Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

Sai lầm và áo tưởng của Y Quynh Bdap



Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 làm thay đổi nước Mỹ và cả thế giới, sau cuộc tấn công, chính quyền Tổng thống George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, một mặt là những nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ, mặt khác là công cụ Mỹ sử dụng như một cái cớ để can thiệp vào quốc gia khác. Cho đến nay, Mỹ vẫn xem cuộc chiến chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu của mình và đóng vai trò là quốc gia tiên phong, dẫn dắt.


Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ các hành vi khủng bố như Việt Tân, Triều Đại Việt hay Người Thượng Vì Công Lý… Các hoạt động khủng bố Việt Nam đã diễn ra nhiều lần kể từ sau chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ cho đến nay. Chúng tuyển mộ thành viên, đào tạo và xây dựng căn cứ chủ yếu tại Thái Lan, sau đó vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, các chất hoá học qua biên giới Lào, Campuchia xâm nhập vào Việt Nam để thực hiện các hành vi khủng bố.


Trong những năm qua, mối quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển ngày càng trở nên nồng ấm, tin cậy và thấu hiểu lẫn nhau hơn bao giờ hết. Mỹ hiểu rằng, việc duy trì sự kiểm soát, mặc cả với Việt Nam sẽ không có lợi cho chiến lược “Châu Á - Thái Bình Dương”. Bên cạnh đó, Việt Nam - Hoa Kỳ cũng đã ký kết nhiều văn bản hợp tác nhằm chống khủng bố như Hiệp định Hợp tác Phòng chống Khủng bố và Tội phạm Xuyên quốc gia (2016); Thỏa thuận Hợp tác Chống Khủng bố và Tội phạm Xuyên Biên giới (2020)... Nội dung của các thoả thuận hợp này xoay quanh việc trao đổi thông tin, đào tạo lực lượng, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp và đặc biệt là giám sát tài chính nhằm chống lại hoạt động khủng bố và tài trợ khủng bố.


Vì vậy, Mỹ đang dần có xu hướng “xa lánh” với các tổ chức chống chính quyền Việt Nam, nhất là sau khi Bộ Công an Việt Nam chính thức xác định Việt Tân là tổ chức khủng bố vào năm 2016, cũng là năm hai bên ký kết Hiệp định Hợp tác Phòng chống Khủng bố và Tội phạm Xuyên quốc gia. Giới quan sát nhận định rằng Việt Nam đã chính thức “tuyên chiến” với các tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố dưới vỏ bọc “đấu tranh bất bạo động” được sự hậu thuẫn của một số quốc gia. Kể từ đó đến nay, Việt Nam cũng đã đưa nhiều tổ chức khác nhau vào danh sách khủng bố. 


Các tổ chức khủng bố như Việt Tân cũng nhận thức rõ được rằng, các hoạt động khủng bố của họ cần phải khôn khéo vì giờ đây họ cũng không thể đảm bảo được sự an nguy của mình ngay trên chính đất Mỹ. Và vì vậy một cuộc “chuyển giao” khủng bố đã bắt đầu hình thành: Mượn gió bẻ măng.


Hoạt động khủng bố gần đây nhất là vụ xả súng man rợ xảy ra tại 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (tỉnh Đắk Lắk) vào hồi 11/06/2023 khiến 9 người thiệt mạng, 2 người bị thương và phá hủy tài sản trị giá hơn 2,5 tỷ đồng của nhà nước và nhân dân. Các bị cáo bị bắt giữ trong vụ khủng bố đã khai nhận rằng, Y Quynh Bdap là kẻ cầm đầu, xúi giục. Y Quynh Bdap quốc tịch Việt Nam, là người đã sáng lập lên tổ chức “Người Thượng vì công lý”, tổ chức này được Bộ Công an xác định có hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, huấn luyện, tài trợ tiền và chỉ đạo chuẩn bị hoạt động tấn công khủng bố nhằm thành lập "Nhà nước riêng" ở Tây Nguyên.


Như vậy có thể thấy rằng, nếu như trước năm 2016, các hoạt động khủng bố tại Việt Nam thường do các tổ chức phản động hải ngoại chủ mưu hoặc tài trợ thì hiện tại đã có sự thay đổi khi chính người trong nước là chủ mưu, cầm đầu lực lượng khủng bố. Trước đây, các đối tượng tự xưng “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” trong nước như Y Quynh Bdap cũng chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, lôi kéo, kích động bằng những nội dung xuyên tạc, bóp méo nhằm chống chính quyền nhân dân, cố gắng hạn chế không để xảy ra các hành vi bạo lực. 


Y Quynh Bdap đã vượt qua ranh giới này, việc này có thể do Y Quynh Bdap quá tự tin DO không có mặt ở trong nước, được Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Nhưng không loại trừ khả năng, Y Quynh Bdap không nhận thức được hành vi của mình và tổ chức là một hành vi khủng bố hoặc mức độ nghiêm trọng và khả năng xử lý hắn từ Việt Nam.


Sau khi Y Quynh Bdap bị chính quyền Thái Lan bắt vào hồi tháng 6 năm nay do quá hạn thị thực, giới quan sát cũng nhận định rằng khả năng Y Quynh Bdap bị dẫn độ về Việt Nam để xét xử y với tội danh Khủng bố. Cả Thái Lan và Việt Nam hiện tại chưa có một phản ứng lo ngại nào đến từ phía các tổ chức nhân quyền quốc tế nếu Y Quynh Bdap được dẫn độ.Trong khi đó, chỉ một tháng sau vụ khủng bộ, Hoa Kỳ đã vội vàng khẳng định rằng nước này “phản đối, lên án và không dung túng các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk”. Như vậy có nghĩa là, Y Quynh Bdap sẽ khó có cơ hội được “bảo kê” từ chính quốc gia mà Bdap tin tưởng nhất khi thực hiện những hành vi khủng bố.


Sự tự tin và thiếu nhận thức về hành vi, cùng với đó là khả năng phân tích chính trị kém là thứ mà các tổ chức khủng bố cần ở những người như Y Quynh Bdap, biến Bdap trở thành công cụ cho chúng và là người sẽ phải chịu trách nhiệm chính cho những hành vi mà mình gây nên. Trong khi các tổ chức kia sẽ được hưởng lợi từ việc kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ cũng như “bổ sung” thêm thành tích cho mình mà không sợ bị liên đới. Đây cũng chính là sai lầm chết người của Y Quynh Bdap.


Sau vụ khủng bố xảy ra tại hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Người Thượng vì công lý” của Y Quynh Bdap đang từ một tổ chức khoác áo “dân chủ, nhân quyền” đã được Bộ Công an Việt Nam đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố. Điều này đồng nghĩa, các hoạt động chống nhà nước Việt Nam của 02 tổ chức này sẽ buộc phải thận trọng hơn, các nguồn tài trợ từ các tổ chức nhân quyền quốc tế hay từ ngân sách của các quốc gia cũng sẽ phải cân nhắc và hạn chế. Còn Y Quynh Bdap có thể sẽ phải đối mặt với một bản án thích đáng mà không có sự “bảo kê” nào. Đây chính là cách mà các tổ chức khủng bố hải ngoại già dơ đang “rắc thính” cho những con mồi ngây thơ như Y Quynh Bdap.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét