Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Chiêu trò nhân danh, giả danh nhân nghĩa núp bóng "tự do tôn giáo"!

 

CNTB, phương Tây chưa bao giờ từ bỏ tham vọng sắp đặt trật tự thế giới mà họ làm “bá chủ”, thống trị hành tinh. Do sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới nên phương thức dùng bạo lực, chiến tranh xâm lược nước khác đã trở nên lỗi thời. Vì vậy, thay thế phương thức này, phương Tây xác định là chiêu thức mới, “độc chiêu”, “đặc biệt hiệu quả” để áp đặt các giá trị “tự do”, “dân chủ” và “nhân quyền” của phương Tây vào Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với chiêu thức này, phương Tây đã tự cho mình “đứng trên tất cả”, là “trung tâm văn hoá” của nhân loại, có quyền “ban phát nhân quyền” cho các dân tộc. Họ ra sức ca ngợi văn hóa phương Tây, tán dương sứ mệnh “cứu loài người”, xây dựng “thế giới văn minh”. Đây là cái cớ đó để họ “can thiệp ngày càng sâu rộng vào công việc nội bộ của nhiều nước”. Nếu quốc gia, dân tộc nào làm trái ý họ thì lập tức, bị phương Tây đưa vào danh sách “cần theo dõi” về “dân chủ” và “nhân quyền”. Từ đó, họ thực hiện chiêu thức “ép buộc các nước phải quay theo vòng xoáy” của họ, thông qua việc ràng buộc bằng những cam kết về “viện trợ kinh tế”, “giúp đỡ nhân đạo” ép các nước đang phát triển phải làm theo ý muốn của họ, v.v..



Vì thế, họ tung ra luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, coi đó là “chuẩn mực” để thực hiện “chủ nghĩa can thiệp mới”; biến nạn nhân thành tội phạm, biến tội phạm thành “thánh nhân”, biến “kẻ đi ăn cướp thành xứ giả nhà trời”, thực hiện sứ mệnh cứu vớt loài người. Cuộc chiến tranh ở Côxôvô, Irắc, Ápganistan…; đặc biệt là việc cung cấp vũ khí, các phương tiện quân sự và hàng tỷ đô la để biến cuộc xung đột Nga – Ucraina thành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” do phương Tây và NATO cầm đầu đã nói lên điều đó…Hệ lụy là nơi nào rơi vào tầm ngắm của vũ khí nhân quyền, nơi đó đổ máu với những vụ đánh bom liều chết, sự tàn khốc của khủng bố với hàng chục ngàn người dân bị thiệt mạng, hàng triệu người dân phải bỏ quê quán, sống lưu vong.

Với Việt Nam, người phương Tây đang tỏ thái độ là “bề trên”, “vị quan tòa”, được quyền để phán xét “nhân quyền ở Việt Nam”. Bằng mọi cách, họ đã và đang tung tin bịa đặt, nào là “Việt Nam hạn chế quyền riêng tư của công dân”, “nào là “Việt Nam vi phạm quyền con người”, “Việt Nam đàn áp dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, v.v.. Việc bịa đặt, dàn dựng những câu chuyện hoang đường, hết sức phi lý ấy đều nhằm mục đích: kích động những phần tử bất mãn, phản động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở nước ta. Cùng với đó, tập hợp lực lượng, tạo dựng ngọn cờ, phe cánh, gây “điểm nóng” thông qua xung đột sắc tộc, tôn giáo, làm rối loạn tình hình chính trị – xã hội và khi có điều kiện thì tổ chức bạo loạn lật đổ, ví như vụ khủng bố ở Đắc Lắc (Tây Nguyên) tháng 6-2023 vừa qua…

 Sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Đảng, Nhà nước Việt Nam thể hiện ở việc vu cáo, vu khống, buộc tội vô căn cứ “Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ và nhân quyền”. Tại sao họ ở tận bên kia bán cầu, cách Việt Nam gần nửa vòng trái đất nhưng lại họp bàn, thông qua “đạo luật nhân quyền ở Việt Nam” với các màn kịch lắm “chương, nhiều tiết”, được chuẩn bị rất công phu, tốn kém, để vu cáo, áp đặt “Việt Nam vi phạm nhân quyền” rồi lôi kéo “Việt Nam thực hiện nhân quyền theo kiểu phương Tây” với tham vọng: Việt Nam ngả theo phương Tây. Bày đặt ra câu chuyện ảo tưởng này, người phương Tây mong muốn Việt Nam điều gì? Phải chăng họ muốn giúp đỡ Việt Nam, chuộc lại “lỗi lầm” vì đã đem quân xâm lược nước ta suốt 21 năm trời và tiếp tay cho các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên trong những năm 2001, 2004, 2008 và mới đây, vụ khủng bố ở Đắc Lắc…

Hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng, đằng sau cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”, “viện trợ kinh tế”, “ngoại giao thân thiện” và “hợp tác hữu nghị” là mưu đồ chính trị: chuyển hóa Việt Nam theo quĩ đạo của CNTB, biến Việt Nam thành “sân sau” của phương Tây, làm cho Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế, chính trị của họ. Đó là cái đích mà phương Tây muốn hướng tới. Vì thế, họ tuyên truyền rùm beng về sự cần thiết phải “nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam”, không muốn là “đối tác hạng hai” trong so sánh quan hệ của Việt Nam với các nước trong Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc… Đây là vấn đề lớn, chắc chắn Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tính liệu cẩn trọng, chu đáo, hợp tình, hợp lý và tiến hành khi điều kiện chín muồi.

Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, đã chịu mất mát, hy sinh nên rất quý trọng hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Chúng ta biết rõ ai, tổ chức nào có thiện chí, muốn giúp đỡ Việt Nam thành tâm, và ai, tổ chức nào có âm mưu, thủ đoạn cản trở sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế chỉ ra rằng, phương Tây không đến Việt Nam để làm từ thiện; không giúp đỡ Việt Nam một cách hoàn toàn vô tư, trong sáng, “không bao giờ cho chúng ta tiền của mà không có sự mặc cả”. Vì vậy, hỡi những người “nhẹ dạ cả tin”, đừng lầm tưởng về “lòng tốt”, “sự nhân đạo” của phương Tây; mọi cái họ “cho chúng ta” đều có giá, đều là sự mặc cả mà phần lợi hơn thuộc về họ.

Mấy chục năm nay, phương Tây luôn luôn vu cáo Việt Nam “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, “vi phạm nhân quyề”, lấy nó làm cái cớ để xuyên tạc, tuyên truyền sai trái, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó, khuyến khích, kích động những phần tử bất mãn, phản động trong các tôn giáo nổi dậy chống đối Đảng, Nhà nước ta; phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạ thấp uy tín của Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Sự thật vẫn là sự thật và bản thân nó chứa đựng các giá trị chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ quan để áp đặt, chà đạp lên nó; Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo gần 37 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt của đất nước sau 48 năm kết thúc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước đã hoàn toàn khác trước đổi mới. Đất nước đã hồi sinh và đang phát triển mạnh mẽ, đời sống của gần 100 triệu dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, được nâng lên không ngừng. Nhờ đó, tự do, dân chủ, quyền con người luôn được tôn trọng, đề cao; nhân dân được hưởng hạnh phúc.

Chiêu trò nhân danh, giả danh nhân nghĩa để ban phát “tự do, dân chủ, nhân quyền” đã bị phơi bày, bị lộ tẩy, nên những tổ chức, cá nhân lợi dụng chiêu bài “nhân quyền” ở Việt Nam không thể lừa bịp được ai, nhất là khi bản thân các người ấy đang trắng trợn vi phạm nhân quyền.

 

Không thể có “tự do tôn giáo” nằm ngoài khuôn khổ pháp luật

  

Như thường lệ, báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) vẫn tiếp tục trắng trợn vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp đồng bào tôn giáo người Thượng ở Tây Nguyên, người H'Mông theo đạo Tin Lành ở Tây Bắc, các tín đồ theo đạo Cao Đài chân truyền, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đạo Dương Văn Mình hay Pháp Luân Công. Hùa theo đó, các tổ chức phản động ở nước ngoài như Thăng Tiến, Việt Tân, Ý kiến, Vietcatholic,... tán phát tài liệu, hình ảnh xuyên tạc chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, đánh đập giáo dân; vu cáo Việt Nam mở “chiến dịch truyền thông bịa đặt bôi xấu, nhục mạ linh mục, giáo dân”;...Các hãng truyền thông chống Việt Nam còn bày trò phỏng vấn một số cá nhân cực đoan trong các tôn giáo như Linh mục Hoàng Minh Thắng (Phó Giám đốc Ban Việt ngữ, Đài Phát thanh Vatican), Phạm Đình Nhẫn (Chủ tịch Hiệp hội Thông Công Tin lành Việt Nam),... trắng trợn vu khống Việt Nam đang bóp nghẹt tự do tôn giáo, bịa đặt kiểu dựng chuyện Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức (Nguyễn Huyền Đức) chết tại Franziskus (Đức) là do chính quyền Việt Nam đầu độc “trong công cuộc bảo vệ đất và các tài sản khác của Đan Viện”, hay sự việc xảy ra với "Tịnh Thất Bồng Lai" cũng là hình thức đàn áp tự do tôn giáo.



Thực tiễn vạch trần luận điệu "ngậm máu phun người"

Nếu Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo thì taih sao các tôn giáo ở Việt Nam phong phú, đông đảo, tăng trưởng đều đều như vậy?. Hiện nay, cả nước ước có 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có 25,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số, với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 trường đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; có 12 tờ báo, tạp chí liên quan đến tôn giáo; 100% tổ chức tôn giáo đều có website riêng. Khắp các địa phương trong cả nước, cơ sở thờ tự của các tôn giáo đều được xây dựng khang trang, đời sống của tín đồ ngày càng nâng chất. Các cơ sở thờ tự thường xuyên được chính quyền quan tâm cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp pháp của tín đồ và tổ chức tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo, hoạt động xã hội; chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo đều tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chỉ một bộ phận rất nhỏ chức sắc, tín đồ của một số tôn giáo lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước ta và bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật như Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý,...

Không thể có “tự do tôn giáo” nằm ngoài khuôn khổ pháp luật

 Bất cứ quốc gia nào cũng vậy, quyền tự do tôn giáo hay quyền dân sự, chính trị đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật; không có tự do một cách tuyệt đối, tự do vô chính phủ, vô nguyên tắc.

Điều 18 Công ước Quốc tế nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.

Chính sách nhất quán của Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền con người và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của nhân dân.

Các tổ chức, cá nhân không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đó là chính sách rất đúng đắn, rõ ràng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về quyền tự do tôn giáo./.

 

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Việt Nam với nỗ lực đảm bảo quyền giáo dục cho người dân

 


Tại Khóa họp 53 HĐNQ LHQ, phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như về BĐKH và quyền lương thực, bảo trợ xã hội và sự tham gia, lãnh đạo của phụ nữ, quyền sức khỏe, quyền giáo dục, mua bán người, đói nghèo cùng cực, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái… Tham gia các diễn đàn này, Việt Nam đã tích cực chia sẻ kết quả, kinh nghiệm của Việt Nam đồng thời học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc nâng cao năng lực bảo vệ quyền con người.



Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu thành tựu, kết quả của Chính phủ ta trong thực hiện quyền được giáo dục cho người dân, nhất là trẻ em.

Trong số các quyền của trẻ em, quyền giáo dục là một trong những quyền nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã thể chế hóa quyền của trẻ em trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo thành một hệ thống các văn bản pháp luật về quyền trẻ em nói chung và quyền học tập của trẻ em nói riêng. Hiện nay, các quy định về quyền học tập của trẻ em được nêu trong Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em 2016, Luật Giáo dục 2019, theo đó Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Không chỉ giáo dục chính quy, Nhà nước còn tạo điều kiện để người dân được học liên tục mọi nơi, học suốt đời theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020”, Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”. Trong giai đoạn 2012-2020 đã xóa mù chữ cho 295.308 người trong độ tuổi 15-60, nâng tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 97,85% và tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ 15-35 là 99,3%. Ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các nhóm yếu thế, trong đó tập trung hỗ trợ học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả các tỉnh, thành phố đều đạt phổ cập trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Mặc dù phải tạm ngưng học trực tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng tỷ lệ nhập học ở các cấp học vẫn duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2018-2020. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phát triển các chính sách giáo dục nghề nghiệp theo hướng hội nhập và bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4; cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng, công bằng cho các đối tượng thiệt thòi, yếu thế ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. 100% trường có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại, cung cấp kiến thức về HIV.

Về giáo dục mầm non: Tổng số học sinh năm 2021 trên toàn quốc là 5.058.256 (giảm 0,72% so với 2019-2020), trong đó có 4.013.539 trẻ em trường công lập (giảm 1,99% so với 2019-2020) và 1.044.717 trẻ em trường ngoài công lập (tăng 4,47% so với 2019-2020).

Về giáo dục tiểu học: Tổng số học sinh 8.889.817 (tăng 1,97% so với 2020), trong đó có 8.751.662 trẻ em trường công lập (tăng 1,8% so với 2020) và 138.155 trẻ em trường ngoài công lập (tăng 13,58% so với 2020).

Về giáo dục trung học cơ sở: Tổng số học sinh 5.925.531 (tăng 5,81% so với 2020), trong đó 5.835.448 trẻ em trường công lập (tăng 5,66% so với 2020) và 90.083 trẻ em trường ngoài công lập (tăng 17,13% so với 2020).

Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên cả nước có nhiều chuyển biến tích cực; số trẻ em độ tuổi đi học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều tăng so với năm học 2018-2019, góp phần quan trọng trong việc tiếp cận giáo dục, bảo đảm quyền được giáo dục và học tập của trẻ em.

Trong bối cảnh COVID-19, các địa phương đã chủ động, sáng tạo trong công tác dạy học kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. Chuyển đổi linh hoạt kế hoạch học tập, giảng dạy; tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh cao đẳng, đại học, khai giảng năm học mới. Tháng 9/2021, Việt Nam bắt đầu triển khai Chương trình "Sóng và máy tính cho em" để hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn trên cả nước tiếp cận với kiến thức qua hình thức học trực tuyến trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19. Đến nay, 92.629 máy tính bảng được tài trợ từ các doanh nghiệp viễn thông đã giao cho học sinh ở 24 tỉnh sử dụng.

Tỷ lệ trường học kiên cố tại các xã vùng dân tộc thiểu số tăng lên đáng kể: năm 2015 là 77,1% đến 2019 là 91,3%, năm 2019 tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi cấp tiểu học của 53 dân tộc thiểu số đạt 96,9% vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhập học đúng tuổi bậc tiểu học đạt trên 94,% tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết chữ phổ thông ngày càng cao, tỷ lệ biết đọc, viết chữ phổ thông của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên là 80,9% tăng 1,7 điểm % so với năm 2015. Tín dụng chính sách xã hội góp phần hỗ trợ trên 62 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, giúp mua gần 87 nghìn máy vi tính, thiết bị học trực tuyến

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Ngành Giáo dục cũng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đã triển khai Chương trình ETEP - Nâng cao năng lực các trường đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Bảo tồn tiếng nói chữ viết cho các dân tộc thiểu số là vấn đề được ưu tiên trong chính sách giáo dục của nhà nước Việt Nam. Hiện tại đã triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số tại 21 tỉnh, thành trong cả nước và đang dạy thực nghiệm 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số khác tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Năm 2021, các chỉ tiêu về giáo dục cho trẻ em đạt được một số kết quả quan trọng. Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội đạt lần lượt là 99,8% và 92%. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập tiểu học vượt trước 15 năm so với thời hạn của Mục tiêu Thiên niên kỷ (năm 2000). Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những kết quả đạt được trong việc bảo vệ quyền được giáo dục được UNESCO xếp thứ 64/127 nước về phát triển giáo dục.

RSF với bảng “tự xếp hạng” xuyên tạc tự do báo chí Việt Nam

 


Mới đây nhất trên mạng xã hội, RSF đã công bố cái gọi là báo cáo về “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2023” trong đó “tự xếp hạng” báo chí Việt Nam đứng thứ 178/180, chỉ đứng trên Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Nhân cơ hội đó, các phần tử “dân chủ”, “trí thức đối kháng” phản động, chống đối trong và ngoài nước lại có những phụ họa bình phẩm, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam…



Bọn chúng ra sức tung hô, cổ súy, ca ngợi những kẻ mà họ gán cho những mỹ từ như “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến” mà thực ra đó là những người vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật Việt Nam xử lý. Chẳng hạn chúng gọi những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Đường Văn Thái, Phạm Đoan Trang, Hữu Danh là các “nhà báo độc lập” cất lên tiếng nói đối kháng nhưng bị đàn áp. Thật nực cười cho những suy luận ngốc nghếch đến bất chấp lẽ phải ấy, bởi ai cũng biết những kẻ vừa nêu tên chính là những đối tượng đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; nhiều lần được giáo dục nhắc nhở nhưng vẫn liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật, công kích chống phá chế độ. Tuy nhiên, có một sự thật là, bất chấp những thực tế rành rành diễn ra ấy, các tổ chức thù địch với Việt Nam vẫn đưa ra các loại “bảng xếp hạng”, “báo cáo”, “thống kê”… với những kết luận phiến diện trên cơ sở các tiêu chí chủ yếu là để phục vụ mục đích chính trị như: tỷ lệ tham gia chính trị; quyền tự do cá nhân với thể chế đa nguyên, đa đảng. RSF cũng là một tổ chức như vậy khi liên tục ca ngợi và đưa ra các tiêu chí theo “kiểu phương Tây” để áp dụng, xếp hạng mà bỏ qua các “tiêu chí XHCN”. Bằng chứng là, các nước XHCN hoặc theo xu hướng XHCN đều bị các loại báo cáo này xếp “điểm số dân chủ” rất thấp (như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba…).

Không thể chấp nhận việc một số quốc gia hay tổ chức quốc tế tự cho mình cái quyền dùng các tiêu chí mà họ tự đặt ra để đòi hỏi nước khác phải lấy đó làm tiêu chuẩn rồi đưa ra những xếp hạng tào lao. Câu chuyện về tự do báo chí cũng như vậy? Những xếp hạng cùng các xảo biện vớ vẩn của đám ăn theo nói leo cũng không thể phủ nhận được một một sự thật. Đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền báo chí Việt Nam nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung với vị thế, vai trò ngày càng được nâng cao.

Trên thực tế, Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Việc bảo đảm mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận. Điều 25 Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền tự do báo chí của công dân như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Luật Báo chí 2016 qui định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của cơ quan báo chí; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Điều 10 của Luật giải thích cụ thể công dân có các quyền tự do báo chí sau: (1) Sáng tạo tác phẩm báo chí; (2) Cung cấp thông tin cho báo chí; (3) Phản hồi thông tin trên báo chí; (4) Tiếp cận thông tin báo chí; (5) Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; (6) In, phát hành báo in. Điều 11 của Luật quy định quyền tự do trên báo chí của công dân: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”. Ở Việt Nam, công nghệ thông tin và mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cho phép người dân được tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Việc thực hiện quyền tự do internet và mạng xã hội được đặt trong khung khổ pháp luật để bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật.

Luật Báo chí 2016 và Luật Tiếp cận thông tin 2016 cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân.

Thành tựu của tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của hệ thống báo chí, truyền thông. Những năm qua, báo chí ở Việt Nam tiếp tục giữ vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của Nhân dân; chủ động, kịp thời, thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của đất nước, có nội dung thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội.

Thế mà có những tổ chức như RSF vẫn “có tai như điếc, mắt như mù” liên tục bày trò thô thiển nhằm công kích, bôi đen sự thật khi đưa ra những bảng xếp hạng kỳ lạ để phủ nhận những thành quả của sự phát triển báo chí cũng như quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hòng chống phá chế độ. Thật nực cười, nhưng thôi mặc kệ họ, sự thật vẫn mãi là sự thật không thể che giấu bằng những luận điệu xảo trá và những tiêu chí “trời ơi” như chiêu trò của RSF được.

 

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Đằng sau chiêu trò tung hứng kiến nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

 

Mặc dù đội lốt, nhân danh “yêu nước”, đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” cho Việt Nam, nhưng ngày ngày thu lượm, tung hứng, ca tụng thành phần phản động chống đối trong nước, “hít lấy hít để” những thông tin xuyên tạc tình hình trong nước của những kẻ chống đối đó, rồi thống thiết cầu xin các cơ quan, tổ chức nước ngoài đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế, can thiệp chính trị, xâm hại chủ quyền Việt Nam. Một trong những chiêu trò đó là vận động và lăng xê cho các ý kiến đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC của Chính phủ Mỹ, nuôi mộng tưởng Mỹ sẽ gia tăng cấp ngân sách hỗ trợ, nuôi nấng những thành phần phản động trong và ngoài nước đội lốt “đấu tranh cho tự do tôn giáo”. Vậy nên, mới đây, khi một số dân biểu, báo cáo của Uscift đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC khiến những thành phần chống phá Việt Nam hớn hở, tích cực loan tin, phụ họa, tung hứng như thể “tương lai tươi sắng” sắp đến với họ

Chằng hạn như trang Việt Nam Thời báo ngày 25/7/2023 đăng bài: “Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)” là một ví dụ. Bài viết khoe khoang rằng, trong một buổi điều trần của chủ đề “Tình trạng tồi tệ về tự do tôn giáo trên thế giới”, của Tiểu Ban Sức Khoẻ Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và Các Tổ Chức Quốc Tế mà DB C.Smith là Chủ Tịch đã đánh giá tình hình tự do tôn giáo Việt Nam “tồi tệ hơn” và nêu quan điểm “Việt Nam xứng đáng bị đưa vào danh sách CPC”.



Có nhiều ý kiến bình luận về sự việc này, hầu hết đều khẳng định, luận điệu trên là không có cơ sở, không gắn với thực tiễn sinh động của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Trước hết, Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ (4/2023), Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ là Phật giáo (trên 14 triệu), Công giáo (khoảng 7 triệu), Phật giáo Hòa Hảo (khoảng 1,5 triệu), Tin lành (khoảng 1,21 triệu); Cao Đài khoảng (trên 1,1 triệu), v.v. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Nếu tình hình tôn giáo tồi tệ đi, như nhận xét của dân biểu C.Smith – một người chuyện đưa tin thiếu khách quan, thiếu thiện cảm về tình hình Việt Nam, thì đời sống tôn giáo Việt Nam phong phú và nở rộ như vậy.

Thứ hai, nhìn vào số liệu đã cho thấy, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới: sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn hơn trước thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham gia. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội. Nếu Việt Nam không có tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo thì không thể có được đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng phong phú và số lượng tín đồ các tôn giáo đông đảo như trên.

Thứ ba, những nội dung được các tổ chức ngoại giao, NGO của Mỹ đưa ra về tình hình tự do tín ngưỡng của Việt Nam đều dựa trên những thông tin sai sự thật. Năm 2022, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (SWL), hiện nay, một số cá nhân có thâm thù với chế độ ta lại muốn đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Việc làm đó của họ đã không nhìn thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sinh động ở nước ta hiện nay. Đó là: Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của mọi tôn giáo được diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, thu hút không chỉ tín đồ mà còn đông đảo người dân tham gia.

Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam).

Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có hơn 2.600 điểm nhóm, sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có thêm hơn 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật. Hàng năm, số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân. Kể từ khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cả nước có hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.

Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Cả nước hiện có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo; một số cơ sở được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện hoạt động xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng tôn giáo bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Từ năm năm 2018 đến năm 2022, Nhà xuất bản Tôn giáo đã có quyết định xuất bản 2.527 ấn phẩm với 8.506.240 bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có Website riêng để phục vụ việc sinh hoạt đạo, truyền bá tôn giáo của mình.

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam còn tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế (Đối thoại liên tín ngưỡng Á – Âu (ASEM), đối thoại liên tín ngưỡng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,…). Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Hiện có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại các tỉnh, thành phố với hàng trăm người tham gia và có quốc tịch từ nhiều nước (Hàn Quốc, Philippin, Singapore, Malaixia, Nga, Mỹ, Pháp,…). Cùng với đó, Nhà nước còn bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù, v.v.

Qua đó cho thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sinh động, phong phú ở Việt Nam. Chỉ những tổ chức đội lốt tôn giáo như Hội thánh Đức chúa trời mẹ mới bị các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là việc làm cần thiết để bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, vì hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Thế nên, đừng có lợi dụng tôn giáo hòng hạ uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.

 

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Việt Nam với thành tựu to lớn đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cho người dân

 


Tại Khóa họp 53 HĐNQ LHQ, phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như về BĐKH và quyền lương thực, bảo trợ xã hội và sự tham gia, lãnh đạo của phụ nữ, quyền sức khỏe, quyền giáo dục, mua bán người, đói nghèo cùng cực, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái… Tham gia các diễn đàn này, Việt Nam đã tích cực chia sẻ kết quả, kinh nghiệm của Việt Nam đồng thời học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc nâng cao năng lực bảo vệ quyền con người.

Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu thành tựu, kết quả của Chính phủ ta trong thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Quyền về chăm sóc sức khỏe được quy định tại Điều 38 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”. Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp luật phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền được chăm sóc sức khỏe: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật Dược năm 2016, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 (thay thế Luật Khám chữa bệnh năm 2009).

          Các chính sách về xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đã hướng tới nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho từng người dân, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Giai đoạn 2020-2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách như: Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác y tế, dân số trong tình hình mới; Đề án Kiểm soát Mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021-2025; Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030... Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, hàng loạt chính sách ứng phó với dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người dân được ban hành như: Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 về mua và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19”; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19...

Việt Nam đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong mở rộng tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân, với 92,04% dân số được bao phủ bởi chương trình BHYT vào năm 2025; năm 2022, số bác sĩ, và số điều dưỡng trên 10.000 dân lần lượt là: 11,5. Việt Nam đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong mở rộng tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân, với 92,04% dân số được bao phủ bởi chương trình BHYT vào năm 2025. năm 2022, số bác sĩ, và số điều dưỡng trên 10.000 dân lần lượt là: 11,5. Các đối tượng chính sách như người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế-xã hội khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi (năm 2020, 99% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế),… được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế..

Hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương và mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố và phát triển, năng lực giám sát, dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên, công tác tiêm chủng được tăng cường. Nhờ đó, Việt Nam đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, điều trị có hiệu quả các ca bệnh nặng, hiểm nghèo, được nhân dân tin tưởng, thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Chính phủ cũng đã bước đầu triển khai có hiệu quả Chương trình Sức khỏe Việt Nam, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân.

Việc đầu tư nguồn lực cho y tế luôn được quan tâm, công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường, chất lượng dân số từng bước được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao và từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, phát triển và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình; chất lượng chẩn đoán, điều trị, phục vụ được nâng lên; người dân, người bệnh hài lòng hơn. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý y tế, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, triển khai mạnh mẽ việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của toàn bộ người dân. Đã hình thành 3 trung tâm y tế chuyên sâu và đang thực hiện đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Số giường bệnh là 28/10.000 người vào năm 2020, vượt mục tiêu đề ra (26,5 giường). Đã phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại. Y tế tư nhân phát triển cả về số lượng và quy mô.

          Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 73,7 tuổi, tăng so với năm 2015 (73,3 tuổi). Duy trì vững chắc mức sinh thay thế từ năm 2006, tổng tỷ suất sinh năm 2020 là 2,12 con/phụ nữ, kiềm chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh. Tầm vóc người dân Việt Nam được cải thiện rõ rệt, chiều cao trung bình của thanh niên đạt 168,1 cm đối với nam (năm 2009 là 164,4 cm) và 156,2 cm đối với nữ (năm 2009 là 153,6 cm). Các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa tiếp tục được chú trọng; tử vong bà mẹ và trẻ em giảm.

Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được duy trì rộng khắp trong cả nước, trong đó có vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt, trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, y tế cơ sở đã có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính tại cộng đồng. Chính phủ Việt Nam chủ trương bảo đảm tiêm vắc-xin COVID-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên theo khuyến nghị của WHO. Đến ngày 28/1/2023, tổng số mũi tiêm vắc-xin COVID-19 trên cả nước là 266.068.720, vượt mục tiêu do WHO đề ra. Chính phủ cũng thành lập Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19 (đến ngày 09/02/2023 đã huy động được 10.715,91 tỷ đồng), với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu  vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước để tiêm chủng cho người dân, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bảo đảm quyền y tế. Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vắc-xin do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì để xúc tiến, vận động viện trợ vắc-xin , thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống COVID-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin , thuốc điều trị từ đối tác song phương, đa phương. Đến nay, hầu hết các đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống đã hỗ trợ Việt Nam với hàng triệu liều vắc-xin (tính đến hết tháng 10/2021, Việt Nam đã tiếp nhận trên 107 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19).

Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kỹ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt trình độ tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Về cơ bản các công nghệ, kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị trên thế giới đã được đội ngũ chuyên gia lâm sàng Việt Nam tiếp cận, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới trong các lĩnh vực: Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Lần đầu tiên thực hiện thành công ghép phổi từ người cho chết não tại Việt Nam, đây là sự đột phá về khoa học và công nghệ trong Y học và là thành tích đặc biệt xuất sắc của ngành y tế Việt Nam. Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện thành công ứng dụng Robot trong phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh ở trẻ em. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như: Cúm A (H7N9, H5N1), sốt xuất huyết, Tay- chân- miệng, Rubella, Sởi, Viêm màng não do vi rút, Viêm màng não do mô cầu, Ho gà, ... Đặc biệt, trong thời gian qua kết quả nghiên cứu lĩnh vực y - dược đã có những đóng góp quan trọng và kịp thời cho công cuộc phòng chống dịch COVID-19, đã cung ứng được thuốc đủ về số lượng, từng bước kiểm soát về chất lượng và giá cả hợp lý cho khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh, thiên tai.

Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân tăng từ 8,2 bác sỹ năm 2016 lên 9 bác sỹ năm 2020, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức ngành y tế theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Thực hiện công khai minh bạch giá thuốc, trang thiết bị y tế, giá dịch vụ y tế. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế.

Trong giai đoạn 2020-2021, dù chịu tác động của đại dịch COVID-19 song phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác vẫn tiếp tục được triển khai nhờ các chương trình quốc gia được thực hiện trong giai đoạn vừa qua[1]. Năm 2022, số bác sĩ, và số điều dưỡng trên 10.000 dân lần lượt là: 11,5 và 14.

Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã chia sẻ, chung tay ủng hộ các quốc gia trong phòng chống dịch COVID-19. Bộ Y tế đã trực tiếp hoặc tham gia trao tặng cho hơn 22 quốc gia bao gồm hơn 2 triệu khẩu trang, máy thở, trang bị bảo hộ cá nhân, bộ xét nghiệm COVID 19… Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đề xuất thành lập Kho vật tư y tế ASEAN, tham gia tích cực vào quá trình thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó khẩn cấp với các vấn đề y tế công cộng và các bệnh mới nổi. Việt Nam cũng đã đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó COVID-19 của LHQ và 1 triệu USD cho COVAX và đang chuẩn bị đóng góp tự nguyện thêm 500.000 USD cho COVAX.



[1] Chiến lược quốc gia phòng chng và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030...

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

Không có chuyện “Vận động cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam là chống lại Đảng, Nhà nước”!

 


Mới đây trên một vài trang mạng ở hải ngoại, trong đó có Đài RFA, BBC… đã phát đi nhận định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng: “Vận động cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam là chống lại Đảng, Nhà nước”. Theo cách nói của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì những kẻ lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Nhà nước Việt Nam đã và đang bị bắt giữ, xử lý đều là những “nhà vận động cho dân chủ, nhân quyền”. Cần phải nói ngay rằng trong trường hợp này Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại “đánh lộn xòng” những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, biến chúng thành các “chiến sĩ bảo vệ tự do dân chủ, nhân quyền”.



Không quá lời khi nói rằng nhận định trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là hết sức hồ đồ, nó chẳng khác nào một vết nhơ trên bộ mặt của một số người lâu nay chuyên núp bóng “ngoại giao”, “bảo vệ dân chủ, nhân quyền” để chống phá Nhà nước Việt Nam. Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước suốt hơn 35 năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người mà Nhà nước Việt Nam còn làm hết sức mình để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế, thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, để mọi người dân có cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần; xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền con người trên đất nước Việt Nam… Mặc dù còn nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn một cách tổng thể công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những đóng góp của Việt Nam trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 11 tháng 10 năm 2022, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Và đây là nhiệm kỳ thứ hai Việt Nam trúng cử vào vị trí này.

Việt Nam luôn ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở trong nước cũng như trên thế giới. Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam xác định luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, nỗ lực thúc đẩy quyền con người cả trong nước và thế giới. Nhưng theo quan điểm của Việt Nam công việc này phải được tiến hành đúng pháp luật, dân chủ, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, lựa chọn hình thức phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân. Việt Nam không chấp nhận việc các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường dùng dân chủ, nhân quyền làm chiêu bài để kích động, gây rối, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam.

Những đối tượng “Vận động cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam là chống lại Đảng, Nhà nước” như cách nói của Bộ Ngoài giao Hoa Kỳ thực chất họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Mà cụ thể là họ đã lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân và Nhà nước. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và luôn ủng hộ, thúc đẩy mọi người, mọi tổ chức phấn đấu để bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn. Lẽ tất nhiên quan tâm chăm lo thực hiện tốt quyền tự do cơ bản của con người, của công dân, nhưng đi kèm với đó phải là kỷ cương, pháp luật. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để công dân thực hiện quyền tự do nhưng với những hành vi lợi dụng tự do dân chủ, nhân quyền để làm những điều trái luật, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác; gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc… thì phải nghiêm trị theo pháp luật.

Cách nói “lộn xòng” đánh đồng những người phấn đấu cho dân chủ, nhân quyền chân chính với những kẻ lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chẳng khác nào dung túng, che chắn cho những kẻ vi phạm pháp luật. Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ đang được thúc đẩy tích cực. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối những phát ngôn không đáng có nói trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vì mục tiêu xây dựng và phát triển, Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau về những vấn đề còn khác biệt./.

 

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

Mang danh báo cáo tự do tôn giáo nhưng lại xuyên tạc lệch lạc về tình hình tôn giáo Việt Nam

 


Ai cũng biết rằng, cứ đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tự cho mình cái quyền phán xét tình hình tự do tôn giáo của các quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Các quốc gia nào không tuân thủ cái gọi là tiêu chuẩn tự do Mỹ, thì Bộ Ngoại giao Mỹ tìm mọi cách để xuyên tạc tình hình bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giao ở quốc gia đó. Từ đó, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính giới Mỹ lên án và Chính phủ Mỹ đưa các nước này vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC”, hay “Các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo – SWL”; tiến hành hỗ trợ các nước đó chuyển đổi nền dân chủ, bằng cách khuyến kích, cung cấp nhân vật lực cho những tổ chức, cá nhân tôn giáo cực đoan tiến hành chống phá, gây rối, tiến tới lật đổ chế độ xã hội ở các nước này.



Ngày 15/5/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công bố Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022. Bản Báo cáo này được xây dựng theo Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ. Báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá tình hình “tôn trọng tự do tôn giáo” theo tiêu chuẩn Mỹ của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về Việt Nam, dựa trên nguồn thông tin trôi nổi thông tin do các tổ chức và cá nhân chống chống cộng cực đoan, cơ hội chính trị, chống đối trong và ngoài nước cung cấp, nên Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị tôn giáo, vi phạm quyền tự do tôn giáo, với các hành động như xóa bỏ đạo Dương Văn Mình, Hội Thánh Tin lành Đấng Christ; ép tín đồ Tin lành người H’mông và người Thượng ở một số địa phương; phá dỡ cơ sở thờ tự, sách nhiễu thành viên tôn giáo tham gia hoạt động bảo vệ nhân quyền; cấm các nhóm hội tôn giáo tụ họp; tịch thu ấn phẩm tôn giáo, v.v.Đây là một bản báo cáo sai lệch, chứa đựng những nhận định thiếu khách quan, không chính xác về tình hình thực tế về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm, chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hoàn XHCN Việt Nam, đã ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Điều quy định này được cụ thể hoá thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và được Nhà nước bảo đảm trên thực tế.

Đến nay, đời sống tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện sinh động, Chỉ tính từ năm 2003 đến nay, số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo đều tăng. Nếu như, năm 2003, có 06 tôn giáo, 15 tổ chức, với 17 triệu tín đồ, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc, thì đến năm 2022, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với hơn 55 nghìn chức sắc, hơn 145 nghìn chức việc, hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự. Gắn liền với đó, Nhà nước luôn tạo điều kiện để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành. Đặc biệt, Nhà nước Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có đạo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn. Việc giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn giáo luôn được chính quyền các địa phương quan tâm. Việc thực hiện công tác thông tin, truyền thông, báo chí, in ấn, xuất bản ấn phẩm tôn giáo được Nhà nước thực hiện đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Các tổ chức, cá nhân quốc tế khi đến Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy người dân có tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường. Hiện nay, Việt Nam có gần 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó, có 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số cả nước). Đặc biệt, đời sống tôn giáo ở Việt Nam rất phong phú, với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân; hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế diễn ra sinh động. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thành công nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn, được các tổ chức tôn giao lớn, đông đảo tín đồ, nhân dân trong nước và quốc tế đánh giá cao. Đồng bào các tôn giáo luôn hoạt động theo khuôn khổ pháp luật; đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng sống tốt đời đẹp đạo. Các tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận, chính quyền cấp đăng ký đều hành đạo phù hợp với tôn chỉ, mục đích và truyền thống văn hóa dân tộc, đồng hành cùng với các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ở Việt Nam được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm; hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cản trở nào.

Như vậy, những nhận xét thiếu khách quan, mang đầy tính quy chụp của Bộ Ngoại giao Mỹ trong Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 là không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Việc làm này của Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm tổn hại đến hình ảnh, quyền, lợi ích của nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ, cũng như tổn hại đến mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ./.

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Nhà zân chủ Chu Mộng Long xâm phạm nhân phẩm phụ nữ

 


Trong khi những kẻ luôn vỗ ngực tự xưng là “cấp tiến”, “dân chủ”, “chống cộng” đang đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ, đã có vô số câu chuyện cho thấy trong đời sống thực tế, họ chẳng hề tôn trọng những giá trị này, thậm chí là những kẻ thô thiển, tấn công nhân quyền, phẩm giá của người khác. Một ví dụ tiêu biểu là vụ việc mới đây, khi một số nhà zân chủ như Chu Mộng Long và Châu Hồng Lĩnh bị tố “quấy rối tình dục bằng ngôn từ” với nhà văn Hiền Trang chỉ dựa trên tít bài phỏng vấn nữ nhà văn trên báo Tuổi Trẻ.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày 05/06/2023, khi báo Tuổi Trẻ đăng một bài phỏng vấn nhà văn Hiền Trang, có tựa đề “Nhà văn phải là những người mà tỉ phú như Elon Musk muốn cùng ăn tối”. Nếu đọc kỹ bài phỏng vấn, người ta sẽ thấy phóng viên báo Tuổi Trẻ đã giật tít theo lối câu view, tách một câu của Hiền Trang ra khỏi văn cảnh gốc để câu kéo người xem. Nguyên văn đoạn phỏng vấn trong bài báo như sau:

Tác giả Hiền Trang cho rằng những người sáng tác vẫn có thể sống được bằng nghề, đồng thời họ cũng có được sự biệt đãi từ mọi người xung quanh, bằng cách này hay cách khác.

Cô nói: "Tôi tin, cuối cùng thì mọi người vẫn yêu nghệ thuật. Người nghệ sĩ có thể không giàu có như Elon Musk.

Thế nhưng, đó sẽ là người mà những tỉ phú như Elon Musk muốn được ăn tối cùng.

Murakami có thể không phải là tỉ phú nhưng tỉ phú sẽ muốn được ngồi ăn tối cùng Murakami".”

Đọc đoạn phỏng vấn trên, ta thấy Hiền Trang không hề nói nhà văn phải thế này, phải thế kia, như ngụ ý của nhan đề bài báo. Và chi tiết trên cũng chỉ là một nội dung không quan trọng trong bài, không đáng để được đem làm dòng tít. Nhưng lợi dụng màn câu view của phóng viên báo Tuổi Trẻ, các thành phần vỗ ngực tự xưng là “nhân sĩ, trí thức” trong giới chống cộng đã viết những dòng mang tính chất quấy rối tình dục và xúc phạm nặng nề phẩm giá của Hiền Trang.


 

Để lấy ví dụ, hãy nhìn những gì mà Chu Mộng Long – một người từng đứng trên bục giảng dạy học - đã viết trên Facebook:

Nhà văn hiển nhiên mơ như trẻ con. Thậm chí nhiều hơn trẻ con. Bởi nhà văn là đứa trẻ con đã mọc lông ở những bộ phận trưởng thành.

Già như Bọ Lập cũng đã từng mơ nhưng khiêm tốn hơn: mơ được gái xinh nhà Đóc tờ Thanh cho nhậu một bữa để có cảm hứng viết lời ngợi ca nước ruồi sạch, ngon. Vì khiêm tốn nên giấc mơ ấy thành hiện thực.

Trẻ như em Hiền Trang hiển nhiên mơ cao hơn Bọ: được tỉ phú Elon Musk mời một bữa ăn tối. Elon Musk nổi tiếng làm việc đến quên ăn. Vậy thì mơ Elon Musk mời một bữa ăn khó ngang với mơ được ngủ một đêm với ông ta!

Elon Musk không như Đóc tờ Thanh cần nhà văn viết bài thanh tẩy món ruồi, gián trong chai nước. Bởi ở Mỹ, nếu xuất hàng bẩn thì đã sập tiệm từ lâu. Elon Musk không cần nhà văn dùng lời châu ngọc để thanh tẩy.

Mơ gì chứ mơ một bữa tối với tỉ phú thì chẳng ai kiểm duyệt, trừ phi nhà văn đã có chồng có vợ. Chỉ lo là em thành bữa tối của đại gia.”

Trong những dòng trên, Chu Mộng Long đã hé lộ nỗi ám ảnh tình dục không chỉ của mình, mà còn của một nhà chống cộng nổi tiếng khác là Nguyễn Quang Lập. Không biết đó có phải là mẫu số chung của đa phần giới chống cộng (vốn từng bị dư luận gọi là giới “dâm chủ”) hay không, mà một nhà chống cộng khác, là Châu Hồng Lĩnh, đã thể hiện mình cũng thô bỉ chẳng kém ông Long.

Những bình luận bất nhã trên của những trí thức zâm chủ đã lập tức khơi dậy phản ứng từ phía Hiền Trang và nhiều nhà văn nữ khác. Họ thẳng thắn tố cáo rằng hai ông Long và Lĩnh đã quấy rối tình dục, xâm phạm quyền và phẩm giá của phụ nữ - những hành vi đáng lẽ đã khiến hai ông bị kiện nếu diễn ra ở phương Tây.

Đơn cử, Hiền Trang gọi những lời lẽ của Long và Lĩnh là  sự tấn công hung bạo vào phẩm cách và cơ thể một phụ nữ”. Cô lên án họ như sau:

Hằng ngày có vô số những kẻ có thể nói ra những lời thô tục, khiếm nhã, bất lương như thế này, và nghiễm nhiên được coi là bình thường. Càng nguy hiểm hơn khi những người nói thế này không phải người ít học mà là người nhiều chữ, tức là có khả năng định hướng xã hội.”

Trong bài viết bênh vực Hiền Trang, tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên cũng viết rằng những bình luận của Chu Mộng Long và Châu Hồng Lĩnh “tiềm tàng khả năng rất buồn nôn nếu bạn là phụ nữ, hoặc đơn giản là người có lương tri”.

Cô viết thêm: “Chúng ta có thể không đồng ý và phê phán, một cách văn minh, quan điểm của chị Hiền Trang (…) Nhưng việc tấn công cá nhân với những lời lẽ đầy dung tục về ngoại hình, giới tính... của chị Hiền Trang là không thể chấp nhận được. Hãy tử tế.”

Và đọc thêm bình luận của nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi, thì ta thấy các nhà chống cộng có lẽ chẳng còn chút mặt mũi nào nữa.

Sau hàng chục năm vỗ ngực tự xưng là “nhân sĩ, trí thức”, là những người đang “khai dân trí” cho người dân Việt Nam mà họ xem là mông muội, rao giảng đạo đức và văn hóa cho công cán chính quyền được truyền thông chống phá chế độ tung hô, liệu họ đã thật sự văn minh hay chưa? Ví dụ này cho thấy, họ chỉ quen lồng lộn chửi bới, chứ không hề nhìn lại mình để sửa đổi.