Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Phạm Chí Dũng: người phản biện ôn hòa hay kẻ chuyên tung tin đồn nội chính bịa đặt?



Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Tp.HCM đã khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, có quan hệ thân thiết với các trí thức trong nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự, và nhiệt tình tham gia chiến dịch ngăn cản EVFTA vì lý do nhân quyền; trong 2 tuần sau sự kiện trên, các tổ chức chống đối thuộc 3 phạm vi vừa nêu đã mở một chiến dịch truyền thông để hỗ trợ, ca ngợi Dũng. Họ làm việc đó qua 3 kênh truyền thông – là các cuộc phỏng vấn của báo nước ngoài, website của các tổ chức, và các trang Facebook, Twitter cá nhân. Việc họ sản xuất một lượng bài lớn, chi phối dư luận chống đối trong 2 tuần, cho thấy giới này dành khá nhiều sự quan tâm cho vụ bắt ông Dũng.
Các bài viết về vụ việc này chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề:
Thứ nhất, khai thác lý lịch của ông Dũng sinh trong một gia đình có công với chế độ, từng được đào tạo làm “hạt giống đỏ”; đẻ hướng mũi nhọn tuyên truyền vào thành phần công chức, Đảng viên; hoặc để các bài viết về nội chính của ông Dũng trông có vẻ đáng tin cậy hơn
Thứ hai, họ hướng lý do khiến ông Dũng bị bắt do viết về vấn đề nhân quyền trong EVFTA nhằm tác động Nghị viên Châu Âu ngăn cản thông qua Hiệp định hợp tác thương mai VN-EU này, hoặc chí ít qua đó gây sức ép khiến VN thả Dũng vì lợi ích kinh tế
Thứ ba, họ triệt để chứng minh ông Dũng vô tội bằng trò bao biện hành vi “xúc phạm Nhà nước” của ông Dũng chỉ là “trách chấp dân sự” giữa Nhà nước và người phát ngôn, rằng ông Dũng là người “đấu tranh ôn hòa, bất bạo động”.
Thứ tư, họ kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế lên tiếng bảo vệ ông Dũng. Buồn thay cho họ, cho đến nay chỉ có một số tổ chức phi chính phủ và vài người nước ngoài lên tiếng
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, Phạm Chí Dũng không hề viết báo một cách chính xác, ôn hòa, trên tinh thần xây dựng, như mô tả của các thành viên Hội Nhà báo Độc lập. Ngược lại, hầu hết các bài viết của ông Dũng khá võ đoán, nặng về cảm tính, mang khuynh hướng “thuyết âm mưu”. Chẳng hạn, ông từng viết rằng một “phe cánh” trong chính quyền đã phát động cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế hôm 10/06/2018, vì giới "dân chủ" không hề biết đến sự kiện này:

Trong thực tế, một fanpage dân chửi, là Đô thành Sài Gòn, đã kêu gọi biểu tình vào ngày 10/06/2018 sau khi hỏi ý kiến các độc giả. Nhiều nhóm dân chửi khác đã đăng lại lời kêu gọi này và tranh cãi xem có nên hưởng ứng không, chỉ riêng ông Dũng không biết. Dũng không chuyển thông tin một cách trung thực đến độc giả, ông bịa ra các giả thuyết giật gân để bù đắp sự thiếu thông tin của mình. Cũng trong năm 2018, ông Dũng viết rằng Trương Minh Tuấn cùng “phe” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên sẽ không bị truy tố trong vụ AVG; trong khi diễn biến thực tế sau đó đã phủ nhận những gì ông viết.
Thứ hai, nhiều bài viết của ông Dũng chứa nội dung kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, không thể nói rằng ông chỉ “phản biện ôn hòa trên tinh thần xây dựng”, hoặc chỉ viết bài mang tính “xúc phạm Nhà nước”, như những người biện hộ cho ông đang viết. Với hành vi này, ông Dũng hoàn toàn có thể bị truy tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, thay vì chỉ phải đối mặt với một vụ kiện dân sự.

Thứ ba, lý lịch của ông Dũng không giúp các bài viết của ông đáng tin hơn, cũng không giúp ông nằm ngoài tầm với của pháp luật. Việc ông Dũng vừa chống chế độ, vừa dựa dẫm vào vị trí của gia đình mình trong chế độ, sẽ khiến những lý tưởng dân chủ, bình đẳng mà ông hô hào mất đi tính thuyết phục.
Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: