến an ninh, uy tín, và hình ảnh của quốc gia, dân tộc. Những kẻ bị giam giữ, truy tố hẳn phải là những kẻ tung tin đồn thất thiệt, gây phương hại đến quyền và lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân, và như thế, với cách tung tin, bài như Đài đang chia sẻ, cổ súy, e rằng không sớm thì muộn những người làm theo lời dạy của Đài sẽ lại mắc vào vòng lao lý vì tội đưa tin sai sự thật, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Hy vọng, sẽ không ai dại dột nghe theo Đài để trở thành một người đưa tin thiếu trách nhiệm với người đọc, đồng thời cũng thiếu trách nhiệm với an toàn của bản thân.

 

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Về việc Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu đến Việt Nam: RFA thay trắng đổi đen!

 


Từ ngày 4 đến ngày 6/4/2023, phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu do Chủ tịch Tiểu ban Udo Bullmann dẫn đầu đến thăm và làm việc tại nước ta. Chiều 4.4.2023, tại nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong đã hội đàm cùng Đoàn. Tại đây ông đã thông báo với Đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu về tình hình kinh tế – xã hội và công tác đối ngoại của Việt Nam. Ông đánh giá cao sự phát triển tích cực trong quan hệ hai bên và nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi trong quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU. Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác trên tất cả lĩnh vực chính trị, quốc phòng – an ninh, thương mại – đầu tư… Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Việt Nam dành cho Đoàn, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu Udo Bullmann đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt là việc giữ vững ổn định kinh tế, phục hồi và phát triển vững vàng trong và sau đại dịch Covid-19. Vui mừng nhận thấy việc trao đổi đoàn các cấp từng bước được nối lại sau đại dịch Covid-19, nhất là trên kênh hợp tác nghị viện hai bên vẫn duy trì thường xuyên tiếp xúc ở cấp cao, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu Udo Bullmann đánh giá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam, trong đó có Ủy ban Đối ngoại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua; thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề nhân quyền trong một số lĩnh vực liên quan đến quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng giới… Chủ tịch Udo Bullmann cho rằng, nhân quyền ở Việt Nam đã và đang ngày càng được chú trọng quan tâm và tin tưởng đây sẽ là những tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn hiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

 Thế nhưng, RFA lại có bài viết “Đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thăm Việt Nam, chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ” đăng tải trên các trang mạng xã hội để đưa ra nhận định rất sai sự thật khi cho rằng: “Mục tiêu chuyến thăm là điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và đánh giá tác động đến nhân quyền của Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam (EVFTA), đã có hiệu lực gần ba năm qua, từ ngày 1 tháng 8 năm 2020” và cho đăng “phỏng vấn” của chính kẻ này với ông Sanchez Amor, thành viên của Đoàn. Không biết cuộc “phỏng vấn” này có thật hay không nhưng theo trả lời “phỏng vấn” của Ỷ Lan này thì: “Nhiệm vụ của chúng tôi không liên quan trực tiếp đến các vấn đề chính trị, mà liên quan rất nhiều đến thương mại” mà sau đó Ỷ Lan vẫn cho rằng: “Cảm tưởng của chúng tôi là Việt Nam đang có những tiến bộ kinh tế rất đáng kể. Nhưng xét về khía cạnh nhân quyền, tình hình trước và sau khi EVFTA được ký kết hoàn toàn giống nhau không có tiến bộ, không có cải thiện về nhân quyền, không có tự do ngôn luận. Các tổ chức phi chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành các hoạt động của họ…Chúng tôi không thấy bất kỳ sự cởi mở hay thiện chí nào của chính quyền Việt Nam trong việc tôn trọng những điều họ cam kết khi ký kết EVFTA”. Có thể nói toàn bộ nội dung bài viết cũng như “phỏng vấn” của Ỷ Lan với vị thành viên trong Đoàn thì hoàn toàn không có ai kiểm chứng tính xác thực của nó. Tuy nhiên cũng cần nói rõ, lá bài “nhân quyền” luôn được các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, những con buôn chính trị khoác áo dân chủ nhân quyền dùng để công kích thể chế của chúng ta. Có lẽ đây cũng là dịp để chúng tung ra lá bài này.

Thực tế đã khẳng định, những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là việc Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quan điểm tiến bộ, tích cực về nhân quyền, đồng thời cố gắng tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng các quyền của mình và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên không phải khi nào hoạt động này cũng nhận được sự hợp tác thiện chí từ một số quốc gia. Nhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự giúp đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ xấu để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nhất là các quốc gia có thể chế chính trị XHCN nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.

Trong mọi giai đoạn cách mạng, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Chúng đã triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại số nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW…) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ thần tượng, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ, triệt để khai thác các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Việt Nam. Đồng thời các hội, nhóm, tổ chức phi chính phủ nước ngoài không có thiện chí với Việt Nam tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam; gắn viện trợ nhân đạo với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận…. Hậu thuẫn tổ chức phi chính phủ thông qua việc triển khai các dự án với những mỹ từ như “thúc đẩy”, “cải thiện nhân quyền”, khích lệ các đối tượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và số đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động. Nhiều tổ chức như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL), Freedom House (FH)… trong báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực nhưng vẫn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Vừa qua, lợi dụng chuyện một số đối tượng như: Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Tường Thụy, Dũng Vova… bị khởi tố về tội “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”. Từ đó các tổ chức, đối tượng phản động chống phá đã rêu rao cho rằng Việt Nam đang vi phạm dân chủ, nhân quyền và đưa ra các báo cáo định kỳ xếp hạng chúng ta nằm trong các quốc gia không có dân chủ, nhân quyền. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng liên tục đòi yêu sách, trả tự do cho các đối tượng chống đối dưới cái tên “tù nhân lương tâm”; ngoài ra còn trao các giải thưởng “Phụ nữ dũng cảm quốc tế” cho đối tượng đã bị kết án vì tuyên truyền chống nhà nước. Đặc biệt các đối tượng chống đối tại nước ngoài còn liên tục tiếp xúc, phỏng vấn, làm các chương trình cổ suý cho các hoạt động tiêu cực, chống phá Đảng, Nhà nước.

Thực tế cho thấy rằng, ở bất cứ một quốc gia nào, thể chế chính trị nào mà đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao và quyền con người, quyền công dân ngày càng được đảm bảo thì nơi đó là hạnh phúc. Việc phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu đến thăm, làm việc tại Việt Nam nhằm thúc đẩy, nâng cao quan hệ Việt Nam – EU là rất đáng hoan nghênh và được chúng ta tiếp đón trọng thị. Nhưng như Ỷ Lan nói để “điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam” là hoàn toàn sai, cố ý đơm đặt, xuyên tạc và không thể chấp nhận. Chắc chắn đây chính là ý đồ cá nhân cơ hội chính trị của chính Ỷ Lan và RFA nhằm bôi nhọ, công kích, gây rối, chống phá Việt Nam. Tất cả những luận điệu bôi đen, bịa đặt, xuyên tạc, thậm chí vu khống về tình hình thực thi nhân quyền ở Việt Nam của Ỷ Lan cũng như các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí cần phải được loại bỏ, nhất là trên không gian mạng để cư dân mạng không bị đánh lừa, bị dụ dẫn theo mưu đồ chính trị của chúng.

 

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

Không có chuyện Nhà nước tước đoạt quyền sở hữu đất ở của người dân

 


Thời gian hiện nay, Nhà nước Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các giai tầng xã hội về dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi). Có thể nói hiếm có Luật nào lại chú ý sự thu hút của toàn xã hội đến như thế. Qua sự thông tin của các cơ quan thông tin truyền thông, rất nhiều cuộc hội thảo, cuộc họp đã được tổ chức ở mọi miền của đất nước. Ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai lần này được tổ chức bài bản, có hệ thống. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Chính phủ tháng 3-2023 đã nhấn mạnh: Tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân để trình ra Quốc hội tại kỳ họp sắp tới. Thế nhưng lợi dụng sự kiện này, một số tổ chức và cá nhân có tư tưởng thù địch với Việt Nam đã xuyên tạc khi cho rằng, “ Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân là sự khôn lỏi của Nhà nước, làm cho hàng triệu người khốn khổ; sở hữu toàn dân về đất đai là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức, còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân”. Đồng thời, thời gian qua có nhiều trang báo ở hải ngoại đăng tải ý kiến của các đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam khi núp dưới danh nghĩa “ nhà nghiên cứu” khi lu loa rằng: Nguyên nhân của mọi tranh chấp đất đai là vấn đề sở hữu khi” người dân bị Đảng tước đoạt quyền sở hữu đất đai”. Họ còn rêu rao người dân đấu tranh giành chính quyền nhưng “ không được sở hữu gì”. Vậy trên thực tế thì thế nào?

Như chúng ta đều biết, đất đai là một bộ phận không thể thiếu được của lãnh thổ mỗi quốc gia. Ở nước ta quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thì tất yếu đất đai của quốc gia phải thuộc sở hữu của toàn dân và được sử dụng cho mục đích chung của nhân dân. Việc sở hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện để mọi người tiếp cận đất đai tạo ra của cải, góp phần phát triển kinh tế xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh. Vì vậy, đứng trên bình diện lý luận và thực tiễn, khi thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã chứng tỏ tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể ở Việt Nam cũng như xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Mặt khác, chúng ta cũng phải thấy rằng, trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến thì nguyên nhân chính của chế độ người bóc lột người trong các chế độ cũ là do sự tồn tại chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó đất đai chính là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Nhà nước mà nước ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì thế, để loại trừ nguồn gốc của bóc lột và bất công trong xã hội thì Nhà nước phải là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai. Hơn nữa, ở Việt Nam do việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nên Nhà nước trao nhiều quyền cho người sử dụng đất, như: Quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn, tặng cho…

Nhìn ra các nước tư bản, họ thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai nhưng đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân mà chủ yếu thuộc về nhà tư bản. Đây chính là nguồn gốc của sự phân hóa giàu – nghèo không bao giờ lấp nổi.

Một điểm nữa cũng thẳng thắn đặt ra là vì sao chúng ta cần sửa đổi Luật Đất đai? Rất rõ ràng là trong thời gian qua đã xảy ra những vấn nạn trong việc thực hiện chế độ đất đai, như: Tham nhũng,  nhiều tranh chấp, nhiều “ điểm nóng” dẫn đến khiếu kiện về đất đai… Vô hình chung nó trở thành “ mảnh đất tự nhiên” cho một số tổ chức và cá nhân chống phá chế độ ta quy chụp, suy diễn hạ bệ vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Song, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai hiện hành sẽ được các cơ quan nhà nước tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp của nhân dân để báo cáo Quốc hội khóa XV thảo luận và thông qua xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. Điều đó cũng khẳng định rằng ở Việt Nam người dân không mất quyền sử dụng đất đai mà thuộc về sở hữu của toàn dân!

 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Không thể chấp nhận được cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”!

 


 

Lâu nay, một số tổ chức quốc tế, một số nước phương Tây vẫn giương cao quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” nhằm áp đặt vào những quốc gia và cộng đồng khác, mà thực chất là xuất phát từ mục đích chi phối công việc nội bộ, hòng thay đổi chế độ chính trị ở một số nước. Trong khi, thực tế ở chính các nước đó thì quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” không hề có giá trị đối với việc thúc đẩy quyền con người, mà nó còn khiến khả năng xâm hại quyền con người, phân biệt chủng tộc, phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo tiếp diễn nghiêm trọng. Ví dụ như ở Mỹ, thực tế có sự khác nhau giữa lời nói và việc làm về quyền con người của nước này. Thật hài hước, khi Mỹ tự cho mình cái quyền đánh giá, chỉ trích mức độ bảo đảm quyền con người của các nước khác, song chính trong nội bộ lại tồn tại những vấn đề nghiêm trọng về quyền con người. Như năm 2021, ở Mỹ đã xảy ra 693 vụ xả súng (tăng 10,1% so với năm 2020), khiến hơn 44.000 người thiệt mạng; năm 2021, 9 tiểu bang của Mỹ đã đề xuất hơn 420 dự luật nhằm hạn chế việc bỏ phiếu của cử tri; chỉ 7% thanh niên Mỹ tin rằng hệ thống dân chủ Mỹ vẫn “lành mạnh”. Còn tại biên giới phía Nam, Mỹ đã giam giữ hơn 1,7 triệu người nhập cư, trong đó có 45.000 trẻ em. Chính nước Mỹ bên cạnh “nhấn mạnh” tính phổ biến của quyền con người nhưng lại từ chối ký kết nhiều điều ước quốc tế về quyền con người (như Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em…).

Bất kỳ quyền và tự do nào cũng là tương đối, trên thế giới không có quyền và tự do tuyệt đối mà không chịu sự hạn chế hay chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ. Với một con người, một công dân, quyền và nghĩa vụ không thể tách rời. Ở Việt Nam, bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan; được tôn trọng, triển khai trên thực tế, được khẳng định qua các thành tựu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nỗ lực và thành công đó cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều khuôn khổ song phương và đa phương, như Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển của báo chí cũng như thông tin trên các nền tảng mạng xã hội ở Việt Nam (với có hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng Internet, mạng xã hội).

Trên phạm vi quốc tế hay ở mỗi quốc gia, quyền con người chịu sự chế ước và hạn chế bởi pháp luật. Khoản 2, Điều 19 trong Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người chỉ rõ, khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. Quyền con người không thể thoát ly khỏi quy định pháp luật và nguyên tắc pháp quyền. Trên thế giới, không có quốc gia nào cho phép công dân của nước mình có quyền tự do vô hạn mà không chịu sự hạn chế và điều chỉnh của pháp luật.

Tóm lại, chúng ra rút ra một kinh nghiệm quý báu là, đừng nghe những gì người ta nói, hãy nhìn những việc, hành vi của người ta, nhất là đối với những kẻ không có thiện chí xây dựng mà chỉ có thiện chí phá hoại, cường quyền!. Việc đấu tranh, vạch trần âm mưu chống phá, những thông tin sai lệch này là rất cần thiết, và cần được mỗi người đọc thông thái tỉnh thức, đó là một cách để nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền con người đúng đắn…/.

 

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Lá bài nhân quyền: “nắn gân”, “vừa đấm vừa xoa”!?!

 


Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa muốn nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam lại vừa hậu thuẫn, cổ súy cho các hoạt động mang danh “nhân quyền” để tung ra các luận điểm sai trái, xuyên tạc sự thật, thậm chí còn nói xấu, đổi trắng thay đen, vu cáo Việt Nam “không có nhân quyền”, “Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền” là điều không thể chấp nhận. Phải chăng đây là chiêu bài “vừa đấm vừa xoa” của những người luôn tự đắc cho mình cái quyền ban phát sức mạnh kinh tế, khoa học và công nghệ với sự thao túng của đồng đô la, muốn người khác phải phục tùng vô điều kiện trước khi thực hiện hành vi “ban ơn”, “đem đến những điều tốt lành” cho Việt Nam theo kiểu phương Tây “mặc cả”, “nắn gân”?

Không nói ra mọi nhẽ nhưng người dân Việt Nam hiểu rõ chiêu trò “rung cây dọa khỉ” của phương Tây đối với việc ban bố “chính sách ngoại giao thân thiện” ở Việt Nam kèm theo điều kiện “cải cách một Nhà nước để nó tồn tại độc lập, không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, còn chiêu bài nhân quyền chỉ là cái cớ. Thực là nực cười khi phương Tây còn chưa hiểu rõ “người mình muốn yêu” là ai; hơn thế, lại chưa hiểu thấu đáo lịch sử Việt Nam hiện đại, chưa đánh giá đúng kết quả hơn 35 năm đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thế thì “yêu làm sao được”.

Phải chăng họ ngộ nhận về mình, cho rằng họ đang đứng trên vị trí cao, có quyền phán xét “giá trị nhân quyền của Việt Nam” rồi ra các quyết định như thời xưa, đã ra nghị quyết đưa quân đi xâm lược, gây chiến tranh chống phá Việt Nam, viện trợ cho Ngụy quyền Sài Gòn, đánh phá miền Bắc Việt Nam.

Cần hiểu giá trị nhân quyền ở Việt Nam

Nhìn nhận, đánh giá sai về Việt Nam là chưa công tâm, khách quan; chưa thật rõ tình hình Việt Nam hiện nay; chưa thật rõ những gì Việt Nam đã đổi mới! Ở Việt Nam không có người dân lương thiện nào lại không hiểu vai trò duy nhất cầm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố hơn 30 năm trước và hiện nay. Đây là sự thật, rõ như ban ngày và bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không hề giấu giếm điều đó trước nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Chính nó đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện; lớn mạnh, trưởng thành suốt 9 thập kỷ qua.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, ai cũng biết “tình hình đen tối như không có đường ra”, nhiều đảng chính trị cũng muốn cứu nươc, cứu dân nhưng do không có đường lối chính trị đúng đắn nên tất cả đều đã thất bại. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối chính trị đúng đắn, được nhân dân ủng hộ; Đảng đã giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc và tự mình lăn lộn với phong trào cách mạng, cùng nhân dân “nếm mật, nằm gai” và cuối cùng đã giành được độc lập dân tộc, đã cứu được nhân dân, khẳng định tên nước, chủ quyền quốc gia, xây dựng cuộc sống mới. Thử hỏi, ai đã đem lại quyền chân chính làm người, độc lập, tự do cho nhân dân của một đất nước đã qua gần 100 năm bị thực dân Pháp và phát xít Nhật đàn áp dã man, tàn bạo là Việt Nam.

Phải nói cho rõ rằng, phương Tây đừng chơi khăm, lấy chiêu trò “dân chủ”, “nhân quyền” để mặc cả, ra yêu sách với Việt Nam. Họ thừa biết những kẻ chà đạp lên nhân quyền ở Việt Nam, cướp đi mạng sống của gần 3 triệu người dân vô tội chính là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với sự trợ giúp của bè lũ tay sai. Không ai có thể bác bỏ được sự thật, rằng thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam từ năm 1858, mãi đến năm 1954, họ mới bị quân và dân ta đánh cho tan tác và bị bại trận ở trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì mới cuốn cờ về nước. Rồi ngay sau đó, người Mỹ đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm lược Đông Dương và Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh kéo dài hơn 21 năm với 4 chiến lược lớn và 8 đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau gây tội ác ở Việt Nam và cuối cùng đã đại bại bởi Đại thắng mùa Xuân 1975; buộc phải cuốn cờ về nước sau ngày 30-4 năm ấy, khi quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH và sau đó tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhân quyền của Việt Nam nằm ở chỗ đấy; quyền sống làm người của họ thể hiện ở chỗ đấy.

 Quan điểm sai trái, cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền” là không thể chấp nhận. Bởi vì, một Đảng Cộng sản đã gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân, đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng bàn” với nhân dân,“chung lưng đấu cật” với nhân dân làm sao lại không phải là người đại diện chân chính cho quyền sống làm người chân chính của nhân dân, làm sao lại không phải là người đại diện cho lợi ích của nhân dân và toàn thể dân tộc; làm sao lại vi phạm nhân quyền như phương Tây cáo buộc, vu khống?

Để thực hiện mục tiêu chính trị, ở bên kia bán cầu, những người có chức, có quyền trong giới chóp bu phương Tây đã nhìn nhận sai sự thật những gì đang diễn ra ở Việt Nam hay là họ đã cố tình làm ngơ sự thật diễn ra ở Việt Nam nên cố tình vu cáo “Việt Nam không có nhân quyền”, cho rằng “ở Việt Nam một ngày còn có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì một ngày đất nước này không thể có nhân quyền”.

Vậy nhân quyền là gì, nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam không đứng ra gánh vách trách nhiệm lãnh đạo cách mạng và kiên quyết đấu tranh giải phóng dân tộc thì ai sẽ làm đây? Nếu cứ để người dân đất nước này “mãi chịu kiếp ngựa trâu, làm dân nô lệ, không có Tổ quốc”, Đảng có đang tâm không? Phải chăng việc Đảng Cộng sản Việt Nam chăm lo từng cái ăn, cái mặc, sự học hành và chữa bệnh của người dân; chăm lo xóa đói, giảm nghèo không phải là việc làm nhân đạo, có ý nghĩa nhân quyền?  Phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam phải lãnh đạo nhân dân sống theo mô thức nhân quyền của phương Tây, phải đi theo cái gậy “dân chủ tư sản” của phương Tây thì mới có nhân quyền? Không phải là như vậy!

Hoa Kỳ không nên dùng đạo luật nhân quyền quái gở để mặc cả nhiều điều “mới lạ” với Việt Nam, gây sức ép cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều phi lý ấy chắc chắn không được nhân dân Việt Nam chấp nhận vì nó phản tiến bộ xã hội, đi ngược lại lợi ích chính đáng của dân tộc và nhân dân Việt Nam.

Điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thiếu tin cậy lẫn nhau. Nếu thực sự muốn hòa bình, hữu nghị và mọi điều tốt đẹp khi đến với nhau, thì Hoa Kỳ không nên bám giữ, níu kéo bóng ma của quá khứ, cần hướng tới tương lai tươi đẹp trên tinh thần xây dựng đầy tính nhân văn, nhân đọa, đúng nghĩa nhân quyền./.

 

 

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Tự do Internetm không đồng nghĩa với bảo vệ tin rác, tin xấu độc!

 


Lâu nay dưới chiêu bài cổ súy tự do Internet, các thế lực thù địch, phản động chống phá moi quy định nhằm “dọn rác” thông tin sai sự thật, xấu độc trên Internet. Tuy nhiên, ở chính nước Mỹ, Châu Âu kia lại đang ra sức “dọn rác” độc hại trên Internet, nhưng họ vẫn cổ súy thứ “tiêu chuẩn kép” đối với các quốc gia “không thân thiện”.

HAI MƯƠI HAI TRIỆU “tin rác” trên các mạng xã hội Internet trong năm 2022 ở Việt Nam, đó là hiện tượng tiêu cực về đời sống an ninh mạng, về đời sống tinh thần của xã hội. Nó nói lên mặt trái của các mạng Internet, đòi hỏi khi càng sử dụng thành quả và tiến bộ của Internet thì càng phải đi đôi với quản lý và đấu tranh quyết liệt để giữ gìn trong sạch môi trường an ninh mạng, môi trường xã hội số, đảm bảo tác dụng lành mạnh của hoạt động chuyển đổi xã hội số, đảm bảo hiệu quả sâu sắc của cuộc cách mạng công nghiệp, công nghệ lần thứ tư của xã hội loài người.

Những kẻ xấu đã nhạy bén lợi dụng Internet để phục vụ lợi ích cá nhân, lợi dụng kĩ thuật sống hiện đại hòng trốn tránh lưỡi kiếm đấu tranh của chuyên chính nhân dân. Tin bẩn trên mạng Internet có nhiều loại. Có loại tin rác về chính trị, bôi nhọ, xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có loại tin rác làm hại nhau hạ uy tín của nhau nhằm đánh đổ nhau, hoặc trả thù nhau. Có loại tin rác lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Có loại tin rác gây hoang mang dư luận xã hội, gây ồn ào, mất ổn định xã hội, v.v… Có loại tin rác nham hiểm: nửa đúng nửa sai, mập mập mờ mờ, bán tin bán ni, gây rối, thậm chí hỗn loạn trong dư luận, gây bất ổn trong tâm trạng xã hội. Bản chất chế độ xã hội ta là dân chủ và trong thực tiễn xã hội ta đang có nhiều sinh hoạt dân chủ rộng rãi, phong phú được thế giới ca ngợi. Đồng thời chúng ta cũng đấu tranh mạnh mẽ chống lại những hoạt động lợi dụng dân chủ để chống lại nhân dân, đảm bảo cuộc sống kỉ cương, kỉ luật, nghiêm minh theo pháp luật. Bản chất tác dụng của Internet là dân chủ. Nhưng dân chủ của mỗi cá nhân không thể vi phạm tự do dân chủ của người khác. Phải siết chặt bàn tay quản lý các tin trên mạng xã hội Internet. Việc đó không có gì khác thường, không chỉ nước ta mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đều giương cao luật an ninh mạng và siết chặt bàn tay quản lý mạng xã hội. Giương cao và siết chặt bàn tay quản lý của các cơ quan truyền thông – thông tin và các cơ quan quản lý an ninh mạng là giương cao và siết chặt bàn tay quản lý của Nhà nước, là thực thi nền dân chủ xã hội, là đảm bảo dân chủ của nhân dân. Điều quan trọng hàng đầu là nâng cao trách nhiệm, trình độ dân trí của xã hội nói chung: nhạy bén phân biệt tin rác, không lan truyền tin rác. Trên cơ sở nhạy bén về tư tưởng và tâm lý, trước hết về tư tưởng chính trị mà nhân dân chủ động tố giác chủ nhân của các tin rác trên các mạng xã hội Internet. Các cơ quan truyền thông thông tin cần thông báo danh mục tin rác và có thể thông báo minh bạch về những sự thật (khi cần thiết và có thể). Cuối cùng làm cho xã hội luôn luôn có phong trào tẩy chay những tin bẩn trên Internet, đấu tranh cho sự lành mạnh môi trường an ninh mạng.

 

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

“Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam” – phản động đội lốt tổ chức bảo vệ nhân quyền cho nhà báo!

 Nhân dịp, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 – 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983 – 26/3/2023), trang Việt Nam Thời báo của Hội Nhà bóa độc lập Việt Nam’ tung ra bài viết “ VNTB – Ai dám tham mưu cho đảng?”, giọng điệu xuyên tạc vấn đề tự do báo chí và chính sách quan lý Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực này. Có thể thấy ngay, bài viết này cho thấy ngay chân dung và thủ đoạn hoạt động chống phá Việt Nam của tổ chức phản động này:

Thứ nhất, bắt chước.

“ Hội nhà báo độc lập Việt Nam” là một thứ bắt chước theo kiểu hình thức “ xã hội dân sự ” phương Tây mà các thế lực thù địch tâng bốc, mồi chài dựng lên đối lập với nhà nước. Hội này không có tư cách pháp nhân và không được pháp luật Việt Nam công nhận – tự xưng ngoài pháp luật.

Hầu hết những người tham gia Hội này đều những kẻ bất mãn hoặc mang động cơ chính trị xấu tham gia hoạt động chống phá nhà nước. Những kẻ cầm đầu tự xưng  đều vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Gần đây Chủ tịch Hội Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Lê Ngọc Thanh rồi Trương Duy Nhất, Nguyễn Trường Thụy đều kết án vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Được các thế lực thù địch liên tục mớm lời trên các trang MXH, FB, nhất là trên Việt nam thời báo ( VNTB ) đăng tải nhiều thông tin, bài viết  bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước. Có thể nói là tạp phí lù, kể cả những thông tin tự diễn đến lẩn thẩn…

Thứ hai, thủ đoạn.

Ngay cái tít “ VNTB – ai dám tham mưu cho đảng” bài đã lộ ra cái tự suy diễn nghĩa là tự nghĩ ra rồi tự diễn giải. nhưng lý sự quẩn quanh, vòng vo lẩn thẩn chẳng đâu vào đâu. Nhiều bạn đọc còn cho đó là lý sự cùn…

Mới nghe cũng đã thấy cách đặt ra câu lấp lửng, ậm ờ như thế trái hẳn với thực tiễn, trước hết đối với hoạt động của đội ngũ trí thức nước ta. Thực tế ai cũng thấy rằng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước mấy chục năm qua , đội ngũ trí thức đã đóng góp trí tuệ, công sức quan trọng tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều quyết sách hữu hiệu xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, xay dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh. Vì thế đất nước mới có cơ đồ, tiềm lực, uy tín quốc tế như ngày nay. Đó là sự thật hiển nhiên không thể bác bỏ.

Nhưng được như vậy, trước hết Đảng, Nhà nước đã có một đội ngũ cán bộ các cấp mẫn cảm, đủ khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đó, riêng đội ngũ trí thức đóng vai trò trọng yếu, được đào tạo, rèn luyện toàn diện. Từ đây có thể khẳng định rằng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được quan tâm thường xuyên. Vì chính trị tư tưởng, theo ý nghĩa triết học là một yếu tố cơ bản đầu tiên hình thành toàn bộ nhân cách, phẩm chất, năng lực của con người. Cho nên việc chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn bộ cán bộ đẳng viên nói chung và trí thức nói riêng không chỉ  là công việc mà là một nhiệm vụ thường xuyên. Nói rộng ra còn là yêu cầu, là quan điểm, là tư tưởng nhất quán của Đảng ,Nhà nước ta.

Tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 – 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983 – 26/3/2023) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ trí thức để anh chị em nhận thức sâu sắc hơn nữa vinh dự và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân; nỗ lực đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành thật tốt trọng trách của mình…

Yêu cầu trên là hết sức cần thiết đối với đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. Đội ngũ trí thức càng thấm sâu, vững vàng về chính trị, tư tưởng bao nhiêu thì sức lao động sáng tạo, cống hiến cho đất nước cang nhiều bấy nhiêu, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hóa. Đặc biệt kiến thức chính trị, tư tưởng là kiến thức nền tảng giúp trực tiếp nâng cao chất lượng tư tưởng, đạo đức, lối sống, định hướng đúng đắn hoạt động sáng tạo cống hiến cho sự phát triển đất nước của đội ngũ trí thức.

Đây thực sự là mối quan hệ biện chứng. Chẳng lẽ VNTB không hiểu nổi lẽ thông thường này hay sao ?.. Hay cố tình lý sự, tự diễn đến lẩn thẩn ngu muội mà  cho rằng :  “giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ trí thức”, thì đó là điều có vẻ xem thường về trình độ chính trị và quyền tự do học thuật của giới trí thức.”

VNTB nên nhớ, chính vì sự ngu muội như thế nên hầu hết những kẻ trong cái gọi là “ Hội nhà báo độc lập…” của VNTB đều phản quốc, phá hoại, chống phá đất nước. Điều này VNTB có hiểu không, hay cũng cố tình không hiểu ?..

Thực chất VNTB đang thực hiện thủ đoạn của lực lượng thù địch gây chia rẽ, tách rời tri thức với Đảng, Nhà nước ta ?

Thứ ba, kiếm cớ

 Cần nhắc lại, phát biểu chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng trên không đơn thuần là phát biểu mà còn quan điểm, chủ trương, định hướng tư tưởng của Đảng ,Nhà nước . Mà đã là định hướng thì đương nhiên như mọi quan điểm, chủ trương, định hướng khác phải được thể chế hóa thành những quy định, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện. Trong đó chú trọng đến khâu đột phá  khuyến khích, bảo vệ cán bộ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ , dám làm vì lợi ích chung.

Theo đó, các ngành, các đơn vị đều phải nghiên cứu, đề xuất tham mưu đưa ra những qui định, chính sách phù hợp. Bộ nội là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất nội dung dự thảo Nghị định quy định cho công việc này. Quy trình thật minh bạch, dễ hiểu, công việc đang được tiến hành có sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan không có gì cản trở. Tin rằng Nghị định sẽ sớm được thông qua và ban hành.

Thế nhưng VNTB lại lèo lái rằng … “chưa dám tin… vào các chính sách dự kiến cho chuyện “giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ đương chức…”

Rồi bình luận .. “huống hồ giờ Tổng bí thư lại đưa ra mệnh lệnh hành chính với ngôn từ đầy trịch thượng, là đối với giới trí thức cần phải được “giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng…” Và xuyên xẹo rằng : “…vì thực tế Đảng cũng thay đổi xoành xoạt các chính sách…”

Sự kiếm cớ thật lẩn thẩn, quẩn quanh .

Nhưng qua đây, càng VNTB không hẳn chỉ có thế biến cái minh bạch, dễ hiểu thành rối rắm, khó hiểu, mà cố tình làm sai lệch bản chất chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng. Đó lại là sự kiếm cớ xuyên tạc một cách thô thiển hàm ý gây ngờ vực nội bộ với bình luận đầy các ý.

Rõ ràng , Hội nhà báo độc lập Việt Nam và VNTB đang là bàn tay nối dài của các lực lượng thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước ta .

 

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Tự do thông tin bảo vệ quyền lợi người dân chứ không phải lợi dụng để chống phá!

 


Dù cho thực tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, bảo đảm nhân quyền, tự do thông tin…thì  một số đối tượng, một số trang trên mạng, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt vẫn tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt để xuyên tạc, bẻ cong thực tế tự do thông tin, ngôn luận, báo chí ở Việt Nam.

Năm 2021, một nghị định về một số điều liên quan thông tin quảng cáo và hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường thiết lập yêu cầu thông tin tin cậy, có trách nhiệm trên các các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt đối với những thông tin ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của nhiều người, của doanh nghiệp. Theo đó, Facebook, Google, Youtube… buộc phải gỡ bỏ các thông tin quảng cáo sai lệch, vi phạm pháp luật. Điều tất nhiên đó, nhiều quốc gia đã yêu cầu sớm hơn, làm chặt hơn. Nhưng khi thực hiện ở Việt Nam thì một số đối tượng lấy đó để xiên tạc, kiểu như “Đây là cách mà chính quyền Cộng sản cố tình đánh vào những kênh thông tin trái chiều với chủ trương của Đảng!”. Thông tin trái chiều mà các đối tượng này phát tán là những thứ thông tin thêu dệt, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, bôi đen thực tế tự do thông tin, báo chí ở Việt Nam. Đó là những thứ tự do bất chấp sự thật, “tự do báo chí” vô nguyên tắc. Để được “thoải mái” ngoài khuôn khổ pháp luật, chúng đòi “tư nhân hóa báo chí” để biến báo chí thành công cụ phục vụ mưu đồ chống phá; yêu sách tự do báo chí theo “tiêu chuẩn” phương Tây; ra sức tung hô, cổ xúy những “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” chính là những người “tự do ngôn luận” vi phạm pháp luật. Mục đích của những xuyên tạc, bịa đặt đó là để quy kết rằng, “Chỉ khi nào tư pháp có quyền tự trị rộng rãi, thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng, người dân có quyền tự do, thì quốc nạn tham nhũng mới có thể diệt trừ tận gốc, thể chế mới có thể phù hợp với thị trường, tránh được bất ổn, và đất nước mới có thể phát triển bền vững!.

Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chí là đòi hỏi khách quan, nó được thể hiện qua chính sách, nhân quyền ở quốc gia đó. Nhưng thực tế báo chí phương Tây có đúng như những kẻ chống phá ca ngợi hay không? Tác giả cuốn “Độc quyền truyền thông” (The Media Monopoly) đã thốt lên: “Các tập đoàn có chiến lược kiểm soát riêng đối với báo chí, từ chuẩn bị nội dung đến đăng tải thông tin. Không một chương trình nào, dù là tin tức hay giải trí, đến được với công chúng nếu không qua sự kiểm duyệt của người quản lý”… Còn ông L.M. Russell và nhiều trí thức ở Mỹ cũng phải thừa nhận: “Từ nhiều năm nay, ở đất nước này, đồng tiền kiểm soát chính sách báo chí. Rất ít tờ báo dám phát ngôn trên lập trường của đông đảo nhân dân. Những tờ báo này được trợ cấp, do đó, chúng nói ngôn ngữ của các ông chủ”.

