Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

HRW ngày càng trơ trẽn vì không hiểu pháp luật và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

 


Vừa qua trên nhiều trang chống phá Việt Nam, trong đó có tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW, trụ sở ở Hoa Kỳ) đưa tin: “Chính phủ Việt Nam phản hồi cơ chế đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (tố cáo): “Chính phủ Việt Nam “trơ trẽn” khi giải trình với LHQ về việc bắt 9 nhà hoạt động” (trên RFA).

Theo đó, ngày 24/3 RFA đưa tin: “Phái đoàn thường trực Việt Nam ( bên cạnh Liên Hiệp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sỹ) đã phản hồi văn bản chất vấn hồi tháng 11/2021 của 3 Báo cáo Viên đặc biệt về việc bắt giữ tùy tiện 9 nhà hoạt động(nhân quyền) ở Việt Nam.

Những người bị bắt bao gồm các ông/bà: 1-Chung Hoàng Chương; 2-Nguyễn Văn Nghiêm; 3-Lê Văn Dũng; 4-Đinh Thị Thu Thuỷ; 5-Đỗ Nam Trung; 6-Đinh Văn Hải; 7-Lê Trọng Hùng; 8-Trần Quốc Khánh; và 9-Lê Chí Thành.

Vẫn theo trang tin này, có cựu đại úy công an Lê Chí Thành bị bắt và kết án vì hai tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Còn ông Chung Hoàng Chương bị án về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…”. Một tài khoản bình luận rằng: “Cựu đại tá Công an cũng bị bắt” …, không có gì lạ. Vì Việt Nam xử lý mọi người theo pháp luật “ không có vùng cấm”, “ không có ngoại lệ”. Còn Chung Hoàng Chương bị bắt về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Có lẽ đây cũng là điều dễ hiểu. Pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận…Nhưng không cho phép bất cứ ai lợi dụng quyền này để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ. Ngày nay trong điều kiện internet, mạng xã hội…quyền này còn là quyền truy cập, phát tán tin tức trên internet…đương nhiên cũng cấm lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá Chế độ-Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo Luật báo chí 2016 và Nghị định về sử dụng internet.

Những người còn lại đều bị kết án về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” với mức án từ  5 đến 10 năm (Tù giam). 8 người trong số họ đang thụ án tù, riêng ông Chương đã thi hành xong án tù 18 tháng từ giữa năm 2021.

Trong văn bản giải trình, Hà Nội nói: “Việc bắt giữ và kết án họ đều tuân thủ pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế về nhân quyền”.

Ông Phil Robertson ( Phó Giám đốc Phân ban Á châu của HRW trong email gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 30/3 cho rằng: “ lập luận của Chính phủ Việt Nam là trơ trẽn” vì:

“Phản ứng của Chính phủ Việt Nam hoàn toàn hai mặt, từ chối  ( trên thực tế) tuân thủ các cam kết quốc tế (về nhân quyền- PV) nhưng sau đó lại viết phản hồi như thể họ đang tuân thủ”. Một tài khoản viết: Không phải Việt Nam mà chính ông Phil Robertson mới là người thiểu năng về trí tuệ…và cũng có thể nói là “ trơ trẽn” vì ông ta không hiểu gì về pháp luật nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Pháp luật của tất cả các quốc gia đều bảo vệ các quy định pháp luật của mình. Tất nhiên pháp luật giữa các quốc gia luôn luôn có sự khác biệt nào đó để bảo vệ chế độ của đảng cầm quyền. Ở Việt Nam pháp luật nghiêm cấm các hành vi xuyên tạc, chống phá chế độ: Bôi nhọ Đảng cộng sản Việt Nam…Trong đó có nói xấu những người lãnh đạo của  Đảng và Nhà nước.

Trở lại bài viết của ông Phil Robertson, ông viết: “Vấn đề cơ bản là Việt Nam đã liên tục thất bại trong việc đưa luật pháp quốc gia tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã phê chuẩn”… “Sau đó, Việt Nam lại tuyên bố (một cách dối trá và ngụy biện) rằng bởi vì họ đang hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Quốc gia”, “Nên không có quyền nào bị vi phạm.” Thiết nghĩ ông Phil giả vờ “không hiểu” pháp luật Việt Nam. Quan điểm của Việt Nam không có gì là mâu thuẫn cả: Việt Nam ký kết, gia nhập nhiều Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có 2 công ước cơ bản…là “Công ước về các quyền Dân sự, Chính trị”, 1966 và “Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”, 1966 ( vào năm 1982). Đồng thời cũng như các nước- Việt Nam đã nội luật hóa 2 công ước trên vào hệ thống pháp luật Quốc gia ( trong các Hiến pháp, pháp luật…cho đến Hiến pháp 2013). Điều này có nghĩa: Các quy định của 2 Công ước trên đã được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam, bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật Quốc gia với Công ước Quốc tế…chứ không phải Việt Nam thực hiện nguyên văn các Công ước Quốc tế.   

Trở lại với bài viết của Mr Phil…Việt Nam nói:  “Việc bắt giữ và kết án đúng pháp luật Việt Nam”. Còn “ Các báo cáo viên đặc biệt thì nói: Họ nhận được thông tin về việc bắt giữ tuỳ tiện chín nhà hoạt động chỉ vì họ thực hiện quyền tự do biểu đạt, giam giữ họ trong thời gian dài mà không cho tiếp xúc với luật sư và gia đình, và xét xử không tuân thủ quy trình về xét xử công bằng.” Một tài khoản viết: Việc cái gọi là “các báo cáo viên” đặc biệt “ nhận được thông tin…” chẳng có bằng chứng nào…mà chỉ có Mr Phil… cung cấp, đưa lên mạng  mà thôi.

Trở lại với bài viết của Mr Phil… “Trong thư phản hồi, Việt Nam khẳng định những việc mà các cơ quan chức năng làm đều tuân thủ luật pháp Việt Nam và tuân thủ khoản 3 Điều 9 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Cụ thể là: “Bất kỳ ai bị bắt hoặc giam giữ vì cáo buộc hình sự sẽ nhanh chóng được đưa ra trước một thẩm phán hoặc viên chức khác được pháp luật ủy quyền để thực thi quyền tư pháp và có quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được trả tự do.”; “ 9 nhà hoạt động bị kết án vì tuyên truyền thông tin không đúng sự thật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận và dân chủ để xuyên tạc và bôi nhọ chính quyền” thì không!

Vẫn theo ông Phil: Phía Việt Nam cũng biện hộ việc từ chối cho những người bị tạm giam được gặp luật sư và người thân trong quá trình điều tra nhằm “bảo vệ bí mật điều tra” trong các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia” (SIC). Về trường hợp Mr Chung Hoàng Chương ( người bị bắt ngày 11/01/2020 ngay sau vụ thảm sát Đồng Tâm và mãn hạn tù vào tháng 7/2021), Y nói với RFA về trường hợp của mình:

“Tôi bị bắt về cáo buộc theo Điều 331 vì một số bài viết góp ý trên Facebook. Trong khi hỏi cung, công an không cho tôi cơ hội giải thích, sở Thông tin và Truyền thông đã cường điệu quá mức khi thẩm định các bài viết của tôi, còn toà án thì cắt ngang khi tôi trình bày bản tự bào chữa…” Ông cho rằng bản thân “bị tù tội vì nói ra sự thật,” đó là “những điều mà chế độ không muốn nghe và không muốn người dân biết”.( SIC). Theo Phương Nhithì tòa án ở quốc gia nào cũng có quyền này (Cho phép hoặc cắt ngang người nói dù đó là ai). Vì tòa án không cho kẻ phạm tội lợi dụng phiên tòa để tuyên truyền chống phá chế độ. Tòa án chỉ hỏi để làm rõ những cáo buộc mà thôi.

Ở Việt Nam ngày nay, công dân và cả người nước ngoài đều có quyền tự do ngôn luận, kể cả trên Fb. Việc những kẻ lợi dụng trang mạng phổ biến này để đăng tải  thông tin sai sự thật, xuyên tạc chính sách, chế độ thì tất nhiên cũng bị xử lý như trên tất cả phương tiện truyền thông khác.

Còn chuyện phạm nhân nói với Mr Phil: “Ông bị hạn chế gặp vợ trong thời gian tạm giam, không được nhận thuốc gia đình gửi vào và cũng không được điều trị dù bị bệnh tim. Thêm nữa, dù có thị lực kém và cần phải đeo kính nhưng trại tạm giam không cho ông sử dụng kính, kể cả kính gọng nhựa” thì một tài khoản bình luận rằng: Việc hạn chế cho gặp vợ là điều dễ hiểu. Được biết, các trại giam đều có quy định chế độ vào thăm…không phải ai, lúc nào cũng có quyền vào thăm. Còn chuyên không cho dùng kính thì nhiều khả năng – người cung cấp thông tin cho Mr Phil bịa đặt.

Trở lại với thông tin của Mr Phil- và Báo cáo viên đặc biệt quan ngại về “Những điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự” và cho rằng điều này dường như “không phù hợp với các nghĩa vụ của (Việt Nam) theo luật nhân quyền quốc tế” trong đó có “Phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước” (Điều 117) và tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” (Điều 331) dùng để chống lại những cá nhân “Chỉ đơn giản thực hành quyền tự do biểu đạt và truyền đạt thông tin.” Về nội dung trên (“Những điều khoản “mơ hồ của Bộ luật Hình sự” và tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”) thì thiết nghĩ Mr Phil đã đi quá xa quyền của mình…Ông không có quyền, kể cả bất cứ tổ chức nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ, trong đó có pháp luật Quốc gia của Việt Nam.

Để kết thúc, tác giả bài viết này có mấy bình luận:

1-Pháp luật Việt Nam quy định bảo đảm quyền tự do ngôn luận…nhưng không cho  bất cứ ai lợi dụng quyền này để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá chế độ, Nhà nước Việt Nam. Trường hợp cựu đại úy công an Lê Chí Thành, ông Chung Hoàng Chương bị án về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…” là điều dễ hiểu. Vì Việt Nam xử lý mọi người theo pháp luật “ không có vùng cấm”, “ không có ngoại lệ”.

2-Pháp luật của Việt Nam do Quốc hội Việt Nam quy định không có cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp được. Mr Phil cần hiểu rõ điều này. Điều ông đưa lên mạng những thông tin nói trên là trái với đạo đức, quy định của pháp luật Việt Nam…hậu quả đối với ông và những kẻ cùng hội cùng thuyền là không thể lường trước được.

3- Còn đối với tổ chức HRW-khi đưa thông tin và bình luận xuyên tạc sự thật…đây mới chính là sự “ trơ trẽn” (vì đã không hiểu pháp luật và can thiệp vào công việc của Việt Nam).

Nên nhớ rằng thời kỳ chiến tranh lạnh đã lùi xa, HRW hay bất kể cá nhân, tổ chức nào nếu vẫn giữ tư duy thời kỳ lịch sử đã qua- kỳ thị với chế độ xã hội Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo sẽ bị người Việt Nam và cộng đồng quốc tế tẩy chay/ ghét bỏ mà thôi./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét