Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm Nga của TBT Nguyễn Phú Trọng



Như mọi chuyến thăm lãnh đạo cao cấp của Đảng tới các nước quan trọng, dư luận lề trái những ngày qua lại ưu ái dành ngôn từ miệt thị, bới móc cho chuyến thăm Nga-Belarus của TBT Nguyễn Phú Trọng. BBC, VOA, RFI ra rả xuyên tạc: "Việt Nam qua Nga cầu xin Putin đừng bán S400 cho Trung Quốc.." RFA lại dở trò phỏng vấn rận nội, rận ngoại xỉa xói chuyến đi không được phía Nga đón tiếp trọng thị (chỉ có Thứ trưởng Ngoại giao ra sân bay đón), là “sự cạnh tranh và chạy đua nhằm thể hiện vị thế và uy tín của Đảng so với Chính phủ”, là “Đảng lấn sân Chính phủ”, là “chuyến đi không cần thiết và không mang lại hiệu quả”… Blog Phạm Viết Đào viết về “Những hệ lụy ngoại giao của chuyến thăm Nga của TBT NGuyễn Phú Trọng” thể hiện rõ giọng điệu miệt thị cay đắng với chủ nghĩa Mác-leenin và xuyên tạc theo dụng ý, chuyến đi làm yên lòng Trung Quốc vì Nga cùng ý thức hệ “Trung Quốc cùng với Nga bắt tay, khống chế, bắt chẹt Việt Nam ở Biển Đông dễ hơn là để Việt Nam bắt tay với Mỹ. Dẫu sao, Trung Quốc cùng với Nga xúm vào để điều chỉnh Việt Nam có lợi cho Trung Quốc hơn là để Mỹ xía vào”.

 Trong khi đó ngoài VTV cập nhật liên tục chuyến đi, các báo chí trong nước “đăng có vẻ miễn cưỡng chỉ đề cập sơ sài về mấy thành quả vật chất (ký kết hợp đồng này nọ) còn ý nghĩa về chính trị thì họ lờ tịt đi” khiến một số cư dân mạng bức xúc, với vai trò báo chí mang tính cách mạng ngày càng giảm sút, chạy theo tính thị trường rẻ tiền, giỏi xào xáo báo chí phương Tây theo lối con vẹt nhiều hơn. Với tâm trạng đó, một số trang tin, facebook tự tổng hợp, bình phẩm về ý nghĩa chính trị của chuyến thăm này, chia sẻ với cộng đồng mạng cho “vơi đi bức xúc”.

 

Trên FB Lê Văn Lực bày tỏ tâm đắc đầy ý nhị về thành công “ngoài lề” đặc biệt của chuyến đi khiến ông tâm đắc:
“1/ Ít nhất có 5 lần tổng thống Putin dùng từ ĐỒNG CHÍ với TBT Nguyễn Phú Trọng. Không những vậy, thủ lĩnh 3 đảng chính trị lớn nhất Nga cũng dùng từ ĐỒNG CHÍ trong những lần hội kiến, tiếp xúc. Sự ngạc nhiên thú vị là thủ tướng Medvedev gọi mối quan hệ Nga - Việt là ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN ĐẶC BIỆT.
2/ Việc VN tham gia Liên minh Hải quan Nga, Belarus, CHXHCN Xô viết Kazakhstan là niềm vui lớn nhất. Bởi, Việt Nam là cửa ngõ duy nhất giúp khai thông luồng giao thương giữa ASEAN phát triển năng động & đa dạng bậc nhất hành tinh với thị trường có tổng GDP 2.500 tỉ usd đầy tiềm năng, hứa hẹn. Ý nghĩa chính trị của nó càng trở nên sâu sắc khi đã vô hiệu hóa lệnh cấm vận mà phương tây áp đặt chống Nga, Belarus.”

Facebooker này còn cho rằng, Nga có vô khối lợi thế mà Việt Nam cần khai thác như “Khoa học cơ bản (dẫn đầu thế giới), vũ trụ, quân sự, dầu khí, chế tạo máy..”, “nhưng Nga dở tệ ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, nông sản/thực phẩm” trong khi lĩnh vực này lại là thế mạnh của Việt Nam và ASEAN. Việt Nam đang khai thác “nội chiến” Nga – Mỹ và Phương Tây chiếm lĩnh thị trường béo bở này. Sự tiếp đón trọng thị các nguyên thủ Nga, Belarus dành cho Việt Nam là CHƯA CÓ TIỀN LỆ, như “mở cửa lăng Lenin ngày chủ nhật để TBT Nguyễn Phú Trọng vào viếng (ở Nga) & đưa đội danh dự ra đón đồng thời tổ chức diễu/duyệt binh (đại diện 4 quân binh chủng) ngay tại sân bay (ở Belarus)  là CHƯA HỀ CÓ TIỀN LỆ. VTV đặc biệt nhấn mạnh đến việc Tổng thống và Thủ tướng Nga tiếp đón TBT Nguyễn Phú Trọng tại biệt thự riêng ở Sochi – ưu đãi dành cho nguyên thủ nước lớn và thể hiện tình cảm đặc biệt dành co Việt Nam.

Một ý nghĩa chiến lược khác mà TBT Nguyễn Phú Trọng mang theo trong chuyến thăm Nga này, là “các tàu Nga khi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước cho ban quản lý cảng mà không cần thêm thủ tục gì khác” mà phía Nga từng đề nghị trong chuyến thăm của Bộ trưởng BQP Phùng Quang Thanh năm 2013. Điều này cũng với thỏa thuận về kinh tế cho thấy, quan hệ Việt-Nga đã vượt qua ngưỡng ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN, có hơi hướng quan hệ  ĐỒNG MINH TOÀN DIỆN, một sự vượt trội hơn hẳn hàng chục đối tác chiến lược toàn diện khác.

Nhìn tổng thể, nằm trong các hoạt động ngoại giao con thoi của lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam trong thời gian qua, nhất là sau vụ giàn khoan HD981 cho thấy rõ, Đảng và Nhà nước đang dốc sức cho ngoại vận để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới trong đấu tranh chủ quyền, tăng cường thúc đẩy kinh tế, mở rộng giao thương và dự phòng cho tình thế không hề thiếu tính ý nhị khác, đó là tìm kiếm các thị trường “phòng thủ” trong trường hợp bị bao vậy, cô lập nếu có xung đột Việt - Trung xảy ra. Đó là điều mà đám rận nội, rận ngoại không chịu đọc/hiểu và chấp nhận được chăng?
Nguyễn Biên Cương

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ qua vụ Snowden?

Những thông tin về vụ scandal Edward Snowden giờ đã tạm lắng xuống, ít ai còn nhắc đến anh này. Nhưng có thể nói, vụ việc này thêm một bằng chứng nữa cho thấy những giá trị dân chủ, nhân quyền mà Mỹ cổ súy thực chất bảo vệ chính lợi ích của nước Mỹ, là thứ vũ khí lợi hại để Mỹ kiểm soát trật tự thế giới theo cách của Mỹ và đặc biệt, nó là bài học đắt giá cho những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam còn ảo tưởng về Mỹ. Bài viết gồm hai phần:

Phần I: Vì sao họ cuồng Mỹ?

Phần II: Vì sao họ thất bại suốt hơn 40 năm qua?

 

Vì sao họ cuồng Mỹ?

 

Lập luận của những người cổ súy Việt Nam đi theo Mỹ là Mỹ không cai trị “thuộc địa”, những nước theo Mỹ đều có cửa để “hòa bình và thịnh vượng”, không phải đầu tư cho quân đội chỉ tập trung lo cho kinh tế, Mỹ đề cao những giá trị cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, không bị rào cản về khuôn mẫu đạo đức, truyền thống dân tộc cản trở bản năng thụ hưởng tự do cá nhân… Giá trị do Mỹ tạo ra có sức hút khó cưỡng lại, bởi vậy không nghi ngờ gì khi Mỹ luôn có lượng fan cuồng khắp mọi ngóc ngách trên thế giới sẵn sàng chào bán lợi ích dân tộc cho Mỹ, chấp nhận thế giới chỉ có một ông vua xứng đáng cai trị, tức trong tư tưởng của họ đã chấp nhận thà làm nô lệ cho Mỹ còn hơn đế chế khác.

 

Nhìn lại lịch sử nước Mỹ, có thể nói đó là một đất nước non trẻ nhưng đã tạo dựng được một đế chế hùng mạnh. Thế hệ lãnh đạo kỳ tài như Oasinhton đã đặt nền móng cho những giá trị Mỹ và sức mạnh Mỹ hiện nay. Cả thế giới nhìn sự phát triển của Mỹ với con mắt nể phục, vừa thích thú vừa sợ hãi, vừa yêu lại vừa căm ghét. Từ một thuộc địa của nước Anh mà giờ đây Mỹ chi phối cả thế giới theo sự sắp đặt của mình, bất kể họ yêu hay hận Mỹ. Nay cả thế giới còn đang tranh cãi rằng hiện thế giới là đơn cực đang do Mỹ kiểm soát hay đa cực, tức EU, Nga, Trung Quốc đã đủ sức đối trọng được với Mỹ, song rõ ràng rằng hiện nay, chưa ai mạnh hơn được Mỹ, cho dù sức mạnh đó đang bị thách thức nghiêm trọng. Từ WTO đến TPP hay hàng loạt định chế thương mại tương tự Mỹ áp đặt các nước theo “luật chơi” của Mỹ bất chấp những thua thiệt phải gánh chịu.

 

Giá trị dân chủ, nhân quyền là vũ khí văn hóa mềm do Mỹ khởi xướng nhưng có sức công phá không kém gì bom nguyên tử. Không ai phủ nhận được ưu thế, lợi ích đem lại từ những giá trị này. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đưa Chủ nghĩa Mác về Việt Nam để giải phóng dân tộc nhưng ngay bản Tuyên ngôn độc lập do Người viết thể hiện Người khát khao mong đem những giá trị nhân bản của Mỹ vào Việt Nam. Bản thân Người cũng ba lần bảy lượt muốn kết thân với Mỹ nhưng thất bại vì Pháp lúc đó mới là đồng minh của Mỹ, không đời nào Mỹ bỏ đồng minh hùng mạnh đang giúp Mỹ khống chế cục diện khu vực này nghía đến chính quyền non yếu kia. Hiện nay để kiểm chế Trung Quốc, ai cũng thấy rõ Mỹ cần Việt Nam làm đồng minh trong chính sách hướng Đông – chứng tỏ Mỹ xác định Trung Quốc là “kẻ thù lợi ích” chiến lược của nước Mỹ. Điều này càng khiến cho các fan cuồng Mỹ cho rằng, cơ hội này Việt Nam không nên bỏ qua để đạt sức mạnh như Hàn Quốc, Nhật, Xinhgapore… Những thành phần cơ hội chính trị nhìn thấy cơ hội, nếu thể chế hiện hành không theo xu thế này thì Mỹ sẽ ủng hộ họ lật đổ chế độ là tất yếu! Họ hân hoan rằng, cả thế giới còn chẳng chống nổi Mỹ thì Việt Nam vừa yếu vừa kém đòi “độc lập và bình đẳng” với Mỹ là hoang tưởng.

 

Điều đó giải thích tại sao họ không chịu thừa nhận bản chất đế quốc của Mỹ qua cái gọi là giá trị dân chủ, nhân quyền, kiên quyết cố thủ trong thành trì “cuồng Mỹ” của mình.

 

Họ có nhìn thấy số phận các nước Châu Mỹ la tinh sát cạnh Mỹ còn thê thảm hơn Việt Nam, Ukcraina cạnh Trung Quốc và Nga không? Giả sử Nhật Bản, Hàn Quốc được đặt ở Châu Mỹ la tinh chắc chắn số phận đã khác. Họ cho rằng, Mỹ cần Việt Nam mạnh để chế ngự Trung Quốc, chống  và kiềm chế Trung Quốc cho Mỹ nên số phận Việt Nam sẽ không thể như các quốc gia bên cạnh Mỹ, như Cuba chẳng hạn khi Mỹ bất chấp cả thế giới vẫn duy trì chính sách cấm vận cay nghiệt bao vây anh cộng sản cứng đầu cứng cổ này.

 

Họ nhìn thấy “giá trị kép” về dân chủ, nhân quyền của Mỹ không? Chính thể nào theo Mỹ thì Mỹ lờ đi các các vi phạm dân chủ, nhân quyền, tức “vi phạm luật” của mình, chỉ khi họ chống Mỹ hoặc con bài đó đã hết thời với Mỹ thì “luật” đó mới được đem ra áp dụng. Mỹ luôn có trong tay cây gậy và củ cà rốt để duy trì quyền lực và sức mạnh với bất cứ “đối tác” nào.

 

Vụ Snowden góp thêm một bằng chứng về quyền lực đứng trên mọi giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ. Chương trình PRISM giúp Mỹ kiểm soát cả thế giới (tất nhiên chỉ có Mỹ mới có thể làm được điều này khi cả thế giới sử dụng phần mềm do Mỹ sản xuất, nắm bản quyền). Nó giải thích vì sao một nước Mỹ sùng bái tự do cá nhân, dân chủ, nhân quyền đến thế mà vẫn an toàn và nhiều tội phạm đến vậy. Nó cũng giải thích vì sao Mỹ “ràng buộc thế giới” theo các giá trị dân chủ, nhân quyền bởi khi đó Mỹ vẫn luôn vững mạnh còn sinh mệnh chính trị của các thể chế thế giới mạnh hay yếu, sinh hay tử đều nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ.

 

Vì sao họ thất bại suốt hơn 40 năm qua?

 

Dù Mỹ mạnh và sử dụng rất hiệu quả con bài dân chủ, nhân quyền thao túng thế giới, nhưng sao fan cuồng Mỹ ở Việt Nam hơn 40 năm qua vẫn thất bại thê thảm.

 

Phân tích sức mạnh và bản chất của đế chế Mỹ như bài viết phần I không phải là ta tuyệt đối hóa quyền lực của Mỹ, rồi e sợ và lệ thuộc vào Mỹ. Chơi với Mỹ phải hiểu rõ luật và bản chất của Mỹ mà hành xử. Vì sao chế độ VNCH bị Mỹ bỏ rơi dù đã hưởng quá nhiều đặc ân của Mỹ bởi nó quá yếu kém. VNCH là bài học cho Mỹ thấy, Mỹ cần đồng minh mạnh giúp Mỹ khống chế cục diện chứ không cần đồng minh nhu nhược, bệ rạc, chỉ biết thụ hưởng. Kinh nghiệm và bài học lịch sử quá đau thương đó cũng đã giúp người Việt khôn ngoan hơn trong ứng xử với các đế chế của thế giới. Phần lớn người dân Việt Nam đều yêu thích và khát khao hướng tới các ưu điểm của giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ nhưng lại ủng hộ chính sách ngoại giao “tự lực tự cường” và “đu dây” của chính quyền hiện nay.

 

Thương thay cho những đệ tử lưu ninh của Mỹ khi họ không thể nào chấp nhận được hiện thực là thể chế hiện nay vẫn theo học thuyết cộng sản Mác-Lênin - kẻ thù truyền kiếp từng uy hiếp sức mạnh của Mỹ mà Mỹ vẫn hướng tới đối tác chiến lược với Việt Nam, vẫn là “đồng minh” với Việt Nam trên thế trận ngoại giao, kinh tế. Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam đang khiến Mỹ nể phục và chấp nhận, bởi chính sách đó dù không thể khiến Việt Nam lệ thuộc vào Mỹ những vẫn phục vụ lợi ích của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc.

 

Đường lối chính trị hiện nay của Việt Nam là đang tìm cách “vận dụng” lý tưởng cộng sản trong bối cảnh chính trị và hoàn cảnh lịch sử đã biến đổi. Thế giới quan, nhân sinh quan và tư duy biện chứng của Chủ nghĩa Mác vẫn hoàn toàn khoa học, đang giúp thể chế Việt Nam hiện nay “ứng phó” và “giải quyết” các vấn đề đúng hướng. Để đương đầu với nguy cơ lệ thuộc, thách thức tụt hậu, khó khăn trong chính sách đối nội, đối ngoại hiện nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước khắc phục “lỗi hệ thống” hay còn gọi là thay đổi cơ chế sao cho thích nghi với chuyển biến trong thời đại mới mà vẫn giữ được nền độc lập, vẫn phát triển kinh tế, vẫn đem lại giá trị dân chủ, nhân quyền đích thực cho người dân. Bởi vậy, nhìn về tổng thể, dù kinh tế vẫn còn chưa tương xứng như mong muốn hay lộ trình Đảng, Nhà nước hoạch định, dù còn đương đầu với nhiều thứ quốc nạn, dù phải đối phó đồng thời với chính sách “diễn biến hòa bình” mới của Mỹ -Phương Tây và chính sách bá quyền Trung Quốc, thậm chí đã có lúc chủ quyền bị đe dọa tưởng như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng người dân vẫn tin và ủng hộ chính quyền hoàn toàn. Đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay dòng người đổ về Lăng Bác cho thấy ngay con số cơ học đong đếm được rằng, niềm tin vào đường lối đúng đắn do lãnh tụ trên khởi xướng không hề lung lay. Thời đại Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp gây dựng nên vẫn đang ngự trị và vững vàng trước sóng gió.

 

Họ không thể lý giải nổi vì sao làn sóng “dân chủ, nhân quyền” của Mỹ đang càn quét khắp các châu lục mà chưa chịu tới Việt Nam, rồi quay sang chửi bới dân tộc ngu muội, phần lớn thế hệ trẻ hiện nay đã là “con cừu” không còn tinh thần phản kháng. Với thứ cuồng Mỹ đến bệnh hoạn mà không chịu hiểu Mỹ này, rồi đến lúc chính Mỹ sẽ chán ngán họ đến tận cổ, xem họ như những con bệnh cần phải cứu chữa chứ không phải là những “người cộng sản” hiện nay.

 

Vụ Snowden cho thấy, chính Mỹ cũng đang phải đương đầu với hệ lụy về chính sách dân chủ, nhân quyền của họ. Snowden được chính thể Mỹ ưu ái bằng lợi ích vật chất khủng, như chính băn khoăn của fan Mỹ “Willy Canada mình không thích Snowden vì một lý do như thế này: anh ta mới 29t, được hưởng mức lương là 200k usd một năm, được hưởng nhiều bổng lộc như là nhà ở nơi nghỉ mát Hawaii miễn phí, được đem theo bạn gái v.v.. với ưu đãi và mức lương tương đương một người kế toán, hay giám đốc ngân hàng với kinh nghiệm trên dưới hai chục năm thì tôi thấy anh này hơi bị thần kinh. Nghĩ lại xem nếu ai trong chúng ta được nhà nước XHCNVN ưu đãi một phần ngàn như thế thôi chứ đừng nói là bằng như thế...thì sẽ như thế nào..?”. Nó cho thấy thêm một điều, chủ nghĩa thực dụng đã, đang và sẽ bị lung lay tận gốc rễ khi giá trị vật chất bão hòa và giá trị tinh thần lên ngôi. Nước Mỹ và phương Tây sẽ còn gánh chịu nhiều kẻ “tâm thần” như Snowden hay  Kiwileak. Hiện nay “con đẻ” của chủ nghĩa chống khủng bố của Mỹ là Nhà nước IS đang thu hút hàng ngàn thanh niên được giáo dục và thụ hưởng các giá trị dân chủ, nhân quyền từ khi lọt lòng mẹ nay khủng hoảng, bế tắc rơi vào cực đoan. Nguyên nhân phát sinh ra các “quái thai” này là bởi họ nhận biết bản chất giả dối, hai mặt của thứ  giá trị dân chủ, nhân quyền mà chính quyền cho họ thụ hưởng.

 

Không biết trong tương lai Mỹ sẽ cho ra thứ giá trị nào mới thay cho các giá trị tư bản, tự do, dân chủ, nhân quyền, chống khủng bố…, hy vọng đó không phải là cái gì đó hao hao hướng tới giá trị “cộng sản” để giải quyết bài toán đem lại cảm giác “hạnh phúc” cho con người.

 

Nguyễn Biên Cương