Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

BẠN SẼ ĂN CHỬI NẾU LỘT MẶT NẠ CÁC HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ

Phong trào Dân chủ đang ngày một trở nên... độc tài hơn. Được gây dựng và cổ vũ bởi tàn quân của Việt Nam Cộng Hòa, liên tục đứng ra kêu gọi đấu tranh cho dân chủ tự do, không ngừng bêu riếu đả phá chế độ độc tài Đảng Cộng sản, thế nhưng trong chính cách thức hoạt động của mình, phong trào này lại hoàn toàn đi ngược những giá trị mà họ vẫn rêu rao bảo vệ. Tham gia phong trào này, bất cứ ai nếu ý kiến bình luận, góp ý về cách thức hoạt động, đặt ra nghi ngờ, nêu ý kiến trái chiều, tìm rõ căn nguyên sự việc, phân tích và làm minh bạch thông tin... đều sẽ trở thành đối tượng đặc biệt, bị nghi vấn, bị soi xét, bị cách ly, bị hạn chế tham gia hoạt động... Đặc biệt, nếu như bạn có lỡ động vào điểm cấm kị, nhìn ra được một vài phương diện mờ ám và bất chính, thì ôi thôi... bạn chính thức mất tư cách làm "dân" và trở thành kẻ thù của toàn thể cộng đồng "dân chủ". Mặt trận dân chủ đông đảo này sẽ tập trung tối đa lực lượng để vùi dập, lên án, đấu tố và tiêu diệt "phần tử có hại" dám có suy nghĩ chính kiến riêng này, bất chấp người đó có nổi tiếng hay không.

Kết quả hình ảnh cho mặt nạ, dân chủ, Việt tânKết quả hình ảnh cho mặt nạ, dân chủ, Việt tân

Nhìn lại lịch sử của phong trào này, hóa ra không phải chỉ gần đây mới xuất hiện các trường hợp bị khủng bố vì dám “dân chủ ngoài khuôn khổ”. Từ khi phong trào mới bắt đầu cách đây hơn ba chục năm, những tiếng nói trái chiều đã bị những người lãnh đạo cho “lãnh đạn” theo đúng nghĩa đen. Không khí dân chủ bị bóp nghẹt, những người có ý kiến riêng bị đàn áp dã man, những tiếng nói phản biện chính trực phải tốp lại trước họng súng… đó là sự thật trần trụi phía sau tổ chức mang danh bảo vệ dân chủ này. Tất cả được hé lộ qua bộ phim tài liệu phóng sự điều tra Terror in Little Saigon (Khủng bố ở Little Saigon) được sản xuất bởi FRONTLINE – chương trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời của Mỹ cùng cơ sở truyền thông độc lập ProPublica[1]. Cụ thể trong bộ phim, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt và hai người ngoài cuộc ở các thành phố trên khắp nước Mỹ được cho là đã bị ám sát bởi tổ chức Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam - lãnh đạo bởi cựu Phó Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh, là tiền thân của tổ chức chống chính quyền và bị chính quyền Việt Nam liệt vào dạng tổ chức khủng bố có tên Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (gọi tắt là Việt Tân). Trước khi bị ám sát, năm nhà báo này đều đã có những bài viết chỉ trích Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh vì muốn khởi động lai cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều tài liệu điều tra của FBI đã đưa ra lý luận về việc Mặt trận Hoàng Cơ Minh đe dọa hoặc xử tử những ai khinh thường tổ chức này, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là có cảm tình với Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo phóng viên A.C Thompson, chính 5 cựu thành viên đã thừa nhận rằng “Mặt trận” từng thành lập một đội quân bí mật có bí danh K-9 để thực hiện các vụ ám sát. Kết quả là, năm người này đều chết thảm vì bị bắn lén hoặc bị đốt văn phòng,

Bộ phim ra đời khiến Đảng Việt Tân phản ứng dữ dội với các luận điệu phủ định tính chất bạo lực vũ trang của Mặt trận Hoàng Cơ Minh, mặt khác, họ rêu rao rằng cuốn phim đã làm xấu hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại để lôi kéo đám đông vô can đứng về phía mình. Các luận điệu này đều quá thiếu sức thuyết phục.

Đầu tiên, họ cố xóa đi dấu vết bạo lực của tổ chức mình bằng cách bịa đặt rằng mục tiêu của tổ chức là hướng tới phát động phong trào quần chúng [2], trong khi rõ ràng là Hoàng Cơ Minh đã lập chiến khu tại Thái Lan, rèn quân đội và liên tục tấn công vũ trang bằng các cuộc hành quân Đông Tiến về phía Việt Nam. Tổ chức này khi đó hoàn toàn không có ý định đấu tranh bất bạo động như Việt Tân đang bao biện. Hơn nữa, với điều kiện hoàn cảnh chính trị khép kín của Việt Nam thời đó, đường lối bất bạo động hoàn toàn bất khả thi. Tuyên bố không bạo lực vũ trang, những lãnh đạo Việt Tân ngày nay đã hoàn toàn phủ nhận con đường các tiền bối đi trước của họ, cũng như xuyên tạc trắng trợn một sự thật lịch sử vẫn còn tươi rói trong ký ức nhiều ngưòi Việt hải ngoại.

Thứ hai, họ quy kết cuốn phim là bôi xấu cộng đồng người Việt hải ngoại [3]. Bằng luận điệu này, họ sử dụng cộng đồng người Việt làm bình phong để tấn công phía làm truyền hình, đồng thời cũng đánh lạc hướng chú ý của công chúng khỏi mặt trận Hoàng Cơ Minh. Nếu đúng là họ đang lo ngại cuốn phim làm xấu mặt cộng đồng người Việt trong mắt cộng đồng người Mỹ nói chung, hành động hợp lý của họ sẽ là đẩy mạnh truyền thông đến với công chúng Mỹ để giúp họ có thêm nguồn thông tin khác tham khảo. Thế nhưng, hoàn toàn ngược lại, hướng tuyên truyền của Việt Tân lại chỉ nhắm vào cộng đồng ngưòi Việt, chứng tỏ mối quan tâm của họ không phải là hình ảnh người Việt trong mắt cộng đồng, mà là lòng tin vào tổ chức của cộng đồng hải ngoại sau khi bộ phim phát sóng. Tóm lại, phản ứng của tổ chức dân chủ bị lật mặt này cho thấy họ không hề ngần ngại đổi trắng thay đen, thậm chí còn dám lôi kéo cả cộng đồng người Việt hải ngoại vào làm công cụ chạy tội cho mình. Chính cách phản ứng của họ như càng khẳng định thêm bản chất độc đoán của mình.

Có chiến tích độc tài từ đầu như vậy, không khó lý giải khi đến ngày nay, cách thức hoạt động của tổ chức này cũng như phong trào dân chủ vẫn vô cùng độc đoán. Công cụ trừng phạt người có chính kiến riêng đã không còn nhanh chóng gọn gàng như đạn bắn hay lửa thiêu, mà dai dẳng hơn, phiền toái hơn, mệt mỏi hơn, đó là những lời nhiếc móc nhục mạ từ dư luận xã hội. Nguyễn Ngọc Ngạn, MC nổi tiếng của chương trình Paris by night, thấu hiểu tường tận điều này sau một lần dám tin vào quyền tự do ngôn luận. Cụ thể, do biểu diễn tại Berlin vào đúng ngày 30/4, ông bị nhiều người phản đối. Trong một bài phỏng vấn đáp lại, ông nói: “Tại sao vì trùng ngày mà phải ngừng biểu diễn? Mất miền Nam đã 37 năm, đứa con nít mới đẻ năm nay đã gần bốn chục, có bao nhiêu điều cần nhớ, tại sao phải bắt nó nhớ ngày kỉ niệm của đối phương? Tôi không chống Cộng một cách hình thức như vậy” [4]. Câu nói này của ông Ngạn không chỉ lý giải cho quyết định của mình, mà còn hé lộ cho chúng ta cách thức truyền bá lòng thù hận từ tàn quân Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi ngày kỉ niệm trong cuộc chiến đã qua đều là ngày để tang “quốc hận”, phải kiêng mọi hoạt động sống thường nhật để nuôi lòng căm thù. Cả một thế hệ mới vô can với cuộc chiến, lẽ ra trong không gian mới, đời sống mới, họ có cơ hội để hoàn toàn dứt khỏi gánh nợ oán thù chia rẽ của cha anh, nhưng rồi họ lại bị cuốn vào vòng xoáy căm hận.

Nói lên sự thật ấy là đã đụng đến chiêu “tủ” để kích động người Việt hải ngoại của Việt Tân, lá cờ đầu của phong trào dân chủ, vì thế không ngạc nhiên khi ngay lập tức ông Ngạn trở thành tâm điểm xỉ vả của dư luận “dân chủ”. “Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nay đã bán lương tâm cho loài quỷ đỏ!!!”. “Nguyễn Ngọc Ngạn tôn trọng đồng tiền hơn đồng bào”. “Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn không còn liêm xỉ” [5]. Đó là những lời sạch sẽ nhất bên cạnh vô vàn câu chửi bới tục tĩu khó nghe trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, loạt bài viết lên án lập luận của Nguyễn Ngọc Ngạn được phổ biến trên mạng [6]. Các bài này tiếp tục đào sâu thù hận, kích động quần chúng với luận điệu “chống cộng là lương tri của thời đại”. Bài viết mô tả ông Ngạn là “Việt gian ẩn mình ở hải ngoại theo đóm ăn tàn”, là “xướng ca vô loài thất đức”… rắp tâm cách ly ông khỏi công chúng và cộng đồng ngưòi hải ngoại.

Mặc cho những xuyên tạc từ phía phe “dân chủ”, những quan điểm trái với định hướng từ phe nhóm kích động của Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn được công chúng đón nhận: đó là thông điệp về đoàn kết dân tộc, như lời ông nói: “Bất cứ triều đại nào, dân tộc nào cũng chỉ là giai đoạn, đất nước và dân tộc mới là vĩnh cửu. Đất nước thuộc về toàn dân, không thuộc về cá nhân, gia đình hay đảng phái nào”. Thật nực cười khi một con người dân chủ như thế, cuối cùng trở thành nạn nhân của phong trào đấu tranh đòi và bảo vệ quyền dân chủ.

Blog GĐTQT
[1] Xem phim Khủng bố ở Little Saigon: https://www.youtube.com/watch?v=g7790YAaOxA
[2] “Mục tiêu của Mặt Trận là huy động người dân Việt Nam vào một cuộc đấu tranh quần chúng để có tự do chính trị”. Hoàng Tứ Duy, Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”, Viettan.org, 6/11/2015. Link xem: http://viettan.org/Thu-Ngo-den-Frontline-ProPublica.html
[3] Hoàng Tứ Duy, Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”, Viettan.org, 6/11/2015. Phần 4 Thành kiến văn hóa, Link xem: http://viettan.org/Thu-Ngo-den-Frontline-ProPublica.html
[4] Buổi phỏng vấn của Hoàng Anh với Nguyễn Ngọc Ngạn. Link xem: https://www.youtube.com/watch?v=kgi_R7IKjt4
[5] Bài đăng của Facebooker Son Nguyen, 16/3. Link xem: https://www.facebook.com/100000879803143/videos/1358159920889988/
[6] Ba bài viết tiêu biểu về hành động khiêu khích của ông Ngạn trong buổi phỏng vấn của Hoàng Anh, Blog Chúng tôi muốn tự do, 28/4/2012.



Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Tiền đề cho các phong trào dân chủ Việt (3): Khai thác các mâu thuẫn giữa ĐCSVN với các nhóm người, giai tầng khác

Là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, dĩ nhiên trong quá trình hoạt động, Đảng Cộng sản không tránh khỏi đụng chạm đến lợi ích riêng của những nhóm người, giai tầng xã hội khác. Những kẻ trục lợi chính trị, những phe cánh thất thế đang nương dựa ngoại bang hòng tìm đường trở lại nước non đã ranh mãnh lợi dụng mâu thuẫn sẵn có này để nổi lên những ngọn lửa căm thù qua đó thừa cơ cháy nhà hôi của. Thực vậy, nghiên cứu các luồng tư tưởng chống Cộng mới dấy lên, dễ nhận ra rằng sức hiệu triệu lòng người của lá cờ “dân chủ” hoá ra lại đến từ mối thù hằn mang tính giai cấp thông qua những vụ án như Quốc Dân Đảng, Cải Cách Ruộng Đất hay Nhân Văn Giai Phẩm.

Vụ án phố Ôn Như Hầu là đỉnh cao của mâu thuẫn Quốc – Cộng, nhưng cần phân định rõ: Quốc dân Đảng giai đoạn này khác xa ý định ban đầu của Nguyễn Thái Học. Thập niên 30, tàn đuốc khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái sớm bị dụi tắt vẫn kịp nhóm lên một phong trào đấu tranh theo chủ nghĩa tam dân với một loạt hội đoàn, đảng phái Quốc dân mới xuất hiện cả trong và ngoài nước. Dưới bàn tay sắp đặt của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, tháng 5/1945 tại Trùng Khánh, các đảng này liên minh và hợp nhất, tạo thành Đại Việt Quốc dân Đảng, hay gọi tắt là Việt Quốc.

Sau ngày Việt Nam giành lại độc lập, Việt Quốc ráo riết hoạt động chống chính quyền non trẻ vừa thành lập. Trên mặt trận tư tưởng, họ cho xuât bản báo Việt Nam vào tháng 11/1945, liên tục bêu xấu, bôi nhọ Nhà nước, cáo buộc Hồ Chí Minh độc tài, kêu gọi các lực lượng cùng đứng lên lật đổ [1]. Về quân sự, được sự hỗ trợ từ Trung Hoa, Việt Quốc thành lập 7 chiến khu khắp miền Bắc và miền Trung, đặc biệt chú trọng kiểm soát các tỉnh dọc biên giới Việt Trung. Thêm vào đó, mượn cớ được Đồng Minh ủy nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương từ phía Bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) đến biên giới Việt Hoa, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc đổ xuống đã yểm trợ cho các yếu nhân Việt Quốc và Việt Cách (Vũ Hồng Khánh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam) về nước, tạo thế cho Đảng Quốc dân lộng quyền [2].

Trước tình hình quân Pháp lăm le ở miền Nam, những người cộng sản cần hêt sức tránh thế lưỡng đầu thọ địch, nên đã để quân Tưởng giúp Việt Quốc chiếm cứ nhiều tỉnh Bắc Bộ. Từ tháng 9/1945, dựa thế quân Tưởng, Quốc dân Đảng đánh phá chính quyền địa phương từ biên giới Việt Trung về tới Hà Nội, đánh phá các lực lượng Việt Minh ở ngay Hà Nội bằng nhiều cách. Cũng nhờ sự bảo kê này mà Quốc dân Đảng có ghế, có quyền trong chính phủ Quốc Gia Liên Hợp, lại càng ra sức làm già. [2]

Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, qua Hòa Ước Sơ Bộ 6-3, Tưởng bắt tay mời Pháp trở lại miền Bắc, để mặc phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa rảnh tay xử lý Việt Quốc. Mất chỗ dựa, lại nhanh chóng thất thế về quân sự, Việt Quốc phải tạm điều đình, tuy nhiên, họ vẫn ngầm liên lạc với Pháp nhằm chuẩn bị cho cuộc đảo chính [3]. Phát hiện được âm mưu, chính quyền Dân chủ Cộng hòa ra quyết định tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh [4]. Tháng 7 năm 1946, sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu xảy ra, các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Trung Hoa, lực lượng Quốc dân Đảng tan rã. Các giai đoạn sau này, thế lực thế lực Việt Quốc tản mát và phân hoá nhiều nhánh dưới chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nhưng luôn lăm le chiếm quyền bính bằng các phương cách dựa vào thế lực ngoại bang.

Đến nay, án Quốc – Cộng thường được mồi lên để đào sâu mâu thuẫn Đảng Cộng sản với tầng lớp tư sản, nhưng phe “đấu tranh dân chủ” còn một chiêu bài đắc ý khác: khai thác sâu vào mâu thuẫn giữa Đảng với địa chủ phong kiến qua án Cải Cách Ruộng Đất.
Với ý định tạo tiền đề cho đời sống sản xuất nông dân, từ sau Cách Mạng Tháng Tám, các công tác chuẩn bị cho cải cách ruộng đất đã rậm rịch được thực hiện: giảm địa tô, bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng, tịch thu ruộng đất của người Pháp, dân di cư, đất bỏ hoang… để phân chia cho tá điền. Cải cách ruộng đất trở thành nội dung chính của Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam vào tháng 11/1953, và một tháng sau đó, Luật Cải cách Ruộng đất được ban hành. Dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, năm 1954, chương trình cải cách ruộng đất dần được áp dụng qua các bước như huấn luyện cán bộ, giảm tô, phân định thánh phần, phân loại địa chủ, học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ, công khai đấu tố, xử án địa chủ. Đến năm 1955, một số nơi xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát, lạm dụng quyền hành của cán bộ, gây nhiều hậu quả và hiểu nhầm nghiêm trọng. Ngay sau đó, Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1956 đã tự nghiêm khắc phê bình nhận khuyết điểm, tuyên bố các sai lầm và các biện pháp sửa sai.

Theo tổng kê, đến tháng 9 năm 1957, chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản cho khoảng 70 – 80% số người bị kết án. Tuy nhiên, báo Nhân dân cho biết nhiều người được phục hồi đã trả thù những người đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù đã bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù. Phong trào trả thù lan rộng và biến thành bạo động tại nhiều nơi khiến chính quyền phải điều động quân đội để đánh dẹp. Ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân dùng gậy gộc gây bạo động khiến chính quyền phải dùng Sư đoàn 324 để tái lập trật tự.[5] Một số gửi thỉnh nguyện thư đến phái đoàn quan sát viên Canada trong Ủy ban Đình chiến, xin di cư vào Nam [6].

Nhìn nhận khách quan, cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích tích cực, nhằm giải quyết vấn đề sở hữu ruộng đất của nông dân, ổn định sản xuất, tạo nền tảng phát triển đất nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có nhiều sai lầm về đách giá, về lạm dụng bạo lực... dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài và gây náo loạn trong nước. Tuy nhiên Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận mặt tiêu cực, nhanh chóng sửa sai, phản ứng kịp thời. Dẫu vậy, mối thù giai tầng nhóm lên trong hỗn loạn vẫn còn âm ỉ, và những phe phái “đấu tranh dân chủ” không ngại vin vào những mâu thuẫn đó thổi bùng lên ngọn lửa hận thù, kích động quần chúng.

Một chiêu bài khác đặc biệt hữu dụng để chia rẽ giới văn nghệ sĩ và trí thức salon với Đảng Cộng sản là qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Tên nhóm đựoc ghép từ hai tờ báo được coi là “cơ quan ngôn luận” của phong trào: báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm. Trước đó, từ năm 1955, nhóm Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm đã đấu tranh giành quyền lãnh đạo văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ, nhất là trong môi trường văn nghệ quân đội. Đến tháng giêng năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân ấn hành có đăng thơ của Trần Dần bị quy kết là chống phá bôi đen chế độ. Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài "Phê bình lãnh đạo văn nghệ", đăng trong Giai phẩm Mùa thu. Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài phỏng vấn luật sư Nguyễn Hữu Đang với tiêu đề "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Loạt phỏng vấn đưọc đăng tiếp nối với sự xuất hiện của các nhân vật bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh. Bên cạnh đó, Trần Đức Thảo và Trần Dy cũng lần lượt lên tiếng về vấn đề dân chủ trên các báo này. Đặc biệt, báo Nhân văn số 6 có bài kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, song đã sớm bị phát hiện và không được phát hành. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành [7]. Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị điều tra và xử lý [8], phải tham gia học chỉnh huấn vì có tư tưởng bị xem là trái với đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Kể từ đó, phong trào tan rã, người thì bị treo bút một thời gian dài như Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang.

Dù một số nhân vật trong án này đã được phục hồi danh dự, nhưng mâu thuẫn với tầng lớp trí thức salon, tư sản hay địa chủ phong kiến vẫn tiếp tục bị những người “đấu tranh dân chủ” khai thác. Không ngạc nhiên khi những năm gần đây, các án cũ liên tục được phe này đào sâu khai thác, thêm mắm dặm muối. Giữa những luồng dư luận kích động thù hằn ấy, cần minh định lại một điều: khác biệt căn bản dẫn đến mâu thuẫn giữa Đảng Cộng sản và các giai tầng khác là đường lối và mục đích hoạt động của từng lực lượng. Trong khi Đảng Cộng sản sử dụng quyền lực của công nhân và nông dân để lần lượt chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ, thì các thành phần Quốc Dân Đảng, địa chủ tư sản, trí thức salon…vv… lại lệ thuộc quyền lợi vào hệ thống chính quyền phong kiến, thực dân và đế quốc, chờ cơ hội trục lợi riêng. Ví dụ tiêu biểu cho các hành vi chính trị kiểu này là con đường quyền lực của Trần Trọng Kim. Từ năm 1943, khi vừa khép lại sự nghiệp dạy học, Trần Trọng Kim đã được người Nhật bí mật đưa sang Singapore rồi chính quân đội Nhật đã đưa ông về nước vào năm 1945 [10]. Sau khi “trao trả độc lập” cho Việt Nam, với Trần Trọng Kim trong tay, người Nhật dựng lên chính quyền bù nhìn Bảo Đại nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của mình. Ngày 17/4/1945, Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các ở Huế, hình thành nên một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên ở Việt Nam do chính ông làm Thủ tướng [11]. Chính quyền thân Nhật này tồn tại vẻn vẹn 4 tháng cho đến Cách Mạng Tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị. Khi đó, Trần Trọng Kim lưu lạc sang Trung Quốc hòng mưu với các chí sĩ khác của nhiều đảng phái gây dựng lại quyền lực. Khi Đảng cộng sản đang tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, ông nhận lời đề nghị của Pháp đứng ra soạn thoả thuận chấm dứt chiến tranh với sự chứng kiến của Bảo Đại. Theo sự thu xếp của người Pháp, ông về Sài Gòn vận động thành lập chính phủ mới, tuy nhiên đến bấy giờ ông mới nhận ra người Pháp chỉ đang lừa dối mình. Khái quát lại con đường chính trị của Trần Trọng Kim, dù chính ông luôn tự khẳng định tấm lòng chân thành với dân tộc của mình, không thể phủ nhận sự thật rằng ông luôn dựa vào quyền lực phong kiến, thực dân và đế quốc để tiêu diệt Đảng Cộng Sản.

Không khó hiểu khi một phong trào chính trị dựa hơi ngoại bang luôn chuốc lấy thất bại. Họ không đem lại bất cứ thay đổi nào ngoại trừ việc tạo nên những đám đông ồn ào, và đến nay, đám đông ấy vẫn không ngừng tuyên truyền bôi nhọ nói xấu Đảng Cộng sản..
Nguồn blog GĐTQT
 [1] David G.Marr. Vietnam: State. War, and Revolution (1945 – 1946), tr.416-417, California: University of California Press, 2013.
[2] Pham Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư: tr. 707, Sàigòn: Thư Lâm Ấn Quán, 1960.
[3] Vụ án phố Ôn Như Hầu, thiếu tướng Lê Hữu Qua, Báo Nhân dân, ngày 19/8/2005.
[4] David G.Marr. Vietnam: State. War, and Revolution (1945 – 1946), tr.424-425, California: University of California Press, 2013.
[5] Dommen, Arthur, The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam, Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 2001, trang 341.
[6] Lind, Michael, Vietnam, the Necessary War, New York: Touchstone, 1999, tr 153-156
[7] Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư,..., Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. Trang 144, 145
[8] Tố Hữu, Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958
[9] Abuza, Zachary. Renovating Politics in Contemporary Vietnam. Boulder, CO: Lynne Rienner Publishers, 2001. Trang 54-55.
[10] Trần Trọng Kim, hồi ký “Một cơn gió bụi”, NXB Vĩnh Sơn, 1949.

[11] Thomas Hodgkin (1981).Vietnam: the revolutionary path. Nhà xuất bản Macmillan. Trang 362.

Tiền đề cho các phong trào dân chủ Việt (2): bấu víu vào bóng ma của Việt Nam cộng hòa


Lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh ngày 30/4/1975 đã đặt dấu chấm hết cho chính thể Việt Nam Cộng hòa (VNCH), tuy nhiên, bóng ma của chế độ này vẫn còn ẩn hiện quanh quẩn nhiều nơi, ám ảnh đời sống nhiều người. Sau khi thất bại năm 1975, cánh quan chức tướng lĩnh của chính quyền Sài Gòn cũ chạy được ra nước ngoài như Pháp, Mỹ… đã liên lạc chặt chẽ với nhau nhờ cùng có lòng căm thù và cùng nuôi chí phục thù, phục quốc. Một lực lượng khác là những người dân thường bỏ xứ mà đi trên những con thuyền lênh đênh hay qua những miền biên giới heo hút đến sống nơi đất khách quê người, họ là những đối tượng dễ dàng bị các chính trị gia thất thế nhồi nhét tư tưởng căm thù. Hai lớp người này tạo thành cộng đồng người Việt lưu vong, gắn kết với nhau trên cơ sở lòng căm thù, cùng chung một mộng kéo lại lá cờ sọc ba que.

Hoạt động thường niên nổi bật của cộng đồng người Việt lưu vong là tổ chức ngày tưởng niệm Quân lực VNCH 19/6. Lễ kỉ niệm này thường được tổ chức bởi Liên hội Cựu Quân nhân quân lực VNCH như một phương thức kích động bạo lực và khơi dậy lòng căm thù với hoạt động chủ yếu là đả kích bêu xấu Cộng sản. Trong lễ tưởng niệm được tổ chức ngày 20/6/2015 tại San Jose, một cực chiến binh đại diện cho Liên hội Cựu Quân nhân quân lực VNCH tuyên tội: “Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng sản là tội đồ dân tộc! Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đồng bào đứng lên đòi sự sống, đòi nhân quyền, đòi dân chủ và tự do.” Lễ tưởng niệm thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ sinh sau năm 1975, chẳng hạn như Long, một thanh niên ở San Jose, theo lời cậu “Việt Nam mất hết tự do, nhân dân đang bị ức hiếp, lớp trẻ thì bị tẩy não”. Một bạn trẻ khác, Lê Phước Thoại, cũng sống ở San Jose lên tiếng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những “nhà dân  chủ”. Cũng tại lễ tưởng niệm này, Nguyễn Ngọc Dũng nêu quan điểm: “Việt Nam mai sau không thể có bóng dáng những gì thuộc về cộng sản. Chúng tôi ước mong những nhà đấu tranh dân chủ tiếp tục con đường của những chiến sĩ quân lực VNCH” [1]. Thông điệp ở đây khá rõ: các nhà đấu tranh dân chủ là những “chiến sĩ kiểu mới” của quân lực VNCH.


Gọi là “chiến sĩ kiểu mới” để phân biệt với những chiến sĩ kiểu cũ, đấu tranh bằng bạo động vũ trang như Hoàng Cơ Minh và Nguyễn Hữu Chánh. Cần nhớ rằng hai người này cũng núp dưới danh nghĩa của Quân lực VNCH và dùng lòng thù hận và giấc mơ phục quốc để xây dựng tổ chức của mình. Năm 1981, Hoàng Cơ Minh lập một căn cứ ở tỉnh Uđông (Thái Lan), đồng thời lập ra “Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng”, gọi tắt là đảng Việt Tân. Từ đó, Minh tuyển mộ và huấn luyện đội quân 200 người để phục vụ kế hoạch Đông tiến về Việt Nam, tuy nhiên, sau hai lần thất bại trong việc xâm nhập qua biên giới Việt Lào, Minh tự sát [2]. Cũng lập căn cứ huấn luyện ở Thái Lan, nhưng không chiến đấu từ biên giới như Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Hữu Chánh quyết đưa người của mình vào khủng bố bằng thuốc nổ ở các thành phố lớn, tuy nhiên các nhóm hành động này nhanh chóng bị bắt vào giai đoạn 1999-2000 [3]. Các kế hoạch khủng bố của Chánh đều bất thành, và Chánh bị chính phủ Việt Nam bắt vào năm 2006 tại Hàn Quốc [4].

Không ồn ào công khai dương ngọn cờ vàng như cánh tướng lĩnh quân đội, một thế lực khác ẩn mình kỹ hơn, luôn kêu gọi đấu tranh bất bạo động, giữ lập trường “dân chủ ôn hòa”, đó là thế lực của Nguyễn Gia Kiểng, đại diện cho lớp trí thức VNCH cũ. Nguyễn Gia Kiểng sinh ra trong một gia đình theo Quốc dân Đảng, di cư vào Nam năm 1945, gia đình ông bị Ngô Đình Diệm truy lùng vì tình nghi âm mưu chống chính quyền, những hoạt động chính trị của Kiểng chỉ bắt đầu sau khi Diệm bị lật đổ. Năm 1982, Kiểng sang Pháp, nhanh chóng bắt liên lạc với các tri thức VNCH tại đây, lập nên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, và bắt đầu xuất bản báo Thông luận từ năm 1988 [5]. Với con đường “dân chủ ôn hòa”, ban đầu Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nhanh chóng chiếm được lòng tin của nhiều người trong nước. Bề ngoài, tổ chức này luôn đóng vai người hòa giải dân tộc và đấu tranh cho dân chủ bằng phương thức bất bạo động, nhưng bên trong, họ không ngừng tiếp cận và điều phối các tổ chức trong nước. Một chiêu bài mị dân, Kiểng cho ra quyển sách “Tổ quốc ăn năn” lật ngược các vấn đề dân tộc và lịch sử, đặc biệt là bôi xấu con đường cứu nước của Đảng Cộng Sản. Đoạn sau đây được trích từ bài “Một bài học lịch sử”, nằm trong phần 2 “Con đường đã qua” của quyển sách Tổ quốc ăn năn:

“Đảng cộng sản đã vận động được lòng yêu nước đó để dựa vào chiêu bài giải phóng dân tộc mà tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản và họ cũng đã giáng một đòn chí tử vào lòng yêu nước vừa mới có được một sức mạnh. Lần đầu tiên ở nước ta xuất hiện một lực lượng không kêu gọi đoàn kết dân tộc mà kêu gọi hận thù giữa dân tộc. Tiếng gọi đấu tranh giai cấp về thực chất là một tiếng gọi nội chiến, một tiếng gọi giải thể quốc gia, thay thế tinh thần quốc gia bằng tinh thần giai cấp. Sau đó chính sách toàn trị của họ đã biến đất nước thành của riêng một đảng - như ngày trước nó là của riêng một dòng vua - và trục xuất đại khối dân tộc khỏi định mệnh đất nước. Đã thế, đảng cầm quyền lại còn áp dụng vô số biện pháp phân loại dân chúng và phân biệt đối xử. Những đỗ vỡ và thất vọng kéo dài quá lâu đã làm sụp đổ lòng yêu nước của người Việt.”

Được coi như quyển sách cốt lõi về tư tưởng của Phong trào dân chủ, tuy nhiên Tổ quốc ăn năn lại là một tài liệu nghiên cứu tồi, một tác phẩm lý luận dở. Sách bàn nhiều về lịch sử, nhưng không đưa ra sử liệu rõ ràng, rút ra nhiều kết luận, nhưng hiếm kết luận nào có hệ thống căn cứ vững chắc. Trong sách, Kiểng bàn từ chuyện Tây sang chuyện Tàu, từ Đông Chu Liệt Quốc đến đời nay, nhưng đa phần ý tưởng là áp đặt chủ quan hay những ý nghĩ vu vơ ghi chép lại của tác giả, không hề có bằng cớ, lập luận logic hay cơ sở khoa học. Chẳng hạn như dựa vào câu “Công hồ dị đoan, tư hại đã dĩ”, tác giả kết luận Khổng Tử “bài bác việc mở mang kiến thức” (Trong bài “Anh không biết gì về cộng sản” ở phần 3 “Vì đâu nên nỗi”). Trường hợp khác, trong bài “Ảo ảnh Lý Trần” ở phần 2 “Con đường đã qua”, tác giả kết luận mà không dẫn ra bất kì sử liệu cụ thể nào: “Trong khoảng thời gian năm trăm năm độc lập, trong đó bốn trăm năm là thời đại Lý Trần, nước ta đã tụt hậu rất nhiều, rồi mất độc lập.” Không chỉ là một cuốn sách mị dân rẻ tiền, đó còn là một tác phẩm ăn cắp trắng trợn, chính Nguyễn Gia Thưởng – một đồng đội sát cánh cùng Kiểng đã lên tiếng tố cáo và đăng công khai thông tin này trên e-Thông Luận, trang phát ngôn chính thức của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Theo đó, tác phẩm “Tổ quốc ăn năn” đã mượn toàn bộ ý tưởng và câu văn từ quyển “Le Mal Français” của Alain Peyrefitte, thậm chí sao chép ngay cả cách bố cục, cách dùng từ [6]. Mặt nạ của Kiểng chỉ rơi xuống khi nội bộ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có sự phân tách lớn trong năm 2016, và đã dẫn tới một cuộc ly khai. Trái với sự ôn hòa dựng tạm trong nhiều năm, sau khi ly khai các phe phái trong tổ chức cũ đã không tiếc lời bêu xấu nhau trước công luận [7] [8] [9].

Bên cạnh Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một tổ chức khác cũng nổi bật trong “làng” chống Cộng là đảng Việt Tân. Ban đầu được Hoàng Cơ Minh thành lập để tiến hành bạo động vũ trang, sau khi thất bại, Việt Tân đổi hướng hoạt động từ khủng bố sang rêu rao các lý tưởng về dân chủ nhân quyền. Đây là một chiêu bài để Việt Tân thâu tóm người dân tại San Jose, làm đầu nậu số phiếu cho các chính khách Mỹ. Không ít dân biểu của Mỹ có mối quan hệ mật thiết với tổ chức này, tiêu biểu có thể kể đến Lorretta Sanchez, dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 1997 đến 2017, người luôn tích cực đứng ra bảo vệ các phần tử chống phá trong và ngoài nước, đồng thời liên tục lên tiếng tại Hạ Viện Hoa Kỳ, đệ nạp các dự luật gây sức ép đến Việt Nam về vấn đề nhân quyền [10] [11]. Thông qua Lorretta Sanchez, Việt Tân đã môi giới thế lực đấu tranh chống chính quyền trong nước với Đảng Dân chủ Mỹ. Để tạo cơ sở niềm tin, Việt Tân luôn truyền thông rầm rộ về các cuộc gặp gỡ hay mối quan hệ của tổ chức này với các chính khách Mỹ [12]. Với lộ trình này, toàn bộ những lời tuyên truyền về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đều do một tay Đảng Việt Tân đứng đằng sau đạo diễn cùng với sự hỗ trợ của Mỹ [13]. Chiêu bài kích động lật đổ chính quyền này của Mỹ từng được diễn đi diễn lại ở Ba Lan, Ả Rập, Ukraine, Myanmar…


Chịu ảnh hưởng bởi các tuyến tuyên truyền lệch lạc của các thế lực cờ vàng, giới trí thức văn nghệ sĩ phản biện bắt đầu có xu hướng nuối tiếc cho thời VNCH. Thậm chí, có nơi còn cực đoan hóa, coi mọi giá trị dưới thời VNCH đều là tốt đẹp, mọi thứ gắn với Cộng sản là xấu xa. Ngày 3/3/2014,  một nhóm các nhà văn đã từng tham gia Đảng Cộng sản nay muốn tách khỏi các tổ chức có ảnh hưởng của Đảng, lập nên Văn đoàn Độc Lập. Trên website của văn đoàn này ở địa chỉ vanviet.info, các tác phẩm văn chương của VNCH được đăng trang trọng trong một chuyên mục riêng tên là “Văn học miền Nam trước 75”, trong khi đó, không hề có một chuyên mục tương tự cho văn học Cách mạng hay văn học thời kỳ trước đó. Xu hướng ca ngợi VNCH một cách mù quáng còn được thể hiện trong một loạt các bài viết ca ngợi nền giáo dục của chế độ cũ [14]. Trên internet, những ảnh chụp, bản scan sách giáo khoa cũ của VNCH được lưu truyền, triết lý giáo dục, hệ thống phân lớp và bằng cấp thời đó cũng được lật lại và chia sẻ với những lời tấm tắc xuýt xoa. Cái được khen nhiều nhất của nền giáo dục ấy vẫn là “tinh thần dân chủ”, chẳng hạn như theo nhà phê bình văn học Thụy Khuê, “nhờ sự tự trị của đại học mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền, điều kiện giáo dục này cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức”. Bỗng dưng, người ta đưa nền giáo dục này lên thành chuẩn mực, thành hình mẫu đáng học tập, và quả thật họ cũng có học tập theo. Khẩu hiệu “Nhân bản – dân tộc –khai phóng” được dựng lại với nhiều phiên bản, đội nhiều lốt khác nhau, không khó để nhận ra tư tưởng này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của Quỹ Phan Châu Trinh, Nhà xuất bản Tri Thức và nhiều hội đoàn tổ chức khác. Tuy nhiên, dường như những người “tâng” nền giáo dục này lên quá cao đang lờ đi một sự thật rõ ràng rằng chính trong cái thời mà họ cho là hoàng kim của giáo dục và tri thức ấy, có rất nhiều phong trào phản đối của sinh viên nổ ra trên toàn miền Nam, và cũng nhiều không kém là những hoạt động đàn áp sinh viên biểu tình. Thực tế, các trường đại học VNCH chưa bao giờ được tự trị, mà luôn bị chi phối bởi Bộ Giáo dục và Tổng Nha Công vụ về mặt hành chính. Một sự thật khác: theo chính sách quân sự đề ra từ phía Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã sử dụng nhiều cách khác nhau để biến các trường đại học thành những trại lính dự bị chuẩn bị cho cuộc chiến[15]. Chất lượng của nền giáo dục ấy được phản ánh rõ qua các phong trào biểu tình của sinh viên. Nếu đó là một nền giáo dục tốt đẹp, tại sao lại có nhiều phong trào sinh viên đến vậy? Nếu nền giáo dục ấy thật sự đề cao con người, vậy sao lại đàn áp các phong trào một cách bạo ực và dã man?

Các nhóm dân chủ “bình dân” khác đều nhận tài chính trực tiếp hoặc các hoạt động ngoại vận khác từ các tổ chức cờ vàng hải ngoại thì miễn bàn, luôn công khai hoặc ý nhị xiển dương cờ vàng và ca ngợi các “giá trị tự do” thời VNCH như là cách để lấy lòng hải ngoại, thu hút truyền thông nước ngoài và thu hút tài chính cũng như để gây dựng “thương hiệu nhà hoạt động dân chủ” cho mình. Thành công nổi trội như Phạm Thị Đoan Trang, Hồng Thái Hoàng, Mai Dũng, Mẹ Nấm Gấu, …

Tóm lại, phong trào dân chủ hiện tại qua muôn vàn động thái luôn cố tỏ ra cao thượng, đại diện cho thứ lý tưởng tốt đẹp, tuy nhiên bỏ qua vẻ ngoại đánh lạc hướng ấy, tận sâu bên trong nó lại là những thế lực ngầm đang cố chi phối cộng đồng bằng lòng thù hận, biến những người đấu tranh trở thành tốt thí cho âm mưu và tham vọng quyền lực của mình. Năm 2011, cái gọi là Chiến dịch Cờ vàng được tuyên bố là đã thành công khi 14 tiểu bang, 7 quận hạt và nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã công nhận cờ ba sọc đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chính thể VNCH chết đã lâu, nhưng bóng ma của nó thì còn theo lá cờ vàng len lỏi khắp cộng đồng người Việt cực đoan còn đem lòng thù hận và đáng sợ hơn là đã xâm nhập, chi phối đường hướng hoạt động của cái gọi là phong trào dân chủ Việt.
Nguồn blog http://giaidieutoquoctoi.blogspot.com
Chú thích
[1] Clip về lễ kỷ niệm ngày quân lực VNCH năm 2015 tại San Jose https://www.youtube.com/watch?v=r-hm9XHzkEg
[3] Kay Johnson, “Terror Made in the USA”, Tuần báo Time, ngày 22-10-2001.
[4] Theo Yonhap News, “Vietnam protests S. Korea’s rejection of its extradition request”, The Hankyoreh, ngày 29-7-2006.
[7] Tuyên bố bất tín nhiệm Thường Trực THDCĐN nhiệm kỳ 2014-2016. www.ethongluan.org. 15-12-2016.
[9] Càng mạnh hơn sau thử thách, www.thongluan-rdp.org, 26-1-2017.
[10] Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện HK cùng 20 dân biểu bảo trợ Nghị Quyết H.Res 484, Viettan.org, ngày 3-4=2012. Bản xem ngày 5-10-2016.
[12] DB Loretta Sanchez giải thích về cuộc phỏng vấn trên Univision, Viettan.org, ngày 29-8-2010, bản xem ngày 25-11-2016.
[13] Chương trình truyền hình gây quĩ cho dân biểu Loretta Sanchez tại đài SBTN, Viettan.org, ngày 26-7-2015.
[14] Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến, Tuxtini.com, ngày 1/12/2013
[15] Ths. Hoàng Thị Hồng Nga, Một số phong trào đấu tranh của sinh viên miền Nam Việt Nam (1954-1975), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 271 (tháng 7-2014), tr.22-27.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Muốn thoát Trung phải thoát Hồ?

Vào đúng ngày thảm sát Mỹ Lai, cựu luật sư Lê Công Định đăng “tuyên ngôn” trên facebook của mình hô hào hướng đi mới cho phong trào đấu tranh dân chủ là “Muốn Thoát Trung… phải Thoát Hồ”, tức là phải “thoát khỏi di sản tư tưởng và đường lối” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và “để thấy ngọn cờ giải phóng dân tộc đánh Pháp, đuổi Mỹ trong quá khứ thực chất là chiêu bài đưa Việt Nam rời khỏi quỹ đạo phương Tây, từng bước chui vào gông cùm nô lệ giặc Tàu”.





Bằng tuyên bố này, cựu luật sư này công khai cho rằng, Hồ Chí Minh đã giương ngọn cờ giải phóng dân tộc khỏi Pháp, Mỹ là sai lầm, là “tội đồ”, là dẫn đất nước tới “nô lệ giặc Tàu”. Bài viết được lượng like, share khủng, một số “nhà đấu tranh dân chủ” như blogger Nguyễn Hoàng Vi ca tụng kiểu “Cảm ơn anh Lê Công Định đã thẳng thắn để mở đường cho lớp nhỏ tụi em”!

Trong khi đó, trên mạng xã hội ngày này, ngập tràn những bài viết kể lại sự kiện 16/3/1968 khiến gần 500 trẻ em, phụ nữ thôn Mỹ Lai chết thảm – vụ án khiến cả thế giới kinh hãi về tội ác của quân đội Mỹ và góp phần thổi bùng lên phong trào phản chiến trong chính nhân dân Mỹ, khiến bao cựu chiến binh Mỹ day dứt, ám ảnh cả cuộc đời còn lại.

Trước đó, cựu luật sư này dành vô khôi bài viết ca ngợi chế độ VNCH, gia đình ông Ngô Đình Diệm và các tướng lĩnh VNCH với nguyện ước sẽ đấu tranh vì những “anh hùng” này. Trong quá khứ, nguyên nhân dẫn đến Lê Công Định bị tù, sụp đổ cả sự nghiệp luật sư tiếng tăm bên người vợ là hoa hậu Ngọc Khánh là do “tham gia khóa huấn luyện của Việt Tân” và bắt tay với “liên minh” Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Nguyễn Sỹ Bình (ông chủ Đảng Nhân dân hành động ở Mỹ, được Bình, Ngãi phong làm “Tổng bí thư Đảng Dân chủ Việt Nam” để kế nghiệp cụ Hoàng Minh Chính!



Cùng với bài viết này sau đó, nhận ra rằng dân mạng đang bàn rôm rả về Mỹ Lai, Lê Công Định tìm chọn được “đồng minh” từ cô gái sùng bái VNCH là Hoàng Mỹ Uyên với bình luận đầy hầm hực “Có những cái chết trong chiến tranh được tô vẽ và hát ca muôn niên. Song, có vô vàn cái chết chân thật, vô danh, oan uổng và đôi khi vẫn bị quên lãng”. Xem ra, Lê Công Định và những người cùng phe với ông ta càng ngày càng không thể che dấu được sự hận thù với ông Hồ Chí Minh – người mà họ cho rằng đã làm được cái việc quy tụ dân chúng, đánh đuổi thành công những “đồng minh” Pháp, Mỹ của họ, khiến giờ đây họ bơ vơ, lạc lòng giữa dân chúng bị “tẩy não”, “ngu muội” và “đáng bị cộng sản cai trị”!?!

Không biết rằng, với tư tưởng và đường lối này, ông Lê Công Định sẽ bằng cách nào gây dựng được lực lượng đối lập hay đường hướng được con đường đi nào cho phong trào zân chủ của ông. Nó chỉ giúp cho dân chúng Việt Nam đang ngày ngày tò mò, hóng hớt trên mạng xem có lực lượng đối lập nào xuất hiện ở trong nước thêm vỡ mộng vì hóa ra, họ gặp phải phiên bản lỗi gien của  “cộng đồng cờ vàng” ngay trên đất Việt, thế lực mà cha ông họ cả Nam chí Bắc đã phải đổ bao xương máu mới đánh đổ được và bị chính Mỹ ruồng bỏ/bán đứng vì yếu kém và ăn tàn phá hại.

  


Càng cay cú, càng hô hào tấn công vào thần tượng của dân tộc, phủ nhận cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, càng chứng tỏ, Lê Công Định đã sụp đổ mọi hy vọng vào tương lai làm “tổng thống” của mình, tự lột bỏ mặt nạ “ôn hòa”, “trí thức” hay “yêu nước” , tiến gần đến với các bộ hài cốt cờ vàng F1 gần đất xa trời ở các xứ xở xa xôi, khiến những người lâu nay ảo tưởng vào “tài năng” của Định vỡ mộng.
Nguyễn Biên Cương