Vụ việc kẻ cầm đầu vụ khủng bố xảy ra tại Đăk Lăk Y Quynh
Bđăp hồi tháng 6 năm ngoái đang chờ phán quyết của Tòa án hình sự Thái Lan về
việc dẫn độ về Việt Nam sau khi bị bắt ở
Thái Lan là do “quá hạn visa”, do
kẻ này đang bị Việt Nam truy nã vì tội khủng bố đang trở thành tiêu điểm cho các trang tin chống chính quyền như BBC, RFA,
VOA dẫn lời các tổ chức nhân quyền “kêu gọi Thái Lan không trả nhà hoạt động
người Thượng về Việt Nam”. Nội dung của các thông tin này chủ yếu tập trung vào
luận điểm rằng Y Quynh Bđăp đã được Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn
(UNHCR) cấp quy chế tị nạn, rằng Y Quynh Bdap không gây hại gì cho Thái Lan nên
phía Thái Lan không được phép dẫn độ Bđăp về Việt Nam và rằng Bđăp sẽ phải chịu
“nguy cơ tra tấn nghiêm trọng”. Một số cá nhân còn đe doạ rằng Thái Lan sẽ phải
chịu sự trừng phạt hoặc “không đủ tư cách để được bầu” vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc vào cuối năm nay như tuyên bố của bà Mary Lawlor báo cáo viên đặc
biệt của Liên Hợp Quốc về các nhà bảo vệ nhân quyền.
Trước hết, cần phải hiểu rằng, Thái Lan bắt Y Quynh Bđăp vì
người này quá hạn visa, chứ không phải bị bắt vì tội khủng bố của Việt Nam hay
thực hiện theo mệnh lệnh của Việt Nam như cách mà các trang tin chống chính quyền
đang tuyên truyền nhằm xúc phạm, bôi nhọ Chính phủ Thái Lan. Khi biết việc này,
phía Việt Nam mới đề cập đến việc dẫn độ y về Việt Nam vì liên quan đến tội khủng
bố. Việc Thái Lan bắt Y Quynh Bđăp và có thể sẽ trục xuất về Việt Nam là hợp hiến
và đảm bảo các quy ước quốc tế. Các tổ chức chống chính quyền cho rằng Bđăp đã
được cấp cơ chế tị nạn và theo Công ước về người tị nạn của Liên Hợp Quốc thì
Bđăp không bị dẫn độ về nước. Nhưng họ lại lờ đi việc Thái Lan có quyền công nhận
hoặc không công nhân Y Quynh Bđắp là người tị nạn và Thái Lan không phải là
thành viên của” Công ước về người tị nạn năm 1951” nên không bị ràng buộc. Tuy
nhiên, giữa Thái Lan và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, trong
đó có những điều khoản cụ thể về việc hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật
hai nước khi điều tra, xử lý cá nhân tổ chức vi phạm pháp luật của mỗi bên.
Không những thế, trong trường hợp này mà tham chiếu theo
“Công ước về vị thế của người tị nạn” thì Y Quynh Bđăp cũng không được công nhận
là người tị nạn. Bởi tiểu điểm c Điểm F Điều 1 của Công ước này sẽ “không áp dụng
với bất kỳ người nào” khi “c. Người đó đã có những hành động trái với các mục
đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc”. Và một trong những nguyên tắc của Liên Hợp
Quốc là chống khủng bố dưới mọi hình thức. Cả Việt Nam và Thái Lan đều là thành
viên của nhiều Công ước quốc tế về chống khủng bố. Vì vậy, cơ chế tị nạn của
UNHCR không phải là “Kim bài miễn tội”, không phải là cơ sở để Y Quynh Bđăp
không bị xử lý hình sự vì hành vi phạm tội khủng bố và ngăn cản Thái Lan dẫn độ
Bđăp về Việt Nam. Các tổ chức chống chính quyền và nhân quyền quốc tế cho rằng
Thái Lan vi phạm Công ước về người tị nạn nhưng chính họ đang chà đạp lên các
Công ước quan trọng hàng đầu của Liên Hợp Quốc
Họ yêu cầu Thái Lan phải thực hiện theo những mong muốn của
mình và rằng nếu không thực hiện thì sẽ dẫn tới các trường hợp này, trường hợp
kia là một hành vi đe dọa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới vị thế, uy tín của quốc
gia đó. Thậm chí hành vi này còn “ngồi trên đầu” hiến chương của Liên Hợp Quốc
vì xâm hại đến Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
khác, được quy định trong Điều 2, Khoản 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Về những lo ngại Y Quynh Bđăp sẽ phải chịu “nguy cơ tra tấn
nghiêm trọng” nếu bị dẫn độ về Việt Nam là những lập luận theo kiểu suy diễn và
trẻ con. Theo các Công ước quốc tế như Công ước về dẫn độ; Công ước Chống Tra tấn
và Hình phạt hoặc Đối xử Vô nhân đạo, Tàn ác và các hiệp định dẫn độ khác của
khu vực và giữa các quốc gia thì Quốc gia yêu cầu dẫn độ buộc phải cam kết một
số điều khoản nhất định với quốc gia chuyển giao cá nhân. Những cam kết này nhằm
đảm bảo rằng việc dẫn độ tuân thủ các quy tắc quốc tế về quyền con người và
pháp luật như việc phải được xét xử công bằng, bảo vệ quyền con người, không
tra tấn hoặc ngược đãi. Quốc gia chuyển giao cũng có quyền yêu cầu các tổ chức
nhân quyền quốc tế tham gia giám sát quá trình xét xử, giam giữ, mà dĩ nhiên những
trường hợp như Y Quynh Bđăp thì không cần yêu cầu thì các tổ chức nhân quyền
cũng tự mò tới. Thực tế cho đến nay, các bị cáo bị kết án có mặt tại Việt Nam
trong vụ khủng bố, là đồng đảng của đều không có khiếu nại, tố cáo về việc bị
tra tấn.
Dân mạng Việt Nam đều cho rằng, các tổ chức chống chính quyền và nhân quyền
quốc tế đang có những phản ứng không phù hợp, vi hiến và xúc phạm đến danh dự của
một quốc gia khác, một mặt bộc lộ rõ những mục tiêu chính trị bẩn thỉu, nhưng đồng
thời cũng khiến cho công dân của nhiều quốc gia đang dần mất niềm tin vào các tổ
chức này.