Ở Việt Nam, công nghệ thông tin và mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cho phép người dân tự do tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Việc thực hiện quyền tự do internet và mạng xã hội tất nhiên phải được đặt trong khung khổ pháp luật để bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật; đồng thời pháp luật cũng là để bảo vệ người dùng, tổ chức, doanh nghiệp. Điều 25 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Các Luật Báo chí 2016 và Luật Tiếp cận thông tin 2016 cũng nêu rõ việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Các luật này cũng đều tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, báo chí.

Các công ước quốc tế về quyền con người cũng như luật pháp của các nước, trong đó có luật pháp Việt Nam, đều coi tự do thông tin, báo chí là một quyền cơ bản, nhưng đó không phải là quyền tự do tuyệt đối mà phải có giới hạn nhất định – bởi nó nhằm bảo đảm quyền tự do chính đáng của chủ thể khác, không thể chủ thể này mạnh có thể lấn át chủ thể khác, không thể để “cá lớn nuốt cá bé”. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Qua đường lối, chính sách, pháp luật và trên thực tiễn, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Các quyền đó đều được pháp luật bảo đảm và bảo vệ thực hiện. Hệ thống thông tin báo chí, mạng xã hội và nhiều kênh thông tin khác được tổ chức phong phú, rộng rãi. Hiện nay, nước ta có hàng trăm cơ quan báo chí với quy mô khác nhau, như các cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, các báo, tạp chí… Việt Nam còn được ghi nhận là một nước có số tỷ lệ người sử dụng internet cao so với nhiều nước (với gần 70 triệu người sử dụng, khoảng 70% dân số). Sóng của nhiều cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam.

Bất chấp những sự thật đó, các đối tượng thù địch vẫn phủ nhận, vẫn phát tán các tin bài xuyên tạc sự thật tự do thông tin ở Việt Nam; đưa ra các loại “bảng xếp hạng”, “báo cáo” thường niên và “đột xuất”, những kết luận phiến diện để chống phá chế độ XHCN, đòi thực hiện thể chế đa nguyên, đa đảng! Nhưng, dù có “cố gắng” đến đâu thì chúng cũng không thể đảo ngược được thực tế, không thể ngăn cản được con đường đi lên XHCN của dân tộc Việt Nam./.

 

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Khôi hài cho RFA tâng bốc cái gọi là giải “Phóng viên Vỉa hè 2023” của Việt Tân

 


Mấy ngày này, RFA cùng với trang truyền thông của Việt Tân ra sức tung hứng, tâng bốc cho “tù nhân lương tâm” Lê Trọng Hùng được trao giải “Phóng viên Vỉa hè 2023” thành một sự kiện truyền thông tầm cỡ. Để làm gì? Để động viên, khích lệ cánh “dân chủ giả cày” hung hăng hơn trong các hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam.

Nhưng muốn là một chuyện; đạt được hay không là chuyện khác. Bằng vào quy luật đó, liên quan câu chuyện này, mọi nỗ lực của RFA, Thông luận, Việt Tân và cánh “lề trái” đích thị đã thành… công cốc. Nói cách khác, trao giải “Phóng viên Vỉa hè 2023” cho Lê Trọng Hùng chỉ là một sự kiện khôi hài và mỉa mai.

Tại sao như vậy?

Tại trước hết ở sự nhảm nhí của “Giải phóng viên vỉa hè”. Không phải một sự tự trào của cánh “lề trái”, nội cái tên dính với chữ “vỉa hè” đã thể hiện cái sự nhếch nhác của nó. Một tổ chức đứng đắn, nghiêm túc, đàng hoàng chẳng bao giờ đặt một cái tên đáng khinh bỉ và mỉa mai như thế.

Tuy nhiên, chuyện trở nên dễ hiểu khi biết rằng, đặt ra và trao giải này hằng năm là tổ chức Việt Nam Infos (Thông tin Việt Nam) thành lập năm 2000, với sự trợ giúp của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, và Quỹ tù nhân lương tâm Úc.

 Việt Nam Infos thì “ranh” còn chìm, nhưng tổ chức Phóng viên không biên giới và Quỹ tù nhân lương tâm Úc châu, thì “ranh” quá ư “lừng lẫy”. Lừng lẫy nhờ đâu? Nhờ những hoạt động vu cáo, xuyên tạc, thù địch chống phá nhà nước Việt Nam bấy nay.

 Chẳng cần dẫn chứng nhiều, riêng chuyện các tổ chức này, cùng vởi tổ chức phản động  Việt Tân lâu nay kiên trì hết gửi “kiến nghị thư” lên Chính phủ Úc, lại “tọa kháng” đòi thả tự do cho gã “tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm” (!?) –  phần tử lẻn vào Việt Nam như tên trộm với giấy tờ giả để tổ chức các hoạt động khủng bố, bị công an bắt quả tang, đã bị tòa án Việt Nam xét xử;  kẻ mà đến ngoại trưởng Úc châu – bà  Marise Payne, dẫu ý thức đầy đủ trách nhiệm bảo hộ công dân (Khảm có quốc tịch Úc) trong chuyến thăm Việt Nam tháng 4/2022, không những không bênh mà còn lắc đầu ngao ngán rằng: chúng tôi “…phải tôn trọng hệ thống pháp luật Việt Nam…”,  đủ thấy bản chất và “uy tín” của các “tổ chức” nặn ra và đứng tên trao giải “Giải phóng viên vỉa hè” là như thế nào? Thực tế đó cũng phơi bày một điều: cái gọi là “Giải phóng viên vỉa hè” chẳng hề vẻ vang hay sang trọng; ngược lại, nó dơ dáy, nhem nhuốc, đáng coi như trò hề.  

Tại thứ hai, là nhân thân những nhân vật được trao “rải”. Nói như dân gian: rặt phường bất hảo. Thậm chí, bằng vào thực tế, có người đúc rút: cứ xuyên tạc, chống phá nhà nước Việt Nam kịch liệt là có cơ thành chủ nhân của “Giải phóng viên vỉa hè”.

Thật thế không? Quá thật. Nếu không thế, sao những gã như Phan Kim Khánh, như Trương Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Lưu Minh Vũ…thành chủ nhân “rải” này trong mấy năm qua?

Còn Lê Trọng Hùng –  nhân vật có “Giải phóng viên vỉa hè”  năm nay mà cánh “lề trái” đang cố công ca ngợi thì sao?

Dài dòng về ông này mà làm chi, bởi tên tuổi ông ta gắn với biệt danh “Hùng gàn” quá nhiều người biết.

 Biết ông ta từng ra rả chửi bới, thóa mạ Nhà nước Việt Nam trong cái gọi là “Phong trào chấn hưng nước Việt” rẻ tiền. Biết ông ta chuyên lợi dụng các điểm nóng, vấn đề liên quan mặt trái…, để kích động gây rối trật tự xã hội. Biết ông ta là một thành viên cốt cán kênh “Chấn hưng Tivi” trên Youtube, Facebook, những kênh chuyên đưa thông tin vu khống chưa đủ, có lần còn trịch thượng chê nhà nước Việt Nam là “chính quyền trẻ con, chưa trưởng thành,…”.

Biết cách ông ta thể hiện sự “trưởng thành” qua hành xử như một gã hoang tưởng với việc cao ngạo, tự nhận mình là “đại công dân”,  “công dân gương mẫu, công dân chuẩn mực, công dân thuần chủng”…, để rồi liều mạng xông ra “tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 15”…

Đặc biệt, trong lần tự ứng cử đó, nhiều người thất kinh khi Lê Trọng Hùng phóng ra “Thư ngỏ gửi cử tri & công dân giới thiệu dự án 500 năm tiếp theo cho dân tộc Việt” kêu như chuông với tuyên ngôn khoa trương “xây dựng đại lộ công dân cho dân tộc Việt Nam” (?!).

Bi kịch cho ông “đại công dân” có tầm nhìn 500 năm này” bị cử tri loại ngay từ “vòng gửi xe”. Càng thê thảm hơn khi ông ta bị cơ quan bảo vệ pháp luật “sờ” gáy vì những hoạt động vi phạm pháp luật (chứ không phải bị bắt vào tháng ba năm 2021 “sau khi nộp đơn tự ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng năm năm đó” như RFA cố tình xiên xẹo); tới tháng 12/2021, bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phạt 5 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước…

Một nhân vật có thành tích bất hảo như thế thành chủ nhân “Giải phóng viên vỉa hè” năm 2023 này: xứng đáng quá.

 

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Bảo Vệ Nhân Quyền ở Việt Nam: Thành Tựu Đối Mặt với Các Ý Kiến Trái Chiều

 


Việt Nam, một quốc gia có lịch sử lâu dài và sự phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây, đã chứng minh cam kết không ngừng của mình đối với việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Mặc dù một số ý kiến vẫn chỉ trích rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, đặc biệt là đối với nhóm người yếu thế, nhưng bức tranh toàn cảnh cho thấy nhiều thành tựu đáng kể mà quốc gia này đã đạt được.

Tại phiên họp cấp cao mở đầu Khóa họp 52 của HĐNQ tại Geneva ngày 27/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn và 30 năm Tuyên bố nêu trên bằng một văn kiện của HĐNQ nhằm khẳng định lại và tăng cường các nỗ lực cũng như hành động hướng tới đạt được những mục tiêu và giá trị lớn, bao trùm của hai văn kiện quan trọng nêu trên, cũng như các cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người cho tất cả mọi người.



Trong lĩnh vực đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã chứng tỏ sự nỗ lực và thành công đáng kể. Với tăng trưởng kinh tế ổn định, Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện mức sống của người dân. Điều này không chỉ thúc đẩy quyền lợi của công dân mà còn giúp giảm bất bình đẳng xã hội và bảo vệ quyền của nhóm người yếu thế. Trong lĩnh vực an sinh xã hội, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng để đảm bảo mọi công dân đều có quyền lợi và điều kiện sống tốt. Mức bao phủ của bảo hiểm y tế rộng khắp, mang lại cho người dân sự an tâm về chi phí y tế. Đồng thời, chính sách hỗ trợ xã hội đã giúp nhóm người yếu thế như người già, trẻ em mồ côi và người tàn tật có điều kiện sống tốt hơn.

Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Tỷ lệ phụ nữ tham chính trong các vị trí quyết định đang tăng, đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu thế giới về sự đa dạng và chân thành trong lĩnh vực này. Chỉ số Phát triển Con Người liên tục tăng, phản ánh sự nâng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục cho mọi người dân.

Nhìn chung, dù có những ý kiến phản đối, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trong việc bảo vệ nhân quyền. Những nỗ lực và kết quả này không chỉ là lợi ích cho nhân dân Việt Nam mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển và hòa bình thế giới.

Bên cạnh những thành tựu kinh tế và xã hội, Việt Nam còn chú trọng đến việc thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt là tự do ngôn luận và quyền lợi của cộng đồng LGBT+. Trong những năm gần đây, quốc gia này đã mở rộng không gian cho các tổ chức xã hội và các phương tiện truyền thông độc lập, tạo điều kiện cho sự đa dạng ý kiến và giúp cộng đồng thể hiện quan điểm mình một cách tự do.

Điều quan trọng là hiểu rõ về những nỗ lực của Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân quyền, đặc biệt là đối với nhóm người yếu thế. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế, đặt ra các chính sách giảm nghèo và bảo vệ người lao động, là những bước quan trọng để chống lại bất bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng, chủ trương bảo đảm tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến ngày 8/12/2021, Việt Nam đã tiêm gần 130 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân mặc dù gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung của thế giới, điều kiện kinh tế còn hạn chế. Chính phủ cũng thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước để tiêm chủng cho người dân, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bảo đảm quyền y tế. Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao củ trì để xúc tiến, vận động viện trợ vắc-xin, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống COVID-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị từ đối tác song phương, đa phương. Đến nay, hầu hết các đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống đã hỗ trợ Việt Nam hàng chục triệu liều vaccine phòng Covid-19.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế và tham gia vào các hiệp định quốc tế về nhân quyền. Điều này không chỉ là bước đi quan trọng để củng cố hình ảnh quốc tế của Việt Nam mà còn là cơ hội để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên, như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức và còn cần tiếp tục cải thiện trong nhiều lĩnh vực. Quan điểm chỉ trích không nên bị phủ nhận, mà nên được coi là động lực để chính phủ và cộng đồng tiếp tục nỗ lực.

Trong tương lai, Việt Nam  tiếp tục duy trì cam kết đối với nhân quyền, liên tục điều chỉnh và cải thiện các chính sách nhằm bảo đảm rằng mọi người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, đều được hưởng đầy đủ và công bằng các quyền lợi và tự do của mình. Điều này sẽ không chỉ là nguồn động viên cho sự phát triển bền vững mà còn là điểm tự hào của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời cũng là phản bác tốt nhất với các luận điệu xuyên tạc.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Bảo Vệ Nhân Quyền ở Việt Nam: Thành Tựu và Sự Phản Bác

 


Những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực nhân quyền, phản ánh cam kết không ngừng của chính phủ và nhân dân. Trong khi nhiều người vẫn lên án và chỉ trích một số khía cạnh, đặc biệt là đối với những người yếu thế, chúng ta không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể và đạt được những kết quả tích cực

Phát biểu tại Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQ LHQ), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới (UDHR) và Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna về quyền con người (VDPA) là những khuôn khổ vững chắc để cộng đồng quốc tế cùng tăng cường nhận thức và hành động nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và đã đạt được những thành tựu quan trọng qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những thành tựu đó đang đứng trước những thách thức ngày càng gay gắt như chiến tranh, xung đột, bạo lực, đói nghèo, bất bình đẳng và thiếu công bằng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, các nguy cơ về an ninh lương thực và an ninh nguồn nước, những hệ quả của đại dịch Covid-19...



Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân.

Một trong những thành tựu quan trọng nhất là chủ trương nhất quán và nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nhất là trong thời điểm đại dịch Covid-19. Việt Nam đã tận dụng nền tảng Hiến pháp và xây dựng một hệ thống pháp luật vững chắc để đảm bảo rằng quyền lợi và tự do của mọi công dân được tôn trọng và bảo vệ.

Người ta thường chỉ trích Việt Nam về việc vi phạm quyền nhân quyền, đặc biệt là đối với những người yếu thế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh, chính phủ đã triển khai nhiều chương trình và biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Việc này bao gồm chính sách hỗ trợ xã hội, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi và nhóm dân tộc thiểu số nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội.

Năm 2021, 2022 Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19, với tổng số ca mắc Covid-19 lên tới hơn 1,3 triệu người, hơn 27.000 người tử vong, tỷ lệ thất nghiệp đã lên mức 2,52% (tháng 7/2021). Khu vực dịch vụ, nhất là các ngành ngân hàng, du lịch, vận tải, khách sạn, nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề; hơn 70.000 doanh nghiệp đã phải rút khỏi thị trường chỉ riêng trong những tháng đầu năm 2021. Đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền của người dân, nhất là sinh hoạt, đi lại, học tập do phải giãn cách xã hội ở nhiều nơi để phòng chống dịch, song các quyền cơ bản của người dân vẫn được bảo đảm, trong đó có quyền tiếp cận các nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, đồ dùng thiết yếu, quyền chăm sóc y tế, giáo dục trực tuyến. 

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân; đồng thời thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương.

Việt Nam còn đặt ra cam kết phát triển bền vững, chủ động ứng phó với những thách thức toàn cầu và đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Chính sách phát triển bền vững không chỉ giúp tăng cường nền kinh tế mà còn đảm bảo quyền lợi của tất cả các tầng lớp xã hội trong đại dịch. Trước những khó khăn chung của toàn xã hội số đối tượng phản động, chống đối vẫn lên mạng bất chấp dư luận kích động người dân chống đối, “bất tuân dân sự” các lệnh hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cho rằng đây là vi phạm nhân quyền… bỏ rơi người yếu thế trong thời gian đại dịch.

Nhìn chung, dù có những ý kiến trái chiều, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực nhân quyền. Thách thức hiện nay là tiếp tục nỗ lực, không ngừng cải thiện và chấp nhận sự phản đối để xây dựng một xã hội ngày càng công bằng và bền vững, nơi mọi người đều được đặt ở vị trí trung tâm và được bảo vệ quyền lợi.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

QUỸ ĐẤT MỚI CHO BÁO CHÍ: MỞ CỬA RỘNG RÃI TỰ DO NGÔN LUẬN TẠI VIỆT NAM NĂM 2023

 

Sáng 27/2, tại Geneva, Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự khai mạc và phát biểu tại Phiên họp Cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), tại phiên họp Phó Thủ tướng cùng đoàn Việt Nam đã có nhiều phát biểu  về những thành tựu đáng tự hào của Việt Nam trong đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, cùng với quyết tâm gánh vác các trọng trách quốc tế trên cơ sở đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.



Tại phiên họp, ông cung phát biểu rằng “Các nước có chung khát vọng về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Mỗi quốc gia, từng khu vực có thể có cách tiếp cận khác nhau do những đặc thù riêng về lịch sử, hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế-xã hội. Vì vậy, cần thông hiểu và tôn trọng những đặc thù đó để cùng tìm ra mẫu số chung, thay vì chính trị hóa, áp đặt, can thiệp…”.

Lâu nay tự do ngôn luận luôn là chiêu bài để một số quốc gia, tổ chức không thân thiện với Việt Nam lợi dụng để xuyên tạc chế độ chính trị ở Việt Nam lợi dụng nó làm chiêu bài tập hợp lực lượng, kêu gọi lật đổ chế độ. Năm 2023, Việt Nam đã chứng kiến một “cuộc cách mạng” quan trọng trong lĩnh vực tự do ngôn luận và báo chí, thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ đối với những giá trị cơ bản của xã hội dân chủ, bài viết này tập trung vào những biện pháp cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để nâng cao tự do ngôn luận và báo chí, khám phá những cơ hội mới mở ra cho các phương tiện truyền thông đa dạng tại Việt Nam:

Tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 800 cơ quan báo chí; khoảng hơn 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí; cả nước hiện có hơn 20.500 thẻ nhà báo đã được cấp (theo số liệu của Thông tấn xã Việt Nam). Cùng với đó, gần 40 hãng truyền thông quốc tế đã có mặt tại Việt Nam, trong đó có nhiều hãng lớn như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)… Các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều dễ dàng đến được với công chúng Việt Nam thông qua nhiều nền tảng chính thức, chính quy, mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp…

 

1. MỞ CỬA RỘNG RÃI CHO TỰ DO NGÔN LUẬN:

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để mở rộng không gian cho tự do ngôn luận. Việc giảm bớt các rắc rối pháp lý, có chế tài bảo vệ phóng viên, người làm báo bằng các quy định pháp luật chặt chẽ, giảm áp đặt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận và trao đổi ý kiến đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo ra một môi trường ngôn luận mở và đa dạng.

2. TĂNG CƯỜNG ĐA DẠNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG:

Chính sách hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông độc lập và đa dạng đã được triển khai mạnh mẽ. Quỹ đất mới đã được cấp phép và tài trợ cho các tờ báo và các trang thông tin điện tử hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của mỗi trang… từ đó giúp tăng cường giọng nói và quan điểm đa chiều trong không gian truyền thông. Điều này không chỉ thúc đẩy sự đa dạng thông tin mà còn giúp xây dựng một xã hội có khả năng phản ánh đầy đủ ý kiến và quan điểm.

3. TẠO RA MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN ĐA CHIỀU:

Việt Nam đã tập trung vào việc xây dựng một môi trường thông tin đa chiều, cần thiết cho sự phát triển và thịnh vượng của một xã hội dân chủ. Việc tạo ra cơ hội cho nhiều quan điểm và giọng nói khác nhau không chỉ làm phong phú thêm cuộc trò chuyện công dân mà còn tăng cường khả năng đối thoại và hiểu biết trong cộng đồng.

4. KHẢO SÁT CƠ HỘI MỚI MỞ RA:

Chính phủ đã chủ động thực hiện các cuộc khảo sát và tương tác với cộng đồng truyền thông để đánh giá hiệu quả của các biện pháp mới. Sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng môi trường truyền thông đa chiều đã làm cho các chính sách mới trở nên linh hoạt và thích ứng với nhu cầu ngày càng biến động của xã hội.

KẾT LUẬN:

ăm 2023, Việt Nam đã chứng tỏ sự quyết tâm đối với việc tạo ra một môi trường tự do ngôn luận và báo chí đa dạng. Những bước tiến cụ thể và hiệu quả đã tạo ra quỹ đất mới cho báo chí, nâng cao chất lượng thông tin và khích lệ sự tham gia tích cực của cộng đồng. Thành công này không chỉ là bước quan trọng trong hành trình nhân quyền của Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững của đất nước.